Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Michael Dahm | Giới thiệu: Minh Anh

Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng tối. Bạn không thể nhìn hay nghe thấy gì, nhưng đối thủ của bạn có thể nhìn và nghe được mọi thứ. Đối thủ của bạn ở trong phòng và biết rõ mọi ngóc ngách. Bạn chỉ biết một vài lối vào hoặc ra. Bạn có thể tin rằng bạn có lợi thế về công nghệ và huấn luyện cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, trong phạm vi căn phòng, bạn không thể xác định nơi đặt vũ khí của mình và không thể liên lạc với bạn bè. Trong bóng tối, kẻ thù theo dõi và chờ đợi, sẵn sàng tấn công từng người một trong nhóm của bạn từ những hướng bất ngờ. Nếu bạn để lộ vị trí của mình, hoặc gọi trợ giúp, những kẻ đứng trong bóng tối sẽ nghe thấy. Continue reading “Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông”

Cách Viktor Orban qua mặt EU xây dựng nền chuyên chế Hungary

Nguồn: How Hungary’s leader, Viktor Orban, gets away with it”, The Economist, 02/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giống như nhân vật phản diện trong phim Điệp viên 007, Viktor Orban không thể cưỡng lại được việc tiết lộ kế hoạch của mình. Vị thủ tướng Hungary chưa bao giờ giấu diếm mong muốn gia tăng quyền lực. Trước khi nhậm chức vào năm 2010, ông phát biểu một cách đáng quan ngại: “Chúng tôi chỉ cần đắc cử một lần, rồi sau đó đâu vào đấy”. Quả đúng như vậy. Sau khi được các cử tri Hungary trao cho một thế đa số đủ lớn, Orban đã khiến bộ máy nhà nước Hungary suy yếu, viết lại hiến pháp theo ý mình, thanh trừng các tòa án và bóp miệng truyền thông.

Năm 2013, ông nói với một nhà báo rằng “Trong khủng hoảng, bạn không cần quản trị bằng các thể chế”. Một lần nữa, ông đã làm đúng như vậy. Một đạo luật được ban hành vào ngày 30 tháng 3 cho phép Orban cai trị bằng các sắc lệnh – qua mặt quốc hội – cho đến khi cuộc khủng hoảng coronavirus kết thúc. Trong phim, nhân vật phản diện bị chặn đứng sau khi để lộ ý đồ của mình. Nhưng vì Orban chống lại Liên minh châu Âu chứ không phải James Bond, ông ta đã thành công. Continue reading “Cách Viktor Orban qua mặt EU xây dựng nền chuyên chế Hungary”

Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?

Nguồn: Ryan Hass & Kevin Dong, “The US, China and Asia after the pandemic: more, not less, tension”, East Asia Forum, 01/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ít có sự kiện nào trong thế kỷ qua lại nhấn mạnh sự cần thiết của lãnh đạo toàn cầu và khu vực rõ ràng như sự lan rộng của COVID-19. Sự lây lan này đã vượt qua mọi rào cản – quốc gia, văn hóa, tư tưởng và cá nhân. Nó cũng đã tấn công người giàu cũng như người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu. Nó đã làm cho hầu như tất cả mọi người trên hành tinh đều cảm thấy dễ bị tổn thương.

Thông thường, trong hoàn cảnh như vậy, Hoa Kỳ sẽ tiến lên để lãnh đạo, sử dụng sức mạnh tập hợp lực lượng độc nhất và sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự vô song của mình để huy động các nguồn lực, thúc đẩy các nỗ lực quốc tế đi theo một hướng. Điều đó đã xảy ra sau thảm họa sóng thần Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự bùng phát của Ebola ở Đông Phi. Hoa Kỳ thường xem đây là một trò chơi có tổng dương, ai cũng được lợi, để vượt qua những thách thức toàn cầu này cùng với Trung Quốc. Điều này giờ không còn nữa. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?”

Thận trọng với sự phình to quyền lực nhà nước trong đại dịch

Nguồn: The state in the time of covid-19”, The Economist, 26/03/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ trong vài tuần, một con virus có đường kính một phần mười nghìn milimet đã biến đổi các nền dân chủ phương Tây. Các nước đã đóng cửa các doanh nghiệp và buộc người dân ở nhà. Họ đã hứa chi hàng nghìn tỷ đô la để giữ cho nền kinh tế không sụp đổ. Nếu Hàn Quốc và Singapore là một chỉ dẫn, quyền riêng tư y tế và điện tử sắp bị gạt sang một bên. Đó là sự mở rộng mạnh mẽ nhất của quyền lực nhà nước kể từ sau Thế chiến II.

Hết điều cấm kỵ này đến điều cấm kỵ khác đã bị phá vỡ. Không chỉ dưới hình thức đe dọa phạt tiền hoặc bỏ tù đối với những người bình thường làm những việc bình thường, mà còn về quy mô và phạm vi của vai trò chính phủ trong nền kinh tế. Ở Mỹ, Quốc hội đã sẵn sàng thông qua một gói cứu trợ trị giá gần 2 nghìn tỉ đô la, tương đương 10% GDP, gấp đôi những gói cứu trợ được hứa hẹn trong giai đoạn 2007-09. Bảo đảm tín dụng của Anh, Pháp và các quốc gia khác tương đương 15% GDP. Các ngân hàng trung ương đang in thêm tiền và sử dụng nó để mua những tài sản mà họ từng từ chối. Ít nhất, các chính phủ đang tìm cách ngăn chặn tình trạng phá sản trong một thời gian. Continue reading “Thận trọng với sự phình to quyền lực nhà nước trong đại dịch”

Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu p/v GS Trịnh Vĩnh Niên

Lời giới thiệu của Thời báo Hoàn cầu: “Chúng ta bước vào năm 2020 với sự bất định và cảm giác bất an” – cuối năm ngoái Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói như vậy trong lời chúc mừng năm mới. Nhưng ông Guterres chưa nghĩ tới việc đầu năm 2020 bỗng dưng bùng phát một trận đại dịch lây nhiễm toàn cầu. Năng lực quản trị của các nước bất phân giàu nghèo, to nhỏ đều đứng trước cuộc đại sát hạch của trận dịch viêm phổi gây ra bởi virus corona kiểu mới. Trận dịch đó khiến rất nhiều người liên tưởng đến cuộc đấu tranh về chế độ chính trị. Trải qua cuộc đại sát hạch này chúng ta có thể học được những gì? Ngoài dịch bệnh ra thì như ông Guterres nói, thế giới đầy bất định này sẽ diễn biến theo những xu thế nào? Ông Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), giáo sư Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Hội đồng học thuật của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Center for China and Globalization, CCG) đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Hoàn cầu, qua đó ông trình bày suy nghĩ về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Continue reading “Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19”

Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc

Tác giả: Richard Javad Heydarian | Giới thiệu: Minh Anh

Để giành được những đồng đôla phát triển đất nước, Rodrigo Duterte đã gây tổn hại đến an ninh quốc gia của Philippines. Quyết định chính sách đối ngoại lớn đầu tiên của Duterte là bác bỏ chiến thắng mang tính lịch sử của Philippines trước Trung Quốc trong vụ kiện liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển.

Tháng 2/2020, trên thực tế, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã chấm dứt liên minh tồn tại cả thế kỷ của nước này với Mỹ. Bằng việc đơn phương bãi bỏ Thỏa thuận về các lực lượng Thăm viếng (VFA) năm 1999, cung cấp khuôn khổ hợp pháp cho phép binh lính Mỹ đóng quân và luân chuyển trên lãnh thổ Philippines, nhà lãnh đạo Philippines đã khiến hợp tác an ninh song phương mạnh mẽ gần như trở thành điều bất khả thi. Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) Mỹ-Philippines, được tạo dựng trên đống đổ nát của Chiến tranh thế giới thứ hai, giống như một cái vỏ rỗng, một bộ xử lý CPU không có hệ thống vận hành. VFA chính là phần mềm vận hành MDT. Continue reading “Cách Duterte biến Philippines thành quân cờ của Trung Quốc”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khủng hoảng Hydra

Crypto trải qua nhiều năm thua lỗ trong thập niên 1980, song thông tin tình báo chảy vào vẫn mạnh mẽ. Các cơ quan mật vụ Mỹ chặn được hơn 19.000 giao tiếp của Iran gửi qua các thiết bị của Crypto trong suốt cuộc chiến tranh dài cả thập niên giữa Iran và Iraq, đem đến cho họ thông tin về các mối liên hệ với khủng bố của Tehran và âm mưu đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Đối với mật vụ Mỹ, các giao tiếp của Iran “có thể đọc được từ 80 cho tới 90%,” theo tài liệu của CIA, một con số có thể đã giảm xuống chỉ còn dưới 10% nếu nước này không dùng các thiết bị đã bị điều chỉnh của Crypto. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P4)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Iran nghi ngờ

Đế chế nghe lén khổng lồ của NSA trong nhiều năm được tổ chức xoay quanh ba mục tiêu địa lý chủ yếu, theo mã alphabet: A cho Liên Xô, B cho châu Á, và G cho phần còn lại.

Đầu những năm 1980, hơn một nửa tin tình báo của nhóm G được gửi về từ thiết bị của Crypto, trở thành điểm tựa của các quan chức Mỹ hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.

Năm 1978, khi các lãnh đạo của Ai Cập, Israel, và Hoa Kỳ gặp nhau ở Trại David bàn luận về một thỏa thuận hòa bình, NSA đã bí mật theo dõi giao tiếp giữa Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat và thủ đô Cairo. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P3)”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiến dịch “chống tiếp cận”

Chương trình tinh vi, phức tạp này khởi nguồn từ nhu cầu có một thiết bị mã hóa đơn giản nhưng gọn nhẹ của quân đội Mỹ.

Boris Hagelin, nhà sáng lập Crypto, là một doanh nhân và nhà phát minh sinh ở Nga, nhưng chạy đến Thụy Điển sau khi phe Bolshevik nắm quyền. Ông di cư một lần nữa đến Hoa Kỳ khi phát xít Đức chiếm Na-uy vào năm 1940.

Người đàn ông này mang theo mình một chiếc máy mã hóa trông giống một hộp nhạc được gia cố, với một lắp quay tay đóng chắc bên hông cùng các cấu trúc và chong chóng kim loại đặt dưới vỏ hộp kim loại cứng. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P2)”

Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay

Tác giả: Vũ Cao Phan

(I)

Năm 2020, tròn 70 năm Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Quan hệ trong 70 năm ấy giữa hai nước có vui, có buồn, có hữu nghị, có xung đột, thậm chí chiến tranh.

Trên thực tế mối quan hệ này đã không suôn sẻ từ hơn bốn chục năm, mặc dù có vẻ hai nước vẫn ôm lấy cái mà Trung Quốc gọi là “đại cục”: cùng lý tưởng chính trị, cùng xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cái “đại cục” này được gọi là “đại cục” để che lấp, che khuất hết những bất đồng, xung đột khác chăng? Có thể! Continue reading “Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc hiện nay”

Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Lặng lẽ không cần phô trương, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thuộc lớp Nimitz đã trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, cập cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2020. Khi tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện chuyến thăm lịch sử đầu tiên đến Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018, đó là một sự kiện nổi bật, với việc hai bên thảo luận công khai về sự kiện này trong chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam vào tháng 11 năm 2017. Lần này, chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt hầu như không được quảng bá. Trên thực tế, tin tức chính thức về chuyến thăm chỉ được công bố vài ngày trước khi con tàu đến Đà Nẵng.

Không khó để đoán được lý do tại sao chuyến thăm không được quảng bá nhiều. Việt Nam lo ngại rằng việc quảng bá sự kiện này sẽ kích động Trung Quốc một cách không cần thiết. Cho tới cuối tháng 2 khi chuyến thăm đã cận kề, một số quan chức Việt Nam vẫn lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng chuyến thăm đã được tiến hành theo kế hoạch, mang lại sự thở phào nhẹ nhõm cho những người ủng hộ quan hệ Mỹ-Việt bởi việc hủy bỏ chuyến thăm sẽ hãm đà quan hệ song phương và ảnh hưởng đến tư thế chiến lược của cả hai quốc gia trong khu vực. Continue reading “Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?”

Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến địa chính trị toàn cầu trong ba thập niên qua, mang lại cả những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi. Là một nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cũng là nước đầu tiên cảm nhận được tác động từ sức nặng ngày càng tăng của nước này. Do đó, dù cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông. Continue reading “Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một báo cáo gây chấn động làng tình báo thế giới

Trong hơn nửa thế kỷ, các chính phủ khắp thế giới tin tưởng trao toàn bộ những giao tiếp bí mật về ngoại giao, quân đội, và tình báo vào tay đúng một công ty duy nhất.

Công ty ấy, Crypto AG, ra đời với bản hợp đồng xây dựng các máy tạo mã cho quân đội Mỹ hồi Thế chiến II. Thu được nhiều tiền mặt, họ trở thành nhà sản xuất thiết bị mã hóa thống trị suốt nhiều thập niên, dẫn đầu làn sóng công nghệ từ các thiết bị cơ học cho đến vi mạch điện tử, và cuối cùng, là chip bán dẫn và phần mềm máy tính. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)”

Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)

Nguồn: Elbridge A. Colby & A. Wess Mitchell, “The Age of Great-Power Competition”,  Foreign Affairs, Jan/Feb 2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các ưu tiên lúc này

Đó chính là tình thế của Washington vào lúc này. Mỹ đã cho thấy họ sẵn sàng và đủ khả năng áp dụng cách tiếp cận đua tranh hơn trước các đối thủ, cả về mặt quân sự, kinh tế, và ngoại giao. Trong nước, quá trình điều chỉnh trên nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng cao hơn cả mong đợi; lập trường cứng rắn của chính quyền với Trung Quốc được hậu thuẫn bởi hầu hết các nghị sĩ, cả Dân chủ và Cộng hòa. Tương tự, sau nhiều năm do dự, giờ đây lưỡng đảng đã đồng thuận rằng mối đe dọa từ Kremlin là nghiêm trọng và phải bị ngăn chặn. Ở hải ngoại, thông điệp mới của Mỹ đã dẫn đến các thay đổi quan trọng. Các đồng minh Châu Âu bắt đầu chi nhiều hơn cho quốc phòng và duy trì một mặt trận chung cùng chống lại Nga bằng cách áp cấm vận; quan hệ quốc phòng của Mỹ với Ấn Độ, Nhật Bản, và Ba Lan đã nồng thắm hơn đáng kể; trong khi các tập đoàn đa quốc gia đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình nhằm rút chân khỏi Trung Quốc. Và đó chỉ là một số ví dụ. Continue reading “Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P2)”

Tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc

Tác giả: Lindsay Maizland | Giới thiệu: Minh Anh

Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang phấn đấu trở thành lực lượng thống trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bằng cách tăng cường sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan và các tranh chấp quốc tế ở Biển Đông.

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực khiến cho quân đội nước này trở nên hùng mạnh, hiệu quả và tiến bộ hơn về công nghệ để trở thành lực lượng hàng đầu trong vòng 30 năm tới. Với ngân sách tăng vọt trong thập kỷ qua, PLA đã được xếp vào hàng ngũ các quân đội hàng đầu thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có trí tuệ nhân tạo và tên lửa đạn đạo chống hạm. Continue reading “Tiến trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc”

Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P1)

Nguồn: Elbridge A. Colby & A. Wess Mitchell, “The Age of Great-Power Competition”,  Foreign Affairs, Jan/Feb 2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại hiện nay của Mỹ là một mớ hỗn độn. Các trang báo giật tít rằng vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đã chết. Các nhà bình luận nổi tiếng chăm chỉ gửi đi các cập nhật mới nhất từ tiền tuyến chiến dịch mà họ cho là do Tổng thống Donald Trump tiến hành nhằm phá vỡ trật tự thế giới tự do hậu chiến. Họ nói với chúng ta rằng thiệt hại đối với vị thế toàn cầu của Washington giờ đây là không thể nào khắc phục được nữa.

Nhưng ẩn sau làn sóng chỉ trích thường nhật ấy là một viễn cảnh khác. Trên thực tế, Hoa Kỳ đang sửa soạn cho một thời kỳ mới – một thời kỳ họ không còn thống trị tuyệt đối nữa, mà thay vào đó được đặc trưng bởi một Trung Quốc trỗi dậy và một nước Nga báo thù cùng tìm cách làm suy yếu quyền lãnh đạo của Mỹ và vẽ lại chính trị toàn cầu theo ý mình. Continue reading “Kỷ nguyên cạnh tranh nước lớn và phản ứng của Mỹ dưới thời Trump (P1)”

Đằng sau ‘trò chơi vương quyền’ của Malaysia

Nguồn: Malaysia’s prime minister, Mahathir Mohamad, resigns yet remains”, The Economist, 24/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Mahathir Mohamad thức dậy vào ngày 24 tháng 2, ông vẫn là thủ tướng của Malaysia. Liên minh cầm quyền Pakatan Harapan (Liên minh Hi vọng) kiểm soát 129 trong số 222 ghế ở Nghị viện. Nhưng những âm mưu chính trị sẽ sớm đảo lộn mọi thứ. Đến chiều, ông Mahathir đã từ chức khỏi cả vị trí người đứng đầu chính phủ lẫn chủ tịch đảng của ông, Đảng Bersatu. Đến tối, ông trở lại văn phòng trong vai trò thủ tướng lâm thời.

Có vẻ như ông Mahathir đã từ chức vì 26 nghị sĩ của Bersatu, cùng với 11 nghị sĩ đào ngũ từ Parti Keadilan Rakyat (PKR), đảng lớn nhất trong Liên minh Hi vọng, đã có ý định rời khỏi liên minh. Trong sự hỗn loạn của ngày hôm đó, một số người nghi ngờ rằng ông Mahathir có thể đã đứng sau âm mưu này. Continue reading “Đằng sau ‘trò chơi vương quyền’ của Malaysia”

Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV

Tác giả: Ridvan Bari Urcosta | Giới thiệu: Minh Anh

Điều gì sẽ xảy ra nếu các kịch bản tồi tệ nhất về nCoV trở thành hiện thực và dịch bệnh này phát triển nhanh hơn so với các biện pháp phòng ngừa mà cộng đồng quốc tế và Trung Quốc đang triển khai? Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra ở Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh vào tháng này. Trong bối cảnh đó, hãy cùng nhau xem xét các hậu quả  địa chính trị và kinh tế của dịch bệnh này.

Dịch nCoV bùng phát vào thời điểm đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm lại, nợ công tăng lên, nhu cầu nội địa suy giảm và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn tiếp diễn. Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6,1% trong năm 2019 gần chạm mức thấp nhất trong ngưỡng mục tiêu mà Bắc Kinh đặt ra và giảm mạnh so với con số 6,6% của năm 2018. Hôm 15/1, Trung Quốc và Mỹ đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, bước đầu cho  việc kết thúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì chỉ vài ngày sau đó, dịch nCoV đã bắt đầu trở nên nghiêm trọng. Continue reading “Hậu quả địa chính trị của dịch nCoV”

Đồng chí Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Comrade Trump”, Project Syndicate, 13/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Chỉ trong ba năm ngắn ngủi”, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố trong Thông điệp Liên bang năm nay, “chúng tôi đã phá vỡ tâm lý suy tàn và bác bỏ số phận cam chịu một vận mệnh nhỏ bé hơn của nước Mỹ”. Lời tuyên bố vô căn cứ này – mang tính tuyên truyền nhiều hơn thực tế – làm gợi nhớ tới lời tuyên bố của Joseph Stalin năm 1935 rằng “Thưa các đồng chí, cuộc sống đã được cải thiện, cuộc sống trở nên vui tươi hơn!”

Khi Stalin ca ngợi sự “cải thiện mạnh mẽ phúc lợi vật chất của người lao động” mà chế độ Xô Viết mang lại, số liệu thống kê sản xuất lại cho thấy sự đình trệ; nạn đói đã tàn phá dân số, đặc biệt là ở Ukraine; và cuộc Đại Thanh trừng – một chiến dịch đàn áp chính trị tàn bạo – sắp sửa diễn ra. Tương tự như vậy, khi Trump ca ngợi chính quyền của mình vì đã khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ, các đồng minh và bạn bè của Mỹ đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Mỹ, nước giờ trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định toàn cầu và một trò cười cho quốc tế. Continue reading “Đồng chí Trump”

Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?

Nguồn: John Schaus, “What Is the Philippines-United States Visiting Forces Agreement, and Why Does It Matter?”, CSIS, 12/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 11/02/2020, Philippines tuyên bố đã thông báo cho Hoa Kỳ rằng họ dự định sẽ rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm Philippines – Hoa Kỳ (VFA). Sau đây là tóm tắt nhanh về VFA và tầm quan trọng của nó.

Hỏi: VFA có phải là Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ không?

Trả lời: Không. VFA là một thỏa thuận giữa hai nước nhằm hỗ trợ thực hiện Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT). MDT được ký kết năm 1951 bởi Hoa Kỳ và Philippines nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị nước thứ ba tấn công. Continue reading “Tại sao Philippines rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ?”