Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thứ Bảy vừa rồi (22/08/2020) là kỷ niệm 116 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình, người đã đưa Trung Quốc “cải cách và mở cửa”.

Ông Đặng xem mối quan hệ với Hoa Kỳ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Nhưng hơn hai thập niên sau khi ông qua đời vào năm 1997 ở tuổi 92, cách tiếp cận của ông đã trở thành dĩ vãng.

Phấn khởi vì thời tiết đẹp, tôi ngẫu hứng đến thăm một ngôi nhà cũ của Đặng. Nó nằm gần công viên Jingshan, ngay phía bắc Tử Cấm Thành. Khi tôi đi dọc theo một hutong – ngõ hẹp hình thành bởi những dãy nhà truyền thống – cánh cổng tôi đang đi tìm hiện ra trước mắt. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (24/08/20): Đặng Tiểu Bình và di sản ‘thao quang dưỡng hối’”

Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh

 Nguồn: Cheng Li, “Biden’s Election Raises Hopes and Doubts in Beijing”, Forreign Affairs, 13/11/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Việc cài đặt lại quan hệ Mỹ-Trung sẽ không hề dễ dàng.

Chưa bao giờ Bắc Kinh lại quan tâm đặc biệt đến kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ như cuộc bầu cử lần này. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu rằng sự cạnh tranh sẽ định hình quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai dù cho ai là ông chủ tiếp theo của Nhà Trắng. Tuy vậy, họ cũng tin rằng chiến thắng của cựu Phó Tổng thống Joe Biden trước Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ tạo ra cơ hội để tạm ngừng, hoặc ít ra là làm chậm lại, việc tiến đến quan hệ đối đầu đang rất đáng báo động giữa hai nước.

Quan hệ giữa hai nước đã xấu đi với tốc độ đáng kinh ngạc dưới nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Chiến tranh thương mại là ví dụ dễ thấy nhất của sự bất hòa, nhưng những căng thẳng mang tính chiến lược lớn hơn cũng làm nguy cơ xung đột tăng cao hơn. Nhiều quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc bị sốc trước hàng loạt lời lẽ quy trách nhiệm, những bình luận phân biệt chủng tộc công khai, các chính sách tách rời kinh tế hai nước, cũng như luận điệu ủng hộ sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc của chính quyền Trump. Continue reading “Chiến thắng của Biden mang lại hi vọng lẫn nghi ngờ ở Bắc Kinh”

Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong số 4 người Hoa từng được tặng giải Nobel khoa học,1 Dương Chấn Ninh (Yang Zhen Ning) được chính quyền Trung Quốc (TQ) trọng vọng hơn cả, luôn luôn là nhân vật trung tâm được các nhà báo phỏng vấn, đưa tin. Đó là do ông đã đóng góp sớm nhất, tích cực nhất vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc, và có nhiều ý kiến độc đáo trên các mặt KHKT, văn hóa giáo dục của TQ. Chính quyền, báo chí TQ và đặc biệt giới trí thức nước này rất coi trọng các ý kiến, quan điểm của ông, nhất là khi họ có tranh luận chưa ngã ngũ về một vấn đề nào đó. Continue reading “Về Dương Chấn Ninh, nhà khoa học gốc Hoa đoạt giải Nobel Vật lý”

Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng & Đỗ Thị Thủy

Cục diện thế giới hai thập niên đầu thế kỷ XXI chứng kiến xu thế toàn cầu hóa, hợp tác, liên kết. Hệ thống quốc tế hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đang đối mặt với thách thức gia tăng từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn cùng với chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên mạnh mẽ, sự thiếu hụt vai trò dẫn dắt các nghị sự toàn cầu trong khi các thách thức an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống đang nổi lên gay gắt (đại dịch COVID-19 là một ví dụ). Cục diện đó kéo theo nhiều hệ lụy sâu rộng, đa chiều, về lâu dài có thể làm thay đổi bản chất trật tự thế giới theo hướng đa cực, đa trung tâm, đặt ra cả cơ hội và thách thức cho các nước vừa và nhỏ làm sao bảo vệ tốt nhất lợi ích của mình trong quan hệ quốc tế. Continue reading “Quốc gia tầm trung và định hướng ngoại giao chuyên biệt: Hàm ý với Việt Nam đến năm 2030”

Nhật ký Bắc Kinh (21/08/20): Trung Quốc gồng mình chống lũ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiều thứ Năm (20/08/2020), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đến thăm quận Đồng Nam, Trùng Khánh, nơi đang bị lũ lụt. Thủ tướng bay từ Bắc Kinh đến thành phố miền tây nam vào sáng hôm đó, rồi đi tàu hỏa và ô tô đến vùng này.

“Chúng ta phải bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân theo chỉ đạo quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình”, ông Lý được cho là đã nói như vậy với các quan chức cấp cao của quận, theo một trang web chính phủ.

Tất cả 8.000 cư dân của quận đều bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ông Lý đi dọc theo những con đường lầy lội để động viên họ. Ông mang ủng dài, nhưng chiếc quần tây của ông dính đầy bùn. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (21/08/20): Trung Quốc gồng mình chống lũ”

Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vừa mới thua trận trở về vào năm trước, vào đầu năm Chí Nguyên thứ 23 [1286] Nguyên Thế Tổ lại ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt, mệnh các hành tỉnh điều phái các tướng sĩ cùng quân lính:

“…. Ngày Tân Mão tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 23 [18/2/1286] mệnh bọn A Lý Hải Nha bàn những điều cần làm để đánh dẹp Giao Chỉ. Continue reading “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ ba”

Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Vietnam Is Losing Its Best Friends to China”, The Diplomat, 02/11/2020.

Người dịch: Huỳnh Mỹ Xuyên

Trong những năm qua, sức hút kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu kéo Campuchia và Lào ra khỏi quỹ đạo của Việt Nam.

Trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, các nhà quan sát nhận thấy Hà Nội duy trì ba cấp độ quan hệ rõ rệt. Theo thứ tự về tầm quan trọng từ trên xuống thì cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”, kế đến là “đối tác chiến lược”, và sau đó là “đối tác toàn diện”. Ở cấp độ cao nhất, “đối tác chiến lược toàn diện” đôi khi bao gồm cả tính từ “hợp tác”. Theo đó, chỉ có Nga, Ấn Độ và Trung Quốc được xếp vào diện cao cấp nhất này trong thế giới quan của Việt Nam – trong đó Trung Quốc được xác định là “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Continue reading “Ảnh hưởng của Việt Nam tại Campuchia và Lào đang suy yếu trước Trung Quốc”

Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump

Tác giả: Walter Russell Mead

Khả năng giữ được số người ủng hộ trong những năm đầy xáo trộn, bất chấp đại dịch dẫn đến sa sút kinh tế, cho thấy những người đánh giá thấp Donald Trump đã sai lầm trầm trọng. Điều này không có nghĩa là Trump sẽ thắng trong cuộc bầu cử tháng 11, nhưng sẽ hoàn toàn sai nếu không nhìn thấy ở Donald Trump một sức mạnh chính trị tuyệt vời.

Giáo sư quan hệ quốc tế Walter Russell Mead là một trong những trí thức hiếm hoi của Mỹ thời gian qua đã quan sát « hiện tượng Donald Trump » một cách khách quan, trong bối cảnh mở rộng hơn của thế giới thời kỳ hiện tại. RFI lược dịch cuộc phỏng vấn của ông dành cho báo Le Figaro (ngày 08/10/2020). Continue reading “Chuyên gia: Sẽ rất sai lầm nếu không thấy sức mạnh chính trị tuyệt vời của Trump”

Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Mọi người vẫn còn nói về những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm ở Trung Quốc gần ba năm trước.

Trump tiếp tục đăng tweet như thường lệ trong chuyến thăm của ông vào tháng 11 năm 2017. Một trong những dòng tweet của ông viết: “CẢM ƠN vì một buổi chiều và buổi tối khó quên tại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Chủ tịch Tập và Phu nhân Bành Lệ Viên.”

Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đã đưa ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania đi tham quan hoàng cung, nơi các hoàng đế Trung Quốc từng sinh sống, và hiện là một trong những Di sản Thế giới UNESCO hút khách nhất. Cung điện đóng cửa cả ngày chỉ để đón họ trong ngày đầu tiên của chuyến thăm. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (07/08/20): Ba năm sau ngày Trump thăm Tử Cấm Thành”

Thế giới hôm nay: 11/11/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng trăm người biểu tình tập trung về thủ đô Yerevan của Armenia để yêu cầu Thủ tướng Nikol Pashinyan từ chức vì ông này đã ký một thỏa thuận vào hôm qua do Nga làm trung gian nhằm chấm dứt chiến tranh với Azerbaijan xoay quanh khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Một số người đã xông vào tòa nhà quốc hội. Một số lên phát biểu trong phòng họp chính; trong khi những người khác phá hủy thiết bị văn phòng.

Đảng Cộng hòa tiếp tục chối bỏ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Ngoại trưởng Mike Pompeo nói đùa rằng sẽ có “một cuộc chuyển giao suôn sẻ sang chính quyền Trump thứ hai”. Một ngày trước đó, bộ trưởng tư pháp William Barr đã bỏ đi các luật lệ nhằm bật đèn xanh cho các công tố viên của ông điều tra cáo buộc gian lận bầu cử, khiến một quan chức cấp cao từ chức để phản đối. Đội ngũ chuyển giao của Tổng thống đắc cử Joe Biden được cho là đang xem xét khởi kiện để cho phép họ tiếp cận thông tin và ngân sách liên bang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2020”

Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?

Nguồn: Preeti Jha, “Thailand protest: Why young activists are embracing Hong Kong’s tactics”, BBC, 21/10/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Những nhà hoạt động dân chủ tại Thái Lan đang áp dụng ngày một nhiều các chiến thuật từng được sử dụng bởi những người anh em của họ ở Hồng Kông khi những người biểu tình tiếp tục xuống đường bất chấp lệnh cấp tụ tập đông người trong bối cảnh các cuộc tuần hành nhắm vào Thủ tướng và nhà vua đã gia tăng trong nhiều tháng qua.

Khi những người biểu tình ở Bangkok lần đầu tiên sử dụng ô (dù) để đỡ đạn hơi cay vào thứ Sáu tuần trước, nó gợi cho người ta nhớ đến phong trào biểu tình phản đối chính phủ đã làm rung chuyển đặc khu Hồng Kông của Trung Quốc xảy ra năm ngoái. Continue reading “Giới trẻ Thái Lan học hỏi chiến thuật biểu tình của Hồng Kông như thế nào?”

Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?

Tác giả: Trường Minh p/v Lê Hồng Hiệp

Sẽ có một khoảng trống quyền lực xuất hiện khi ông Trump muốn đưa kết quả lên Toà án Tối cao. Nếu thời gian công bố kết quả bầu cử Mỹ kéo dài, Việt Nam có bị ảnh hưởng không?

TS Lê Hồng Hiệp: Việt Nam nên quan sát diễn biến tại Mỹ cũng như phản ứng của các nước khác để đánh giá tình hình và có động thái phù hợp với chính quyền mới.

Sự thận trọng là dễ hiểu nhưng nếu thận trọng trên mức cần thiết sẽ làm giảm cơ hội tạo dấu ấn và can dự hiệu quả với chính quyền mới ngay từ đầu.

Ngoài ra, quan hệ song phương cũng có thể bị đình trệ một ít vì nếu tình trạng bế tắc kéo dài thì sẽ có sự bất định về bộ máy hoạch định chính sách, về vai trò lãnh đạo ở các bộ ngành chủ chốt của Mỹ. Continue reading “Vì sao nhiều người Việt thích ông Trump?”

Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ

Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 08/11/2020, Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ra xã luận tiêu đề “Chớ ảo tưởng về mối quan hệ Trung-Mỹ, cũng đừng từ bỏ cố gắng”, nói về tác động của việc Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ và triển vọng quan hệ Mỹ – Trung. Bài viết có nội dung như sau:

Xem ra việc Biden trở thành Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới đã trở thành cục diện xác định. Bất chấp thái độ của Trump, các đồng minh phương Tây của Mỹ đã gửi lời chúc mừng tới Biden. Trong 4 năm Trump nắm quyền, chính sách đối ngoại của Mỹ giao động lớn nhất trên mối quan hệ với Trung Quốc, có thể coi việc [Trump] toàn diện đả kích, kiềm chế Trung Quốc là “di sản ngoại giao” lớn nhất của ông ta. Vậy Biden sẽ tiếp tục “đường lối Trump” trong quan hệ với Trung Quốc tới mức nào? Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Biden đắc cử tổng thống Mỹ”

Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden

Nguồn: Robert A Manning, “A Biden presidency’s impact on the Asia Pacific”, East Asia Forum, 08/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Có thể mất vài tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có kết quả cuối cùng, mặc dù tình hình cho thấy có thể có một chính phủ chia rẽ giữa Tổng thống Joe Biden và một Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát. Tuy vậy, chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu Á Thái Bình Dương sẽ có nhiều sự tiếp nối hơn thay đổi, dù sự chuyển biến về giọng điệu sẽ là rõ rệt.

Tổng thống Biden sẽ không xóa bỏ mọi thứ trong bốn năm qua, và cũng sẽ không thể xóa bỏ được thứ chủ nghĩa dân túy đã ăn sâu ở Hoa Kỳ, nhưng sẽ làm được nhiều điều để ngăn chặn sự “chảy máu” tiếp diễn. Mong muốn khắc phục các vấn đề của Biden sẽ bị hạn chế bởi việc Đảng Dân chủ không kiểm soát được Thượng viện. Continue reading “Dự báo chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của chính quyền Biden”

Các cuộc cách mạng phẩm giá

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Nhu cầu được thừa nhận phẩm giá một cách bình đẳng thổi luồng sinh khí cho Cách mạng Pháp, và nó vẫn tiếp tục sống động cho đến ngày nay.

Ngày 17 tháng Mười hai năm 2010, cảnh sát tịch thu hàng hóa trên xe chở rau của một người bán hàng rong ở Tunisia tên là Mohamed Bouazizi, lấy lý do anh không có giấy phép. Theo lời gia đình kể lại, anh bị một nữ cảnh sát, Faida Hamdi, tát ngay trước mặt mọi người, cũng là người đã tịch thu cả cân điện tử của anh và nhổ nước bọt vào mặt anh (việc Hamdi là nữ có thể tăng thêm cảm giác nhục nhã trong một nền văn hóa trọng nam). Bouazizi đã đến văn phòng thống đốc để phàn nàn và lấy lại chiếc cân, nhưng thống đốc từ chối gặp anh. Bouazizi sau đó đổ xăng lên người và tự thiêu, hét lên, “Các người muốn tôi sống sao?” Continue reading “Các cuộc cách mạng phẩm giá”

Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Watch what you wish for, including a Biden victory”, Nikkei Asia, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Donald Trump đã làm được nhiều điều để khôi phục sự khả tín của quyền lực Mỹ.

Chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ không tự động trở lại trạng thái tinh khôi, đáng ngưỡng mộ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Chúng ta không nên lý tưởng hóa các chính sách trước thời Trump.

Nghe Barack Obama nói về “xoay trục” sang châu Á quả là thú vị. Thật tuyệt khi ông dành thời gian đến dự các cuộc họp ASEAN. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, hay TPP, là một thành tựu đáng kể.

Nhưng một số khía cạnh trong chính sách đối ngoại của Obama quả thật tồi tệ. Obama không có khát vọng thực thi quyền lực. Thậm chí còn có lý do để tự hỏi liệu chính quyền của ông, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai, có thực sự hiểu về quan hệ quốc tế hay không. Quan hệ quốc tế không phải chỉ là về quyền lực mềm. Continue reading “Liệu Biden có nhu nhược trong đối ngoại như Obama?”

Nhật ký Bắc Kinh (01/08/20): TQ thúc đẩy ‘chu kỳ nội địa lớn’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 8/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thông cáo sau cuộc họp của 25 thành viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 30 tháng 7 nhắc đến một thuật ngữ lạ lẫm: “chu kỳ nội địa lớn”. Thông cáo cho biết Trung Quốc sẽ thiết lập một mô hình phát triển mới dựa trên chu kỳ này.

Thông tin làm bùng nổ một loạt các suy đoán về ý nghĩa chính xác của thuật ngữ này.

Song, “chu kỳ nội địa lớn” đã từng xuất hiện trước đây. Phó Thủ tướng Lưu Hạc từng nói về nó tại một diễn đàn kinh tế hồi giữa tháng 6. Ông nói: “Chu kỳ trong nước nên là nền tảng chính, và hai chu kỳ kép quốc tế và trong nước đều sẽ được thúc đẩy để tạo nên một khung phát triển mới”. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/08/20): TQ thúc đẩy ‘chu kỳ nội địa lớn’”

Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?

Nguồn: Edward Luce, “Biden risks being a lame duck president”, Financial Times, 05/11/2020.

Người dịch: Trần Hùng

Những người theo tư tưởng tự do bị tổn thương có thể cảm thấy nhẹ lòng trong chốc lát trước việc Joe Biden nhận được nhiều phiếu phổ thông hơn bất kỳ ứng viên nào khác trong lịch sử bầu cử tổng thống Hoa Kỳ – cho đến khi họ phát hiện ra Donald Trump là người có được số phiếu cao thứ hai. Trump thậm chí còn vượt qua cả số phiếu đỉnh cao năm 2008 của Barack Obama. Bài học thực sự từ số cử tri đi bỏ phiếu cao kỷ lục hôm thứ Ba và tiến trình kiểm phiếu vẫn đang tiếp tục là việc nước Mỹ đang bị chia rẽ một cách cay đắng, sâu sắc và gần như đồng đều. Continue reading “Joe Biden đối diện nguy cơ trở thành ‘tổng thống vịt què’?”

Mười khác biệt trong cách bỏ phiếu của người Mỹ so với thế giới

Nguồn: Eric Bjornlund, “10 Problematic Ways in Which U.S. Voting Differs From the World’s”, Foreign Policy, 03/11/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mỹ không biết quá trình bầu cử của họ kỳ lạ như thế nào so với phần còn lại của thế giới — từ Đại cử tri đoàn cho đến cách xác định phạm vi địa lý các khu vực bỏ phiếu. Nhưng ngay cả bản thân quy trình bỏ phiếu cũng rất khác so với các nền dân chủ khác, khiến việc bỏ phiếu trở nên khó khăn hơn và làm tăng nguy cơ gian lận cũng như tranh chấp giữa các đảng phái. Dưới đây là 10 khác biệt trong cách người Mỹ bỏ phiếu so với thế giới:

    1. Ngày Bầu cử được tổ chức vào ngày làm việc. Hầu hết các nền dân chủ khác đều bỏ phiếu vào cuối tuần hoặc chuyển ngày bầu cử của họ thành ngày nghỉ, có nghĩa là nhiều người hơn có thể bỏ phiếu mà không phải lo lắng về việc bỏ lỡ công việc. Continue reading “Mười khác biệt trong cách bỏ phiếu của người Mỹ so với thế giới”

Bá quyền kết thúc như thế nào: Sự tan rã của quyền lực Mỹ

Nguồn: Alexander Cooley & Daniel H. Nexon, “How Hegemony Ends: The Unraveling of American Power“, Foreign Affairs, July/August 2020.

Người dịch: Trần Ngọc Cư

Nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong trật tự toàn cầu. Phản ứng quốc tế thiếu phối hợp trong việc đối phó đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tiếp sau đó, sự hồi sinh của chính trị dân tộc chủ nghĩa và chính sách cứng rắn về biên giới quốc gia hình như báo trước sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế thiếu hợp tác và mong manh hơn. Theo nhiều nhà quan sát, những phát triển này nêu bật sự nguy hiểm của chính sách “nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và việc ông rút lui khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu. Continue reading “Bá quyền kết thúc như thế nào: Sự tan rã của quyền lực Mỹ”