Ukraine và bóng ma Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine and the shadow of Korea,” Financial Times, 12/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga có thể kết thúc với một hiệp định đình chiến, chứ không phải một hiệp ước hòa bình chính thức.

Đối với một số người bảo thủ, mọi cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại đều là “Munich.” Đối với một số người cánh tả, mọi cuộc chiến đều có nguy cơ biến thành “Việt Nam.”

Nhưng khi cuộc chiến Ukraine bước sang năm thứ hai, một phép so sánh ít phổ biến hơn đang nổi lên – Triều Tiên. Continue reading “Ukraine và bóng ma Triều Tiên”

Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Go Slow on Crimea,” Foreign Affairs, 07/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine không nên vội chiếm lại bán đảo Crimea?

Việc Ukraine giải phóng thành phố Kherson vào đầu tháng 11 không đơn thuần là một chiến thắng quân sự kịch tính. Bằng cách giành chiến thắng trên chiến trường, Ukraine đã bóc trần trò hù dọa của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chỉ hai tháng trước đó, Putin đã công khai tuyên bố Kherson và các vùng lãnh thổ khác của Ukraine là một phần lãnh thổ của Nga, ngầm đặt chúng dưới sự bảo vệ hạt nhân của nước này. Putin đã hy vọng rằng nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công hạt nhân sẽ buộc Ukraine phải hành động cẩn trọng và khiến những người ủng hộ nước này lùi bước. Nhưng kế hoạch của ông đã không hiệu quả. Continue reading “Tại sao Ukraine không nên vội tái chiếm Crimea?”

Nga nướng vũ khí ở Ukraina, Việt Nam lo nguồn cung thiếu hụt

Tác giả: Thu Hằng phỏng vấn Nguyễn Thế Phương

Lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2022 (Vietnam Defence 2022) từ ngày 08-10/12 tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, để « các nhà sản xuất trong nước và các nhà cung cấp hàng đầu thế giới có cơ hội giới thiệu các hệ thống trang bị, vũ khí, kỹ thuật tiên tiến nhất ngay tại Việt Nam ». Trong số khoảng 29 quốc gia tham dự, có Mỹ, Ả Rập Xê Út, Pháp, Đức và đặc biệt là Nga, nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam.

Tuy nhiên, nguồn cung này khó được bảo đảm trong tương lai do Nga đã sử dụng số vũ khí khổng lồ trên chiến trường Ukraina từ chín tháng qua. Theo thống kê của trang Oryx chuyên theo dõi thiệt hại quân sự trên chiến trường Ukraina, tính đến ngày 06/10/2022, Nga đã mất khoảng 50% số xe tăng tác chiến, 40% số xe bọc thép bộ binh, 1/10 đội bay, hạm đội và hệ thống tên lửa. Continue reading “Nga nướng vũ khí ở Ukraina, Việt Nam lo nguồn cung thiếu hụt”

Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marie Jourdain và Celia Belin, “Biden and Macron’s Historic Opportunity,” Foreign Affairs, 28/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Pháp và Mỹ có thể củng cố liên minh của họ như thế nào?

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Washington vào năm 2018, ông có mối quan hệ tương đối thân thiết với Tổng thống Mỹ Donald Trump, còn liên minh xuyên Đại Tây Dương đang trong tình trạng hỗn loạn. Là một người đấu tranh cho cả chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa thực dụng, Tổng thống Pháp lúc đó có sứ mệnh thuyết phục Trump tiếp tục tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể của Mỹ ở đông bắc Syria – cả hai điều cuối cùng đều không trở thành hiện thực. Continue reading “Cơ hội lịch sử của Biden và Macron để củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương”

Bên trong cuộc chiến tranh du kích chống Nga ở Ukraine

Nguồn: Norma Costello và Vera Mironova, “Ukraine Has a Secret Resistance Operating Behind Russian Lines,” Foreign Policy, 21/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng du kích Ukraine thời hiện đại đang âm thầm làm việc để phá hoại chiến dịch chiếm đóng của Nga.

Trên một con phố đông đúc ở trung tâm Kyiv, một người đàn ông cao lớn mặc áo hoodie màu đen đang đứng bên ngoài một quán cà phê, miệng phì phèo điếu thuốc lá điện tử một cách đầy giận dữ. Người đàn ông ở độ tuổi ngoài 40, trông không có gì nổi bật này chưa bao giờ trả lời phỏng vấn – và vì lý do chính đáng. Chức danh chính thức của ông, người đứng đầu Ủy ban Cựu Chiến binh, nghe như chức danh của một công chức hiền lành, nhưng Mykhailo – cái tên giả được bài báo này sử dụng nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn cho ông – chắc chắn không làm những việc như tổ chức diễu hành hay trang trí sự kiện. Continue reading “Bên trong cuộc chiến tranh du kích chống Nga ở Ukraine”

Putin chỉ có thể thắng ở Ukraine nếu Trump trở lại nắm quyền?

Nguồn: Kann Putin diesen Krieg noch gewinnen? – „Nur wenn Trump wieder an die Macht kommt“”, WELT, 20/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

François Heisbourg cho rằng việc Nga liệu có thua trong cuộc chiến ở Ukraine hay không phụ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ. Nhà địa chiến lược nổi tiếng thế giới là người am hiểu sâu sắc về các chi tiết của việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã tiên đoán về các diễn biến tiếp theo của cuộc chiến này.

François Heisbourg, 73 tuổi, là cố vấn tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Quỹ Paris về Nghiên cứu Chiến lược (FRS), và được coi là một trong những nhà địa chiến lược nổi bật nhất trên thế giới. Ông từ lâu đã đóng góp cho việc xây dựng học thuyết quốc phòng của Pháp. Không lâu trước khi quân đội Nga xâm lược Ukraine, ông đã xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, The Return of War (Sự trở lại của chiến tranh). Continue reading “Putin chỉ có thể thắng ở Ukraine nếu Trump trở lại nắm quyền?”

Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên

Nguồn: Stephen M. Walt, “Deaths in Poland Are a Warning for Everyone,” Foreign Policy, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vụ mảnh vỡ tên lửa của Ukraine rơi ở Ba Lan là một lời nhắc nhở rằng chiến tranh luôn có thể vô tình leo thang.

Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine là không đáng kể, thì cái chết bi thảm của hai công dân Ba Lan gây ra bởi một tai nạn tên lửa phòng không của Ukraine hôm thứ Ba (ngày 15/11/2022) sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Một cuộc chiến lớn đang diễn ra ở Ukraine, và ngay cả khi các bên đều hết sức cẩn thận, thì những cuộc chiến lớn vẫn cực kỳ lộn xộn, đầy bất trắc, và đầy những hậu quả không lường trước được. Vũ khí gặp trục trặc, các chỉ huy trên chiến trường không phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh, và “sương mù chiến tranh” khiến bạn khó nhận ra kẻ thù đang làm gì và dễ hiểu sai ý định của họ. Continue reading “Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên”

Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ

Nguồn: Von Martin van Creveld, “Es wird Verhandlungen geben – aber anders, als wir denken”, WELT, 18/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Volodymyr Zelensky vẫn khước từ mọi cuộc nói chuyện với Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể có đàm phán giữa Ukraine và Nga, nhà sử học quân sự Martin van Creveld nói. Theo ông có bốn điều có thể xảy ra.

Về lý thuyết, chiến tranh kết thúc khi một phe tham chiến bị đánh bại, không còn sức chiến đấu, và kẻ chiến thắng có thể làm theo ý mình. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các cuộc chiến tranh đều không có kết cục như vậy. Khi một cuộc chiến sắp kết thúc và không còn nhiều nghi ngờ về kết cuộc của nó, kẻ thua cuộc sẽ nỗ lực để đạt được những điều kiện tốt nhất có thể, trong khi kẻ chiến thắng cũng muốn tiết kiệm sức lực, chi phí và xương máu. Một khả năng khác là xuất hiện tình trạng bế tắc, buộc cả hai bên phải cân nhắc, xem liệu mục tiêu của họ có thực sự đạt được hay không, và tìm kiếm một lối thoát. Continue reading “Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ”

Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ

Nguồn: Pak Yiu, “China’s Global Security Initiative: Xi’s wedge in the U.S.-led order,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chương trình lớn tiếp theo của Bắc Kinh sẽ gia tăng áp lực chọn phe và hợp lý hóa cuộc chiến Ukraine.

Bài phát biểu dài gần hai giờ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước hơn 2.000 đại biểu tại Đại hội Đảng Cộng sản năm nay chứa đầy những điệp khúc quen thuộc. Tuy nhiên, lần đầu tiên báo cáo công tác đề cập đến Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), báo hiệu một chủ đề quan trọng trong nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có tiền lệ của ông.

“Một nhà triết học Trung Quốc cổ đại đã nhận xét rằng ‘các sinh vật khác nhau có thể cùng tồn tại mà không gây hại cho nhau, và các con đường khác nhau có thể chạy song song mà không ảnh hưởng đến nhau,” Tập nói trong báo cáo của mình. “Chỉ khi tất cả các quốc gia cùng theo đuổi lợi ích chung, chung sống hòa thuận và hợp tác vì lợi ích chung, thì mới có thịnh vượng bền vững và an ninh mới được đảm bảo.” Continue reading “Sáng kiến An ninh Toàn cầu: Quân cờ của Tập trên bàn cờ của Mỹ”

“Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh”

Nguồn: Russlands Reserven reichen real nur noch für ein Jahr Krieg“, WELT, 15/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Ít ai biết Tổng thống Nga lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.

Ông từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn, Andrei Illarionov giải thích điều gì đã khiến Putin leo thang chiến tranh ở Ukraine, điều mà phương Tây không chú ý đến khi nói đến dữ liệu kinh tế của Nga, và quan hệ của giới thượng lưu ở Moscow với Putin. Continue reading ““Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh””

Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng, ThS. Trần Hà My[1]

Tình hình thế giới, khu vực những năm gần đây chứng kiến nhiều biến chuyển sâu sắc, mau lẹ. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song các nhân tố khó lường kèm theo nguy cơ, thách thức cũng gia tăng, đặc biệt là những hệ quả bất lợi, đa chiều từ xu hướng cạnh tranh, kiềm chế phức tạp giữa các nước lớn. Để ứng phó với tình hình mới, các nước dù lớn hay nhỏ hiện nay đề cập nhiều hơn tới khái niệm “tự chủ chiến lược”, thậm chí xác định đây là phương châm chủ đạo, lâu dài trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu về cách tiếp cận mới của các nước về khái niệm tự chủ chiến lược, đặc biệt là của các nước nhỏ, nước tầm trung có thể mở ra nhiều gợi ý để thực hiện hiệu quả hơn nữa các mục tiêu đối ngoại mà Đại hội XIII đã đề ra. Continue reading “Xu hướng tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế hiện nay”

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới. Continue reading “Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?”

Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Russia’s Defeat Would Be America’s Problem,” Foreign Policy, 27/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến thắng ở Ukraine có thể sẽ đồng nghĩa với sự kiêu ngạo ở Washington.

Trong bài phát biểu nhằm thuyết phục dân chúng thành Athen tuyên chiến với Sparta vào năm 431 TCN, Pericles tuyên bố rằng ông “sợ những sai lầm của chính chúng ta hơn là những trang bị của kẻ thù.” Đặc biệt, ông cảnh báo chống lại sự kiêu ngạo và nguy cơ kết hợp “các kế hoạch chinh phục mới với việc tiến hành chiến tranh.” Tuy nhiên, những lời cảnh báo của ông đã không được lắng nghe, và những người kế vị ông cuối cùng đã khiến Athen thất bại thảm hại. Continue reading “Thất bại của Nga sẽ là vấn đề của Mỹ”

Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine

Tác giả: Nguyễn Văn Lịch & Bế Thanh Xuân

Tóm tắt: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu, đồng thời gợi ra sự liên tưởng tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung rơi vào trình trạng căng thẳng đỉnh điểm từ năm 2017 tới nay, vấn đề Đài Loan là hòn đá tảng khiến xung đột giữa hai nước trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về bản chất của chiến tranh tại Ukraine và cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan, từ đó có những đánh giá sự kiện và bàn về những kịch bản có thể diễn ra về cuộc tấn công Đài Loan, đồng thời phân tích mức độ can thiệp của Mỹ về vấn đề này. Continue reading “Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine”

Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai

Nguồn: Stephen M. Walt, “Which NATO Do We Need?,” Foreign Policy, 14/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bốn tương lai khả dĩ cho liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Trong một thế giới liên tục thay đổi, sự bền vững của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương quả là điều đáng chú ý. NATO còn “lớn tuổi” hơn tôi, dù tôi không còn trẻ nữa. Nó đã tồn tại lâu hơn cả triều đại của Nữ hoàng Elizabeth II ở Anh. Lý do tồn tại ban đầu của nó – “loại trừ Liên Xô, giữ chân Mỹ, và kiềm chế Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in, and the Germans down”) – đã không còn hợp thời như trước (bất chấp cuộc chiến của Nga ở Ukraine), nhưng nó vẫn tạo ra sự tôn trọng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Nếu bạn là một chính khách đầy tham vọng đang mong muốn để lại dấu ấn của mình ở Washington, Berlin, Paris, London, học cách ca ngợi những đặc điểm bền bỉ của NATO vẫn là một nước cờ có ích cho sự nghiệp. Continue reading “Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai”

Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Next Move in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ra lệnh động viên, rút lui, hay còn một phương án khác?

Lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với viễn cảnh thua cuộc. Những thất bại ban đầu xung quanh Kyiv và Chernigov đã được bù đắp nhờ chiến thắng của Nga ở miền nam và miền đông Ukraine. Những thất bại đó cũng có thể được coi là quyết định rút lui chiến thuật và do đó là sự lựa chọn của người Nga, bất kể chúng có thực sự là vậy hay không. Ngược lại, thất bại của binh lính Nga ở khu vực Kharkiv vào ngày 10/09 mới đây – và thành công của lực lượng Ukraine khi nhanh chóng chiếm lại lãnh thổ trải dài khoảng 2.000 dặm vuông ở miền nam và miền đông – cho thấy rõ ràng rằng Ukraine đang thắng thế, còn quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục thất thế. Chiến dịch Kharkiv của Ukraine đã phá tan ảo tưởng về sự bất khả chiến bại của Nga. Nó cũng báo trước một giai đoạn mới trong kỳ vọng của phương Tây. Đột nhiên, các nhà lãnh đạo và chiến lược gia phương Tây có thể tin rằng Ukraine đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến này. Sự thay đổi quan điểm này chắc chắn sẽ mở ra một động lực hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Lập luận rằng Ukraine nên đầu hàng vì hòa bình, thay vì tiếp tục chiến đấu, nay đã bị bác bỏ. Continue reading “Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?”

Thời báo Hoàn cầu bình luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân

Nguồn: “社评:在核战争问题上,没有任何后悔药可吃”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc), 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phải chăng “Bóng ma chiến tranh hạt nhân” đang lúc ẩn lúc hiện? Cùng với sự leo thang của cuộc xung đột Ukraine, cảm giác nguy cơ chiến tranh hạt nhân của cộng đồng quốc tế ngày càng mạnh lên. Hôm qua [21/9/2022], Tổng thống Nga Putin nói các quan chức cấp cao của NATO từng lên tiếng đe dọa Nga, nhưng Nga “có rất nhiều vũ khí có thể đánh trả”. Ông còn nhấn mạnh, đây không phải là hư trương thanh thế. Ngoài ra, tại Hội nghị kiểm điểm lần thứ 10 “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”, Tổng thư ký Liên Hợp quốc Guterres cũng cảnh báo “nguy cơ hạt nhân ở vào điểm cao nhất kể từ Chiến tranh Lạnh”. Continue reading “Thời báo Hoàn cầu bình luận về nguy cơ chiến tranh hạt nhân”

Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine

Nguồn: Dann wäre ein russischer Atomwaffeneinsatz denkbar“, WELT, 19/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Sai lầm về chiến thuật, quân đội nhụt ý chí chiến đấu và những vấn đề nghiêm trọng về hậu cần. Quân đội Nga ở Ukraine đang phải vật lộn với những khó khăn lớn. Liệu đây có phải là lý do để Điện Kremlin đi đến các biện pháp cực đoan trong tương lai gần? Gustav Gressel, nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu, nhìn nhận hai kịch bản để Putin có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hỏi: Thưa ông Gressel, quân đội Nga đã suy sụp trong vòng vài ngày sau cuộc tiến công của Ukraine ở khu vực Kharkov. Quân Nga dường như hoàn toàn bị bất ngờ. Ông có nghĩ rằng công tác tình báo của Nga trước đó đã hoàn toàn thất bại hay không? Continue reading “Chuyên gia quân sự châu Âu đánh giá triển vọng chiến trường Ukraine”

Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Has a New Opposition—and It’s Furious at Defeat in Ukraine,” Foreign Policy, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc đang truyền bá câu chuyện về “kẻ đâm sau lưng” để giải thích cho thất bại của Nga.

Một phong trào đối lập mới đang dần thành hình ở Nga, nhưng nó không ủng hộ dân chủ, cũng không phải phong trào phản chiến. Thay vào đó, nó là hình thái cực đoan nhất của nhóm ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, những người đang ngày càng trở nên phẫn nộ với thảm họa quân sự của Nga sau 6 tháng chiến đấu ở Ukraine. Họ muốn Putin leo thang chiến tranh, sử dụng các loại vũ khí tàn khốc hơn, và tấn công thường dân Ukraine theo những cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Họ đã công khai chỉ trích giới lãnh đạo quân sự và chính trị Nga vì đã kiềm chế, không sử dụng toàn bộ sức mạnh của Nga – dù rằng họ hiếm khi nhắc tên Putin. Continue reading “Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine

Nguồn:社评:中国从未骑在俄乌冲突的“虎背”上”, 环球时报, 13/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong tuần qua, tình hình chiến trường cuộc xung đột Nga-Ukraine đã có những chuyển biến phức tạp. Hôm thứ Hai 12/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: kể từ cuộc “phản công” vào đầu tháng 9, các lực lượng Ukraine đã tái chiếm 6.000 km vuông lãnh thổ. Lời giải thích công khai của phía Nga là quân đội Nga đã tự nguyện rút lui về “giải phóng Donbass” để tái tập hợp quân. Tình hình thực tế vẫn chưa rõ ràng, nhưng giới truyền thông Mỹ và phương Tây nóng lòng ăn mừng “chiến thắng vĩ đại trong cuộc phản công” của Ukraine. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ chưa bao giờ ‘cưỡi lưng hổ’ trong xung đột Ukraine”