#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Dự đoán tương lai: Sự Balkan hóa Châu Âu?

Trật tự mới nào sẽ nổi lên ở Châu Âu nếu Liên Xô và Mỹ rút về nước và Chiến tranh Lạnh kết thúc? Nó sẽ có những đặc điểm nào? Và nó sẽ nguy hiểm ra sao?

Chắc chắn là trật tự hai cực sẽ biến mất và hệ thống đa cực sẽ nổi lên trong trật tự mới tại Châu Âu. Hai khía cạnh khác của trật tự mới – sự phân chia quyền lực giữa các nước lớn và sự phân bổ vũ khí hạt nhân giữa họ – không được xác định trước, và một số dàn xếp có thể xảy ra. Có sự khác biệt rõ rệt trong tính ổn định của những dàn xếp này. Phần này sẽ xem xét phạm vi những mối nguy hiểm mà mỗi dàn xếp sẽ mang lại và khả năng chúng trở thành hiện thực. Continue reading “#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)”

#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

Những thay đổi sâu sắc diễn ra tại Châu Âu đang được nhìn nhận một cách rộng rãi như điềm báo về một kỷ nguyên hòa bình mới. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh cho thấy nguy cơ chiến tranh luôn đè nặng lên Châu Âu trong suốt hơn bốn thập niên đã được gỡ bỏ. Gươm kiếm nay đã trở thành lưỡi cày; sự hòa thuận ngự trị giữa các quốc gia và dân tộc ở Châu Âu. Trung Âu, nơi đã phải rên xiết trong một thời gian dài vì những lực lượng ồ ạt của hai khối quân sự, bây giờ có thể cải tạo những căn cứ quân sự thành khu công nghiệp, sân chơi và chung cư. Continue reading “#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)”

#99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản

Nguồn: William Choong (2013). “Japan’s New Politics”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 3, pp. 47-54.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #20 – Nhật Bản trong lòng Châu Á

Tháng 12 năm 2012, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, đứng đầu là Shinzo Abe, đã giành được một thắng lợi áp đảo trong cuộc bầu cử. Sau ba năm chịu sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Nhật Bản, ông Abe, người đã từng giữ chức thủ tướng từ tháng 9 năm 2006 đến tháng 9 năm 2007, đã giành lại được quyền lực bằng việc tập trung vào chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao và ý thức của cử tri về những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Continue reading “#99 – Nền chính trị mới của Nhật Bản”

#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ

Nguồn: Paul D. Miller (2012). “Five Pillars of American Grand Strategy”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 7 – 44.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

Trong một bài viết trước trên Survival, tôi đã cho rằng, trái với niềm tin phổ biến hiện nay, Hoa Kỳ vẫn đang theo đuổi ít nhất một trụ cột của một đại chiến lược không công khai kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đó là xây dựng nền hòa bình nhờ dân chủ (democratic peace).[1] Nền hòa bình nhờ dân chủ đã ảnh hưởng đến hầu hết các sáng kiến chính sách đối ngoại lớn của Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ qua, và đúng như vậy: nó có nhiều điểm mạnh khiến người ta muốn thúc đẩy nó, bao gồm cả việc nó phù hợp với các giá trị mà cử tri Mỹ ủng hộ rộng rãi. Nhưng đấu tranh cho tự do chỉ là Continue reading “#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ”

#93 – So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

barack-obama-victory

Nguồn: Joseph W. Robbins, “Presidentialism versus Parliamentalism”, in John T. Ishiyama and Marijke Breuning (eds), 21st Century Political Science: A Reference Handbook, (Thousand Oaks, CA: SAGE Publications, 2011), pp. 177- 185.

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Liệu một đất nước áp dụng chế độ tổng thống hay chế độ đại nghị là khác biệt vô cùng có ý nghĩa. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hệ thống tổng thống mang lại nhiều chính sách thương mại cởi mở hơn và những chi tiêu đặc thù lớn hơn (ví dụ ngân sách giao thông, trợ cấp nông nghiệp, v.v…) và phù hợp hơn với việc đại diện cho toàn bộ cử tri (Cheibub, 2006; Evans, 2004; Keech & Pak, 1995; Shugart & Carey, 1992). Ngoài ra, và có lẽ còn quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng rằng các chế độ tổng thống có nguy cơ gặp xung đột nhiều hơn và, trong một số trường hợp, dễ dẫn đến sụp đổ dân chủ (Linz, 1990a, 1994). Những công trình gần đây còn đi xa hơn Continue reading “#93 – So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị”

#92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị

electionbox

Nguồn: Seymour Martin Lipset (1959). “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy”, The American Political Science Review, Vol. 53, No.1 (March), pp. 69-105.>>PDF

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Nếu nhìn vào tình hình Thái Lan hiện nay, có thể thấy câu hỏi các điều kiện xã hội nào giúp tạo nên một nền dân chủ ổn định là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh chính trị của mọi quốc gia.  Trong bài viết nhiều ảnh hưởng gần như trở thành kinh điển này (đã được trích dẫn hơn 4.000 lần), tác giả Saymour M. Lipset phân tích các điều kiện gắn liền với sự phát triển kinh tế (bao gồm mức độ công nghiệp hóa, sự thịnh vượng, đô thị hóa, và nền giáo dục) tác động ra sao tới tính chính danh chính trị và mức độ ổn định của một nền dân chủ. Tác giả cũng phân tích tầm quan trọng đặc biệt của hiệu quả chính phủ cũng như các cơ chế giảm các chia rẽ xã hội trong việc duy trì một nền dân chủ ổn định. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với các bạn bài viết quan trọng này. Continue reading “#92 – Một số điều kiện xã hội tiên quyết của nền dân chủ: Sự phát triển kinh tế và tính chính danh chính trị”

#90 – Sử dụng và lạm dụng lịch sử: Trường hợp Munich, Việt Nam và Iraq

Nguồn: Jeffrey Record (2007). “The Use and Abuse of History: Munich, Vietnam and Iraq”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 49, No.1, pp. 163-180.

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Minh Đức

Tháng 8 năm 1990 đã chứng kiến một sự triển khai lực lượng đồng minh quan trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai mà sau này lịch sử sẽ phán xét… Nửa thế kỷ trước, thế giới đã có cơ hội để chặn đứng một kẻ hiếu chiến tàn bạo nhưng đã bỏ lỡ nó. Tôi xin thề với các bạn là chúng ta sẽ không phạm phải sai lầm đó một lần nữa.

Tổng thống Mỹ George H.W. Bush, 20/8/1990

Nói một cách đơn giản là không còn nghi ngờ gì nữa về việc Saddam Hussein hiện đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cũng không còn nghi ngờ gì về việc hắn ta đang sử dụng những vũ khí đó chống lại bạn bè và đồng minh của chúng ta cũng như chống lại chúng ta.

Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, 26/8/ 20022

Iraq là một Việt Nam của George Bush.

Thượng nghị sỹ Edward M. Kenedy, 5/4/20043

Continue reading “#90 – Sử dụng và lạm dụng lịch sử: Trường hợp Munich, Việt Nam và Iraq”

#89 – Ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm

Nguồn: Joseph S. Nye Jr. (2008). “Public Diplomacy and Soft Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science, 616, pp. 94-109.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan:  #62 – Ngoại giao công chúng và sự trỗi dậy của quyền lực mềm Trung Quốc / #30 – Thực thi sức mạnh mềm

Sức mạnh mềm là khả năng tác động đến người khác để đạt được kết quả mong muốn thông qua cách cuốn hút, hấp dẫn họ thay vì ép buộc hay mua chuộc bằng tiền. Đối với một quốc gia, sức mạnh mềm tồn tại ngay trong văn hóa, các giá trị và chính sách của mình. Một chính sách quyền lực khôn khéo phải biết kết hợp cả hai nguồn lực sức mạnh cứng và mềm. Ngoại giao công chúng từ lâu đã được xem như một công cụ để quảng bá sức mạnh mềm của một quốc gia và cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giành phần thắng trong Chiến tranh Lạnh.  Cuộc chiến hiện nay chống lại nạn khủng bố xuyên quốc gia chính là cuộc chiến nhằm giành được trái tim và khối óc, do vậy việc tin tưởng quá mức vào duy nhất sức mạnh cứng không phải là con đường dẫn đến thành công trong cuộc chiến này. Ngoại giao công chúng là một vũ khí quan trọng trong kho vũ khí của sức mạnh thông minh. Tuy nhiên, ngoại giao công chúng khôn khéo đòi hỏi sự hiểu biết chắc chắn về vai trò của sự khả tín, sự tự phê và xã hội dân sự trong việc hình thành sức mạnh mềm.
Continue reading “#89 – Ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm”

#85 – Độc tài, cách mạng và dân chủ: Ai Cập và tác động khu vực

Nguồn: Amin Saikal (2011). “Authoritarianism, revolution and democracy: Egypt and beyond”, Australian Journal of International Affairs, Vol. 65, No. 5, pp. 530-544.

Biên dịch: Đào Anh Dũng | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Bài liên quan: #81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989

Các cuộc nổi dậy vì dân chủ của người dân Ả-rập là tự phát, nhưng có lẽ không hoàn toàn bất ngờ. Chúng xảy ra trong bối cảnh bất đồng gia tăng giữa giai cấp thống trị và bị trị, áp bức chính trị, bất bình đẳng kinh tế và xã hội, các thay đổi về nhân khẩu học, nạn thất nghiệp và các thất bại trong chính sách ngoại giao. Mặc dù các cuộc nổi dậy bắt đầu ở Tunisia, nhưng chính trường hợp Ai Cập mới khắc họa tình hình một cách rõ nét hơn cũng như cho thấy tác động của nó đến phần còn lại của thế giới Ả-rập. Lúc này không thể biết kết cục sẽ ra sao. Nhưng chắc chắn nhân dân các nước Ả-rập vừa bắt đầu một hành trình dài mưu cầu sự tự quyết đúng nghĩa. Cuộc hành trình sẽ gian nan và đầy bất trắc đối với nhân dân Ả-rập và các dân tộc khác, nhưng phải coi đó là một phần của quá trình quá độ từ quá khứ độc tài sang tương lai đa nguyên chính trị. Continue reading “#85 – Độc tài, cách mạng và dân chủ: Ai Cập và tác động khu vực”

#84 – Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA

131255265_41n

Nguồn: Kai He (2008). “Institutional Balancing and International Relations Theory: Economic Interdependence and Balance of Power Strategies in Southeast Asia”, European Journal of International Relations, Vol. 14, No. 3 pp. 489–518.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài nghiên cứu kết hợp một số yếu tố của chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa tự do mới trong một mô hình cân bằng quyền lực thông qua thể chế (cân bằng thể chế) nhằm xác định những điều kiện mà thông qua đó, hình thức cân bằng quyền lực mềm này xảy ra. Cân bằng thể chế là quá trình chống lại áp lực hay các mối đe dọa từ bên ngoài thông qua việc đề xuất, tận dụng và thậm chí là chi phối các thể chế mang tính chất đa phương, một chiến lược mới của những nhà hiện thực chủ nghĩa nhằm giúp các quốc gia bảo đảm an ninh của mình trong môi trường vô chính phủ. Sự tác động lẫn nhau giữa một bên là việc phân bổ các năng lực của quốc gia và một bên là sự phụ thuộc mạnh mẽ về kinh tế ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc quyết định khi nào và làm thế nào sử dụng chiến lược đó. Những ví dụ rút ra từ lịch sử bao gồm: nỗ lực tập thể và đơn lẻ của những nước Thế giới thứ ba và các siêu cường nhằm thiết lập các nhóm bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Lạnh; cân bằng nội tiếp (inclusive balancing) của các nước ASEAN nhằm kiềm chế Trung Quốc và đảm bảo sự ủng hộ của Mỹ trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sau Chiến tranh Lạnh; cân bằng thể chế ngoại tiếp (exclusive balancing) của ASEAN chống lại Mỹ tại Hội nghị ASEAN+3 sau Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Những ví dụ trên làm sáng tỏ tính lô-gic trong lập luận của quá trình cân bằng thể chế dưới tác động của những trật tự quan hệ quốc tế cụ thể: trật tự hai cực trong Chiến tranh Lạnh, trật tự đơn cực và trật tự đa cực mới xuất hiện sau Chiến tranh Lạnh.

Continue reading “#84 – Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA”

#83 – Tù nhân của địa lý

Nguồn: Ricardo Hausmann (2001). “Prisoners of Geography”, Foreign Policy, No. 122 (Jan. – Feb.), pp. 44-53.

Biên dịch: Dương Thanh Nga | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia phát triển kinh tế hứa hẹn rằng với sự hòa hợp chính xác của các chính sách hỗ trợ thị trường, các nước nghèo cuối cùng sẽ phát triển thịnh vượng. Nhưng chính sách không phải là vấn đề – địa lý mới là vấn đề. Các quốc gia nhiệt đới không giáp biển không bao giờ có thể tiếp cận những thị trường và công nghệ mới mà họ cần để phát triển trong nền kinh tế toàn cầu.

Bạn thuộc cung Bọ Cạp. Vậy thì bạn chắc hẳn là một người sôi nổi. Các phong vũ biểu cho rằng áp suất khí quyển đang giảm. Vì vậy trời sắp mưa. Vĩ độ của bạn ít hơn 20 độ. Trong trường hợp này, quốc gia của bạn chắc chắn nghèo. Continue reading “#83 – Tù nhân của địa lý”

#82 – Hiệu ứng CNN: Công cuộc tìm kiếm một lý thuyết truyền thông về quan hệ quốc tế

Nguồn: Etyan Gilboa (2005). “The CNN Effect: The Search for a Communication Theory of International Relations”, Political Communication, Vol. 22, pp. 27–44.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngân Khánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này phân tích một nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ nhằm xây dựng và kiểm chứng một mô hình lý thuyết truyền thông về quan hệ quốc tế vốn cho rằng những mạng tin tức truyền hình toàn cầu như CNN và BBC World đã trở thành một nhân tố quyết định đối với các quyết sách và kết quả của các sự kiện tầm cỡ. Nghiên cứu đã phân tích một cách hệ thống và mang tính phản biện các công trình nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết này, thường được biết đến với tên gọi ‘Hiệu ứng CNN’ trong giới học thuật lẫn ngành truyền thông. Nguồn tư liệu này bao gồm các công trình nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm so sánh, các trường hợp nghiên cứu điển hình cụ thể và cả những mô hình mới. Continue reading “#82 – Hiệu ứng CNN: Công cuộc tìm kiếm một lý thuyết truyền thông về quan hệ quốc tế”

#81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989

Nguồn: Lucan Way (2011), “Comparing the Arab Revolts: The Lessons of 1989”, Journal of Democracy, Volume 22, Number 4, October 2011, pp. 13-23.

Biên dịch: Phạm Văn Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Mùa xuân Ả-rập” ngay từ khi nổ ra đã là một đề tài làm gia tăng nhanh chóng những so sánh với những sự kiện năm 1989, và quả đúng như vậy.[1] Hai thập niên kể từ khi Đông Âu cộng sản sụp đổ, chúng ta đã có những bài học đắt giá về sự chuyển tiếp thể chế, qua đó giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn về những gì đang xảy ra ở Trung Đông và Bắc Phi ngày nay. Đáng tiếc là việc so sánh này không làm cho chúng ta lạc quan về triển vọng dân chủ trong ngắn hạn tại đó. Những tương đồng và dị biệt khi đem so sánh với các sự kiện xảy ra vào năm 1989 Continue reading “#81 – So sánh những cuộc nổi dậy của người Ả-rập: Những bài học năm 1989”

#79 – Chính sách đối ngoại Nga: Kế thừa trong thay đổi

Nguồn: Andrew C. Kuchins & Igor A. Zevelev (2012). “Russian Foreign Policy: Continuity in Change”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 1, pp. 147-161.>>PDF

Biên dịch: Vũ Thanh Bình | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #60 – Định luật thứ Nhất của Chính trị dầu mỏ#54 – Sự va chạm giữa các nền văn minh?

Sự quay trở lại cương vị tổng thống của Vladimir Putin sắp diễn ra trong năm 2012 đang làm trỗi dậy nhiều câu hỏi về tương lai chính sách an ninh và đối ngoại của Liên bang Nga cũng như mối quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ. Putin sẽ tìm cách tiếp nối và thực hiện các mục tiêu chương trình hiện đại hóa của Tổng thống hiện nay –  Dmitri Medvedev- tới mức độ nào? Phải chăng Putin sẽ cải cách hệ thống chính trị theo chiều hướng đa nguyên và phi tập trung hóa quyền lực? Phải chăng quá trình “tái điều chỉnh” mối quan hệ Hoa Kỳ – Nga sẽ kéo dài? Ngay cả khi những vấn đề này Continue reading “#79 – Chính sách đối ngoại Nga: Kế thừa trong thay đổi”

#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ

Nguồn: Min Zin & Brian Joseph (2012). “The Opening in Burma: The Democrats’ Opportunity”, Journal of Democracy, Volume 23, Number 4 (October), pp. 104-119.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương

Trong suốt nửa thế kỷ sau khi quân đội lên nắm quyền năm 1962, viễn cảnh thay đổi chính trị ở Miến Điện vẫn tỏ ra còn xa vời. Đây là một trong những thể chế độc tài cứng nhắc nhất thế giới, và Miến Điện cũng là một trong những nước kém phát triển nhất. Trong hầu hết các chỉ số về phát triển con người được đo lường, đất nước 56 triệu dân này đã không đạt được mức cơ bản nào và hiện đang nằm ở gần cuối bảng xếp hạng của thế giới. Như thể góp phần làm cho bức tranh thêm ảm đạm, những nhà lãnh đạo quân đội Miến Điện từ lâu đã đi theo chính sách cô lập khiến tình hình kinh tế và chính trị tiếp tục trì trệ, Continue reading “#74 – Miến Điện mở cửa: Cơ hội cho các nhà dân chủ”

#73 – Tái cân bằng sang Châu Á với một Trung Quốc bất an

Nguồn: Ely Ratner (2013). “Rebalancing to Asia with an Insecure China”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 2,  pp. 21-38.>>PDF

Biên dịch: Dương Thị Thu Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama, một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ là tiếp tục chuyển sự quan tâm và đầu tư các nguồn lực vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.  Mặc dù nhiều nước trong khu vực hoan nghênh tái cam kết này, chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Mỹ khiến Trung Quốc ngày càng lo ngại về những ý định của Mỹ.1 Những nỗ lực của Mỹ trong việc mở rộng lực lượng quân sự ở Châu Á, tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác, và nâng cao vai trò của các thể chế khu vực khiến nhiều quan chức Bắc Kinh lo ngại là nhằm mục đích hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và coi đây là nguyên nhân chính dẫn tới sự bất ổn trong khu vực cũng như sự suy thoái môi trường chiến lược của Trung Quốc. Continue reading “#73 – Tái cân bằng sang Châu Á với một Trung Quốc bất an”

#72 – Phê bình lý thuyết chiến tranh đánh lạc hướng

Nguồn: Jack S. Levy, “The Diversionary Theory of War” (Chapter 11), in Manus I. Midlarsky (ed.), Handbook of War Studies (Boston: Unwin Hyman, 1989), pp. 259-288.

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc giới tinh hoa chính trị thường thực hiện các chính sách đối ngoại phiêu lưu hoặc thậm chí là gây ra chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận trong nước khỏi các vấn đề kinh tế và xã hội trong nước, cũng như củng cố sự ủng hộ chính trị nội bộ là đề tài không mới của chính trị quốc tế.[1] Thường được đề cập đến dưới tên gọi “giả thuyết con dê tế thần” (scapegoat hypothesis) hoặc “thuyết chiến tranh đánh lạc hướng” (diversionary theory of war), tư tưởng này là một trong số ít lý thuyết ở cấp độ xã hội bên cạnh học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa đế quốc nhận được nhiều sự chú ý của các tài liệu lý thuyết về xung đột quốc tế.[2] Giả thuyết này được sử dụng làm cơ sở để giải thích nhiều sự kiện lịch sử, Continue reading “#72 – Phê bình lý thuyết chiến tranh đánh lạc hướng”

#68 – Sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc sau khủng hoảng tài chính

Nguồn: Joseph S. Nye Jr (2010). “American and Chinese Power after the Financial Crisis”, The Washington Quarterly, Vol. 33, No. 4, pp. 143-153.>>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mỹ đã bị chỉ trích rất nhiều vì cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Khi nền kinh tế Mỹ đang chao đảo và Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng trong cuộc đại suy thoái 2008-2009, nhiều học giả Trung Quốc đã khởi xướng “làn sóng bình luận về sự suy tàn của nước Mỹ”.[1] Một chuyên gia cho rằng đỉnh cao sức mạnh Mỹ là vào năm 2000. Không chỉ có Trung Quốc nghĩ như vậy về Mỹ. Goldman Sachs đã dự đoán thời điểm nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ là vào năm 2027. Trong cuộc thăm dò Continue reading “#68 – Sức mạnh của Mỹ và Trung Quốc sau khủng hoảng tài chính”

#67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu

Nguồn: John Podesta & Peter Ogden (2007). “The Security Implications of Climate Change”, The Washington Quarterly, Vol. 31, No.1, pp. 115-138.>>PDF

Biên dịch: Phan Tuệ Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu xét về tác động của biến đổi khí hậu, tương lai ngày càng trở nên rõ ràng hơn.[1] Viễn cảnh của vấn đề khí thải nhà kính được nêu ra bởi Ban Chuyên gia Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) dự báo trước một thế giới mà trong đó con người và các quốc gia sẽ bị đe dọa bởi sự thiếu hụt trầm trọng nguồn nước và lương thực, bởi thiên tai tàn phá khốc liệt, và bởi sự bùng phát của những dịch bệnh chết người.[2] Không có một giải pháp kỹ thuật hay chính trị dự trù nào Continue reading “#67 – Hệ lụy an ninh của vấn đề biến đổi khí hậu”

#66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân

Nguồn: Thomas Plant & Ben Rhode (2013). “China, North Korea and the Spread of Nuclear Weapons”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 61-80.

Biên dịch: Lê Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lâm Vũ

Từng được cho là thân thiết gắn bó “như tay với chân” nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ Trung-Triều đã trở nên căng thẳng hơn. Bắc Kinh có những động cơ mâu thuẫn với nhau trong chính sách đối với Bình Nhưỡng và không bằng lòng với việc Bình Nhưỡng khiêu khích gây bất ổn tại khu vực Đông Bắc Á. Một số nhà quan sát cho rằng chính sách Bắc Triều Tiên của Bắc Kinh là phi lý vì nó khiến tinh thần bài Trung bị đẩy lên cao và tạo điều kiện cho quân đội Mỹ hiện diện tại châu Á.1(Sự bảo hộ ngoại giao mà Trung Quốc dành cho Bắc Triều Tiên sau vụ lực lượng Bắc Triều Tiên đánh chìm tàu hộ tống Cheonan Hàn Quốc và nã súng vào đảo Yeonpyeong năm 2010 đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc và thúc đẩy Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ tăng cường hợp tác). Việc Trung Quốc mập mờ bảo vệ cho kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể sẽ châm ngòi cho việc Seoul và Tokyo một ngày nào đó sẽ tìm kiếm biện pháp răn đe hạt nhân cho riêng mình, mặc dù điều này khó có khả năng xảy ra chừng nào quân đội Mỹ vẫn còn duy trì sự hiện diện một cách đáng kể ở Đông Á.
Continue reading “#66 – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân”