Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?

Nguồn: Francis Fukuyama, “Why Populist Nationalism Now?”, The American Interest, 30/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Có ba lý do tại sao chúng ta đang chứng khiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dân túy vào nửa sau của thập niên 2010: kinh tế, chính trị và văn hóa.

Những nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa dân túy đã được chú ý và bàn luận rộng rãi. Lý thuyết thương mại nói với chúng ta rằng, tính gộp lại tất cả các quốc gia tham gia vào cơ chế thương mại tự do đều giàu có lên; nhưng cũng chính lý thuyết ấy nói với chúng ta rằng không phải mọi cá nhân ở mỗi quốc gia đó đều khá giả lên: những người lao động kỹ năng thấp ở các nước giàu sẽ thua thiệt trước những công nhân cũng có kỹ năng thấp nhưng được trả công thấp hơn ở các nước nghèo. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?”

Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nguồn: J. Berkshire Miller, “How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific“, Foreign Affairs, 15/11/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.

Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia – vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược – đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. Continue reading “Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng | Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Lý giải sự sùng bái nhà họ Kim tại Triều Tiên

Nguồn: Ian Buruma, “The North Korean Cult”, Project Syndicate, 09/10/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta có thể dễ dàng vẽ tranh biếm họa về sự kỳ quặc của chế độ độc tài Triều Tiên. Ông Kim Jong-un, với kiểu tóc úp bát thời trang thập niên 1930 (người ta cho rằng mái tóc đó là nhằm khiến ông Kim trông giống ông nội mình, Kim Il-sung [Kim Nhật Thành], người sáng lập chế độ), bộ quần áo kiểu Mao Trạch Đông lỗi thời, và thân hình thấp, mập mạp, khiến ông trông gần như là một nhân vật hoạt hình. Người dân trịnh trọng coi ông Kim là một thiên tài có quyền lực tuyệt đối. Ông được tôn thờ như là một vị chúa và thường xuyên được người dân vây quanh. Trong số những người vây quanh đó, có những quân nhân cấp cao nhất với loạt huân chương dày đặc, cười nói hoặc vỗ tay, hoặc reo hò nhiệt liệt. Continue reading “Lý giải sự sùng bái nhà họ Kim tại Triều Tiên”

Sức mạnh của những tượng đài

Nguồn: Ian Buruma, “The Power of Monuments”, Project Syndicate, 05/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị  Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, cảnh tượng rùng rợn đã diễn ra khi những người Tân Phát-xít (neo-Nazis) diễu hành tại Charlottesville, Virginia, mang theo những ngọn đuốc và hô to khẩu hiệu ủng hộ tư tưởng người da trắng thượng đẳng. Cuộc diễu hành được phát động sau khi thành phố đưa ra kế hoạch di chuyển bức tượng Robert E. Lee, lãnh đạo quân đội Hợp bang miền Nam, lực lượng đã chiến đấu để duy trì chế độ nô lệ tại các bang miền Nam ly khai trong thời kỳ Nội chiến Hoa Kỳ. Bức tượng Tướng Lee cưỡi ngựa đã nằm ở đó từ năm 1924, thời điểm mà việc hành hình người da đen không qua xét xử vẫn không phải là hiếm. Continue reading “Sức mạnh của những tượng đài”

Việt Nam: ‘Nước chiến trường’ trên bàn cờ Biển Đông

Tác giả: Ngô Di Lân

Nói đến nước Mỹ, người ta sẽ lập tức nghĩ đến các bang lớn và nổi tiếng như California, Texas hay New York. Thế nhưng về mặt chính trị, đây không phải là những bang chủ chốt. Bằng chứng là số tiền các ứng viên tổng thống rót cho các chiến dịch tranh cử ở những bang lớn này thường thấp hơn nhiều so với số tiền được đổ vào những “bang chiến trường” (battleground state) như Michigan, Ohio, Pennsylvania, v.v… Trong khi đa số các bang còn lại gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng duy nhất thì những bang chiến trường có thể nghiêng về bất kỳ bên nào và do đó cả hai đảng buộc phải cạnh tranh quyết liệt tại những bang này để giành chiến thắng.

Xét trên phương diện này, chính trị quốc tế không khác chính trị Mỹ là bao. Ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới đều có những quốc gia quan trọng hơn và các quốc gia kém quan trọng hơn. Tương tự, ở đâu cũng có những nước nằm chặt trong bán cầu ảnh hưởng của một cường quốc nhất định và có những nước có thể ngả về bất kỳ bên nào tùy thuộc vào hoàn cảnh. Continue reading “Việt Nam: ‘Nước chiến trường’ trên bàn cờ Biển Đông”

18/11/1916: Trận Somme kết thúc

Nguồn: Battle of the Somme ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Tổng Tư lệnh Quân đội Anh, Sir Douglas Haig, đã ra lệnh ngừng hoạt động tiến công gần sông Somme ở tây bắc nước Pháp, kết thúc Trận Somme sau hơn bốn tháng xung đột đẫm máu.

Với việc Pháp rơi vào vòng vây tại Verdun kể từ tháng 02, trận Somme là nỗ lực đã được lên kế hoạch lâu dài của Haig nhằm tạo ra một cuộc đột phá cho phe Hiệp ước trên mặt trận phía Tây. Sau một tuần bắn phá bằng pháo binh, cuộc tấn công đã chính thức bắt đầu vào sáng ngày 01/07/1916, khi binh lính từ 11 sư đoàn Anh xuất hiện từ các chiến hào của họ gần sông Somme ở tây bắc nước Pháp và hành quân về phía chiến tuyến với quân Đức. Continue reading “18/11/1916: Trận Somme kết thúc”

Giải mã khái niệm ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ của TQ

Nguồn: Nadège Rolland, “Eurasian Integration “a la Chinese”: Deciphering Beijing’s Vision for the Region as a “Community of Common Destiny”“, The Asan Forum, 05/06/2017

Biên dịch: Trần Quang

Tầm nhìn của Bắc Kinh về một phiên bản thế kỷ 21 của Con đường tơ lụa cổ đại đã được tiết lộ trong hai bài phát biểu của Tập Cận Bình, một bài ở Astana và bài thứ hai ở Jakarta, vào cuối năm 2013. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ cách một tháng sau hai bài phát biểu trên, Kazakhstan và Indonesia đã được chọn là địa điểm chính thức bắt đầu ý tưởng “vành đai” trên bộ và “con đường” trên biển, đúng hơn họ được lựa chọn như những biểu tượng của sự tiếp cận được tiếp tục lại của Trung Quốc đến cả nước láng giềng lục địa lẫn nước láng giềng biển. Chủ nghĩa tượng trưng rõ ràng cũng hiện diện trong chủ đề Con đường tơ lụa do ban lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn cho điều hiện nay đã trở thành khái niệm chính sách đối ngoại mang tính xác định của kỷ nguyên Tập Cận Bình. Cho tới tháng 3/2015, tất cả các yếu tố chủ chốt cho điều sẽ chính thức trở thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) và từ đó sẽ được lặp lại trong các bài phát biểu chính thức và chương trình truyền hình hoa mỹ của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc, vốn đã được trình bày trong các bài phát biểu của Tập Cận Bình vào năm 2013. Các yếu tố này bao gồm tầm nhìn của ông về một lục địa Á-Âu được liên kết với nhau bởi “5 kết nối” (sự phối hợp chính sách, kết nối cơ sở hạ tầng, thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính và các trao đổi giữa nhân dân với nhân dân), bị ràng buộc bởi “Tinh thần Con đường tơ lụa”, và nỗ lực xây dựng một “cộng đồng chung vận mệnh”. Continue reading “Giải mã khái niệm ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ của TQ”

Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Arab Autocracy Trap”, Project Syndicate, 08/09/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” đã diễn ra hơn sáu năm nhưng hầu hết người dân Ả-rập đang sống khổ sở hơn trước khi nó bắt đầu vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tràn lan khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có 2/3 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29. Chính quyền đóng cửa các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến chính trị, và đáp trả các cuộc biểu tình của người dân ngày một tàn bạo hơn trên toàn khu vực.

Điển hình cho sự bất lực không thể thoát khỏi cạm bẫy chuyên chuyền gồm các chính phủ Ai Cập, Ả-rập Saudi, và trong chừng mực nào đó là Ma-rốc, ngay cả khi mà các tình cảnh hiện nay cho thấy một đợt thức tỉnh khác của người dân đang sắp xảy ra. Continue reading “Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập”

Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?

Nguồn: Richard N. Haass, “Who Will Fill America’s Shoes”, Project Syndicate, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta ngày càng thấy rõ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đại diện cho lập trường thoái lui khi xét về tầm nhìn và hành vi toàn cầu của nước Mỹ. Kết quả là, nước Mỹ sẽ không còn đóng vai trò dẫn đầu quốc tế, điều đã định hình chính sách đối ngoại của nước này suốt ba phần tư thế kỷ qua, dưới thời các vị Tổng thống cả Dân chủ lẫn Cộng hòa.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rất nhiều ví dụ cho sự thay đổi này. Cam kết truyền thống của nước Mỹ đối với các tổ chức toàn cầu đã phải nhường chỗ cho ý tưởng “Nước Mỹ trên hết”. Các quan hệ đồng minh và những bảo đảm an ninh từng được coi là mặc nhiên thì giờ đây đang ngày càng mang tính chất có điều kiện, tùy thuộc vào lượng ngân sách mà các đồng minh chi cho quốc phòng và việc họ có bị coi là thu lợi bất công từ thương mại với Mỹ hay không. Continue reading “Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?”

Trung Quốc muốn gì ở Trump?

Nguồn: Mira Rapp-Hopper, “What China Wants From Trump”, Foreign Affairs, 07/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Tại sao Bắc Kinh sẽ tránh thỏa hiệp về thương mại và Bắc Triều Tiên

Khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Bắc Kinh tuần này, ông ta sẽ thấy người tương nhiệm Tập Cận Bình đang ngự trị trên đỉnh cao quyền lực chính trị của mình, đang ngắm nhìn hiện trạng châu Á ngày càng nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc. Ở đa số các thủ đô châu Á, cũng như ở Washington, chuyến công du khu vực kéo dài 11 ngày của ông Trump làm dấy lên nỗi băn khoăn sâu sắc, không biết ông ta sẽ nói gì, làm gì. Điều này đặc biệt đúng khi đề cập tới các vấn đề thương mại và Bắc Triều Tiên, hai tiêu điểm trong chính sách châu Á hãy còn manh nha của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng ở Bắc Kinh, ông Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể lạc quan hơn: từ tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc thể hiện mình là một cường quốc châu Á ngày càng ổn định vững vàng bên cạnh một Hoa Kỳ tiền hậu bất nhất và không thể trông cậy được. Continue reading “Trung Quốc muốn gì ở Trump?”

Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “The Lady and the Exodus”, Project Syndicate, 15/09/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Myanmar đang tiếp diễn. Quân đội nước này tiến hành các cuộc tấn công vào Cộng đồng Rohingya, một nhóm sắc tộc thiểu số trong lòng một quốc gia có đa số người dân theo Phật giáo. Xung đột ngày một leo thang không chỉ gây nguy hại đến quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở quốc gia này, mà còn làm lu mờ uy tín của nhà lãnh đạo thực tế tại đây, bà Aung San Suu Kyi.

Trong nhiều thập niên qua, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận tư cách dân tộc thiểu số hợp pháp cho Cộng đồng Rohingya- một nhóm sắc tộc với số nhân khẩu chiếm đến 2% tổng dân số của đất nước 50 triệu dân này, đồng nghĩa với việc tư cách công dân và thậm chí là những quyền cơ bản nhất như quyền cư trú của họ cũng bị phủ nhận. Continue reading “Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya”

Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?

 

Tác giả: Chu Giang Minh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) cho biết Trung Quốc sẽ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có quyết tâm kiên định về việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Đồng thời ông còn nói vũ khí hạt nhân (VKHN) không mang lại an toàn cho Triều Tiên. Logic ấy cũng thích hợp với Nhật, Hàn Quốc khi chúng không mang lại an toàn cho hai nước này mà chỉ làm tình hình khu vực xấu đi. Điều này nghe ra dường như là một vấn đề rất đáng quan tâm: vì sao một quốc gia rõ ràng đã hoàn thành thử nghiệm VKHN rồi mà lại cần phải được các quốc gia khác thừa nhận mình có phải là quốc gia sở hữu VKHN hay không? Rốt cuộc thì quốc gia sở hữu VKHN có địa vị quốc tế như thế nào? Continue reading “Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?”

EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan

Nguồn: Javier Solana, “The Balkans Between Competing Poles”, Project Syndicate, 28/08/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Rất ít khu vực trên thế giới lại phức tạp về văn hoá và chính trị hơn Balkan. Và dường như không có ví dụ minh hoạ nào về quá khứ và hiện tại sinh động của khu vực này rõ ràng hơn cuộc đời và di sản của một trong những người con xuất chúng của khu vực này: nhà vật lý và nhà phát minh Nikola Tesla.

Sinh ra trong một gia đình Serbia theo Chính thống giáo năm 1856 tại một thị trấn hiện đang là một phần của Croatia, quốc tịch của Tesla vẫn là một vấn đề gây tranh luận trong khu vực. Tesla tin rằng các tiến bộ khoa học cần được sử dụng để xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, và cuối cùng để đạt được hòa bình khắp mọi nơi. Nhưng có một số người ở cả Croatia và Serbia muốn sử dụng di sản của ông theo những cách bất công đối với nó. Continue reading “EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan”

Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ

Tác giả: Ngô Di Lân

Mặc dù tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây dường như đã “nguội đi” ít nhiều so với những năm trước, việc đạt được một thoả thuận nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp hết sức phức tạp tại thời điểm này vẫn chưa khả thi. Xung đột vũ trang ở điểm nóng này vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến một kết cục “cùng thua” cho tất cả các bên, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị mọi phương án để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.

Đối với các nước nhỏ phải đối mặt với thách thức an ninh lớn như Việt Nam, việc tìm kiếm đồng minh quân sự thường được xem là một lựa chọn hấp dẫn. Nếu thành công, việc thiết lập liên minh quân sự có thể thay đổi cán cân quyền lực một cách đáng kể gần như ngay tức khắc. Vì lẽ đó, với những bước tiến lớn mà quan hệ Việt-Mỹ đã đạt được trong những năm gần đây, một số học giả và chuyên gia đã kêu gọi xây dựng một liên minh Việt-Mỹ để thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực và kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. Continue reading “Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ”

“Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh

Ngày 21/9/2017, trang mạng FreeBeacon (Mỹ) đưa tin Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về yêu sách chủ quyền đối với “Tứ Sa” thông qua một số lập luận pháp lý thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn” trong một đối thoại kín giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ về luật pháp quốc tế cuối tháng 8/2017.[1] Mặc dù những nội dung trên không được phía Mỹ xác nhận, cách lập luận mới này được đánh giá là một bước chuyển chiến thuật mới thông qua công cụ pháp lý nhằm phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Continue reading ““Tứ Sa”: Chiến thuật mới của Trung Quốc tại Biển Đông?”

Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại

Nguồn: Kishore Mahbubani & Klaus Schwab, “What Makes a Great Leader?”, Project Syndicate, 09/08/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách đây không lâu, trong một bữa tối ở Singapore, chúng tôi đã cố xác định những phẩm chất nào sẽ giúp tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại. Đối với Klaus, có năm yếu tố cốt lõi là trái tim, trí tuệ, sức khỏe, can đảm và tâm hồn. Còn với Kishore, lòng thương cảm, tính cẩn trọng và sự dũng cảm là cốt yếu, tương tự là khả năng xác định tài năng và hiểu được các vấn đề phức tạp. Phạm vi của sự trùng lặp giữa hai ý kiến nói lên được nhiều điều.

Việc hai danh sách trên đều bắt đầu với “trái tim” hoàn toàn không phải là tình cờ. Như lời Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, một nhà lãnh đạo không thể trở nên vĩ đại mà không thể hiện sự cảm thông sâu sắc với đồng bào mình, một thái độ giúp tiếp lửa cho cuộc đấu tranh chống lại bất công mà những người dân đó đang phải đối mặt. Continue reading “Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại”

Tại sao cần ủng hộ một nước Kurdistan độc lập?

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Case for Kurdistan”, Project Syndicate, 07/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Kurd, những người sống trên một vùng đất rộng lớn nhiều núi non bao gồm một phần lãnh thổ của các quốc gia Armenia, Iran, Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, là tộc người lớn nhất trên thế giới mà không có quốc gia riêng của mình. Đã đến lúc thay đổi điều đó.

Từ đầu thế kỷ 20 người Kurd đã tìm mọi cách để lập quốc, và họ đã bị đàn áp dữ dội. Nhưng có những lý lẽ ủng hộ đặc biệt mạnh mẽ dành cho Hoa Kỳ trong việc hướng tới xây dựng nên một đất nước cho người Kurd. Đó là sự đóng góp không thể thiếu của lực lượng dân quân người Kurd trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Continue reading “Tại sao cần ủng hộ một nước Kurdistan độc lập?”

Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào

Tác giả: Hồ Anh Hải

Triều Tiên

Về hình thức, Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên quy định nước này theo chủ nghĩa xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, nhưng trên thực tế, mọi người đều biết nước này thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối, suốt từ ngày lập quốc (1948) tới nay gia đình họ Kim nắm quyền lực tối cao về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế… Đảng Lao động Triều Tiên trên thực tế không có quyền lực gì. Toàn bộ bộ máy Đảng và Nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của một cá nhân từ khi lên cầm quyền cho tới khi chết.

Thời kỳ đầu là Kim Nhật Thành (tức Kim Il Song, 1912-1994), từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Bí Thư Đảng (1948-1994), Thủ tướng (1948-1972), Chủ tịch nước (1972-1994), Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng (1972-1993), Tư lệnh Tối cao quân đội (1950-1991), Đại Nguyên soái (từ 1992). Hiến pháp sửa đổi năm 1998 quy định ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nước CHDCND Triều Tiên. Continue reading “Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào”

Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?

Nguồn: Richard N. Hass, “The End of Asia’s Strategic Miracle?”, Project Syndicate, 16/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vẫn còn quá sớm để biết được liệu thách thức từ những chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên có được giải quyết không và giải quyết như thế nào. Nhưng lại không là quá sớm để xem xét thách thức này có ý nghĩa ra sao đối với một phần của thế giới vốn có lịch sử đầy đối đầu trên nhiều phương diện.

Cái tên mỹ miều “Phép màu châu Á” có ý diễn tả mức độ thần kỳ của sự tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia châu Á trong nửa thế kỷ qua. Nền kinh tế khởi sắc đầu tiên là Nhật Bản. Mặc cho sự giảm tốc trong những thập niên gần đây và dù có dân số tương đối nhỏ, quốc gia này vẫn giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Continue reading “Phép màu chiến lược của châu Á đã chấm dứt?”