Việt Nam thoát khỏi ngã ba đường: Đến lúc phải thay đổi

Tác giả: Nguyễn quang Dy

“Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách dùng chính kiểu tư duy mà chúng ta đã sử dụng khi tạo ra nó” – Albert Einstein

Việt Nam đã quyết định đổi mới tại Đại hội Đảng VI (1986). Đổi mới lần một đến nay đã 40 năm. Đến lúc phải đổi mới lần hai (renovation 2.0), tập trung tháo gỡ về thể chế, như “Báo cáo Việt Nam 2035” (MPI & World Bank, 2016) đã đề xuất. Bộ máy quan liêu cồng kềnh, chồng chéo, tốn kém (chiếm tới 70% ngân sách), với nhiều thủ tục hành chính rắc rối, là nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng và lãng phí. Các nhóm lợi ích đã thao túng thể chế để trục lợi, trói tay doanh nghiệp và làm khổ người dân, cản trở đổi mới và phát triển, làm kinh tế tụt hậu, sa vào “bẫy thu nhập trung bình”. Continue reading “Việt Nam thoát khỏi ngã ba đường: Đến lúc phải thay đổi”

Tại sao Bắc Kinh lại cứng rắn đáp trả Trump?

Nguồn: Deng Yuwen (Đặng Duật Văn), “Why Beijing Is Standing Up to Trump,” Foreign Policy, 14/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng có lòng tự trọng của riêng mình.

Bất chấp những lời đe dọa từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp đặt thuế quan lên toàn thế giới, chỉ có Trung Quốc thực sự kiên định đối đầu. Liên minh châu Âu và Canada cũng đã thể hiện thái độ cứng rắn, nhưng chỉ có Bắc Kinh mới đáp trả bằng hai đợt thuế quan trả đũa đối với Mỹ, cùng nhiều biện pháp phi thuế quan như kiểm soát xuất khẩu, thêm các công ty Mỹ mới vào “danh sách thực thể không đáng tin cậy” của Trung Quốc, và tiến hành các cuộc điều tra chống độc quyền. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng” chống lại cái mà họ gọi là chủ nghĩa đơn phương của Washington. Continue reading “Tại sao Bắc Kinh lại cứng rắn đáp trả Trump?”

Đánh giá đội tàu vùng cực của Trung Quốc

Nguồn: Trym Eiterjord, “Taking Stock of China’s Polar Fleet,” The Diplomat, 05/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năng lực hàng hải của Trung Quốc ở Bắc Cực vẫn còn hạn chế, nhưng các hoạt động nghiên cứu trong nước cho thấy một nỗ lực chung nhằm tăng cường sự hiện diện của nước này ở các vùng cực.

Sự hiện diện của Trung Quốc đang dần được cảm nhận ở Bắc Cực. Dù đã rút lui khỏi khu vực này trong những năm gần đây, sau khi bị phản kháng chính trị và chứng kiến một loạt các dự án cơ sở hạ tầng và khai thác thất bại, các hoạt động hàng hải của Bắc Kinh – hay các hoạt động được nhận thức của họ – trong khu vực này vẫn tiếp tục gây sợ hãi trong các chính phủ Tây Bắc Cực và cung cấp bằng chứng cho các chuyên gia cảnh báo về một Bắc Cực đang gặp nguy hiểm. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã minh họa điều này trong một cuộc họp báo vào tháng 1, nơi ông giải thích lý do tại sao ông muốn mua hoặc thâu tóm quốc đảo Greenland ở Bắc Cực: “Cứ nhìn ra bên ngoài, bạn sẽ thấy tàu của Trung Quốc ở khắp mọi nơi.” Continue reading “Đánh giá đội tàu vùng cực của Trung Quốc”

Tập Cận Bình phát động cuộc chiến phe phái để sinh tồn

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping kicks off a factional battle for survival,” Nikkei Asia, 10/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ảnh hưởng của các đảng viên lão thành đằng sau cuộc cải tổ nhân sự bất thường.

Tiếng súng lệnh đã vang lên, và các thành viên trong phe phái chính trị của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang chạy đua để sinh tồn về mặt chính trị.

Chính Chủ tịch Tập đã tạo tiền đề cho cuộc đua này bằng cách thăng chức cho nhiều người ủng hộ ông lên các chức vụ quan trọng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính phủ, nhiều đến mức phe cánh của ông trở nên phình to, từ đó làm nảy sinh nhu cầu thỏa hiệp với các thế lực chính trị không thân cận với ông. Continue reading “Tập Cận Bình phát động cuộc chiến phe phái để sinh tồn”

Tại sao Singapore không miễn viện phí cho toàn dân?

Nguồn: Salma Khalik, “Healthcare financing in Singapore: 10 questions for DPM Gan and Health Minister Ong,” Strait Times, 10/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Singapore nổi tiếng với hệ thống y tế tốt, góp phần giúp người dân nơi đây có tuổi thọ thuộc hàng cao nhất thế giới, với tuổi thọ trung bình vượt quá 83 tuổi.

Tuy nhiên, với việc dân số già đi làm tăng nhu cầu y tế và chi phí cũng tăng lên qua từng năm, liệu Singapore có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ y tế tốt với giá cả phải chăng không?

Mới đây, Straits Times đã có cuộc phỏng vấn với Phó Thủ tướng Gan Kim Yong, người từng lãnh đạo Bộ Y tế trong một thập kỷ, và Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung, xoay quanh vấn đề tài trợ cho y tế. Continue reading “Tại sao Singapore không miễn viện phí cho toàn dân?”

Trung Quốc chuẩn bị trường kỳ thương chiến

Nguồn: James Palmer, “China Prepares to Endure a Trade War”,  Foreign Policy, 08/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Sau một tuần căng thẳng, diễn biến tiếp theo sẽ là gì?

Tiêu điểm tuần này: Bắc Kinh đối mặt với thế lưỡng nan chiến lược khi căng thẳng thương mại leo thang; Nhiều tin đồn lan truyền xoay quanh một vị tướng cấp cao; Gói kích cầu kinh tế được mong đợi bấy lâu nay có thể sớm thành hiện thực. Continue reading “Trung Quốc chuẩn bị trường kỳ thương chiến”

Nước Mỹ dưới thời Trump là cuộc thử nghiệm lớn của chủ nghĩa hiện thực

Nguồn: Raphael S. Cohen, “America Under Trump Is the Realists’ Grand Experiment,” Foreign Policy, 08/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền này sẽ để lại dấu ấn không thể phai mờ trong cách giảng dạy quan hệ quốc tế cho thế hệ tương lai.

Hãy thử ngồi vào bất kỳ lớp nhập môn quan hệ quốc tế nào tại một trường đại học Mỹ, và có lẽ bạn sẽ được nghe bài giảng mở đầu về “Đối thoại Melos,” trích từ cuốn sách lịch sử nổi tiếng của Thucydides về Chiến tranh Peloponnesse. Trong cuộc đối thoại này, người Athens đưa ra một đề xuất đơn giản cho người Melos trung lập: Đầu hàng hoặc đối mặt với sự hủy diệt. Những người Melos yếu hơn đã viện dẫn đủ loại lập luận – về liên minh, đạo đức, và các vị thần – với hy vọng thay đổi suy nghĩ của người Athens, nhưng vô ích. Cuối cùng, người Melos chọn cách kháng cự và chấp nhận số phận của mình. Từ đó, Thucydides rút ra câu châm ngôn nổi tiếng: “Kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu chấp nhận những gì họ phải chấp nhận.” Continue reading “Nước Mỹ dưới thời Trump là cuộc thử nghiệm lớn của chủ nghĩa hiện thực”

Thuế quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam

Nguồn: Vũ Minh Khương, “United States global trade tariffs: What it means for Vietnam’s economic development,” LKYSPP, 08/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Mỹ áp dụng thuế quan thương mại toàn diện đối với khoảng 90 quốc gia trên thế giới đã làm bùng nổ cuộc tranh luận về khả năng phục hồi kinh tế và vai trò chiến lược của ngoại giao trong việc định hình tăng trưởng trong tương lai. Việt Nam hiện đang đứng trước ngã ba của cả rủi ro và cơ hội – đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đối với Việt Nam, thách thức nằm ở việc vượt qua hậu quả tiềm tàng trong khi vẫn định vị mình là nền kinh tế hướng đến xuất khẩu hàng đầu ở Đông Nam Á. Dưới đây, Giáo sư Kinh tế Vũ Minh Khương – Giáo sư Thực hành tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore – khái quát ba kịch bản thương mại có thể xảy ra và ý nghĩa của chúng đối với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Ông cũng giải thích cách đàm phán thông minh, chủ động với Mỹ có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi lâu dài. Continue reading “Thuế quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam”

Các nước Đông Nam Á trước “cú sốc” thuế quan của Trump

Nguồn: La Nghi Phức, 罗仪馥:关税大棒袭来,新加坡、越南、印尼、泰国各有各的想法……, Guancha, 08/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 2/4, Tổng thống Donald Trump đã chính thức công bố kế hoạch áp dụng thuế quan “có đi có lại” đối với tất cả các đối tác thương mại, với phạm vi và mức thuế vượt xa dự đoán của nhiều đối tác. Lần này, các nước Đông Nam Á vốn từng được hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan của Trump với Trung Quốc đã không thể tránh thoát và thậm chí còn trở thành những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong danh sách thuế quan “có đi có lại” này.

Kinh tế, thương mại và công nghiệp cũng như vị thế trong nền kinh tế toàn cầu của các nước Đông Nam Á vốn từng trỗi dậy mạnh mẽ nhờ làn sóng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu trước đây, hiện đang đứng trước nguy cơ chịu tổn thất nặng nề dưới tác động của chính sách thuế quan “có đi qua lại” này. Sự biến động đầy thăng trầm này là một phép thử toàn diện cho khả năng thích ứng kinh tế và năng lực ngoại giao của các quốc gia ở khu vực này. Continue reading “Các nước Đông Nam Á trước “cú sốc” thuế quan của Trump”

Thuế quan thực sự có thể có tác dụng, nếu Trump hiểu đúng về nó

Nguồn: Michael Hirsh, “Tariffs Can Actually Work – if Only Trump Understood How,” Foreign Policy, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một chính sách thương mại thông minh có thể giúp khôi phục việc làm, nhưng cách tiếp cận kiểu ném bom rải thảm của tổng thống lại báo hiệu thảm họa.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc thương chiến toàn cầu mới vào thứ Tư ngày 02/04 – sự kiện mà ông gọi là “tuyên ngôn độc lập kinh tế” – ông đã phát biểu những lời có lẽ là câu chuyện hoang đường nhất về lịch sử kinh tế hiện đại từng được truyền đi từ Nhà Trắng. Continue reading “Thuế quan thực sự có thể có tác dụng, nếu Trump hiểu đúng về nó”

Bí ẩn xoay quanh sự mất tích của các vị tướng ‘tin cậy’ của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Mystery deepens over disappearances of Xi’s ‘trusted’ generals,” Nikkei Asia, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc họp mới nhất của ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cung cấp một số manh mối.

“Và rồi chẳng còn ai nữa?” Những gì đang diễn ra ở Trung Quốc không phải là truyện trinh thám của Agatha Christie, mà là trò chơi quyền lực của Tập Cận Bình.

Một số vị tướng của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lần lượt biến mất khỏi tầm mắt của công chúng trong thời gian gần đây và tung tích của họ vẫn chưa được xác định. Tướng hiện là cấp bậc cao nhất trong PLA. Continue reading “Bí ẩn xoay quanh sự mất tích của các vị tướng ‘tin cậy’ của Tập Cận Bình”

Sự sụp đổ của Marine Le Pen và trận chiến lớn đang đến gần

Nguồn: Roger Cohen, “Marine Le Pen Falls to the Rule of Law and a Great Battle Looms,” New York Times, 31/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tòa án kết án nhà lãnh đạo cực hữu về tội tham ô và lệnh cấm bà ra tranh cử đã gây ra một cuộc khủng hoảng mới cho nước Pháp.

Năm ngoái, Marine Le Pen đã nói với vẻ đầy đe dọa về hậu quả có thể xảy ra sau phiên tòa xét xử bà về tội tham ô. “Ngày mai, có lẽ hàng triệu người Pháp sẽ thấy mình bị tước mất ứng viên tổng thống.”

Thứ hai tuần trước, sau khi tòa án ra phán quyết bà không đủ tư cách tranh cử chức vụ công trong vòng 5 năm, hàng triệu cử tri Pháp đã vô cùng tức giận. Pháp là một nền dân chủ pháp quyền, như phán quyết của tòa đã chứng minh. Nhưng không rõ liệu nền Cộng hòa thứ năm đầy chông gai của nước này có thể chống chọi nổi làn sóng phản đối chính trị không thể tránh khỏi trước cuộc bầu cử năm 2027 hay không. Continue reading “Sự sụp đổ của Marine Le Pen và trận chiến lớn đang đến gần”

Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế

Nguồn: Jeffrey Sachs,  薩克斯:美貿易政策是無能表現 東亞應團結, CRNTT, 01/04/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, tại diễn đàn phụ “Phương hướng chính sách đối ngoại của Mỹ và tác động của nó đối với hợp tác châu Á-Thái Bình Dương” nằm trong hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2025, Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học người Mỹ, giáo sư và giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững của Đại học Columbia, đã phát biểu rằng, chính sách thương mại của Trump là biểu hiện rõ ràng của sự thiếu năng lực. Sachs cho rằng Trung Quốc nên phớt lờ Mỹ, không nên hy vọng vào việc mở rộng thị trường Mỹ hay dựa vào thị trường Mỹ, mà nên mở rộng sang các thị trường khác. Đồng thời, chủ nghĩa đa phương phải được duy trì. Sachs nhấn mạnh, hệ thống thuế quan của Mỹ không có nghĩa toàn thế giới sẽ đánh mất lý trí và từ bỏ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay hệ thống thương mại; chính sách thương mại của Mỹ cũng không nên dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang. Ông tin rằng Đông Á nên đoàn kết về mặt chính trị và kinh tế. Continue reading “Chính sách thương mại của Trump biểu hiện sự thiếu hiểu biết kinh tế”

Trung Quốc tìm đến láng giềng khi thuế quan của Trump sắp có hiệu lực

Nguồn: James Palmer, “China Looks to Neighbors as Trump Tariffs Loom”,  Foreign Policy, 01/04/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh, Seoul và Tokyo đã nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn trong thương mại tự do.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc tìm cách củng cố quan hệ thương mại với Nhật Bản và Hàn Quốc trước nguy cơ Mỹ áp thuế đối ứng; Bắc Kinh gây sức ép lên tập đoàn Hồng Kông khi đồng ý thương vụ bán cảng ở kênh đào Panama; Bang Florida của Mỹ sa thải một giáo sư Trung Quốc theo “đạo luật năm 2023 về ảnh hưởng của nước ngoài”. Continue reading “Trung Quốc tìm đến láng giềng khi thuế quan của Trump sắp có hiệu lực”

Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với mức thuế quan gây sốc của Trump?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một loạt các mức thuế quan đối ứng toàn diện nhắm vào hơn 180 quốc gia, trong đó Việt Nam phải đối mặt với mức thuế suất cao 46%, có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4. Thông báo này dựa trên mức thuế cơ sở 10% được áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại bắt đầu từ ngày 5 tháng 4, kèm mức thuế quan đối ứng bổ sung được điều chỉnh cho các quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ. Đối với Việt Nam, mức thuế quan 46% này — nằm trong số các mức cao nhất— áp dụng cho hầu hết hàng hóa nhập vào Hoa Kỳ, một thị trường đã hấp thụ 142 tỷ đô la xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024, theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ. Continue reading “Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với mức thuế quan gây sốc của Trump?”

Cuộc thương chiến “đẹp đẽ” của Donald Trump

Nguồn: Edward Luce, “Donald Trump’s beautiful trade war,” Financial Times, 03/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái giá ngoại giao từ hàng rào thuế quan của Tổng thống Mỹ sẽ kéo dài.

Donald Trump từng nói rằng thuế quan là “từ đẹp đẽ nhất.” Sau khi thị trường đóng cửa vào thứ Tư ngày 02/04, ông đã tuyên bố vinh danh “ngày giải phóng” này. Đối với các đối tác thương mại của Mỹ, ngày 02/04 sẽ đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên thương mại toàn cầu. Trump đã nâng thuế quan lên mức cao nhất kể từ Đạo luật Smoot-Hawley khét tiếng trong thời kỳ Đại Suy thoái. Đối với người tiêu dùng Mỹ, “ngày giải phóng” đồng nghĩa với việc giá cả sẽ tăng cao. Nhưng đối với Trump, đó là sự hiện thực hóa tham vọng cả đời của ông – tuyên chiến kinh tế với những kẻ “gian lận” và “cướp bóc” nước ngoài đã “vơ vét,” “xâm phạm,” “chiếm đoạt,” và “tàn phá” nước Mỹ suốt nhiều thập kỷ. Ngài Tổng thống, xin cho chúng tôi biết suy nghĩ thực sự của ông. Continue reading “Cuộc thương chiến “đẹp đẽ” của Donald Trump”

Châu Á đang mất cân bằng một cách nguy hiểm

Nguồn: Stephen M. Walt, “Asia Is Getting Dangerously Unbalanced,” Foreign Policy, 01/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chính quyền Trump tiếp tục xuất hiện khắp các mặt báo, nhưng câu chuyện thực sự đáng quan tâm có thể lại ở nơi khác.

Với tất cả sự hỗn loạn hiện đang nhấn chìm chính sách đối ngoại của Mỹ, rất dễ để người ta quên mất một số khía cạnh cơ bản hơn của chính trị toàn cầu. Tất cả chúng ta đều đang bị phân tâm bởi vụ Signalgate, đàm phán Nga-Ukraine, sự thù địch ngày càng rõ ràng của chính quyền Trump đối với châu Âu, một cuộc thương chiến đang rình rập, vết thương tự gây ra do quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Canada, cũng như cuộc tấn công có hệ thống vào các thể chế dân chủ bên trong nước Mỹ. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc theo kịp tất cả những sự kiện này, thì bạn không đơn độc. Continue reading “Châu Á đang mất cân bằng một cách nguy hiểm”

Thời gian không còn nhiều cho Đài Loan

Nguồn: Yingtai Lung (Long Ứng Đài), “The Clock Is Ticking for Taiwan,” New York Times, 01/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các tài xế taxi Đài Loan nổi tiếng là thích nói chuyện, và gần đây, ngay khi tôi vừa ngồi vào ghế sau của một chiếc taxi ở phía nam hòn đảo, bác tài đã quay sang vui vẻ hỏi thăm tôi, rồi đột ngột tuyên bố rằng “Hôm nay là Ukraine, ngày mai là Đài Loan.”

Ông đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại chung trên khắp Đài Loan kể từ khi Tổng thống Trump giảm sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ dành cho Ukraine và làm nhục Tổng thống nước này, Volodymyr Zelensky, tại Nhà Trắng vào cuối tháng 2. Giờ đây, người dân Đài Loan đang tự hỏi: Nếu Mỹ có thể làm như vậy với Ukraine để lấy lòng Nga, thì liệu họ có làm như vậy với chúng tôi để lấy lòng Trung Quốc không? Continue reading “Thời gian không còn nhiều cho Đài Loan”

Trung Quốc nhìn thấy cơ hội trong sự hỗn loạn của Trump

Nguồn: Jude Blanchette, “China Sees Opportunity in Trump’s Upheaval,” Foreign Affairs, 13/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến lược của Bắc Kinh nhằm theo đuổi một thỏa thuận trong lúc quản lý rủi ro từ sự hỗn loạn.

Năm 2018, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình từng lập luận rằng thế giới đang trải qua “những thay đổi sâu sắc chưa từng thấy trong một thế kỷ,” một khái niệm sau đó đã trở thành trọng tâm trong thế giới quan địa chính trị của Bắc Kinh. Cụm từ này gợi lên sự tương đồng với những thay đổi toàn cầu mạnh mẽ sau Thế chiến I, bao gồm sự sụp đổ của các đế chế châu Âu và sự tái sắp xếp trật tự chính trị quốc tế. Ngày nay, Bắc Kinh cũng nhận thấy một chuyển đổi mang tính địa chấn tương tự, lần này được thúc đẩy bởi những đột phá công nghệ đang tăng tốc – trong trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, và máy tính lượng tử – cùng với những biến động ngày càng dữ dội trong chính trị trong nước của Mỹ và châu Âu, và sự chuyển dịch kinh tế rõ rệt sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, mà phần lớn được thúc đẩy bởi sự phát triển nhanh chóng của chính Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc nhìn thấy cơ hội trong sự hỗn loạn của Trump”

Thỏa thuận Cảng Panama đặt ‘nhà tiên tri’ Lý Gia Thành vào thử thách

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Panama port deal puts ‘prophet’ Li Ka-shing to the test,” Nikkei Asia, 27/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Động thái của ông trùm Hong Kong diễn ra khi Mỹ và Trung Quốc gia tăng căng thẳng

Nhà sáng lập CK Hutchison, Lý Gia Thành, đã quay trở lại sân khấu toàn cầu khi quyết định bán quyền khai thác các cảng ở cả hai bên Kênh đào Panama, nơi đã trở thành điểm nóng trong căng thẳng Mỹ-Trung.

Dù động thái này có thể giúp ông trùm Hong Kong ghi điểm ở Washington, nhưng lại khiến ông lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh. Continue reading “Thỏa thuận Cảng Panama đặt ‘nhà tiên tri’ Lý Gia Thành vào thử thách”