Lời nguyền khoảng cách: Những điều Trump cần biết về Liên minh Mỹ-Nhật

Nguồn:  Takahashi Kosuke, “The Tyranny of Distance: What Trump Needs to Know About the Japan-US Alliance”, The Diplomat, 15/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Những cáo buộc cho rằng Nhật Bản đang lợi dụng các cam kết an ninh của Mỹ đã bỏ qua giá trị chiến lược và địa lý to lớn của các căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản, bao gồm Okinawa và Yokosuka.

Tổng thống đắc cử Donald Trump nhìn nhận Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất và là ưu tiên cao nhất trong nhiệm kỳ sắp tới của ông. Trump cũng đã bổ nhiệm những nhân vật chống Trung Quốc quyết liệt vào các vị trí nội các về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Continue reading “Lời nguyền khoảng cách: Những điều Trump cần biết về Liên minh Mỹ-Nhật”

Chiến tranh Ukraine có thể vô tình dẫn đến chiến tranh hạt nhân như thế nào?

Nguồn:  William M. Moon, “How the War in Ukraine Could Go Nuclear—by Accident”, Foreign Affairs, 05/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trách nhiệm lớn nhất của một quốc gia hạt nhân là giữ an toàn cho các đầu đạn của mình. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, khoảng 30% trong số ước tính 5.580 đầu đạn của Nga đã bị đặt vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Vào đầu cuộc chiến, những lo ngại rằng cuộc xâm lược có thể làm tăng nguy cơ kích nổ hạt nhân hoặc nổ do tai nạn tập trung vào rủi ro có thể xảy ra đối với bốn nhà máy điện hạt nhân của Ukraine và các mối đe dọa của Nga về việc cố ý leo thang xung đột vượt qua ngưỡng hạt nhân. Nhưng với việc Ukraine càng tìm cách tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, thì càng rõ ràng rằng việc Nga không sẵn sàng bảo vệ đầy đủ các kho vũ khí hạt nhân ở phía tây – hiện nằm trong tầm tấn công của tên lửa và drone của Ukraine và thậm chí là từ bộ binh Ukraine – có thể gây ra rủi ro khủng khiếp. Continue reading “Chiến tranh Ukraine có thể vô tình dẫn đến chiến tranh hạt nhân như thế nào?”

Mục đích thật sự của việc Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân

Nguồn:  Kyle Balzer and Dan Blumenthal, “The True Aims of China’s Nuclear Buildup”, Foreign Affairs, 21/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kho vũ khí ngày càng phình to của Bắc Kinh có mục đích làm tan rã hệ thống liên minh của Mỹ tại châu Á.

Kể từ năm 2018, các nhà phân tích quốc phòng Mỹ đã nhiều lần xác định Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ. Họ đã mô tả Bắc Kinh bằng nhiều cách khác nhau như là một “thách thức mang tính hệ thống” (systemic challenge), một “mối đe dọa lâu dài” (pacing threat) và thậm chí là một “đối thủ ngang hàng” (peer adversary), do sự gia tăng quân sự ồ ạt của Trung Quốc, hành vi hiếu chiến của nước này ở Châu Á – Thái Bình Dương và một chiến dịch cưỡng ép kinh tế toàn cầu. Những cụm từ mơ hồ, gây chú ý này chỉ ra một sự đồng thuận ngày càng tăng: tham vọng của Trung Quốc gây nguy hiểm lớn cho lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận nào liên quan tới ý định đằng sau các động thái chiến lược của Trung Quốc, chủ yếu trong số đó là việc nước này nhanh chóng tăng cường xây dựng vũ khí hạt nhân. Continue reading “Mục đích thật sự của việc Trung Quốc xây dựng kho vũ khí hạt nhân”

Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo

Nguồn:  Henry A. Kissinger, Eric Schmidt, và Craig Mundie, “War and Peace in the Age of Artificial Intelligence”, Foreign Affairs, 18/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Từ việc tái điều chỉnh chiến lược quân sự đến việc tái cấu trúc ngoại giao, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành yếu tố quyết định đối với trật tự thế giới. Không sợ hãi và thiên vị, AI mở ra khả năng mới về tính khách quan trong việc ra quyết định chiến lược. Nhưng tính khách quan đó, được khai thác bởi cả các chiến binh và những người kiến tạo hòa bình, cần phải được sử dụng để bảo tồn tính chủ quan của con người, vốn là thứ quan trọng cho việc sử dụng vũ lực có trách nhiệm. AI trong chiến tranh sẽ giúp soi sáng những biểu hiện tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất của loài người. Nó sẽ đóng vai trò là phương tiện để tiến hành chiến tranh và chấm dứt chiến tranh. Continue reading “Chiến tranh và Hòa bình trong thời đại của Trí tuệ Nhân tạo”

Những lựa chọn răn đe tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên

Nguồn:  Ian Bowers and Henrik Stålhane Hiim, “Lousy Deterrence Options on the Korean Peninsula”, War on the Rocks, 04/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong một buổi lễ long trọng vào tháng 8 năm nay, Triều Tiên đã tổ chức lễ bàn giao 250 bệ phóng tên lửa có khả năng hạt nhân cho các đơn vị quân đội tiền tuyến. Trước đám đông dân chúng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố rằng Triều Tiên cần tăng cường khả năng răn đe hạt nhân và các bệ phóng là “vũ khí tấn công chiến thuật hiện đại” do “cá nhân ông thiết kế”.

Một tháng sau, Tổng thống Yoon Suk-yeol hứa rằng vũ khí thông thường của Hàn Quốc, cùng với sự răn đe mở rộng của Mỹ, sẽ có thể răn đe Triều Tiên. Hàn Quốc đã theo đuổi chiến lược phản công thông thường trong gần một thập kỷ, trong đó họ tìm kiếm khả năng nhắm mục tiêu phủ đầu vào vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Ngoài ra, chiến lược này đe dọa các nhà lãnh đạo Triều Tiên bằng các hình phạt nặng nề. Tuy nhiên, bất chấp việc giới thiệu các loại vũ khí mới, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo Hyunmoo-5, chiến lược răn đe của Hàn Quốc đang gặp khó khăn nghiêm trọng. Continue reading “Những lựa chọn răn đe tồi tệ trên bán đảo Triều Tiên”

Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine

Nguồn:  William Lippert, “Conventional Arms Control and Ending the Russo-Ukrainian War”, War on the Rocks, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kiểm soát vũ khí thông thường có ý nghĩa như thế nào đối với cách thức chiến tranh kết thúc? Ngay cả những cuộc chiến dài nhất cũng phải chấm dứt, và nhiều cuộc xung đột kết thúc bằng một số loại thỏa thuận, ngay cả khi đó là sự đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, bản thân thuật ngữ đầu hàng vô điều kiện đã gây hiểu lầm, mặc dù điều khác biệt giữa đầu hàng và đàm phán các điều kiện đầu hàng có thể chỉ nằm ở vấn đề mức độ. Các quốc gia chấp nhận đầu hàng hoàn toàn với nhận thức rằng chiến tranh thông thường sẽ kết thúc: Các thành phố sẽ không còn bị đánh bom, binh lính sẽ không còn bị tấn công và các cuộc tấn công quân sự sẽ được dỡ bỏ. Khi các cuộc chiến tranh hiện đại kết thúc, dù bằng thắng lợi hay thất bại, hay trong bế tắc, các quốc gia thường đồng ý kiểm soát vũ khí thông thường. Continue reading “Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine”

Sự trở lại của chiến tranh tổng lực

Nguồn:  Mara Karlin, “The Return of Total War”, Foreign Affairs, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nhà lý luận quốc phòng Carl von Clausewitz đã viết vào đầu thế kỷ 19: “Mỗi thời đại đều có loại hình chiến tranh, điều kiện hạn chế và những định kiến ​​riêng”. Không còn nghi ngờ gì nữa, Clausewitz đã đúng. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là rất khó để mô tả đặc điểm chiến tranh tại bất kỳ thời điểm nào; việc làm này chỉ trở nên dễ dàng hơn khi nhìn lại những gì đã xảy ra. Khó hơn nữa là dự đoán loại hình chiến tranh mà tương lai có thể mang lại. Khi chiến tranh thay đổi, hình dạng mới mà nó mang lại hầu như luôn gây bất ngờ. Continue reading “Sự trở lại của chiến tranh tổng lực”

Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan

Nguồn:  James B. Steinberg, “The Upside to Uncertainty on Taiwan”, Foreign Affairs, 16/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Hầu như có sự đồng thuận chung rằng Eo biển Đài Loan đã nổi lên như điểm nóng dễ xảy ra chiến tranh nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường đáng kể quy mô và cường độ các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, để đáp trả những gì họ cho là sự khiêu khích từ chính quyền hòn đảo này và Mỹ. Đáp lại, Đài Loan đã tăng ngân sách quốc phòng và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, trong khi Mỹ cũng tăng tốc các hoạt động quân sự trong khu vực. Các chuyên gia, học giả, và thậm chí cả các quan chức chính phủ đã đưa ra một loạt kịch bản thảm khốc liên quan đến Đài Loan, từ phong tỏa kinh tế làm sụp đổ nền kinh tế toàn cầu đến chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường, cho dù được kích hoạt bởi một cuộc xâm lược có chủ ý hay một vụ va chạm ngẫu nhiên giữa các loại tàu và máy bay. Trong một cuộc điện đàm năm 2022 với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời cảnh báo cứng rắn về hòn đảo này: “Những kẻ đùa với lửa sẽ bị thiêu rụi.” Continue reading “Mặt tích cực của sự bất định ở Đài Loan”

Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao

Nguồn:  Michael C. Horowitz, “Battles of Precise Mass”, Foreign Affairs, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu vào năm 2022, quân đội Ukraine đã triển khai một số lượng nhỏ drone Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để tấn công các mục tiêu Nga. Những cuộc tấn công bằng drone chính xác đó là dấu hiệu của những gì sắp đến. Sau hơn hai năm chiến tranh, TB2 vẫn là một thiết bị cố định trong kho vũ khí của Ukraine, nhưng nó đã được bổ sung bởi một loạt các hệ thống không người lái khác. Công nghệ tương tự xuất hiện trong các cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông. Iran, Hezbollah ở Lebanon và Houthi ở Yemen phóng các hệ thống tấn công một chiều (drone được trang bị chất nổ lao vào mục tiêu của chúng) và tên lửa vào Israel, tàu vận tải thương mại và Hải quân Mỹ. Về phần mình, Israel đang sử dụng một loạt các phương tiện không người lái trong cuộc chiến ở Gaza. Trung Quốc đang tìm cách sử dụng các hệ thống không người lái để phong tỏa Đài Loan và ngăn chặn các cường quốc bên ngoài giúp đỡ hòn đảo này trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Và Mỹ đã khởi động một số sáng kiến để giúp họ nhanh chóng triển khai các hệ thống không người lái giá cả phải chăng với quy mô lớn hơn. Trong tất cả những trường hợp này, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và hệ thống tự động, kết hợp với các công nghệ thương mại thế hệ mới có sẵn với chi phí sản xuất ngày càng giảm, đang cho phép các quân đội và nhóm vũ trang đưa “số lượng” trở lại chiến trường. Continue reading “Thời của chiến tranh vũ khí hàng loạt chính xác cao”

Quân đội Triều Tiên tại Nga: Phép thử đầu tiên cho liên minh giữa Nga và Triều Tiên?

Nguồn:  Khang Vu, “North Korean troops in Russia: The first test of the Russia-North Korea alliance”, The Interpreter, 17/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Nếu việc triển khai quân được xác nhận, lịch sử cho thấy ba cách để đánh giá mức độ gắn kết trong mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Moscow.

Có nhiều thông tin cho rằng Triều Tiên đang gửi quân đến vùng Donbas do Nga chiếm đóng, và một số binh sĩ thậm chí có thể đã bị thương hoặc thiệt mạng. Continue reading “Quân đội Triều Tiên tại Nga: Phép thử đầu tiên cho liên minh giữa Nga và Triều Tiên?”

Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn

Nguồn:  Erik Lin-Greenberg, “Wars Are Not Accidents”, Foreign Affairs, 08/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Hamas ở Tehran do Israel thực hiện vào tháng 7, cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong mùa hè, và một loạt các hành vi khiêu khích trên không và trên biển ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã làm dấy lên lo ngại rằng các cuộc xung đột âm ỉ kéo dài có thể leo thang thành các cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn. Sau những hành động khiêu khích này, các nhà phân tích lo lắng về nguy cơ gia tăng các vụ tai nạn quân sự và nhận thức sai lầm về chiến lược. Họ lo ngại rằng những sự cố kiểu này có thể làm gia tăng căng thẳng đến mức các nhà hoạch định chính sách mất kiểm soát và vấp phải những cuộc chiến mà họ không có ý định tham gia. Như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nói vào tháng 8, các cuộc tấn công ở Trung Đông “làm tăng nguy cơ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm mà không ai có thể dự đoán và không ai có thể kiểm soát hoàn toàn.” Continue reading “Chiến tranh xảy ra không phải do tai nạn”

Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?

Nguồn:  Ju Hyung Kim, “What Would Be Japan’s Role in a New Korean War?”, War on the Rock, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa tầm xa, nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan, cùng với các phản ứng quân sự của Mỹ, đang chi phối các cuộc thảo luận về an ninh Đông Á, việc thành lập Khung hợp tác an ninh ba bên (Mỹ – Hàn Quốc – Nhật Bản) gần đây đã làm dấy lên câu hỏi liệu nó có bao gồm các kế hoạch hành động chi tiết cho các tình huống bất ngờ trong khu vực, chẳng hạn như xung đột toàn diện đồng thời trên Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan hay không. Với các chi tiết cụ thể của Khung hợp tác an ninh ba bên vẫn còn được giữ bí mật, và sự không chắc chắn về việc liệu nó có phát triển thành một tổ chức tương đương NATO ở Đông Á (Tổ chức Hiệp ước châu Á – Thái Bình Dương, một khái niệm do Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đề xuất vào những năm 1960 nhưng chưa bao giờ được hiện thực hóa), vẫn chưa rõ ba nền dân chủ lớn trong khu vực – Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc – sẽ cùng nhau ứng phó với những cuộc khủng hoảng như vậy như thế nào. Continue reading “Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?”

Cuộc chiến đa mặt trận của Israel sẽ kết thúc ở đâu?

Nguồn:  Dalia Dassa Kaye, “Where Will Israel’s Multifront War End?”, Foreign Affairs, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vụ ám sát lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah của Israel vào tuần trước đã đánh dấu một bước ngoặt đối với Trung Đông. Dưới thời Nasrallah, Hezbollah đã trở thành đồng minh thân cận nhất của Iran và là lực lượng răn đe quan trọng, trụ cột trung tâm của “trục kháng chiến” của Tehran. Cái chết của ông là một đòn giáng mạnh và gây sốc không chỉ đối với Hezbollah mà còn đối với liên minh các lực lượng được Iran hậu thuẫn trên khắp khu vực. Đối với Israel, vụ ám sát là một bước leo thang hợp lý, dù táo bạo. Ngày 1 tháng 10, Israel đã thực hiện bước tiếp theo – một cuộc xâm lược trên bộ vào Lebanon, mở ra một cuộc tấn công toàn diện chống lại Hezbollah – trong khi phải đối mặt với sự trả đũa trực tiếp mới từ Iran, với gần 200 tên lửa đạn đạo được phóng vào Israel trong tuần này. Continue reading “Cuộc chiến đa mặt trận của Israel sẽ kết thúc ở đâu?”

Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia

Nguồn:  Joshua Busby, Morgan Bazilian, và Emily Holland, “China, Clean Technologies, and National Security”, War on the Rock, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào tháng 5 năm nay, chính quyền Biden đã công bố mức thuế quan nhập khẩu 100% đối với xe điện Trung Quốc cũng như pin và khoáng sản dùng để sản xuất chúng. Các mức thuế này được công bố vào thời điểm rất ít xe hơi Trung Quốc lưu hành trên đường phố Mỹ. Chỉ vài năm trước, cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là điều không tưởng, nhưng Trung Quốc đã thống trị chuỗi cung ứng khoáng sản và pin và bắt đầu sản xuất những chiếc xe điện giá cả phải chăng, hấp dẫn bởi các thương hiệu mới nổi như BYD, Geely và Nio. Continue reading “Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia”

Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?

Nguồn:  Alexander Vindman, “What the U.S. Election Means for Ukraine”, Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến thắng của Trump sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng cho Kyiv – nhưng không có nghĩa Ukraine sẽ chắc chắn thua.

Có một chiến lược – một học thuyết chiến thắng – là điều cần thiết để giành chiến thắng trong chiến tranh. Vào năm 2022, kế hoạch ban đầu của Nga nhằm chiếm Kyiv và loại bỏ giới lãnh đạo Ukraine đã thất bại, và cách tiếp cận hiện tại của họ là làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine thông qua chiến tranh tiêu hao cũng không có khả năng thành công. Trong khi đó, Ukraine đã khéo léo triển khai các chiến thuật phòng thủ để đẩy lùi quân Nga khỏi các khu vực Kyiv và Kharkiv, cũng như phần lớn Kherson, vào năm 2022. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Ukraine vào năm 2023 thiếu binh sĩ, tài nguyên và chiến thuật cần thiết để giành chiến thắng quyết định trên chiến trường trước Nga, và mặc dù cuộc tấn công thọc sâu của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga vào mùa hè này đã khiến lực lượng Moscow rơi vào tình trạng hỗn loạn, nhưng điều đó sẽ không dẫn Kyiv đến chiến thắng. Continue reading “Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?”

Cái chết của Hassan Nasrallah sẽ tái định hình Lebanon và Trung Đông

Nguồn:Hassan Nasrallah’s death will reshape Lebanon and the Middle East”, The Economist, 28/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự im lặng thật đáng sợ. Đến giữa chiều ngày 28 tháng 9, đã gần 24 giờ trôi qua kể từ khi Israel cố gắng ám sát Hassan Nasrallah, lãnh đạo Hezbollah, một nhóm dân quân người Shia của Lebanon. Quân đội Israel tuyên bố Hassan Nasrallah đã chết vào sáng hôm đó. Nhưng Hezbollah không đính chính gì, cả về số phận của Nasrallah lẫn về cuộc tấn công lớn vào trụ sở của nhóm này ở ngoại ô phía nam Beirut. Ngay cả các phương tiện truyền thông của họ, thường là một nhóm hiếu chiến, cũng bị sốc không nói nên lời. Cuối cùng, nhóm này đã xác nhận cái chết của Nasrallah vào khoảng 2:30 chiều. Continue reading “Cái chết của Hassan Nasrallah sẽ tái định hình Lebanon và Trung Đông”

Đằng sau cuộc thanh trừng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc

Nguồn:  K. Tristan Tang, “The Logic of China’s Careful Defense Industry Purge”, The Diplomat, 12/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Không chỉ là một nỗ lực chống tham nhũng toàn diện, việc nhắm mục tiêu vào một số quan chức quốc phòng nhất định là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Trung Quốc nhằm tái tạo tổ hợp công nghiệp quân sự của mình.

Vào tháng 8 năm 2024, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đã bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra của Trung Quốc, nhắm vào lĩnh vực công nghiệp quân sự. Các báo cáo chỉ ra rằng cuộc thanh trừng này, bắt đầu vào năm 2023, có thể ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng tác chiến của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) và ngành công nghiệp quốc phòng nói chung. Continue reading “Đằng sau cuộc thanh trừng trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc”

NATO cần phải đổi mới nhiều và nhanh hơn

Nguồn: Mircea Geoana, “NATO Needs to Innovate More and Faster”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sau khi nỗ lực để đạt được khả năng phối hợp giữa các quân đội quốc gia, NATO hiện cần phải làm điều tương tự với khu vực tư nhân.

Bị đe dọa bởi các giá trị cốt lõi của liên minh NATO và được chia sẻ bởi Ukraine và nhiều quốc gia khác trên thế giới, Điện Kremlin đã phát động một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 với ý định xóa sổ đất nước này, đàn áp tự do và làm suy yếu nền dân chủ. Trong quá trình này, Nga nhận được sự hỗ trợ đáng kể, bao gồm cả việc cung cấp công nghệ tiên tiến, từ các đồng minh độc tài của mình, đặc biệt là Trung Quốc, Iran và Triều Tiên. Không chỉ sự tồn vong của Ukraine, mà an ninh của cả châu Âu đang bị đe dọa. Trong khi một cuộc chiến toàn cầu đang diễn ra trên chiến trường Ukraine, các công nghệ tiên tiến đang được triển khai với tốc độ chưa từng có. Continue reading “NATO cần phải đổi mới nhiều và nhanh hơn”

Cuộc khủng hoảng năng lực răn đe của Mỹ

Nguồn:  Carter Malkasian, “America’s Crisis of Deterrence”, Foreign Affairs, 20/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mỹ và các đồng minh đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về khả năng răn đe. Trung Quốc đe dọa các tàu Philippines ở Biển Đông và có thể chuẩn bị quân đội để xâm lược Đài Loan. Nga không có dấu hiệu từ bỏ cuộc chiến ở Ukraine. Ở Trung Đông, Iran đang đe dọa trả đũa Israel vì vụ ám sát lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran, Hezbollah đang tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel, và Houthi tiếp tục tấn công – và đôi khi đánh chìm – các tàu thương mại ở Biển Đỏ. Những rủi ro ngày càng tăng về khả năng tên lửa Iran có thể giết chết quân nhân Mỹ, một cuộc tấn công của Houthi vào một tàu Hải quân Mỹ hoặc một vụ đánh chìm tàu thương mại sẽ tăng theo thời gian. Bất kỳ sự kiện nào trong số này sẽ buộc Washington phải tham gia vào một cuộc chiến lớn hơn hoặc lùi bước. Lựa chọn nào cũng sẽ phản ánh sự thất bại về khả năng răn đe. Continue reading “Cuộc khủng hoảng năng lực răn đe của Mỹ”

Mối đe dọa kép của Trung Quốc đối với Châu Âu

Nguồn:  Liana Fix và Heidi Crebo-Rediker, “China’s Double Threat to Europe”, Foreign Affairs, 05/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cách Bắc Kinh ủng hộ Moscow, cùng với tham vọng thống trị thị trường xe điện, đang gây xói mòn an ninh của châu Âu.

Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục cuộc chiến tàn khốc ở Ukraine, sự ủng hộ của Trung Quốc đối với bộ máy chiến tranh của Nga đã khiến Mỹ và NATO lo lắng. Bắc Kinh không chỉ giúp Moscow trốn tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. Mà Trung Quốc còn, thông qua việc cung cấp hàng hóa lưỡng dụng như chip máy tính và phụ tùng máy móc, cung cấp một phần lớn nguồn lực đầu vào mà Putin cần để duy trì lực lượng của mình. Vào thời điểm Ukraine đang phải vật lộn để xây dựng nguồn lực quân sự của riêng mình, hoạt động thương mại này gây ra mối đe dọa ngày càng lớn đối với các nước châu Âu kề cạnh Ukraine. Continue reading “Mối đe dọa kép của Trung Quốc đối với Châu Âu”