Cơ hội của Việt Nam trong chuỗi ngành nghề toàn cầu

Giới thiệu: Hà Lực

Đứng trước sự thay đổi của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang dần khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và trong khu vực thông qua quá trình chuyển dịch nghành nghề toàn cầu.

Những năm gần đây, Việt Nam đang dần lọt vào tầm ngắm của thế giới. Bốn tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 154,6 tỷ USD, bằng một nửa của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại di động của Việt Nam chiếm đến 1/10 thị phần toàn cầu,cụ thể là cứ 10 chiếc điện thoại di động trên thế giới thì có 1 chiếc được sản xuất tại Việt Nam. Continue reading “Cơ hội của Việt Nam trong chuỗi ngành nghề toàn cầu”

Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?

Nguồn: James Riedel & Markus Taussig, “Vietnam’s vulnerability to the US–China trade war, East Asia Forum, 08/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ lan sang Việt Nam. Một cách hợp lý để tiếp cận vấn đề là nghiên cứu logic đằng sau thương chiến Mỹ -Trung, sau đó đánh giá liệu logic tương tự có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Việt Nam hay không. Tuy nhiên, vấn đề với cách tiếp cận này là thương chiến Mỹ – Trung không tuân theo logic kinh tế.

Lý thuyết kinh tế và bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng thương mại quốc tế tự do nói chung là một trò chơi có tổng dương mà trong đó cả hai bên đều được lợi từ thương mại. Chúng cũng chỉ ra rằng các cuộc chiến thương mại nói chung là một trò chơi có tổng âm, nghĩa là cả hai bên đều thua. Chắc chắn là ở mỗi nước sẽ có người được và người mất khi tham gia vào thương mại tự do hoặc chiến tranh thương mại, nhưng từ góc độ quốc gia, thương mại tự do đem đến lợi ích còn chiến tranh thương mại gây ra tổn thất. Continue reading “Liệu Mỹ có tiến hành chiến tranh thương mại với Việt Nam hay không?”

Tư tưởng ‘Đại thống nhất’ và ‘Đại nhất thống’ của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Lịch sử Trung Quốc (TQ) cho thấy từ xưa tới nay các chính trị gia nước này dù thuộc ý thức hệ nào cũng đều theo đuổi mục tiêu thực hiện một quốc gia “Đại thống nhất” và “Đại nhất thống”.

Đại thống nhất (大統一, Grand unification) là nói sự thống nhất lãnh thổ quốc gia, và các địa phương trong một nước đều phục tùng sự lãnh đạo của một chính quyền trung ương. Đại nhất thống (大一統, Great unity) là nói trong một quốc gia phải thực hiện tập trung thống nhất cao độ về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, không cho phép có ý kiến khác với chủ trương đường lối của chính quyền trung ương. Continue reading “Tư tưởng ‘Đại thống nhất’ và ‘Đại nhất thống’ của Trung Quốc”

Nhân tố Trung Quốc trong thách thức phát triển hạ tầng tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 24 tháng 9 năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam đã thông báo hủy sơ tuyển đấu thầu quốc tế rộng rãi cho tám đoạn của dự án Đường cao tốc Bắc – Nam, vốn sẽ được xây dựng theo mô hình Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT). Quan trọng hơn, Bộ đã quyết định loại các nhà đầu tư nước ngoài, thay vào đó sẽ tổ chức mời sơ tuyển mới với những tiêu chí thấp hơn chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước vào năm sau.

Dù quyết định này sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án quan trọng này nhưng nó nhìn chung đã được công chúng Việt Nam hoan nghênh. Một số nhà bình luận thậm chí còn cho rằng đây có lẽ là “quyết định tốt nhất” từ trước tới  nay của Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thế, người đã đối mặt với nhiều chỉ trích về năng lực cũng như tình  trạng tham nhũng tràn lan trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Continue reading “Nhân tố Trung Quốc trong thách thức phát triển hạ tầng tại Việt Nam”

Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?

Nguồn: Ligang Song, “Why the United States and China need to end the trade war”, East Asia Forum, 04/10/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương chiến Mỹ-Trung kéo dài hơn một năm nay khiến nhiều người cho rằng hai nước đã dấn mình vào một cuộc chiến dai dẳng và tốn kém. Thế nhưng, có những lý do thuyết phục khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc cần chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt.

Chiến lược áp thuế với Trung Quốc của Hoa Kỳ không phải là công cụ hữu hiệu để đối phó với sự mất cân bằng trong quan hệ thương mại song phương Mỹ – Trung, điều bắt nguồn chủ yếu từ các yếu tố mang tính cấu trúc trong nước: tiết kiệm quá mức so với đầu tư và tiêu dùng ở nước có thặng dư mậu dịch, và đầu tư và tiêu dùng quá mức ở nước bị thâm hụt. Để giảm sự mất cân bằng, các quốc gia buộc phải có những điều chỉnh lớn về mặt cấu trúc. Với Trung Quốc, đó sẽ là việc mở rộng nhập khẩu và tăng tiêu dùng nội địa, trong khi với Hoa Kỳ là giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm. Continue reading “Vì sao Mỹ – Trung cần chấm dứt chiến tranh thương mại?”

Nghịch lý tham nhũng Trung Quốc: Quan chức vừa ‘làm’ vừa ‘phá’

Nguồn: Yuen Yuen Ang, “China’s Corrupt Meritocracy”, Project Syndicate, 04/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng vào năm 2012, hơn 1,5 triệu quan chức, bao gồm một số lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bị kỷ luật. Trong số này có Ji Jianye, cựu lãnh đạo của thành phố Nam Kinh và Dương Châu, thuộc tỉnh Giang Tô. Bị thất sủng, Ji giờ chỉ được nhớ đến vì những khoản hối lộ và tai tiếng. Tuy nhiên, trước khi ngã ngựa, ông ta nổi tiếng là một người có năng lực với bàn tay sắt. Một bài báo trên tờ “Phương Nam cuối tuần” viết: “Ở Dương Châu, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Ji là nhà lãnh đạo có đóng góp lớn nhất cho thành phố kể từ năm 1949”. Continue reading “Nghịch lý tham nhũng Trung Quốc: Quan chức vừa ‘làm’ vừa ‘phá’”

Ngoại giao và kinh tế dưới triều Lý Thái Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngược dòng thời gian, hãy bàn sang lãnh vực ngoại giao giữa hai nước Trung Việt. Tục Tư Trị Trường Biên chép rằng sau khi Vua Lý Thái Tổ mất, nhà Tống lập tức điều quân xuống tỉnh Quảng Tây để phòng lúc hữu sự:

Trường Biên, quyển 106. Tống Nhân Tông năm Thiên Thánh thứ 6 [1028]

Ngày Ky Mão tháng 6 [10/7/1028], Quảng Tây Chuyển vận ty báo Tĩnh hải tiết độ sứ đồng bình chương sự An Nam đô hộ Nam bình vương Lý Công Uẩn mất, các con giành ngôi; xin tăng phòng binh tại 3 châu Ung, Khâm, Quảng. Chiếu ra lệnh Tuần kiểm, Đô giám tại các châu Quế, Nghi,[1] mang quân đến biên giới chặn phòng, đến lúc yên định được trở về.”[2]

Sau khi thấy tình hình nước ta ổn định bèn sai sứ sang phong vua Lý Thái Tông tước Quận vương: Continue reading “Ngoại giao và kinh tế dưới triều Lý Thái Tông”

Khi người Thái nhìn về phía đông: Cuộc chiến Xiêm – Việt năm 1833

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Người Thái và tham vọng “Đông tiến”

Người Thái trong khung cảnh này là các cư dân sống trên lãnh thổ Thái Lan ngày nay. Những người này từ đâu tới? Bản thân họ cũng chưa có câu trả lời cuối cùng. 5-6 ý tưởng khác nhau, từ nguồn gốc bản địa, cho tới các cuộc di cư từ vương quốc Nam Chiếu (vùng Vân Nam) vào thế kỷ XIII xuống phía Nam khi vương quốc này bị người Mông Cổ đánh chiếm…, vẫn còn đang tranh luận.

Dù từ đâu tới thì đến thế kỷ XVIII, người Thái đã làm chủ một khu vực rộng lớn tại vùng trung tâm của Đông Nam Á lục địa, nơi hiện hữu các vương quốc Lanna (miền Bắc Thái Lan ngày nay, với trung tâm là Chiang Mai) và vương triều Bangkok dọc theo sông Me Nam (xác lập năm 1782). Continue reading “Khi người Thái nhìn về phía đông: Cuộc chiến Xiêm – Việt năm 1833”

Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Khủng hoảng Biển Đông lần 2 tại Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) vẫn tiếp diễn. Tàu HD-8 vẫn khảo sát trái phép vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ (cách bờ khoảng 180km), trong khi các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn quấy rối hoạt động của mỏ Lan Tây-Lan Đỏ (lô 06-01) gây sức ép với Việt Nam và Rosneft. Ngày 3/9/2019, tàu cần cẩu Lam Kình của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần mỏ Cá Voi Xanh (lô 118) cách đảo Lý Sơn hơn 30 dặm, cách bờ biển Quảng Nam gần 90 km. Theo South China Morning Post (25/9/2019) Trung Quốc đã cho dàn khoan HD-982 tới Biển Đông, đe dọa vào vùng biển Việt Nam bất cứ lúc nào.

Trong khi đó dự án Cá Voi Xanh (lô 118) vẫn chậm tiến độ. Gần đây có tin đồn ExxonMobill định rút khỏi dự án này. Câu chuyện Cá Voi Xanh tuy còn chưa rõ, nhưng cửa sổ cơ hội cho Việt Nam dường như đang khép lại. Trước đây, Việt Nam đã bỏ lỡ nhiều cơ hội, nay lịch sử có thể lặp lại, nếu người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Bài này phân tích một số nghịch lý có thể gây trở ngại cho dự án chiến lược Cá Voi Xanh, dẫn đến hệ quả khó lường, nếu Việt Nam thiếu quyết đoán, hành động quá yếu và quá chậm. Continue reading “Nghịch lý Cá Voi Xanh: Thấy cây mà không thấy rừng”

Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: Max Boot, “The American Who Predicted Tet”, The New York Times, 30/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn ra từ 50 năm trước và ngày nay được nhớ đến như một bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam, sự kiện Tết Mậu Thân thực sự đã khiến người Mỹ bất ngờ. Một trong số ít người dự báo được điều sắp xảy ra là Edward Lansdale, nhân vật tình báo huyền thoại và vị tướng Không quân hồi hưu, người đã giúp kiến tạo nhà nước Nam Việt Nam sau khi Pháp rút lui. Ông trở lại Sài Gòn vào năm 1965 với tư cách là một quan chức làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, cố gắng sử dụng mối quan hệ của mình để cứu vãn nỗ lực chiến tranh đang rơi vào thất bại. Continue reading “Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân”

Kinh tế chính trị của truyền thông xã hội tại Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Tới Trung Quốc và Việt Nam và người ta sẽ nhận thấy một khác biệt lớn trong cách hai nước ứng xử với Internet nói chung và truyền thông xã hội nói riêng: Trong khi các nền tảng truyền thông xã hội phương Tây như YouTube và Facebook bị chặn ở Trung Quốc, chúng lại rất phổ biến ở Việt Nam. Ví dụ, theo Statista, số người dùng Facebook tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt 45,3 triệu người trong năm 2019, tăng từ mức 41,7 triệu người vào năm 2017. Việt Nam xếp thứ bảy trong số các quốc gia có số lượng người dùng Facebook lớn nhất thế giới tính đến tháng 7/2019, và có tỷ lệ người tích cực dùng mạng xã hội lên tới 64%. Continue reading “Kinh tế chính trị của truyền thông xã hội tại Việt Nam”

Năm điều Mỹ cần cân nhắc khi đối phó Trung Quốc

Giới thiệu: Mỹ Anh

Chính quyền của Tổng thống Trump đang đối đầu với Trung Quốc theo một cách khó có thể thúc đẩy thế cạnh tranh của Mỹ hay thu hút được sự ủng hộ rộng rãi. Cuối tháng trước, ông Trump đã ra một tuyên bố cứng rắn: “Chúng tôi không cần Trung Quốc, và thành thật mà nói, chúng tôi còn tốt hơn nếu không có họ”.

Hầu hết giới quan sát Mỹ đều đồng tình rằng Washington cần sửa đổi chính sách của mình với Bắc Kinh. Trung Quốc đang trở nên độc đoán hơn bởi họ đã giàu mạnh hơn, và coi thường hy vọng lâu đời của phương Tây rằng việc thông qua các cải cách theo định hướng thị trường có thể sản sinh những bước đi tiếp theo hướng tới tự do. Việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và những chính sách thương mại của họ thậm chí còn thuyết phục được nhiều người trong phe phản đối Tổng thống Trump rằng ông đã kích động một cuộc tranh cãi lớn về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Continue reading “Năm điều Mỹ cần cân nhắc khi đối phó Trung Quốc”

Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?

Nguồn: Cody J. Foster, “Did America Commit War Crimes in Vietnam?”, The New York Times, 01/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 01/12/1967, ngày cuối cùng trong phiên xét xử thứ hai của Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế, các nhà hoạt động chống chiến tranh từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Roskilde, Đan Mạch. Ban bồi thẩm – còn được gọi là Tòa án Russell theo tên người sáng lập, nhà triết học Bertrand Russell – đã dành một năm để điều tra hành động can thiệp của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á và lúc này đã sẵn sàng công bố phát hiện của mình. Các thành viên của phiên tòa nhất trí cho rằng Mỹ “có tội trong mọi cáo buộc, bao gồm diệt chủng, sử dụng vũ khí bị cấm, ngược đãi và giết tù nhân, di chuyển tù nhân một cách bạo lực” tại Việt Nam, cũng như các nước láng giềng Lào và Campuchia. Continue reading “Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?”

Hậu quả kinh tế của tự động hóa

Nguồn: Robert Skidelski,The Economic Consequences of Automation”, Project Syndicate, 18/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong khi Brexit chiếm tiêu đề của báo chí ở Vương quốc Anh và các nơi khác, cuộc diễu hành trong im lặng của quá trình tự động hóa vẫn tiếp tục. Hầu hết các nhà kinh tế xem xu hướng này là có ích: công nghệ, theo họ, có thể phá hủy việc làm trong ngắn hạn, nhưng sẽ tạo ra những việc làm mới và tốt hơn trong dài hạn.

Sự phá hủy việc làm là rất rõ ràng và trực tiếp: một công ty tự động hóa băng chuyền, hệ thống thanh toán tại siêu thị hoặc hệ thống giao hàng, sẽ chỉ giữ lại một phần mười lực lượng lao động làm giám sát viên, và sa thải phần còn lại. Nhưng những gì xảy ra sau đó lại ít rõ ràng hơn. Continue reading “Hậu quả kinh tế của tự động hóa”

Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh?

Nguồn: Max Walden, “Peaceful explorer or war criminal: Who was Zheng He, China’s Muslim symbol of diplomacy?,” ABC News, 22/09/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bên cạnh việc tiến hành một cuộc đàn áp lớn chống lại người Hồi giáo, Đảng Cộng sản Trung Quốc còn đang làm sống dậy huyền thoại về Trịnh Hòa (Zheng He) – một đô đốc hải quân, người chỉ huy các chuyến hải trình hùng tráng vào đầu thế kỷ 15 xuyên qua Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Đông và xa hơn thế nữa.

Khi đưa ra sáng kiến Vành đai và Con đường từ châu Á sang châu Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thường xuyên gọi Trịnh Hòa là biểu tượng cho sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, và cho tình hữu nghị với thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á.

Được mệnh danh là “Columbus Trung Quốc”, nhà thám hiểm thậm chí đã truyền cảm hứng cho một quán cà phê thời thượng ở Melbourne.

Thế nhưng, liệu ông có thực sự là một biểu tượng ngoại giao như cách Bắc Kinh muốn chúng ta tin không? Continue reading “Đô đốc Trịnh Hòa: Sứ giả hòa bình hay tội phạm chiến tranh?”

Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

23 giờ ngày 13 tháng 4 năm 1943. Phòng Tình báo Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương trình lên Đô đốc Chester Nimitz bức điện của quân đội Nhật họ vừa giải mã được. Bức điện có nội dung: “Kế hoạch công tác ngày 18 tháng 4 của Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Yamamoto: 8h đáp máy bay từ Rabaul đến Bougainville, có 6 máy bay chiến đấu hộ tống; 10h đến nơi, đi tiếp tầu ngầm đến Shortland; 11h30 đến nơi; …

Mắt Nimitz sáng lên như khi thợ săn thấy con mồi: như vậy nghĩa là Isoroku Yamamoto[1] sẽ đi vào vùng bán kính tác chiến của máy bay Mỹ cất cánh từ đảo Guadalcanal![2] Một dịp may trời cho để khử hắn – viên đại tướng nổi tiếng nhất nước Nhật, uy danh chỉ sau có Nhật Hoàng. Do thể hiện tài chỉ huy cao siêu trong việc lập kế hoạch và chỉ huy trận tập kích Trân Châu Cảng, Yamamoto được cả nước Nhật sùng bái. Nếu khử được hắn thì sẽ làm nhụt tinh thần chiến đấu của địch… Continue reading “Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coming Crisis of China’s One-Party Regime”, Project Syndicate, 20/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 10 năm nay, để đánh dấu 70 năm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhằm ca ngợi thành tích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ năm 1949. Nhưng bất chấp sự tự tin và lạc quan rõ ràng của ông Tập, các thành viên trên dưới của  Đảng ngày càng lo lắng cho triển vọng tương lai của chế độ – với những lý do chính đáng.

Vào năm 2012, khi Tập lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ, ông đã hứa rằng Đảng sẽ cố gắng mang lại những thành công vĩ đại trước thềm hai lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới, đó là ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 1921 và ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhưng một sự suy giảm kinh tế dai dẳng và căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ có thể sẽ làm xáo trộn tâm trạng của ĐCSTQ trong lễ kỷ niệm năm 2021. Và chế độ độc đảng thậm chí có thể không tồn tại được cho đến năm 2049. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 21/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thomas Cook, công ty lữ hành trọn gói lâu đời nhất thế giới, đang trên bờ vực phá sản. Hai chủ nợ chính của công ty là Royal Bank of Scotland và Lloyds đã đe dọa sẽ ngừng hỗ trợ nếu hãng không thể tìm được thêm 200 triệu bảng (250 triệu đô la) nguồn vốn, bên cạnh gói cứu trợ 900 triệu bảng đã được thỏa thuận vào tháng trước, để giúp hãng vượt qua mùa đông khắc nghiệt sắp tới.

Donald Trump đã công bố một vòng trừng phạt mới đối với Ngân hàng Trung ương Iran và quỹ đầu tư quốc gia của nước này. “Hiện tại, chúng tôi đã cắt tất cả các nguồn vốn vào Iran”, ông Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết. Mỹ đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi. Tehran phủ nhận mọi trách nhiệm và tuyên bố sẽ đáp trả hành động quân sự bằng một cuộc chiến tranh toàn diện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/09/2019”

Số phận bi kịch của con cái một số nhà lãnh đạo Liên Xô

So phan con cai mot so nha lanh dao chop bu cua Lien Xo hinh anh 3

Những người cha của họ từng điều hành đất nước, xây dựng Liên Xô, đưa con người lên vũ trụ, hoặc từng hủy hoại cuộc sống của hàng nghìn người khác.

Sergo Beria: chế tạo tên lửa ở nơi tha hương

Cánh tay phải của Stalin và là người đứng đầu Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), Lavrenty Beria chỉ có một người con trai. Sergo có một sự nghiệp sáng giá khi làm kỹ sư quân sự.

Ở giai đoạn ban đầu của Thế chiến 2, thanh niên trẻ tuổi khi đó mới 20 tuổi gia nhập quân đội, trở thành một kỹ sư quân sự giữ hàm trung úy.

Năm 1941, Sergo được gửi tới Iran trong một chiến dịch đặc biệt tối mật. Năm 1942, Sergo làm việc trong Nhóm các lực lượng Bắc Caucasus, và sau đó, trong một nhiệm vụ đặc biệt, ông tham dự các cuộc họp Tehran và Yalta giữa những người đứng đầu liên minh chống Hitler. Continue reading “Số phận bi kịch của con cái một số nhà lãnh đạo Liên Xô”

Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?

Nguồn: Sergey Radchenko, “Why Were the Russians in Vietnam?”, The New York Times, 27/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày nay chúng ta đã biết được tại sao người Mỹ lại mất quá nhiều thời gian như vậy trước khi rút khỏi Việt Nam: Rời đi có nghĩa là thể hiện sự yếu đuối trước mối đe dọa của Cộng sản toàn cầu, gây ra phản ứng dữ dội tại quê nhà và đánh mất uy tín của Mỹ đối với các đồng minh.

Nhưng nếu sự tham gia của Mỹ được hiểu rõ, người ta lại chẳng thể nói điều tương tự về siêu cường đối thủ của họ, Liên Xô. Người Liên Xô nhận được gì từ việc ủng hộ một cuộc chiến nơi rừng rậm xa xôi, gửi các cố vấn, vật tư và tiền của đến giúp đỡ Bắc Việt – chấp nhận thực hiện một hành động không chỉ làm đóng băng quan hệ Xô-Mỹ, mà còn có nguy cơ châm ngòi xung đột toàn cầu? Continue reading “Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?”