Bộ tứ đang tăng cường hợp tác chống Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Quad Sharpens Its Edges”, Project Syndicate, 16/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Bộ tứ (the Quad), một liên minh chiến lược lỏng lẻo của bốn nền dân chủ hàng đầu khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đang nhanh chóng củng cố trong năm nay để đối phó với chính sách đối ngoại hiếu chiến của Trung Quốc. Sau cuộc họp gần đây của các quan chức ngoại giao hàng đầu các nước thành viên tại Tokyo, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ hiện đang tích cực làm việc để thiết lập một cấu trúc an ninh đa phương mới cho khu vực. Ý tưởng không phải là tạo ra một phiên bản Châu Á của NATO mà là phát triển quan hệ đối tác an ninh chặt chẽ dựa trên các giá trị và lợi ích chung, bao gồm pháp quyền, tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hòa bình các tranh chấp, thị trường tự do và thương mại tự do. Continue reading “Bộ tứ đang tăng cường hợp tác chống Trung Quốc như thế nào?”

Vài nét về công tác dịch thuật tại Liên Hợp Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Liên Hợp Quốc (LHQ) là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, gồm 193 quốc gia thành viên. LHQ có trụ sở chính đặt tại New York, và 3 văn phòng đặt tại Geneva (Thụy Sĩ), Vienna (Áo) và Nairobi (Kenya).

LHQ quy định dùng 6 ngôn ngữ chính thức (official languages) là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, A Rập và Trung Quốc. Các đại biểu hoặc khách mời họp LHQ đều sử dụng một trong 6 ngôn ngữ đó. Các văn kiện của LHQ đều in bằng 6 thứ tiếng, nhưng Ban Thư ký chủ yếu dùng tiếng Anh và Pháp để làm việc nội bộ. Hiện nay cả 6 ngôn ngữ này đều được coi là ngôn ngữ làm việc (working languages) của LHQ, nhưng năm 1946 chỉ có tiếng Anh và Pháp được coi là ngôn ngữ làm việc. Continue reading “Vài nét về công tác dịch thuật tại Liên Hợp Quốc”

Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?

Nguồn: Denny Roy, “Mongolians are Paranoid about China, and They Should Be”, PacNet #57,  16/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhiều người Mông Cổ lo sợ Trung Quốc cuối cùng sẽ tiếp quản đất nước của họ. Và họ có lý do để lo lắng như vậy.

Mông Cổ dễ bị tổn thương về mặt địa lý. Đây là một vùng đất rộng lớn (gấp 4 lần diện tích của Đức) với dân số thưa thớt chỉ 3 triệu người. Mông Cổ được bao quanh hoàn toàn bởi hai quốc gia lớn hơn và đông dân hơn nhiều lần, những nước có thể dễ dàng chinh phục họ nếu muốn. Mông Cổ cũng có giá trị kinh tế đáng kể. Nước này rất giàu khoáng sản, bao gồm than đá, đồng và uranium. Trung Quốc là nước sử dụng rất nhiều than, nhập khẩu ròng đồng và cần nguồn uranium từ bên ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ngày càng nhiều của họ. Continue reading “Tại sao người Mông Cổ lo sợ bị Trung Quốc thôn tính?”

Phần thứ ba của tâm hồn và nguồn gốc của “chính trị bản sắc”

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Các lý thuyết về chính trị thường được xây dựng trên nền tảng lý thuyết về hành vi con người. Các lý thuyết này rút ra đặc tính thường xuyên trong hành động của con người từ khối lượng thông tin thực nghiệm mà chúng ta tiếp nhận về thế giới quanh mình, và hy vọng thiết lập mối liên hệ nhân quả giữa những hành động này và môi trường xung quanh. Khả năng lý thuyết hóa là một yếu tố quan trọng đóng góp cho thành công tiến hóa của loài người. Nhiều cá nhân thực dụng khinh thường lý thuyết và khả năng lý thuyết hóa, nhưng họ lại luôn hành động dựa trên các lý thuyết ngầm ẩn nào đó mà họ đơn giản không nhận ra.

Kinh tế học hiện đại dựa trên một lý thuyết như vậy, cho rằng con người là những kẻ “tối đa hóa lợi ích duy lý”: họ là những cá nhân sử dụng khả năng nhận thức mạnh mẽ của mình để tìm kiếm tư lợi. Gắn liền với lý thuyết này là một số giả định. Continue reading “Phần thứ ba của tâm hồn và nguồn gốc của “chính trị bản sắc””

Sự trỗi dậy của “chính trị phẩm giá”

Tác giả: Francis Fukuyama | Người dịch: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh

Tại một thời điểm ở khoảng giữa thập niên thứ hai của thế kỷ 21, chính trị thế giới thay đổi đột ngột.

Thời kỳ từ đầu những năm 1970 cho đến giữa những năm 2000 chứng kiến hiện tượng mà Samuel Huntington gọi là “Làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa, khi số lượng quốc gia xếp vào nhóm dân chủ bầu cử tăng từ khoảng 35 lên đến 110. Trong thời kỳ này, dân chủ tự do đã trở thành hình thức chính quyền mặc định cho phần lớn thế giới, ít nhất là về khát vọng nếu không phải là trên thực tế. Continue reading “Sự trỗi dậy của “chính trị phẩm giá””

Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan

Nguồn: Paul Wolfowitz, “The Korean War’s Lesson for Taiwan”, The Wall Street Journal, 13/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Stalin đã bác bỏ kế hoạch xâm lược miền Nam của Kim Nhật Thành cho đến khi ông ta tin rằng Mỹ sẽ không tấn công lại.

Bắc Kinh đã liên tiếp tỏ thái độ thù địch với Đài Loan. Tuần trước, Trung Quốc đã công bố một đoạn phim “thực chiến” mà họ đã quay vào tháng trước trên không phận Đài Loan. Một cuộc xâm lược của Trung Quốc [vào Đài Loan] sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình toàn cầu trong mấy chục năm nay. Hoa Kỳ sẽ đối mặt với một tình thế hết sức khó xử: chấp nhận rủi ro diễn ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân hoặc bỏ rơi một dân tộc tự do vào tay một chế độ chuyên chế cộng sản. Nhưng có một giải pháp thay thế — răn đe chống lại mối đe dọa bằng cách cam kết chống lại nó, bằng vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Bài học từ Chiến tranh Triều Tiên cho Đài Loan”

Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới

Nguồn: Zachery Tyson Brown, “The United States Needs a New Strategic Mindset”, Foreign Policy, 22/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ không có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng cho khoảng thời gian kéo dài một thế hệ (20-30 năm – NBT) và thực tiễn đã chứng minh điều đó. Sự thiếu vắng khái niệm về một chiến lược tổng thể đã dẫn đến những nước đi nhỏ và thiển cận, khiến đất nước trở nên kém an toàn, kém thịnh vượng và vị thế ngày càng giảm sút.

Việc Tổng thống Donald Trump đưa ra một loạt các quyết định đột ngột như cấm mạng xã hội TikTok, rút Hoa Kỳ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cắt giảm quân số Hoa Kỳ ở Đức chỉ là những ví dụ gần đây nhất. Việc chỉ tập trung vào tầm nhìn ngắn hạn không phải là sai lầm duy nhất của chính quyền Trump, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã thất bại trong bài kiểm tra Marshmallow test (thí nghiệm nổi tiếng của đại học Stanford về khả năng chống lại sự cám dỗ trước mắt để chờ đợi một phần thưởng lớn hơn sau đó) trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc nhiều thập niên qua. Continue reading “Nước Mỹ cần một tư duy chiến lược mới”

30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn

Nguồn: Thirty years after reunification, Germany is shouldering more responsibility”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Margaret Thatcher sợ hãi và công khai phản đối việc thống nhất Đông và Tây Đức. François Mitterrand được cho là đã chia sẻ những lo lắng của bà, mặc dù ông chấp nhận đó là điều không thể tránh khỏi. Giulio Andreotti lặp lại một câu nói nổi tiếng: rằng ông rất yêu nước Đức, nên thật “thích khi có hai nước Đức”. Tuy nhiên, bất chấp sự dè dặt của các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và Ý vào năm 1990, một quốc gia mới đã ra đời cách đây 30 năm vào ngày 3 tháng 10. Với 80 triệu dân, Đức ngay lập tức trở thành quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu mà cho đến thời điểm đó đã có tới bốn nước dẫn đầu gần như xấpxỉ nhau. Kể từ đó, các chính khách và học giả đã phải vật lộn với vấn đề làm thế nào để đối phó với mộtquốc gia bá chủ bất đắc dĩ ở trung tâm châu Âu. Đức nên dẫn dắt châu Âu như thế nào mà không tỏ ra thống trị? Thật vậy, sau tất cả những tai ương của chủ nghĩa Quốc xã, liệu Đức có thể được tin tưởng để lãnh đạo tiếp không? Continue reading “30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn”

Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

Nguồn: Armenia and Azerbaijan fight over Nagorno-Karabakh again”, The Economist, 28/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Armenia và Azerbaijan đang đứng trên bờ vực chiến tranh vào ngày 28 tháng 9 khi các cuộc đụng độ chết người tiếp tục xảy ra tại tỉnh tranh chấp Nagorno-Karabakh một ngày trước đó. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh vốn bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân. Sự kiện này đánh dấu việc hai nước đối đầu nhau lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ bạo lực, đánh thức ký ức về một cuộc chiến tàn phá khu vực trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ và giờ đây có nguy cơ kéo theo hai cường quốc bên ngoài là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Bộ ngoại giao Armenia đã công bố đoạn phim quay cảnh xe tăng bị lửa thiêu rụi và cho biết họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Azerbaijan. Azerbaijan tuyên bố đã chiếm được một số ngôi làng ở Nagorno-Karabakh. Cả hai nước đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên quân đội. Continue reading “Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?”

Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?

Nguồn: Michael Oren, “A Triumph for Peace Is a Humiliation for the ‘Peace Industry’”, WSJ, 23/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Hiệp định Abraham, được ký bởi Israel, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), là một thắng lợi lớn cho hòa bình ở Trung Đông và là một thất bại lớn cho “ngành công nghiệp hòa bình”. Gồm các viện nghiên cứu chính sách và các tổ chức phi chính phủ theo xu hướng tự do, hầu như toàn bộ giới học giả và truyền thông, và một nhóm các cựu quan chức, các nhà bình luận và nhà từ thiện, ngành công nghiệp này từ lâu đã khẳng định rằng không thể đạt được hòa bình giữa các nước Ả Rập và Israel nếu không có nhượng bộ lãnh thổ của Israel, việc ngừng  xây dựng khu định cư và thành lập một nhà nước Palestine. “Sẽ không có tiến bộ và các hòa ước riêng lẻ với thế giới Ả Rập nếu không có. . . hòa bình với Palestine,” Ngoại trưởng John Kerry đã nói như vậy với Viện Brookings vào năm 2016. “Đó là một thực tế khó khăn”. Continue reading “Tại sao hoà bình giữa Israel và các nước Ả Rập sẽ bền vững?”

Bài học từ COVID-19: Hiểm hoạ của công nghệ chỉnh sửa gen

Nguồn:  Vivek Wadhwa, “The Genetic Engineering Genie Is Out of the Bottle, Foreign Policy, 11/9/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trận đại dịch tiếp theo có thể được tạo ra trong ga-ra để xe của một ai đó, chỉ cần sử dụng những kỹ thuật di truyền giá thành thấp và phổ biến.

Là người thường đưa ra những thuyết âm mưu, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng virus gây ra COVID-19 do con người cố tình tạo ra hoặc do một tai nạn trong phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc. Việc virus bị phát tán không loại trừ khả năng là do một tai nạn nhưng trong trường hợp này, tác nhân gây bệnh không phải là một tổ hợp các loại virus đã biết như thường thấy đối với những thứ được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Một bài báo của tạp chí Nature Medicine từng kết luận: “Nếu ai đó đang tìm cách tạo ra một chủng coronavirus mới như một mầm bệnh thì họ sẽ tạo ra nó trên cơ sở của một loại virus gây bệnh đã được biết đến.” Continue reading “Bài học từ COVID-19: Hiểm hoạ của công nghệ chỉnh sửa gen”

Biểu tình ở Hồng Kông đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?

Nguồn: “Thailand protests: how Hong Kong and the Hunger Games inspired revolution of Thais”, South China Morning Post, 25/07/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tại tổ chức có tên gọi “Bad Student Union – Nhóm sinh viên xấu”, sinh viên 18 tuổi Min đang thu thập những lời phàn nàn của các học sinh trên khắp Thái Lan qua Twitter và Instagram tố cáo giáo viên tại các trường công lập đã có những hành động làm tổn thương họ từ các hình phạt trên thân thể học sinh đến việc buộc cắt tóc để làm dấu cho những sai phạm nhỏ tại trường học.

Nhưng hầu hết các phàn nàn cần giải quyết mà Min đăng trên tài khoản @BadStudent_ Twitter chủ yếu là về nỗi sợ của học sinh đối với kiểu tóc bắt buộc tại trường học, thể hiện qua bài hát nak rien bằng tiếng Thái. Học sinh nam sẽ để tóc theo kiểu quân đội, phía sau đầu và hai bên thái dương cắt sát, phần tóc ở trên để dài hơn một chút. Học sinh nữ để tóc ngắn ngang tai không mấy cuốn hút. Continue reading “Biểu tình ở Hồng Kông đã ‘truyền lửa’ cho giới trẻ Thái Lan như thế nào?”

Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam

LTS: Thiếu tướng, TS. Đỗ Lê Chi là người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chính trị quốc tế, nhất là những vấn đề chiến lược, liên quan đến nước lớn. Những nhận xét, đánh giá của ông thường độc đáo, sâu sắc và có tính đột phá. Cuộc trả lời phỏng vấn mà ông dành riêng cho VietTimes là bài mở đầu cho việc trích đăng loạt bài từ cuốn sách Việt Nam trước tác động của cấu trúc an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành.

Ông Donald Trump sẽ tiếp tục giành chiến thắng

PV: Ông nhìn nhận như thế nào về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tới đây, về cơ hội trúng cử của đương kim Tổng thống D. Trump, ứng cử viên đảng Dân chủ J. Biden?

TS. Đỗ Lê Chi: Trước khi phân tích về cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11/2020 sắp tới, chúng ta nhìn lại một chút về cuộc bầu cử năm 2016. Khi đó bản thân ông Trump chưa chuẩn bị sẵn tâm thế để làm tổng thống. Hay nói cách khác, khi ra tranh cử ông cũng không thực sự nghĩ mình sẽ là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Continue reading “Cuộc chiến Mỹ – Trung và cách ứng xử của Việt Nam”

Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo

Nguồn: Anthony Vinci, “The Coming Revolution in Intelligence Affairs”, Foreign Affairs, 31/08/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Trí tuệ nhân tạo và các hệ thống tự hành sẽ thay đổi hoạt động tình báo như thế nào?

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người vẫn luôn theo dõi lẫn nhau. Để tìm hiểu những gì người khác đang làm hoặc dự định làm, người ta giám sát, theo dõi và nghe trộm bằng cách sử dụng các công cụ và không ngừng cải tiến chúng, tuy vậy nó không bao giờ thay thế được con người. Trí tuệ nhân tạo (AI) và các hệ thống tự động đang thay đổi tất cả những điều đó. Trong tương lai, máy móc sẽ theo dõi máy móc để biết máy móc khác đang làm gì hoặc dự định làm gì. Công việc tình báo vẫn sẽ bao gồm đánh cắp và bảo vệ bí mật, nhưng cách thức thu thập, phân tích và phổ biến những bí mật đó về cơ bản sẽ khác. Continue reading “Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra trong lĩnh vực tình báo”

Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?

Nguồn: John McCarthy,  “Biden and Australia”, Asialink, 08/09/2020.

Người dịch: Nguyễn Quang Dy

Căn cứ vào đánh giá về xác suất hiện nay, ông Joe Biden sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Chúng ta cần đề cập đến các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện này đối với quan hệ đối ngoại của Australia.

Chúng ta không nên trông đợi vào điều chỉnh tức thì trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các ưu tiên của Biden là đổi mới trong chính sách đối nội, như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được các thay đổi về xã hội vì nước Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng hơn bao giờ hết từ sau nội chiến, mà sự phân hóa còn tệ hơn nếu kết quả bầu cử bị tranh chấp. Continue reading “Nếu Biden đắc cử, chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?”

Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng từ 8,5 đến 9,5% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Cùng với nhu cầu giảm phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện than, điều này đã khiến Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ngoài đầu tư vào năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng đang tìm cách hợp tác với các đối tác có trụ sở tại Hoa Kỳ để phát triển nguồn cung dầu khí và các nhà máy điện khí – một nỗ lực được thúc đẩy bởi các tính toán chiến lược lẫn kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam hiện đang làm việc với ExxonMobil để phát triển mỏ khí Cá Voi Xanh ngoài khơi bờ biển miền Trung với trữ lượng ước tính khoảng 150 tỷ mét khối. Khí từ mỏ này sẽ được sử dụng để chạy 3 nhà máy điện khí dự kiến ​​được xây dựng tại Khu Kinh tế Dung Quất gần đó. Vào tháng 11 năm 2019, công ty AES Corp của Mỹ cũng đã nhận được giấy phép xây dựng khu liên hợp điện khí Sơn Mỹ 2 có công suất 2,25 GW tại tỉnh Bình Thuận. Nhà máy sẽ chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ. Continue reading “Ý nghĩa chiến lược của hợp tác dầu khí Việt – Mỹ”

Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?

Nguồn:  Salvatore Babones, “The Next Front in the India-China Conflict Could Be a Thai Canal”, Foreign Policy, 01/09/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Ấn Độ đang tăng cường năng lực phòng thủ cho các đảo của nước này giữa lúc Bắc Kinh tìm kiếm một tuyến đường nhanh hơn để đến Ấn Độ Dương.

Hãy quên đi cuộc Chiến tranh Lạnh mới xuyên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Có một cuộc chiến “nóng” hơn nhiều đã xảy ra giữa Ấn Độ và Trung Quốc khiến ít nhất 20 người thiệt mạng tại vùng biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya. Trên biển, Trung Quốc đang cố gắng bao vây Ấn Độ bằng một loạt các liên minh và căn cứ hải quân được biết đến với tên gọi “Chuỗi ngọc trai”. Điểm yếu lớn nhất của Trung Quốc trong chiến lược thống trị Ấn Độ Dương và cả Ấn Độ chính là eo biển Malacca, một đường biển hẹp ngăn cách Singapore và Sumatra nơi rất nhiều tuyến giao thông hàng hải phải đi qua. Continue reading “Kênh đào Kra: Sợi dây ‘thòng lọng’ của Trung Quốc?”

Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình

Nguồn: Gideon Rachman, “Shinzo Abe and his struggle with Xi Jinping”, Financial Times, 31/08/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Thời đại Shinzo Abe cũng là thời đại Tập Cận Bình. Hai nhà lãnh đạo hiện tại của Nhật Bản và Trung Quốc lên nắm quyền chỉ cách nhau vài tuần. Ông Abe được bầu làm thủ tướng Nhật vào tháng 12 năm 2012 ở tuổi 58. Chỉ một tháng trước đó, ông Tập đã được bầu làm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ở tuổi 59.

Đây không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về thời gian. Nhiệm vụ trọng tâm của ông Abe – như lời các cố vấn thân cận nhất của ông mô tả – là củng cố Nhật Bản để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và chuyên chế. Continue reading “Shinzo Abe và cuộc đấu với Tập Cận Bình”

Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan

Nguồn:China’s war games raise fears for Taiwan’s security”, The Economist, 30/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ cái họ gọi là quyền “thống nhất” Đài Loan bằng vũ lực nếu các biện pháp hòa bình bị cản trở. Vì vậy, quân đội cả hai bên đều phải chuẩn bị cho chiến tranh, dù điều đó có vẻ xa vời. Số lượng các cuộc tập trận hải quân mà Trung Quốc tiến hành gần đây là đáng báo động – càng đáng ngại hơn vào thời điểm quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi trên một số mặt, bao gồm cả chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Hiện trạng mong manh, trong đó Trung Quốc khẳng định Đài Loan là một phần lãnh thổ của họ nhưng hòn đảo này lại hoạt động như một quốc gia độc lập, đang bị rạn nứt. Như Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo lá cải của chính quyền Trung Quốc, đã nói: “Khả năng tái thống nhất hòa bình đang giảm mạnh”. Rất may điều đó không có nghĩa là chiến tranh sắp  xảy ra. Continue reading “Về khả năng xung đột quân sự tại eo biển Đài Loan”

Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?

Tác giả: Xie Litai (2011) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ tại Biển Đông

Tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố nhấn mạnh các nước phải dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Các phát biểu sau đó của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhất trí với quan điểm này, trở thành chính sách Mỹ lựa chọn đối với các tranh chấp ở Biển Đông, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong vùng này.

Sau đó Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia và các nước khác đều tỏ thái độ đối với vấn đề Biển Đông. Continue reading “Nga mới là nỗi lo lớn của Trung Quốc ở Biển Đông?”