Trump có thể lật ngược tình thế trước Biden được không?

Nguồn: Dan Senor, “It is too soon to write off Donald Trump’s election chances”, Financial Times, 28/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liệu Donald Trump có thể lôi một con thỏ ra khỏi mũ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới một lần nữa hay không? Theo hầu hết các chuyên gia thì không, nếu xét mức độ không tán thành rộng khắp đối với thành tích của ông. Nhưng khoan vội bác bỏ hoàn toàn cơ hội của Trump.

Trong bối cảnh đại dịch, suy thoái kinh tế và bất ổn dân sự, sẽ khó cho bất cứ tổng thống đương nhiệm nào có thể giành chiến thắng nhiệm kỳ hai – chứ đừng nói đến một người gây chia rẽ như ông Trump. Ông thua đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden trung bình tới tám điểm trong các cuộc thăm dò quốc gia do trang web FiveThentyEight tổ chức. Các cuộc thăm dò từng tiểu bang cho thấy con đường của ông để giành được đa số phiếu trong đại cử tri đoàn là rất khó khăn. Continue reading “Trump có thể lật ngược tình thế trước Biden được không?”

Australia siết chặt quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc

Nguồn: John Lee, “Down Under Doubles Down on Checking China”, WSJ, 27/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Reynold sẽ gặp các đồng cấp người Mỹ của mình vào thứ Ba này tại Washington trong khuôn khổi các cuộc họp thường niên được gọi là Ausmin. Sau đó, họ sẽ bay về Úc và chịu cách ly trong hai tuần để phòng Covid-19, một yêu cầu đối với những người công du nước ngoài về.

Thật đáng chú ý khi hại bộ trưởng của Úc sẵn sàng chịu đựng hai tuần bất tiện để gặp Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Các cuộc họp trực tuyến giờ là chuyện bình thường. Quyết định tự mình tới Mỹ do đó cho thấy tầm quan trọng của Mỹ đối với an ninh và thịnh vượng của Úc cũng như mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra cho cả hai nước. Continue reading “Australia siết chặt quan hệ với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc”

Tư duy đất liền và tư duy biển

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tư duy đất liền là tư duy coi đất đai là yếu tố quan trọng nhất của quốc gia. Cũng với tư duy đó, một số dân tộc hàng hải châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, … ngày xưa chiếm nhiều nước khác làm thuộc địa. Giữa thế kỷ XVI, các thuộc địa ở châu Mỹ của Tây Ban Nha có tổng diện tích 25 triệu km2, rộng gấp 50 lần chính quốc. Nước Anh từng  có các thuộc địa rộng hơn 100 lần chính quốc. Nước Mỹ sinh sau đẻ muộn tuy đất rộng nhưng vẫn chú ý bành trướng lãnh thổ: khi mới độc lập (7/1776) chỉ rộng hơn 1 triệu km2 (có hơn 4 triệu dân); ngày nay rộng 9,83 triệu km2 (324 triệu dân). Với đầu óc thực dụng “con buôn” kiểu Mỹ, họ chủ yếu bỏ tiền ra mua đất. Như năm 1803 mua của Pháp vùng Louisiana rộng 2,14 triệu km2 giá có 15 triệu USD, năm 1867 bỏ 7,2 triệu USD mua từ Nga vùng Alaska cực kỳ có giá trị chiến lược địa-chính trị rộng 1,518 triệu km2. Chủ trương này rất khôn ngoan, tuy mới đầu bị dư luận Mỹ nghi ngờ. Continue reading “Tư duy đất liền và tư duy biển”

Đằng sau hành trình 25 năm quan hệ Việt – Mỹ

Tác giả: Trường Minh – Việt Lâm

Kỳ 1: Những người Mỹ nhiều “duyên nợ” với Việt Nam bắc nhịp cầu hàn gắn

Đầu tháng 4/2020, dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump thu hút sự chú ý của đông đảo công luận quốc tế, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành dữ dội tại Mỹ và nhiều quốc gia.

Tổng thống Hoa Kỳ cảm ơn những người bạn ở Việt Nam đã hỗ trợ để chuyển giao nhanh chóng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho nước Mỹ.

Đó chỉ là một trong những chi tiết cho thấy mối quan hệ giữa hai cựu thù giờ đã tiến đến mức độ tin cậy và nồng ấm như thế nào. Nhưng với những người đã từng tham gia tích cực vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, đó là cả một hành trình đằng đẵng kéo dài hai thập kỉ, với biết bao nghi kị, thù địch, bao lực cản tưởng chừng không thể vượt qua. Continue reading “Đằng sau hành trình 25 năm quan hệ Việt – Mỹ”

Đại Việt dưới thời Trần Thái Tông [1225-1257]

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Kiến Trung 1225-1231; Thiên Ứng Chính Bình 1232-1250; Nguyên Phong 1251-1257

Vua họ Trần, tên húy là Cảnh, trước tên húy là Bồ, làm Chi hậu chính triều Lý, được Chiêu Hoàng nhường ngôi, ở ngôi 33 năm [1226-1258], nhường ngôi cho con 19 năm, thọ 60 tuổi [1218-1277], băng tại cung Vạn Thọ, táng ở Chiêu Lăng. Truyền thuyết kể rằng trước kia, tổ tiên Vua là người đất Phúc Kiến; lại có người bảo là người Quế Lâm, Quảng Tây. Tổ 5 đời tên là Kinh đến sinh sống tại hương Tức Mặc [huyện Xuân Trường, Nam Định], mấy đời làm nghề đánh cá. Vua là con thứ của Phụ quốc thái úy đời Lý, Trần Thừa; mẹ họ Lê, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần Kiến Gia thứ 8 [1218]; nhà Vua tướng mạo uy nghi, mũi cao, mặt rộng. Khi mới 8 tuổi, làm Chi hậu chính chi ứng cục triều Lý; được vào hầu trong cung. Lý Chiêu Hoàng thấy vua thì ưa; ngày 12 tháng 12 năm Ất Dậu [1225], được Chiêu Hoàng nhường ngôi Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Kiến Trung. Continue reading “Đại Việt dưới thời Trần Thái Tông [1225-1257]”

VN cần mạnh mẽ chống lại sự quấy rối của TQ tại khu vực Tư Chính

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam gần đây đã hủy một số thỏa thuận với các đối tác nước ngoài về các hoạt động thăm dò dầu khí trên thềm lục địa gần Bãi Tư Chính ở Biển Đông. Động thái này đã gây nên quan ngại rằng sự khả tín của Việt Nam trong việc bảo vệ các lợi ích biển của mình ở Biển Đông sẽ bị suy yếu, khiến Việt Nam khó thu hút được các nhà đầu tư mới cho các dự án dầu khí trong tương lai.

Tháng trước, Việt Nam đã hủy các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) dầu khí với Repsol, một công ty năng lượng quốc tế có trụ sở tại Tây Ban Nha, đối với các lô 135-136/03 và 07/03. Theo dàn xếp mới, Repsol sẽ chuyển giao lại toàn bộ lợi ích của mình trong các lô này cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), đối tác địa phương của Repsol trong các PSC này. Đầu tháng này, PVN cũng đã hủy một hợp đồng khoan với Tập đoàn Noble, một nhà thầu khoan ngoài khơi có trụ sở tại London. Theo đó, giàn khoan Noble Clyde Boudreaux đã không được triển khai tại lô 06-01 gần đó để tiến hành một hoạt động khoan thăm như dự kiến ​​ban đầu. Trong cả hai trường hợp, PVN đều phải chịu tổn thất tài chính đáng kể vì phải bồi thường cho Repsol và Noble. Continue reading “VN cần mạnh mẽ chống lại sự quấy rối của TQ tại khu vực Tư Chính”

Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ và tác động tới thương mại toàn cầu

Nguồn: China v America: Trade without trust”, The Economist, 18/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Mười chín năm trước, một công ty vô danh Trung Quốc khai trương vài văn phòng đầu tiên tại châu Âu ở vùng ngoại ô Frankfurt và một thị trấn ở Anh, bắt đầu tham gia đấu giá xây dựng các hệ thống viễn thông. Ngày nay, Huawei tượng trưng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc đi kèm nhiều mối lo – và một hệ thống thương mại toàn cầu nơi lòng tin đã sụp đổ. Với doanh thu 123 tỉ đô la Mỹ, Huawei nổi tiếng với giá cả cực kỳ cạnh tranh và sự tận tuỵ đối với các mục tiêu phát triển công nghiệp của giới lãnh đạo Trung Quốc. Từ năm 2018, Mỹ đã đưa Huawei vào cuộc tấn công pháp lý, biến nó trở thành tâm điểm trong thương chiến. Nay thì Anh cũng tuyên bố sẽ cấm cửa Huawei trong các hệ thống 5G của mình. Các quốc gia châu Âu khác có lẽ sẽ nối gót Anh. Nhưng thay vì cho thấy sự quyết tâm của phương Tây, chuỗi sự kiện liên quan đến Huawei cho thấy sự thiếu vắng một chiến lược mạch lạc. Nếu các nền dân chủ cởi mở và một Trung Quốc chuyên chế muốn duy trì các mối liên hệ kinh tế và tránh rơi vào tình trạng hỗn mang, thì một cấu trúc thương mại mới cần phải được thiết lập. Continue reading “Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ và tác động tới thương mại toàn cầu”

Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?

Nguồn: Rayhan Asat & Yonah Diamond, “The World’s Most Technologically Sophisticated Genocide Is Happening in Xinjiang”, Foreign Policy, 05/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hai sự việc chấn động gần đây cuối cùng đã làm thế giới thức tỉnh về quy mô và sự kinh hoàng của những tội ác chống lại người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc. Sự việc đầu tiên là một báo cáo đáng tin cậy tiết lộ hành vi triệt sản có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Sự việc còn lại là vụ Hải quan Mỹ thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người, nghi là tóc của những người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các trại tập trung. Cả hai sự việc đều gợi lên mối tương đồng đáng sợ với những tội ác đã từng xảy ra ở những nơi khác trong quá khứ, sự triệt sản cưỡng bức đối với những nhóm người thiểu số, người khuyết tật và người bản địa cũng như hình ảnh những ngọn núi tóc được trưng bày tại Auschwitz. Continue reading “Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?”

Tại sao ASEAN nên xem vấn đề Mê Kông như vấn đề Biển Đông?

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Why Asean should treat the Mekong like the South China Sea”, South China Morning Post, 17/07/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có số thành viên chia đều giữa Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Dẫu vậy, chiến lược của ASEAN bấy lâu chỉ là hướng về biển. Bốn trong năm thành viên đầu tiên là các quốc gia biển. Tổ chức này vốn cũng được thành lập nhằm ổn định các bờ biển của một tuyến đường hàng hải quan trọng nhằm ngăn các nước bị cuốn vào chiến trường Chiến tranh Lạnh trên Đông Nam Á lục địa.

Việc ASEAN mở rộng thêm các thành viên lục địa sau Chiến tranh Lạnh đã không chuyển hướng chiến lược hướng về biển của tổ chức này. ASEAN dành rất nhiều thời gian nói về Biển Đông bởi lẽ đây là một chủ đề quan trọng, không chỉ đối với khu vực, mà còn đối với cả thế giới. Song, tổ chức này hầu như chưa bao giờ động đến vấn đề Mê Kông, mặc cho thực tế con sông này chảy qua một nửa số thành viên của ASEAN. Continue reading “Tại sao ASEAN nên xem vấn đề Mê Kông như vấn đề Biển Đông?”

Những lựa chọn chiến lược của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s strategic options for dealing with China”, The Strategist, 10/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Sau cuộc đụng độ tháng trước tại cao nguyên Galwan thuộc vùng Ladakh làm 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng (số binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng không được công bố), hai nước đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu dai dẳng kéo dài trên tuyến tranh chấp thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn, ngay cả khi có nhiều báo cáo cho rằng hai bên đã rút quân tại khu vực xảy ra đổ máu. Quan trọng hơn, cuộc giao tranh mới đây cho thấy một xu hướng dịch chuyển trên quy mô lớn đối với địa chính trị châu Á.

Nhìn sơ qua, nhận định này có vẻ hơi quá đà. Dù gì thì Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã từng dùng quả đấm để nói chuyện với nhau trong quá khứ. Mặc dù hai nước chưa đạt được một sự dàn xếp căn cơ đối với đường biên giới dài 3.500 km đang tranh chấp, nhưng không bên nào nổ súng qua bên kia Đường kiểm soát thực tế (LAC) trong suốt 45 năm qua. Trong khi đó, thương mại song phương đã tăng lên mức 92,5 tỉ USD trong năm 2019 so với mức 200 triệu USD năm 1990. Continue reading “Những lựa chọn chiến lược của Ấn Độ để đối phó với Trung Quốc”

Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

3. Đánh Tống, bình Chiêm

Đánh Tống

Đánh Tống khác với các cuộc chiến tranh khác thời xưa; đây là cuộc chiến tranh đa dạng, sử dụng ý thức hệ, tình báo, và cả nội tuyến:

Về chiến tranh ý thức hệ, lúc đánh Tống quân ta đi đến đâu đều trưng lên bản tuyên cáo gọi là “Lộ Bố[1] nêu cao cuộc chiến chính nghĩa tự vệ, do phía Tống gây hấn trước. Lại chỉ trích việc nhà Tống dưới sự chỉ đạo của Tể tướng Vương An Thạch với danh nghĩa cải cách, đặt ra các phép Thanh miêu,[2] Trợ dịch,[3] Bảo giáp;[4] kềm kẹp dân chúng. Vì lòng dân Trung Quốc sẵn mối bất mãn với các quan lại hà khắc, cưỡng bách thi hành cải cách, bắt dân đoàn ngũ hóa giống như trại lính; nên hưởng ứng lời chỉ trích trong bản Lộ Bố, quay sang ủng hộ quân ta: Continue reading “Những nét đặc trưng về triều đại nhà Lý (P2)”

Những trở ngại cho tham vọng chiến lược của Trung Quốc

Nguồn: Henry Storey, “The brakes on Beijing’s ambition”, The Interpreter, 13/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trong khi chúng ta đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, có vô vàn lý do để cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là điều không thể tránh khỏi như người ta thường nghĩ.

Khi thảo luận về sự trỗi dậy của Trung Quốc, quan niệm phổ biến cho rằng đây là điều tất yếu. Người ta lập luận rằng quy mô dân số khổng lồ cũng như nền tảng kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa nước này trở thành một cường quốc thống trị khu vực hay một dạng bá quyền nào đó. Việc Trung Quốc nhanh chóng mở cửa trở lại sau khi đã khống chế được dịch Covid-19 trong nước càng củng cố thêm lập luận này. Continue reading “Những trở ngại cho tham vọng chiến lược của Trung Quốc”

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

Nguồn: Colm Quinn, “The U.S. Declared China’s South China Sea Claims ‘Unlawful.’ Now What?”, Foreign Policy, 14/07/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa quan điểm của Hoa Kỳ trở nên tương đồng với luật pháp quốc tế, mở ra con đường cho các biện pháp trừng phạt cũng như một phản ứng thống nhất hơn đối với “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai quan điểm thằng thắn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay đối với hành động chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể trên Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền trên biển quá mức của Trung Quốc cũng như việc đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn là bất hợp pháp. Điều nàyđánh dấu sự kết thúc của những phát ngôn ngoại giao thận trọng trong nhiều năm qua và có thể mở đầu cho sự đáp trả cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Trung Quốc. Continue reading “Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?”

Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G

Nguồn: A ban on Huawei further worsens Britain’s relations with China”, The Economist, 11/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 11 năm 2010, khi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, David Cameron đã được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại chủ nghĩa đa nguyên đang nở rộ. “Một tiếng ồ đáng kinh ngạc vang lên khắp khán phòng, một nửa ngưỡng mộ, một nửa sốc”, sau đó  ông nhớ lại. “Khi tôi nhìn quanh các khuôn mặt, tôi nghĩ: hệ thống này có thực sự tồn tại lâu được không? Kết luận của tôi là, nếu trong hình thức hiện tại thì không thể”.

Cameron hy vọng nhiệm kỳ thủ tướng của mình sẽ là buổi bình minh của một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh-Trung. Đằng sau khái niệm này là niềm tin rằng Anh có thể định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thương mại và nhân quyền bằng cách làm ăn với Trung Quốc. Hy vọng đó đã không sống sót được hết thập niên. Thương mại và đầu tư đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài. Continue reading “Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G”

Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan

Nguồn: Kate Sullivan-Walker, “The semiconductor industry is where politics gets real for Taiwan”, The Interpreter, 09/07/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các sản phẩm nhỏ bé nhưng mang vai trò chiến lược này có thể thay đổi mạnh mẽ thế giới khi Mỹ và Trung Quốc đấu đá nhau để giành lấy “bộ não” của ngành điện tử.

Người ta có thể tự hỏi vì sao mà một thứ có kích chỉ cỡ 5 nanomét, bằng chiều rộng của 2 đoạn DNA, lại có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ chính trị phức tạp giữa Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đến vậy.

Chíp bán dẫn là bộ não của tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến xe hơi và máy bay chiến đấu. Và các chíp tiên tiến nhất trên thị trường ngày nay có hàng tỷ các vi mạch cỡ 5 nanomét. Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan”

Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc

Nguồn:South-East Asian tycoons’ high-wire act”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Các đế chế kinh doanh gốc Hoa đang gặp khó trước những đòi hỏi trái ngược đến từ một nơi họ đã xem là nhà và một nơi là quê hương của tổ tiên, một quốc gia ngày càng quyết đoán.

Năm 1919, Chia Ek Chor chuyển nhà đến Bangkok và mở một cửa hàng nhỏ nhập khẩu hạt giống từ quê nhà tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc. Hai thế hệ sau, doanh nghiệp này, Charoen Pokphand (CP), đã trở thành tập đoàn thống trị Thái Lan, kinh doanh mọi mặt hàng từ thịt gà, thịt heo, đến ô tô, điện thoại. Người ông sáng lập công ty, đã mất năm 1983, lấy họ Thái là Chearavanont. Nhưng ông vẫn có tình cảm sâu đậm đối với quê hương mình. Khi nói bằng tiếng Hoa, chữ đầu tiên trong tên của bốn con ông, Zhengmin (Chính Minh), Daimin (Đại Minh), Zhongmin (Trung Minh), Quốc Minh (Goumin), ghép lại sẽ thành “chính đại Trung Quốc”. Continue reading “Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc”

Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ngày 26/06/2020, do Việt Nam tổ chức với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN, các nước Đông Nam Á đã tỏ lập trường cứng rắn hơn bao giờ hết đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Trong cuộc họp đó, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, với vai trò chủ trì hội nghị, đã tuyên bố : « Trong khi toàn thế giới đang phải chống dịch, những hành động vô trách nhiệm và vi phạm luật quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra, tác động đến môi trường an ninh và ổn định của khu vực ». Tuy không nêu đích danh, nhưng tuyên bố này rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc. Continue reading “Biển Đông: Việt Nam có thêm hậu thuẫn trong ASEAN”

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2020 tuy có nhiều biến động khó lường, nhưng Việt Nam đã kiểm soát được dịch Covid-19 một cách đầy ấn tượng. Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN Đặc biệt về Covid-19 họp trực tuyến (14/4). Sau hai tháng bị hoãn, Thủ tướng Việt Nam đã chủ tọa Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 họp trực tuyến (26/6). Dư luận đã đánh giá cao tuyên bố cứng rắn của Chủ tịch ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông, phản ánh đoàn kết cao hơn của ASEAN cũng như vai trò lớn hơn của Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Lập trường cứng rắn hơn của ASEAN   

Theo báo chí quốc tế, tuyên bố của Chủ tịch ASEAN năm 2020, “đã khẳng định nguyên tắc UNCLOS 1982 là cơ sở duy nhất để phán quyết về quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng tại các vùng biển”. (ASEAN finally pushes back on China’s sea claims, Richard Javad Heydarian, Asia Times, June 30, 2020). Continue reading “Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và ASEAN trong năm 2020”

Khởi nguồn của Champa: Một tiếp cận dựa trên sử liệu phi truyền thống

Tác giả: Đổng Thành Danh

Tóm tắt: Bài viết này xem xét lại lần lượt các nguồn sử liệu cũng như các cách sử dụng và diễn giả các nguồn sử liệu liên quan đến sự hình thành của (các) vương quốc Champa cổ ở miền Trung Việt Nam. Thông qua đó tác giả muốn gợi ý một số cách tiếp cận mới về sự hình thành và biến đổi của các vương quốc cổ ở miền Trung trong quá khứ từ quá trình hình thành, liên kết thông qua sự xuất hiện của một chính thể chung gọi là Champa.

Đối với những Nhà nghiên cứu sử học cổ – trung đại và những người quan tâm đến lịch sử, cái tên Champa không phải là một danh xưng xa lạ, nhưng đến nay vẫn còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn. Hầu hết những diễn ngôn gần nhất của giới học giả đều nhìn nhận Champa như một vương quốc tập hợp nhiều tiểu quốc ở miền Trung Việt Nam (đôi khi cả khu vực Tây Nguyên),  chưa có tư liệu nào chứng minh Champa là “một quốc gia”(G. Maspero 1928; Dohamide – Dorohiem 1965; Po Dharma 1999, tr. 9 – 36; P-B. Lafont 1999, tr. 39 – 54, P-B. Lafont 2011; Lương Ninh 2006). Về thời gian tan rã của Champa hiện có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người lấy mốc 1471 để kết thúc sự tồn tại của nhà nước Champa. Sau 1471 chỉ còn tồn tại tiểu vương Kauthara và Panduranga và lấy núi Đá Bia là ranh giới lãnh thổ. Continue reading “Khởi nguồn của Champa: Một tiếp cận dựa trên sử liệu phi truyền thống”

Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?

Tác giả: Huỳnh Lộc

Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei.

Khoảng 800 tài liệu, gồm các file thuyết trình trước khách hàng, dữ liệu phân tích nguyên nhân sụt giảm doanh thu, thông tin quan trọng liên quan đến kỹ thuật như mã nguồn, mọi dữ liệu nhạy cảm bậc nhất của tập đoàn Nortel đều được gửi đến Trung Quốc vào một ngày thứ 7, tháng 4/2004.

Trong thời kỳ đỉnh cao của Nortel năm 2000, công ty sản xuất thiết bị viễn thông này thuê 90.000 nhân lực và có giá trị vốn hóa 250 tỷ USD theo thời giá hiện nay, chiếm hơn 35% giá trị thị trường chứng khoán Canada. Continue reading “Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?”