Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất

Nguồn: Ehemaliger KGB-Agent Sergej Jirnow: „Strategisch hat Putin diesen Krieg bereits verloren!“, WELT, 03/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cựu điệp viên KGB Sergei Yirnov biết rõ về Vladimir Putin. Tổng thống Nga ngày càng bị cô lập ở trong Điện Kremlin, nhưng ông ta lại sống trong một thế giới song song đầy nguy hiểm. Tuy nhiên người hiểu rõ về Putin này lại lo lắng nhất về một tính cách khác của vị tổng thống.

Chuyện xảy ra vào buổi tối ngày Nga xâm lược Ukraine. Trên truyền hình Pháp, một cựu điệp viên Nga khiến khán giả hoảng hốt khi ông nói Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngay lập tức ông bị mạng xã hội tấn công tới tấp và nhiều chuyên gia cho rằng ông là một kẻ tán thành chiến tranh. Ba ngày sau đó, Vladimir Putin tuyên bố đặt kho vũ khí hạt nhân của mình vào tình trạng báo động. Kể từ đó người ta mới bắt đầu chú ý lắng nghe Sergei Jirnov. Continue reading “Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất”

Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine

Nguồn: Joseph R. Biden Jr., President Biden: What America Will and Will Not Do in Ukraine, New York Times, 31/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược mà Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ kéo dài chỉ vài ngày, giờ đã bước sang tháng thứ tư. Người dân Ukraine đã khiến nước Nga ngạc nhiên và truyền cảm hứng cho thế giới bằng sự hy sinh, gan dạ, và thành công trên chiến trường. Thế giới tự do và nhiều quốc gia khác, dẫn đầu là Mỹ, đã đứng về phía Ukraine với sự hỗ trợ chưa từng có về quân sự, nhân đạo, và tài chính.

Trong lúc cuộc chiến tiếp diễn, tôi muốn nói rõ về mục tiêu của Mỹ trong những nỗ lực này. Continue reading “Tổng thống Biden: Mỹ sẽ làm gì và không làm gì ở Ukraine”

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Continue reading “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Continue reading “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi envoy Wang Qishan visits Seoul with message for U.S.,” Nikkei Asia, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đàm phán đang âm thầm diễn ra để chuẩn bị cho một hội nghị thượng đỉnh với Biden

Đầu tuần này, Washington đã tiến hành một loạt các hoạt động ngoại giao cấp cao nhất ở châu Á. Chủ đề cơ bản trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, cũng như hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bộ tứ, và việc ra mắt Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là cách đối phó với Trung Quốc.

Trong khi đó, quan hệ Mỹ-Trung đang đứng bên bờ vực thẳm. Đây là một mối quan tâm lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông cố gắng nắm giữ vị trí lãnh đạo tối cao của đất nước trong Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu năm nay. Continue reading “Vương Kỳ Sơn đến Seoul mang theo thông điệp của Tập dành cho Mỹ”

Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?

Tác giả: Nghê Nguyệt Cúc | Biên dịch: Vũ Tú Nam

Theo các báo cáo truyền thông, ông Peter Tolstoy, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, mới đây đã tiết lộ rằng Nga đã rút khỏi Ủy ban châu Âu và bước tiếp theo sẽ là rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì tổ chức này đang phớt lờ các nghĩa vụ của mình đối với Nga. Trước đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc dành cho Nga.

Nga gia nhập WTO năm 2012. Sau 19 năm đàm phán gian khổ, Nga hiện muốn rút khỏi WTO, một mặt là “đòn phản công tự vệ” chống lại “nỗ lực không ngừng” của các nước phương Tây nhằm kiểm soát Nga, mặt khác là do thất vọng với cơ chế của WTO. Kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm hủy bỏ quy chế tối huệ quốc và đình chỉ tư cách thành viên WTO. Continue reading “Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?”

Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?

Nguồn: Ukraine-Kriegsverlauf: Henry Kissinger hat recht – Der Westen darf sich nichts vormachen, WELT, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà hoạch định chính sách đối ngoại kỳ cựu Henry Kissinger đã nêu ra khả năng Ukraine phải nhượng một phần lãnh thổ [cho Nga để đổi lấy hòa bình]. Sự phẫn nộ của Kiev đối với điều này là dễ hiểu. Nhưng dù đau đớn đến mấy, không ai có thể ra lệnh cho nước Nga phải chấp nhận hòa bình. Vì vậy, phải có một sự thỏa hiệp.

Trong bảy thập niên, Henry Kissinger là một trong những bộ óc vĩ đại về chính sách đối ngoại, không chỉ ở Hoa Kỳ, mà còn trên cả thế giới. Continue reading “Kissinger có đúng khi nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga?”

Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trang mạng Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/5 xuất bản bài bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển, hai quốc gia trung lập muốn gia nhập NATO. Nội dung tóm lược như sau:

Ngày 22/5, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập NATO sẽ làm cho vùng Bắc cực trở thành “vũ đài quốc tế” của các hành động quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết, quân đội Nga sẽ thành lập 12 đơn vị mới tại quân khu miền Tây nhằm đối phó với sự thay đổi tình hình do việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Điều đó làm cho dư luận quốc tế hiếu kỳ đặt câu hỏi: Rốt cuộc hai quốc gia Bắc Âu bình thường chẳng có gì nổi trội này tiềm ẩn một sức mạnh quân sự như thế nào để đến mức Nga phải căng thẳng như vậy? Continue reading “Trung Quốc bình luận về sức mạnh quân sự của Phần Lan và Thụy Điển”

Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân

Nguồn: Stacie L. Pettyjohn và Becca Wasser, “A Fight Over Taiwan Could Go Nuclear,” Foreign Affairs, 20/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trò chơi chiến tranh tiết lộ cho chúng ta xung đột Mỹ-Trung có thể leo thang đến thế nào.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đã làm dấy lên lo ngại về chiến tranh hạt nhân, bởi vì Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng hạt nhân của mình ở mức báo động cao, và cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ dẫn đến “hậu quả mà các người chưa bao giờ chứng kiến.” Hành động khiêu khích quân sự này đã xuất hiện trên trang nhất của nhiều tờ báo và thu hút sự chú ý ở Washington. Nhưng trong trường hợp Trung Quốc cố gắng chiếm Đài Loan, và Mỹ đứng ra hỗ trợ cho Đài Bắc, thì nguy cơ leo thang thậm chí còn có thể vượt xa tình hình căng thẳng hiện nay ở châu Âu. Continue reading “Cuộc chiến ở Đài Loan có thể sẽ là chiến tranh hạt nhân”

Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?

Nguồn: Paul Krugman, “Crashing Crypto: Is This Time Different?,” New York Times, 17/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuần trước TerraUSD, một đồng tiền mã hóa  ổn định (stablecoin) – hệ thống được cho là có hoạt động tương tự như một tài khoản ngân hàng thông thường, nhưng chỉ được hỗ trợ bởi một loại tiền mã hóa có tên là Luna – đã bị sập. Luna mất 97% giá trị chỉ trong vòng 24 giờ, theo đó thổi bay khoản tiết kiệm cả đời của nhiều nhà đầu tư.

Sự kiện này đã làm rung chuyển thế giới tiền mã hóa nói chung, nhưng sự thật là, thế giới đó vốn dĩ đã lung lay ngay từ trước khi xảy ra thảm họa Terra. Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên, đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái, và kể từ đó đã sụt giảm hơn 50%. Continue reading “Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?”

Vua cờ Kasparov: Thất bại quân sự sẽ là liều thuốc giải độc cho người Nga

Nguồn: Garri Kasparow: „Der Verlust der Krim könnte einen Zusammenbruch auslösen“, WELT, 22/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà cựu vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov là một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất kể từ khi Putin nhậm chức. Trong cuộc phỏng vấn, ông giải thích lý do tại sao ông tin rằng cuối cùng Ukraine sẽ thắng trong cuộc chiến này và một nước Nga mới hậu Putin sẽ như thế nào.

Cách viết tiếng Nga của Harry là Garry. Garry Kasparov được đặt theo tên của cố Tổng thống Mỹ Harry Truman. Sự lựa chọn của cha mẹ ông không phải là không có rủi ro, vì ông sinh năm 1963, giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Kasparov được nuôi dưỡng trong hệ thống giáo dục cộng sản, học cờ vua tại trường dạy cờ của đại kiện tướng huyền thoại và là một người cộng sản trung thành Mikhail Botvinnik. Nhưng người đàn ông 59 tuổi này luôn bị cuốn hút vào những ý tưởng mà cái tên của ông đại diện. Ở Liên Xô, ông được coi là một người có tinh thần tự do và là người chỉ trích hệ thống. Continue reading “Vua cờ Kasparov: Thất bại quân sự sẽ là liều thuốc giải độc cho người Nga”

Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

Nguồn: Edward Luce, “What the CIA thinks: William Burns on the new world disorder,” Financial Times, 13/05/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm mươi năm sau ‘cuộc đảo chính’ Chiến tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối mặt với một trật tự toàn cầu mới.

Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba chữ số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện đã già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FTWeekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông. Continue reading “Giám đốc CIA William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới”

Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li is back, and so is ‘Likonomics’,” Nikkei Asia, 19/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những sai lầm kinh tế của Chủ tịch Tập Cận Bình đã mở đường cho việc chia sẻ quyền lực.

Việc Thủ tướng Lý Khắc Cường bất ngờ quay lại gia tăng quyền lực gần đây đang là chủ đề bàn tán khắp Trung Quốc.

Thủ tướng Trung Quốc theo truyền thống sẽ chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế vĩ mô, với tư cách là người đứng đầu Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập trung hết quyền lực vào tay mình, nên trong 9 năm qua, quyền lực của Lý chỉ là trên danh nghĩa. Continue reading “Lý Khắc Cường đã trở lại, và ‘Likonomics’ cũng vậy”

Trung Quốc bình luận về xu hướng chiến sự sau khi Nga chiếm được Mariupol

Tác giả: Trương Nhất Phàm, Liễu Ngọc Bằng | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov thông báo: Từ ngày 16/5 tới nay đã có 1.730 người thuộc quân đội Ukraine và thuộc “Tiểu đoàn Azov” trong lực lượng quân sự Ukraine bị bao vây trong Nhà máy gang thép Azovstal ở Mariupol ra hàng. Dư luận bên ngoài phổ biến cho rằng trận chiến dài nhất và đẫm máu nhất trong cuộc xung đột Nga-Ukraine đã cơ bản chấm dứt. Trong hơn 80 ngày qua, chiến trận tại Mariupol đã trực tiếp ảnh hưởng tới xu thế phát triển cuộc xung đột nói trên. Trong tương lai, quân đội Nga sau khi dứt ra khỏi trận chiến đó sẽ tấn công về hướng nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận về xu hướng chiến sự sau khi Nga chiếm được Mariupol”

Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á

Nguồn: James Crabtree, “Biden and Xi Struggle to Compete in Asia,” Foreign Policy, 11/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu hỏi hai siêu cường có điểm gì chung trong cách thu hút các nước châu Á, thì câu trả lời là: Chiến lược thiếu sót.

Tuần này, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang trên đường tới Washington để gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden, trong một cuộc họp thượng đỉnh được mong đợi từ lâu. Chương trình nghị sự cho cuộc họp của Biden với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn đã hai lần bị trì hoãn, là nhằm ngăn chặn khu vực này chuyển hướng về phía Trung Quốc. Nhưng hội nghị thượng đỉnh còn được coi là có tính bước ngoặt vì một lý do khác. Trong lúc Mỹ và Trung Quốc đẩy mạnh cuộc cạnh tranh toàn cầu để tranh giành ảnh hưởng và quyền lực, mỗi bên đều đang chuẩn bị kế hoạch mới để giải quyết các điểm mù chiến lược của mình. Nhưng cả hai kế hoạch đều không có khả năng thành công. Continue reading “Thiếu sót của Biden và Tập trong cuộc cạnh tranh ở châu Á”

Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga

Nguồn: Angela Stent, “The West vs. the Rest,” Foreign Policy, 02/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chào mừng đến với Chiến tranh Lạnh thế kỷ 21!

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bốn tính toán sai lầm lớn trước khi tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Ông đánh giá quá cao năng lực và hiệu quả quân sự của lính Nga, đồng thời đánh giá quá thấp ý chí kháng cự và quyết tâm chống trả của người Ukraine. Ông cũng sai khi cho rằng một phương Tây bị phân tâm sẽ không thể đoàn kết về mặt chính trị nếu phải đối mặt với cuộc tấn công của Nga, ngoài ra, châu Âu và các đồng minh châu Á của Mỹ sẽ không bao giờ ủng hộ các biện pháp trừng phạt sâu rộng về tài chính, thương mại, và năng lượng chống lại Nga.

Nhưng Putin đã đúng về một điều: Ông đoán chính xác rằng cái mà tôi gọi là “Phần còn lại của Thế giới” – nghĩa là những nước “phi phương Tây” – sẽ không lên án hay áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga. Vào ngày chiến tranh nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng phương Tây đảm bảo rằng Putin sẽ trở thành “kẻ bị bài xích trên trường quốc tế” – nhưng đối với phần lớn thế giới, Tổng thống Nga không hẳn là một người bị bài xích. Continue reading “Phương Tây đối đầu ‘phần còn lại của thế giới’ trong quan hệ với Nga”

Trung Quốc bình luận về Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ 2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

“Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN—Mỹ 2022” đã họp tại thủ đô Washington (Mỹ) trong hai ngày 12 và 13/5. Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng lãnh đạo cấp cao 10 nước ASEAN, trong đó có Thủ tướng Việt Nam Pham Minh Chính, đã dự họp. Hội nghị đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung. Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc ngày 15/5 đăng bài viết dưới tiêu đề “Xã luận: ASEAN không phải là cây cầu bập bênh của Mỹ trong ‘Cuộc chơi với Trung Quốc’” Dưới đây là bản dịch xã luận này. Continue reading “Trung Quốc bình luận về Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ 2022”

Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tiến hành chuyến thăm Hoa Kỳ từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 5, chuyến công du nước ngoài dài nhất mà ông từng thực hiện kể từ khi nhậm chức hồi tháng 4 năm 2021. Ngoài việc tham dự Hội nghị thượng định Hoa Kỳ-ASEAN, ông Chính còn có nhiều cuộc gặp gỡ và hoạt động khác nhau để thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ. Chuyến thăm giúp nâng cao uy tín của vị thủ tướng ở trong và ngoài nước, tạo ra một sự thúc đẩy đáng kể và kịp thời cho cả quan hệ song phương lẫn các chương trình nghị sự trong nước của ông Chính. Continue reading “Tầm quan trọng đối ngoại và đối nội từ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính”