Tại sao Đài Bắc khó trở thành trung tâm tài chính của châu Á?

Nguồn: David Fickling, “Taipei’s Too Cool to Be China’s Banker”, Bloomberg, 04/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Nếu ai đó muốn tái sử dụng công thức sản sinh ra Hồng Kong hiện đại, họ chỉ cần nhìn sang láng giềng gần trong khu vực Biển Đông.

Đài Loan, cũng giống như Hồng Kông trước khi được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, có lợi thế là một nơi theo văn hóa Trung Hoa nhưng không bị Trung Quốc cai trị. Các mối liên kết thương mại với đại lục cũng đã có từ lâu đời như ở Hồng Kông, với chiều sâu gần như tương tự. Trung Quốc và Hồng Kông cộng lại chiếm gần một phần ba kim ngạch thương mại của Đài Loan. Continue reading “Tại sao Đài Bắc khó trở thành trung tâm tài chính của châu Á?”

Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?

Nguồn: Ilan Goldenberg, “Will Iran’s Response to the Soleimani Strike Lead to War?”, Foreign Affairs, 03/01/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, từng là một trong những nhân vật nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất ở Iran, và là kẻ thù truyền kiếp của Hoa Kỳ. Ông chỉ huy chiến dịch của Iran nhằm trang bị và huấn luyện cho các nhóm dân quân người Shia ở Iraq – các nhóm chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600 lính Mỹ từ năm 2003 đến năm 2011 – và trở thành nhân vật đại diện cho ảnh hưởng chính trị của Iran ở Iraq suốt từ đó về sau, trong đó nổi bật nhất là các nỗ lực chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS. Ông đứng sau chính sách của Iran nhằm trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bao gồm việc triển khai khoảng 50.000 chiến binh người Shia đến nước này. Ông cũng là đầu mối cho mối quan hệ giữa Iran với lực lượng Hezbollah ở Lebanon, giúp viện trợ tên lửa và rocket cho nhóm vũ trang này nhằm đe dọa Israel. Ông thậm chí còn đứng sau chiến lược hỗ trợ của Iran dành cho phiến quân Houthi ở Yemen. Vì tất cả những lý do này và các lý do khác, Soleimani là một người hùng được tôn kính ở Iran và trong khắp khu vực. Continue reading “Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?”

Thỏa thuận ‘giai đoạn một’ không đảo ngược sự phân ly Mỹ – Trung

Nguồn: Don’t be fooled by the trade deal between America and China”, The Economist, 02/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 15/01/2020, sau ba năm thương chiến cay đắng, Mỹ và Trung Quốc sẽ ký một thỏa thuận “giai đoạn một” để cắt giảm thuế quan và buộc Trung Quốc phải mua thêm nông sản Mỹ. Đừng bị lừa vì điều đó. Thỏa thuận khiêm tốn này không thể che đậy được thực tế mối quan hệ quan trọng nhất của thế giới đang ở thời điểm nguy hiểm nhất kể từ trước khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông tái lập các mối liên hệ cách đây năm thập niên. Mối đe dọa đối với phương Tây từ chủ nghĩa chuyên chế công nghệ cao của Trung Quốc đã trở nên quá rõ ràng. Tất cả mọi thứ từ các công ty trí tuệ nhân tạo tiên phong của Trung Quốc cho đến các trại cải tạo ở Tân Cương đều gây nên tình trạng báo động khắp thế giới. Continue reading “Thỏa thuận ‘giai đoạn một’ không đảo ngược sự phân ly Mỹ – Trung”

Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Sự xâm phạm liên tiếp của Trung Quốc vào Bãi Tư Chính giàu tài nguyên dầu khí và triển vọng ExxonMobil có thể bỏ dự án Cá Voi Xanh đã đẩy tranh chấp tại Biển Đông tới một bước ngoặt. Kế hoạch gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có thể là cột trụ cho đối tác chiến lược, nhưng chưa có khả năng diễn ra sớm.

Trong cuộc gặp cấp cao Trump-Kim tại Hà Nội vào tháng hai năm nay, ông Trump đã mời ông Trọng thăm Washington để có thể thảo luận về Biển Đông, đối tác chiến lược Việt-Mỹ và dự án Cá Voi Xanh. Ông Trọng đã hoãn chuyến thăm dự kiến vào tháng 7 và tháng 10 vì những lo ngại về sức khỏe của ông hoặc phản ứng của Trung Quốc, và sự bất định vẫn tiếp tục khi ông Trump phải đối phó với luận tội tại một Quốc Hội đang chia rẽ. Continue reading “Đối tác chiến lược Việt – Mỹ có thể còn xa vời vì Trung Quốc?”

Báo cáo thường niên 2019 và Kêu gọi tài trợ năm 2020

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Báo cáo thường niên 2019 (PDF)

II. Hoạt động năm 2019

Trong năm 2019, Dự án xuất bản tổng cộng 822 bài so với 690 bài năm 2018, đạt trung bình 2,25 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang cũng tăng 20%, lên 7,64 triệu lượt đọc trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy, qua đó thu hút ngày càng nhiều bạn đọc. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Continue reading “Báo cáo thường niên 2019 và Kêu gọi tài trợ năm 2020”

Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Damaging Policy Disruptions”, Project Syndicate, 30/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chậm lại chỉ còn hơn 6% trong năm nay và không có khả năng tăng tốc trong  tương lai gần. Trên thực tế, các nhà bình luận kinh tế thường đồng ý rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 – vốn ở mức tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua – có thể vẫn là tốt nhất nếu so với cả thập niên tới. Điều mà các nhà quan sát không thể đồng ý là việc Trung Quốc nên lo lắng đến mức nào, hoặc các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để cải thiện triển vọng tăng trưởng.

Những người lạc quan chỉ ra rằng nếu xét quy mô của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, thì mức tăng trưởng GDP hàng năm chỉ 6% thôi cũng đã lớn hơn cả mức tăng trưởng hai con số 25 năm trước. Những người bi quan lưu ý rằng điều đó có thể đúng, nhưng tăng trưởng GDP chậm lại đang cản trở tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người – đây là một tin xấu cho một quốc gia có nguy cơ bị sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình – đồng thời làm trầm trọng thêm các rủi ro tài chính xuất phát từ mức nợ cao của các công ty và chính quyền địa phương. Continue reading “Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?”

Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông

Nguồn: David Fickling, “Tokyo’s Too Cautious to Take Hong Kong’s Mantle”, Bloomberg, 03/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Ba thập niên trước, sẽ là kỳ quặc khi hỏi “Thành phố nào sẽ trở thành trung tâm tài chính của châu Á?” Chắc chắn là Tokyo rồi. Hiện tại cũng như trong tương lai.

Thành phố lớn nhất thế giới cũng là thủ đô của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới và là nơi tọa lạc các quỹ lương hưu lớn nhất thế giới sau Mỹ. Đồng yên Nhật là đồng tiền được trao đổi nhiều chỉ sau đô la Mỹ và đồng Euro, và Nhật là nguồn FDI lớn nhất thế giới năm 2018 với tổng kim ngạch đạt mức 143 tỉ đô la Mỹ. Các nhân viên ngân hàng cao cấp ở Hồng Kông vẫn thường được gọi là “giám đốc khu vực châu Á trừ Nhật,” như thể đất nước này quan trọng bằng phần còn lại của cả châu lục. Continue reading “Sự cẩn trọng quá mức ngăn Tokyo lấy ngôi đầu của Hồng Kông”

Top 20 bài được đọc nhiều nhất năm 2019

Sau đây là danh sách 20 bài đăng năm 2019 trên Nghiencuuquocte.org được đọc nhiều nhất trong năm qua. Nhân đây, Ban Biên tập xin gửi tới Quý độc giả và các Cộng tác viên lời chúc mừng năm mới 2020 An khang, Thịnh vượng, và Thành công! Continue reading “Top 20 bài được đọc nhiều nhất năm 2019”

Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/03/2011 tại Nhật xảy ra trận động đất 9,0 độ Richter lớn nhất trong lịch sử nước này. Thảm họa động đất, sóng thần, bức xạ hạt nhân 3 trong 1 tấn công nước Nhật trên cả 3 chiều không gian làm cả thế giới kinh hãi. Thế nhưng nước Nhật đương sự thì dường như vẫn không hề rối loạn, khiến mọi người trên thế giới khâm phục và cũng nảy ra nghi vấn: vì sao nước Nhật lại như vậy?

Động đất, bão, sóng thần đối với người Nhật sống giữa biển vốn dĩ chẳng là chuyện kỳ lạ gì cả, cũng chẳng phải ngày tận thế. Nói chính xác, nó là một phần của cuộc sống, một phong cảnh thiên nhiên. Người nước ngoài đồng tình với cảnh ngộ của người Nhật, còn người Nhật thì dường như không coi đó là chuyện gì đáng kể, bởi lẽ họ có núi non và bờ biển đẹp như tranh vẽ, có nguồn nước tinh khiết dùng không bao giờ cạn, lại càng có biển cả giàu tài nguyên bao bọc, thậm chí có những suối nước nóng 4 mùa bốc hơi, cho dù “ba anh em” (động đất, bão, sóng thần) gầm ghè suốt thì cũng chẳng mấy người Nhật bỏ đất nước, bỏ quê hương ra nước ngoài định cư. Continue reading “Vì sao nước Nhật không bao giờ rối loạn?”

Ai sẽ soán ngôi trung tâm tài chính châu Á của Hồng  Kông?

Nguồn: David Fickling, “Hong Kong’s Dimming Light Poses an Urgent QuestionBloomberg, 2/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tạo nên Hồng Kông hiện đại, và họ cũng có thể hủy hoại nó.

Vào năm 1940, chỉ có một ứng viên cho vai trò thủ phủ tài chính của châu Á, đó là Thượng Hải. Với tổng kim ngạch thương mại và đầu tư gấp 10 lần Hồng Kông, đó là một “trung tâm quốc tế lớn” so với “ngôi làng nhỏ ” ở phía nam, theo lời một nguyên thống đốc của cựu thuộc địa Anh này.

Những năm cuối đầy hỗn loạn của cuộc nội chiến Trung Quốc đã thay đổi mọi chuyện. Đến lúc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được tuyên bố thành lập vào năm 1949, chiến tranh và siêu lạm phát đã tạo nên một làn sóng 1,5 triệu người vượt qua sông Thâm Quyến. Họ đem theo nguồn vốn và chuyên môn để tạo nên sự tăng trưởng chóng mặt của nền kinh tế Hồng Kông hậu chiến tranh. Nhiều người trong số những tài phiệt nổi tiếng của thành phố, bao gồm ông Chen Yu-tung quá cố, và các đại gia bất động sản như Lee Shau Kee, Peter Woo và dòng họ Kwok đã đến thành phố này trong thời kỳ biến động đó. Continue reading “Ai sẽ soán ngôi trung tâm tài chính châu Á của Hồng  Kông?”

Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?

Nguồn: Nouriel Roubini, “Trump Will Make China Great Again”, Project Syndicate, 23/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Gần đây, các thị trường tài chính đã hoan nghênh thông tin rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận “giai đoạn một” nhằm ngăn chặn sự leo thang hơn nữa cuộc chiến thương mại song phương. Nhưng thực sự có rất ít thứ để ăn mừng. Để đổi lấy cam kết dự kiến ​​của Trung Quốc về việc mua thêm nông sản Hoa Kỳ (và một số mặt hàng khác) cùng một số nhượng bộ khiêm tốn về quyền sở hữu trí tuệ và đồng Nhân dân tệ, Hoa Kỳ đã đồng ý hoãn đánh thuế đối với số hàng xuất khẩu trị giá 160 tỷ đô la của Trung Quốc, đồng thời hủy một số mức thuế được áp dụng từ ngày 1 tháng 9.

Tin tốt cho các nhà đầu tư là thỏa thuận này đã giúp tránh được một đợt thuế quan mới có thể khiến nền kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái và làm sụp đổ thị trường chứng khoán toàn cầu. Tin xấu là nó chỉ là một thỏa thuận hưu chiến tạm thời khác trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh chiến lược lớn hơn, bao trùm các vấn đề như thương mại, công nghệ, đầu tư, tiền tệ và địa chính trị. Thuế quan quy mô lớn sẽ vẫn được giữ nguyên, và sự leo thang cũng có thể tiếp diễn nếu một trong hai bên trốn tránh các cam kết của mình. Continue reading “Trump sẽ “làm Trung Quốc vĩ đại trở lại”?”

25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt

Tác giả: Việt Hà p/v Lê Hồng Hiệp

Năm 2020, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ. Nhìn lại 25 năm qua, hai bên đã đạt được những bước tiến trong quan hệ trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn những dè dặt từ cả hai phía. Đâu là cơ hội sắp tới cho hai nước, khả năng nâng cấp quan hệ hai nước thành đối tác chiến lược trong thời gian tới ra sao? Và liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đến thăm Mỹ vào năm tới? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết, nhận định về mối quan hệ hai nước trong 25 năm qua, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “25 năm sau bình thường hóa, quan hệ Việt–Mỹ vẫn còn những dè dặt”

Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, khu vực Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên một số vùng biển đảo, quần đảo, với những quan điểm và cách thức tiếp cận giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia còn khác nhau. Có quốc gia lựa chọn biện pháp pháp lý, có quốc gia kiên định biện pháp đàm phán, có quốc gia kiên trì giữ nguyên trạng. Các vấn đề thảo luận giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo luôn phức tạp, khó tìm được tiếng nói chung, thậm chí khu vực Biển Đông cũng đã chứng kiến một số sự kiện Trung Quốc sử dụng biện pháp vũ lực để giải quyết tranh chấp, vào các năm 1956, 1974, 1988. Nhưng vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông không phải là vấn đề hoàn toàn không giải quyết được. Trong hệ thống pháp luật đã có những biện pháp giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bài viết sẽ góp phần luận giải những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo ở khu vực Biển Đông. Continue reading “Những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông”

Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?

Nguồn: Where do the Asian tiger economies go from here?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trong thời kỳ hoàng kim, các con hổ cũng gặp phải những kẻ gièm pha. Hai mươi lăm năm trước vào đúng tháng này, Paul Krugman, một nhà kinh tế, đã viết trên tờ Foreign Affairs, một tạp chí chính sách của Mỹ, một bài có tựa đề “Những hiểu lầm về Sự thần kỳ Châu Á”. Ông lập luận rằng khi nhìn kỹ lại, các nền kinh tế dường như năng động của Châu Á cho thấy “ít bằng chứng một cách đáng ngạc nhiên về sự cải thiện năng suất”. Thay vào đó, tăng trưởng của họ phụ thuộc vào việc gia tăng nhanh chóng đầu vào về lao động, vốn, vv…. Đó là một phép màu dựa trên “mồ hôi” (perspiration) chứ không phải sự “sáng tạo” (inspiration). Đặc biệt, Singapore “đã tăng trưởng thông qua việc huy động các nguồn lực có thể khiến Stalin cũng phải tự hào”, Krugman viết. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Tương lai nào đang đón chờ?”

Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?

Nguồn: Will age weaken the Asian tiger economies?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào lúc 4h30 sáng, hàng trăm người đã tràn ra đường bên ngoài ga Namguro ở Seoul. Họ không tới đây để đón tàu, vốn chỉ hoạt động sau một giờ nữa. Họ cũng không bị thu hút bởi các quán ăn sáng (bán xúc xích và bánh mỳ dẹt), các phòng hát trên lầu (cung cấp dịch vụ karaoke) hoặc các spa dưới tầng hầm (cung cấp những gì ai cũng biết). Thay vào đó, họ đến đây để cung cấp sức lao động của mình nhằm đổi lấy một ngày lương tại bất kỳ công trường xây dựng nào đang cần thêm lao động. Trong khi chờ được trả giá, họ hút thuốc, ngồi xổm và ho. Và họ không nói tiếng Hàn mà là tiếng Quan thoại.

Hàn Quốc từng là một nước xuất khẩu lao động ròng. Vào những năm 1970, các công nhân của các công ty nước này đã xây dựng những con đường ở Ả Rập Saudi, thường vào ban đêm dưới ánh đèn. Nhưng những người nhập cư, bao gồm cả những người Trung Quốc đang tập trung tại Namguro, hiện chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong lực lượng lao động. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân số già hóa có làm suy yếu nền kinh tế?”

Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý

Tác giả: Lý Lệnh Hoa | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu:  Tham vọng của Trung Quốc muốn biến Biển Đông thành cái “ao nhà” của mình đã gây ra những căng thẳng giữa họ với 5 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Cái gọi là Đường chữ U do họ đưa ra nhằm để Trung Quốc chiếm tới 80% tổng diện tích Biển Đông, đang bị tất cả những người có lương tri trên thế giới phản đối kịch liệt. Hàng nghìn đảo đá, bãi cạn ở gần các nước ASEAN và ở rất xa đại lục Trung Quốc, xưa nay chưa hề có người Trung Quốc sinh sống, chưa hề có sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc, cũng bị họ ngang nhiên coi là lãnh thổ của mình. Đường chữ U lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nhiều nước khác và hoàn toàn không có căn cứ lịch sử cũng như căn cứ pháp lý — điều hết sức vô lý ấy ai cũng thấy, kể cả những người Trung Quốc có lương tri. Bài viết dưới đây nói lên một phần sự thật mà chính quyền Trung Quốc luôn giấu giếm:  các học giả có lý trí ở nước họ cũng công khai thừa nhận Đường chữ U không có căn cứ pháp lý. Để tôn trọng sự thật, tôn trọng tác giả bài viết và bạn đọc, chúng tôi xin dịch nguyên văn bài này. Các ghi chú trong ngoặc vuông [ ] là của người dịch. Continue reading “Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý”

Lý Thánh Tông thương dân trong nước, cương quyết với ngoại bang

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Long Thụy Thái Bình: 1054-1058; Chương Thánh Gia Khánh:1059-1065; Long Chương Thiên Tự:1066-1067; Thiên Huống Bảo Tượng :1068; Thần Vũ:1069-1071.

Dân ta ghét những triều đại ác với dân; riêng vua Lý Thánh Tông có lòng thương dân, ngay cả với người tù tội; nhưng cương quyết với ngoại bang, nên được nhớ ơn đời đời. Nhà Vua lên ngôi Hoàng đế vào tuổi trung niên [31 tuổi], trước đó từng xông pha trận mạc, sống gần với dân, nên tỏ ra dày kinh nghiệm, lịch lãm, chửng chạc. Lúc vua Thái Tông mất, bèn cho đem kỷ vật của Vua cha biếu tặng nhà Tống; nên được Vua Tống nể trọng sai sứ sang điếu tế, và phong cho nhà Vua tước Quận vương: Continue reading “Lý Thánh Tông thương dân trong nước, cương quyết với ngoại bang”

Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’

Nguồn: Matt Bruenig, “No, Finland Is Not a “Capitalist Paradise”,  Jacobin, 09/12/2019.

Biên dịch: Lê Lam

Ở Phần Lan, chính phủ sở hữu gần một phần ba tài sản của quốc gia và 90% người lao động được công đoàn bảo đảm theo hợp đồng lao động. Có thể đó không phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng không phải là một “thiên đường của tư bản”, như tờ New York Times đã khẳng định một cách lạ lùng vào cuối tuần qua.

Cuối tuần qua, Anu Partanen và Trevor Corson đã đăng một bài trên tờ Thời báo New York “Finland Is a Capitalist Paradise” cho rằng Phần Lan thực sự là “một thiên đường của tư bản”. Đây là một bài báo rất quen thuộc với những ai theo dõi thảo cuộc luận này. Nó nói rằng Phần Lan có thuế cao và một nhà nước phúc lợi hào phóng, nhưng sau đó nói rằng đất nước này khá tư bản và có lẽ thậm chí còn tư bản hơn Mỹ nhiều. Continue reading “Không, Phần Lan không phải là ‘thiên đường của tư bản’”

Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?

Tác giả: Katriina Pajari | Biên dịch: Việt Xuân

Khi nói về Trung Quốc, điều thường lặp lại trong các câu là: tăng cường kiểm duyệt và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi hành động để cổ vũ các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa. Đó là tinh thần yêu nước, sự hài hòa và cư xử lịch sự.

Vì sao Trung Quốc quan tâm đến vấn đề đó? Bởi vì trong nước có khoảng trống giá trị, Jyrki Kallio, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện các vấn đề quốc tế nói. Trong thực tiễn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính trị tư bản đã vượt xa lý tưởng xã hội chủ nghĩa đến mức mọi người không còn biết phải tin cái gì nữa. Continue reading “Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?”

Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?

Nguồn: Does democracy hurt or help growth in the tiger economies of Asia?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Eo biển Đài Loan thường được mô tả là một điểm nóng tiềm tàng. Trên vùng biển hẹp này, Trung Quốc đang chỉa hàng ngàn tên lửa vào quốc gia mà họ coi là một tỉnh nổi loạn. Nhưng đối với những người làm việc tại Formosa 1, một trang trại điện gió ngoài khơi, eo biển này là một cái gì đó rất khác. “Đây là nơi có luồng gió tốt nhất thế giới.” Một kỹ sư cất lời, mắt nhìn vào một cụm tuabin trên mặt nước màu lam ngọc.

Khi bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay, đây sẽ là trang trại điện gió ngoài khơi có quy mô thương mại đầu tiên của Châu Á bên ngoài Trung Quốc và là trang trại đầu tiên trong số nhiều trang trại tương tự được quy hoạch ở eo biển này. Việc Đài Loan đón nhận điện gió đi kèm với quyết định loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Nhiều doanh nghiệp lo ngại điều này sẽ khiến hòn đảo thiếu điện, đe dọa nền kinh tế. Cuộc tranh luận đã có lúc trở nên quá lố: các nhà lập pháp đã ẩu đả với nhau trong quốc hội. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?”