Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”

#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?

Nguồn: Mike M. Mochizuki & Samuel Parkinson Porter (2013). “Japan under Abe: Toward Moderation or Nationalism?”, The Washington Quarterly,  Vol. 36, No. 4, pp. 25–41.>>PDF

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm| Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài liên quan: #99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản 

Vào tháng 7 năm 2013, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đối tác liên minh, Đảng Kōmeitō (Đảng Công Minh), đã giành được chiến thắng ấn tượng trong cuộc bầu cử Thượng viện. Trong tổng số 121 ghế tranh cử, LDP đã giành được 65 ghế và Đảng Kōmeitō giành được 11 ghế. Với chiến thắng này, liên minh cầm quyền LDP- Kōmeitō kiểm soát 135 ghế trong tổng số 242 ghế (chiếm khoảng 55%) của Thượng viện. Chiến thắng này tiếp sau chiến thắng trong cuộc bầu cử Hạ viện tháng 12 năm 2012 vốn đã đưa ông Shinzō Abe và LDP quay lại nắm quyền bằng việc giành được 294 ghế trong tổng số 480 ghế. Continue reading “#169 – Nhật Bản dưới thời Abe: Hướng tới xu hướng ôn hòa hay chủ nghĩa dân tộc?”

#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “North Korea: A Grand Hoax”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 137-146.

Biên dịch và Hiệu đính: Tống Thị Thanh Duyên

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

BẮC TRIỀU TIÊN: Một cú lừa ngoạn mục

Tôi chưa bao giờ đến Bắc Triều Tiên. Tôi chưa bao giờ cảm thấy phải đến nơi ấy. Đó là một quốc gia bất thường bậc nhất. Ngay cả ở Trung Quốc, dân chúng cũng được sống với những quyền cơ bản nhất định. Ở Bắc Triều Tiên, người dân bị trấn áp hoàn toàn và cách ly triệt để khỏi thế giới bên ngoài. Nếu nói rằng nhà Kim đã xây nên nạn sùng bái cá nhân thì đó vẫn là một sự nói giảm trầm trọng. Để mê hoặc người dân Triều Tiên, gia tộc Kim đã trở thành những người bán thần thánh. Continue reading “#166 – Lý Quang Diệu viết về Bắc Triều Tiên”

APEC 2011 and the Future of Regional Architecture in Asia Pacific

Author: Vu, Le Thai Hoang, Ph.D. [1]

Source: International Studies, No. 24 (June – 2011), pp. 203-219.

Being the first-ever symbol of open regionalism[2] in Asia-Pacific since 1989, APEC with the principle of non-discrimination is seen as the premier forum to promote regional trade liberalization and economic integration while strengthening cooperation to address non-traditional security issues. In the overall regional strategy of the Obama Administration, APEC continues to serve as an important and most appropriate bridge to link US economic interests to regional economies, thereby helping the US achieve its short-term target of doubling exports within five years while delivering on its long-term “back-to-Asia” commitment and vision to consolidate leadership, at least economically, in the evolving two-pronged regional architecture to be founded on the East Asia Summit (EAS) (as the politico-security pillar) and APEC (as the economic pillar). 2011 when the US hosts APEC is a golden opportunity for the Obama Administration to create next breakthroughs in the grand journey to return to the region in all dimensions and in the immediate future earn significant points in the race for presidency for Obama himself. Continue reading “APEC 2011 and the Future of Regional Architecture in Asia Pacific”

Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Title: Vietnam’s hedging strategy against China since normalization

Author: Lê Hồng Hiệp

Source: Contemporary Southeast Asia, Volume 35, Number 3, December 2013, pp. 333-368.

Abstract:

Since the normalization of Sino-Vietnamese relations in 1991, Vietnam’s China policy has been shaped by a combination of approaches which can be best described as a multi-tiered, omni-directional hedging strategy. The article argues that hedging is the most rational and viable option for Vietnam to manage its relations with China given its historical experiences, domestic and bilateral conditions, as well as changes in Vietnam’s external relations and the international strategic environment. The article examines the four major components of this strategy, namely economic pragmatism, direct engagement, hard balancing and soft balancing. The article goes on to assess the significance of each component and details how Vietnam has pursued its hedging strategy towards China since normalization.

Download: >>PDF

#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Continue reading “#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ”

#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Carlyle A. Thayer (2013). “ASEAN, China and the Code of Conduct in the South China Sea”, SAIS Review of International Affairs, Vol. 33, No. 2, pp. 75-84.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Bài viết bao quát giai đoạn từ năm 1992, khi ASEAN đưa ra bản tuyên bố đầu tiên về vấn đề Biển Đông, đến tháng 9 năm 2013, khi hai bên bắt đầu những cuộc tham vấn chính thức về COC. Bài viết kết luận rằng quá trình này có thể bị kéo dài nếu không muốn nói là không thể kết thúc được. Continue reading “#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”

#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi

Nguồn: Samuel Kim (2008). “The Evolving Asian System: Three Transformations”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 35-56.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn International Relations of Asia

Lịch sử liệu có lặp lại ở châu Á? Tương lai châu Á có tương đồng với quá khứ của nó? Và sẽ giống với quá khứ của châu Á hay của châu Âu? Trong những năm hậu Chiến tranh Lạnh, câu hỏi quan trọng về cả lý thuyết lẫn thực tiễn này đã gây tranh cãi giữa nhiều học giả và các nhà phê bình chính sách thuộc những hướng lý thuyết và quy chuẩn khác nhau, và rút cục chỉ làm nảy sinh hàng loạt dự báo đối lập nhau. Nhằm phục vụ mục tiêu phân tích trong chương về lịch sử này, chỉ có hai viễn cảnh “trở về tương lai” đáng được xem là điểm xuất phát khả dĩ ở đây. Continue reading “#137 – Tiến trình phát triển hệ thống quốc tế ở Châu Á: Ba cuộc chuyển đổi”

#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông

Nguồn: Clive Schofield[1] (2013). “Increasingly contested waters? Conflicting maritime claims in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper  No. 5, pp. 8-12.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung 

Giới thiệu

Biển Đông là nơi có các đặc điểm địa lý ven biển phức tạp, nhiều tranh chấp chủ quyền đối với các đảo bởi nhiều bên yêu sách, những tuyên bố về đường cơ sở thái quá và gây tranh cãi, những tuyên bố chồng chéo và trái ngược nhau về quyền tài phán trên biển, và gần đây nhất là những tranh chấp liên quan đến báo cáo được nộp lên (cho Liên Hợp Quốc) về các quyền đối với thềm lục địa mở rộng. Mục đích của bài viết này là xem xét và phân tích những vấn đề trên Continue reading “#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông”

#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh

Nguồn:  Feng Zhang (2012). “China’s New Thinking on Alliances” , Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 129-148.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Việt Hưng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn 

Tháng 12 năm 1949, Mao Trạch Đông – lãnh đạo tối cao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa non trẻ – đã có chuyến thăm đến Matxcơva để thương lượng trở thành đồng minh quân sự với Liên Xô. Tuy nhiên, trong vòng chưa đến hai thập kỉ sau đó, liên minh quân sự Xô – Trung đã không những sụp đổ mà còn biến thành thế đối đầu căng thẳng cả về quân sự và ý thức hệ. Những nhu cầu cấp bách mang tính chiến lược của đất nước đã buộc giới lãnh đạo Trung Quốc phải xích lại gần với Hoa Kỳ, và từ sau năm 1972, tạo nên một mô hình bán liên minh giữa 2 quốc gia từng có quá khứ thù địch này. Tháng 1 năm 1979, Continue reading “#120 – Tư duy mới của Trung Quốc về liên minh”

#107 – ASEAN và chủ nghĩa đa phương khu vực mới

Nguồn: Sheldon W. Simon (2008). “ASEAN and the New Regional Multilateralism: The Long and Bumpy Road to Community”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 195-214.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #84 – Cân bằng thể chế và lý thuyết QHQT: Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA

Từ quan điểm địa chính trị, vùng duyên hải châu Á chia làm ba tiểu vùng: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, hai nước Triều Tiên, Đài Loan, viễn đông nước Nga), Đông Nam Á (Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei), và Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka). Cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có những cường quốc kinh tế và chính trị lớn mạnh. Ở khu vực sau cùng, các hoạt động kinh tế và sức ảnh hưởng về an ninh-chính trị ngày càng gia tăng của Ấn Độ đã mở rộng tới toàn bộ châu Á. Continue reading “#107 – ASEAN và chủ nghĩa đa phương khu vực mới”

#99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản

Nguồn: William Choong (2013). “Japan’s New Politics”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 3, pp. 47-54.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á

Tháng 12 năm 2012, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, đứng đầu là Shinzo Abe, đã giành được một thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử. Sau ba năm chịu sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Nhật Bản, ông Abe, người đã từng giữ chức thủ tướng từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2007, đã giành lại được quyền lực bằng việc tập trung vào chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao và ý thức của cử tri về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Continue reading “#99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản”

#84 – Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA

131255265_41n

Nguồn: Kai He (2008). “Institutional Balancing and International Relations Theory: Economic Interdependence and Balance of Power Strategies in Southeast Asia”, European Journal of International Relations, Vol. 14, No. 3 pp. 489–518.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài nghiên cứu kết hợp một số yếu tố của chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa tự do mới trong một mô hình cân bằng quyền lực thông qua thể chế (cân bằng thể chế) nhằm xác định những điều kiện mà thông qua đó, hình thức cân bằng quyền lực mềm này xảy ra. Cân bằng thể chế là quá trình chống lại áp lực hay các mối đe dọa từ bên ngoài thông qua việc đề xuất, tận dụng và thậm chí là chi phối các thể chế mang tính chất đa phương, một chiến lược mới của những nhà hiện thực chủ nghĩa nhằm giúp các quốc gia bảo đảm an ninh của mình trong môi trường vô chính phủ. Sự tác động lẫn nhau giữa một bên là việc phân bổ các năng lực của quốc gia và một bên là sự phụ thuộc mạnh mẽ về kinh tế ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc quyết định khi nào và làm thế nào sử dụng chiến lược đó. Những ví dụ rút ra từ lịch sử bao gồm: nỗ lực tập thể và đơn lẻ của những nước Thế giới thứ ba và các siêu cường nhằm thiết lập các nhóm bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Lạnh; cân bằng nội tiếp (inclusive balancing) của các nước ASEAN nhằm kiềm chế Trung Quốc và đảm bảo sự ủng hộ của Mỹ trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sau Chiến tranh Lạnh; cân bằng thể chế ngoại tiếp (exclusive balancing) của ASEAN chống lại Mỹ tại Hội nghị ASEAN+3 sau Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Những ví dụ trên làm sáng tỏ tính lô-gic trong lập luận của quá trình cân bằng thể chế dưới tác động của những trật tự quan hệ quốc tế cụ thể: trật tự hai cực trong Chiến tranh Lạnh, trật tự đơn cực và trật tự đa cực mới xuất hiện sau Chiến tranh Lạnh.

Continue reading “#84 – Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA”

#73 – Tái cân bằng sang Châu Á với một Trung Quốc bất an

Nguồn: Ely Ratner (2013). “Rebalancing to Asia with an Insecure China”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2,  pp. 21-38.>>PDF

Biên dịch: Dương Thị Thu Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ là tiếp tục chuyển sự quan tâm và đầu tư các nguồn lực vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.  Mặc dù nhiều nước trong khu vực hoan nghênh tái cam kết này, chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ khiến Trung Quốc ngày càng lo ngại về những ý định của Mỹ.1 Những nỗ lực của Mỹ trong việc mở rộng lực lượng quân sự ở Châu Á, tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác, và nâng cao vai trò của các thể chế khu vực khiến nhiều quan chức Bắc Kinh lo ngại là nhằm mục đích hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và coi đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự bất ổn trong khu vực cũng như sự suy thoái môi trường chiến lược của Trung Quốc. Continue reading “#73 – Tái cân bằng sang Châu Á với một Trung Quốc bất an”

#66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Nguồn: Thomas Plant & Ben Rhode (2013). “China, North Korea and the Spread of Nuclear Weapons”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 61-80.

Biên dịch: Lê Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lâm Vũ

Từng được cho là thân thiết gắn bó “như tay với chân” nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ Trung-Triều đã trở nên căng thẳng hơn. Bắc Kinh có những động cơ mâu thuẫn với nhau trong chính sách đối với Bình Nhưỡng và không bằng lòng với việc Bình Nhưỡng khiêu khích gây bất ổn tại khu vực Đông Bắc Á. Một số nhà quan sát cho rằng chính sách Bắc Triều Tiên của Bắc Kinh là phi lý vì nó khiến tinh thần bài Trung bị đẩy lên cao và tạo điều kiện cho quân đội Mỹ hiện diện tại châu Á.1(Sự bảo hộ ngoại giao mà Trung Quốc dành cho Bắc Triều Tiên sau vụ lực lượng Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hộ tống Cheonan Hàn Quốc và nã súng vào đảo Yeonpyeong năm 2010 đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc và thúc đẩy Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ tăng cường hợp tác). Việc Trung Quốc mập mờ bảo vệ cho kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể sẽ châm ngòi cho việc Seoul và Tokyo một ngày nào đó sẽ tìm kiếm biện pháp răn đe hạt nhân cho riêng mình, mặc dù điều này khó có khả năng xảy ra chừng nào quân đội Mỹ vẫn còn duy trì sự hiện diện một cách đáng kể ở Đông Á.
Continue reading “#66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân”

#64 – Hoa Kỳ, Trung Quốc và bẫy Thucydides

Nguồn: Robert B. Zoellick (2013). “U.S., China and Thucydides”, The National Interests, (July/August 2013).

Biên dịch: Bùi Đức Sơn | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

TRONG THỜI GIAN thăm Hoa Kỳ năm ngoái, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra ý tưởng “mối quan hệ kiểu mới giữa các siêu cường”. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama Tom Donilon đáp lời rõ ràng vào tháng Ba năm nay bằng cách bày tỏ sự quan tâm đến việc xây dựng một “mô hình quan hệ mới giữa một cường quốc hiện tại và một cường quốc đang lên”. Tháng Sáu này, lãnh đạo hai nước đã gặp nhau ở California để tìm hiểu xem liệu các quan điểm chiến lược của họ có thống nhất được với nhau không. Continue reading “#64 – Hoa Kỳ, Trung Quốc và bẫy Thucydides”

#63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn

Nguồn: David Shambaugh (2011). “Coping with a Conflicted China”, The Washington Quarterly, 34:1, pp. 7-27.>>PDF

Biên dịch: Hồ Lê Trung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những năm 2009-2010 sẽ được ghi nhớ là những năm Trung Quốc trở nên khó đối phó vì Bắc Kinh ngày càng thể hiện những hành động cứng rắn và hung hăng với những quốc gia lân cận ở Châu Á cũng như Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu (EU). Thậm chí mối quan hệ của Trung Quốc với Châu Phi và Mỹ Latinh cũng phần nào căng thẳng hơn, khiến hình ảnh quốc tế của quốc gia này vốn đã xấu đi kể từ năm 2007 càng trở nên sa sút hơn nữa.[1] Hành động quấy nhiễu của Bắc Kinh đã khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi sự cứng rắn này sẽ kéo dài bao lâu. Sẽ là xu hướng tạm thời hay lâu dài? Continue reading “#63 – Đối phó với một Trung Quốc mâu thuẫn”

#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD

Nguồn: G. John Ikenberry & Jitsuo Tsuchiyama (2002). “Between Balance of Power and Community: The Future of Multilateral Security Co-operation in the Asia – Pacific”, International Relations of the Asia Pacific, Vol 2., pp.69-94.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này tìm hiểu logic ẩn sau những cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với an ninh khu vực và những triển vọng cho một trật tự an ninh hợp tác toàn diện hơn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trật tự an ninh hiện tại trong khu vực mang dấu ấn của các phương thức tiếp cận lâu đời và đặc trưng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Những phương thức tiếp cận này mang đến kỳ vọng về việc xây dựng một trật tự hợp tác có sự tham gia của nhiều quốc gia hơn, tuy nhiên trong những năm tới, Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn là một khu vực hiện diện đâu đó ở giữa sự cân bằng quyền lực và một trật tự an ninh dựa vào cộng đồng.
Continue reading “#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD”

#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á

Nguồn: Hugh White1 (2011). “Power Shift: Rethinking Australia’s Place in the Asian Century”, Australian Journal of International Affairs, 65:1, 81-93. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Trang | Hiệu đính: Đỗ Thanh Hải

Kể từ khi Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972, Úc đã tận hưởng khoảng thời gian thịnh vượng và bình yên lâu dài nhất bắt đầu từ cuối thế kỷ 19. Khi hòa bình kéo dài quá lâu như vậy, chính quyền Úc đã có xu hướng coi hòa bình là hiển nhiên. Chúng ta cho rằng thực tế hiển nhiên và chắc chắn là những điều không may, sai lầm hay các ý đồ xấu xa đã gây ra các cuộc chiến tranh trong quá khứ không thể tái diễn vào ngày nay bởi hệ thống quốc tế đã tiến bộ. Continue reading “#53 – Chuyển dịch quyền lực: Tái xác định vị trí của Úc trong Thế kỷ Châu Á”

#50 – Chính sách xoay trục sang Đông Á của Mỹ: Về phương diện hải quân

Nguồn: Christian Le Mière (2012). “America’s Pivot to East Asia: The Naval Dimension”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 3, pp. 81-94.

Biên dịch & Hiệu đính: Vương Tuấn Hưng

Công bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào đầu tháng 1 năm 2012 về việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng đã khẳng định rằng Mỹ đang hướng sự chú ý tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi mà các cam kết tiến hành chiến tranh ở Trung Đông và Trung Á lắng xuống. Trong một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc vào ngày 5 tháng 1, Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta và Tổng tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey đã đề cập đến văn bản hướng dẫn chiến lược mới “Duy trì vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ: Những ưu tiên trong chiến lược quốc phòng thế kỷ 21”. Continue reading “#50 – Chính sách xoay trục sang Đông Á của Mỹ: Về phương diện hải quân”