Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á

Tác giả: Simon Long | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Pivot: The Future of American Statecraft in Asia. Tác giả: Kurt M. Campbell. New York and Boston: Twelve, 2016. Bìa cứng: 399 trang.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn có nhiều phiên bản. Phiên bản đầu được hé lộ qua báo chí khi các lãnh đạo cố định hình thế giới theo ý muốn của Hoa Kỳ. Các phiên bản sau được giới thiệu qua các cuốn sách khi các lãnh đạo muốn giải thích chính sách của họ. Cuộc phiêu lưu ở Châu Á của chính quyền Obama nhiệm kỳ đầu (2009-2012) cũng không là ngoại lệ. James Steinberg, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã đồng tác giả (với Michael O’Hanlon) viết cuốn sách về “trấn an chiến lược” (strategic reasssurance) trong quan hệ Mỹ-Trung. Jeffrey Bader, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lúc đó, đã viết một cuốn sách về “câu chuyện của một người trong cuộc về chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á”. Rồi cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng viết một tập hồi ký về giai đoạn này. Continue reading “Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á”

Vành đai và Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc

Tác giả: Roger Boyes | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Belt and Road: A Chinese World Order. Tác giả: Bruno Maçães, Hurst, 2018, 288 trang, giá: 20 bảng.

Những cư dân đầu tiên của Forest City sẽ chuyển đến vào hè này. Nó được gọi là Forest City (Thành phố Rừng) vì khu này trước là rừng ở Malaysia. Bruno Maçães cho rằng trong 10 năm tới, thành phố này sẽ có tới 1 triệu cư dân. Các tòa nhà chọc trời đang được hoàn thiện sau một tuần xây dựng suốt ngày đêm. Nó là một phần của thế giới được xây dựng bên ngoài Trung Quốc, nhưng theo các quy tắc của Trung Quốc để thực hiện một giấc mơ Trung Quốc. Maçães quá khéo léo nên không muốn nói ra điều hiển nhiên: chỉ có ai điên hoặc hết lựa chọn mới tới đó sống. Continue reading “Vành đai và Con đường: Trật tự Thế giới của Trung Quốc”

Mổ xẻ cơn địa chấn bầu cử ở Malaysia

Tác giả: Carl Vadivella Belle | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Anatomy of an Electoral Tsunami. Tác giả: Lim Teck Ghee, S. Thayaparan và Terence Netto. Petaling Jaya, Malaysia: Strategic Research and Development Centre, 2018. Bìa mềm: 245 trang.

Ngày 09/05/2018, cử tri Malaysia đã chấm dứt 60 năm thống lĩnh chính trường của đảng Tổ chức Dân tộc Malay Thống nhất (UMNO), thay vào đó bầu cho liên minh đối lập Pakatan Harapan (Liên minh Hy vọng). Cuốn The Anatomy of an  Electoral Tsunami (Mổ xẻ một cơn địa chấn bầu cử), được viết bởi ba chuyên gia hàng đầu về chính trị Malaysia, không chỉ đơn thuần phân tích cuộc bầu cử mà còn tổng hợp các bình luận về sự tha hóa trong xã hội, chính trị và kinh tế dưới thời Thủ tướng Najib Razak của UMNO, đe dọa tương lai của thể chế dân chủ nghị viện Malaysia. Cả ba chuyên gia này đều có đủ uy tín để thực hiện cuốn sách này. Lim Teck Ghee là một chuyên gia về chính sách công lâu năm, S. Thayaparan là một nhà phân tích chính trị sắc bén, còn Terence là một nhà báo kỳ cựu. Continue reading “Mổ xẻ cơn địa chấn bầu cử ở Malaysia”

Liệu Trung Quốc có thống trị thế kỷ 21?

Tác giả: Lê Thu Hà

Will China Dominate the 21st Century? Tác giả: Jonathan Fenby. Cambridge, UK: Polity Press, 2014. Bìa mềm: 141 trang.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đã trở thành một hiện tượng không mới mẻ trong đời sống quan hệ quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi của sự trỗi dậy này, cụ thể là vị trí mà Trung Quốc có tham vọng và đủ khả năng chiếm lĩnh trong trật tự thế giới thời gian tới vẫn còn là một vấn đề đang được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trên toàn thế giới quan tâm và tranh luận. Jonathan Fenby, trong cuốn sách “Liệu Trung Quốc có chiếm lĩnh thế kỷ 21” (Will China Donminate the 21st Century) gồm 5 chương, 141 trang (xuất bản năm 2014 và tái bản năm 2017 bởi nhà xuất bản Polity Press, Anh), đã tiến hành phân tích một cách toàn diện các khía cạnh trong quá trình phát triển của Trung Quốc từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,…, cho đến tư tưởng, ý thức hệ, để đưa ra kết luận, mặc dù Trung Quốc đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội song vẫn tiềm tàng nhiều yếu tố khiến việc trở thành cường quốc hàng đầu, thống lĩnh thế giới trong thế kỷ 21 vẫn là một tham vọng chưa thể đạt tới của cường quốc hơn 1 tỷ dân này. Continue reading “Liệu Trung Quốc có thống trị thế kỷ 21?”

Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á

Tác giả: Rahul Mishra | Biên dịch: Đinh Nho Minh

East of India, South of China: Sino-Indian Encounters in Southeast Asia. Tác giả: Amitav Acharya. Oxford và New Delhi: Oxford University Press, 2017. Bìa cứng: 260 trang.

Đông Nam Á là nơi giao thoa ảnh hưởng giữa hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc trong nhiều thiên niên kỷ qua. Sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á là một vấn đề được các học giả tranh cãi nhiều, đặc biệt là sau khi Ấn Độ bắt đầu chính sách “Hướng Đông” từ năm 1992 (đổi thành “Hành động Hướng Đông” năm 2014). Chính sách “Láng giềng tốt” và sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc được khởi động gần đây càng đưa quan hệ Trung-Ấn vào tâm điểm.

Mặc dù đã có nhiều sách nghiên cứu về sự tương tác giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Đông Nam Á, hầu như toàn bộ những cuốn sách này chỉ nhìn từ phía New Delhi hoặc Bắc Kinh, hoặc cả hai. Trong bối cảnh đó, cuốn sách của Amitav Acharya mới mẻ ở chỗ nó nhìn vấn đề từ góc độ của Đông Nam Á. Vậy nên cuốn sách mới có tên Phía Đông Ấn Độ, Phía Nam Trung Quốc: Cạnh Tranh Trung-Ấn ở Đông Nam Á. Continue reading “Cạnh tranh Trung – Ấn ở Đông Nam Á”

Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy

Tác giả: Pongphisoot Busbarat | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Thailand: Shifting Ground between the US and a Rising China. Tác giả: Benjamin Zawacki. London: ZED Books, 2017. Bìa mềm: 370 trang.

Trong cuốn Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc Trỗi dậy, Benjamin Zawacki đã có đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Thái Lan. Tác giả đã đưa ra một quan điểm đi ngược lại với quan niệm truyền thống: đặc điểm chính của ngoại giao Thái Lan là giữ vị trí cân bằng giữa các cường quốc để không phải chọn phe. Thay vào đó, Zawacki cho rằng kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Thái Lan đã chọn phe: Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, và Trung Quốc kể từ khi bước sang thế kỉ 21. Continue reading “Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy”

Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?

Tác giả: Võ Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Thu Hương, Quách Thị Huyền, Hoàng Thị Ngọc Anh

Marties Danguluan Vitug, Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China, Quezon City: Ateneo de Manila University Press, 2018, 315 trang.

Tháng 7/2018, nhà báo Marties Danguluan Vitug, Tổng biên tập báo Rappler (Philippines) xuất bản cuốn sách “Rock Solid: How the Philippines won its Maritime Case against China” (Tạm dịch: “Vững như bàn thạch: Philippines làm thế nào để giành thắng lợi trong vụ kiện Trung Quốc”). Cuốn sách tổng kết và phân tích những nhân tố làm nên chiến thắng của Philippines trong vụ kiện Biển Đông trên các khía cạnh pháp lý, chính trị và con người; trần thuật những thời khắc phải đưa quyết định có tính bước ngoặt cho vụ kiện và trình bày một số suy nghĩ về bước đi Philippines cần làm trong thời gian tới. Continue reading “Philippines thắng vụ kiện Trung Quốc bằng cách nào?”

Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ

Tác giả: Andrew Meritha | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Man or Monster? The Trial of a Khmer Rouge Torturer. Tác giả: Alexander Laban Hinton. Durham and London: Duke University Press, 2016. Bìa mềm: 350 trang.

Cuốn sách mới nhất của của Alexander Laban Hinton, tựa đề Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ, xoay quanh Kain Guek Eav (thường được gọi là Duch), giám đốc Nhà tù S-21 của chế độ Khmer Đỏ, và có lẽ là người được viết về nhiều nhất trong chính quyền Pol Pot (trừ chính Pol Pot). Cuốn sách là một đề tài đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Ngoài các cuộc phỏng vấn phần lớn mang  tính không chính thức mà Hinton thực hiện với các nhân chứng và người tham gia vụ xét xử Duch, phần lớn dữ liệu của cuốn sách này được lấy từ nguồn công khai (mối quan hệ của Hinton với Trung tâm Dữ liệu Campuchia cũng giúp Hinton được tiếp cận các tài liệu và hình ảnh của trung tâm, qua đó mang lại cho cuốn sách ảnh hưởng lớn hơn). Continue reading “Người hay Quỷ? Phiên tòa xét xử tên đồ tể Khmer Đỏ”

Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở CATBD từ năm 1783

Tác giả: Allan Gyngell | Biên dịch: Đinh Nho Minh

By More Than Providence: Grand Strategy and American Power in the Asia – Pacific since 1783. Tác giả: Michael J. Green. New York: Columbia University Press, 2017. Bìa cứng: 725 trang.

Cuốn Hơn cả Sứ mạng Chúa ban: Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 1783 nghiên cứu rất kĩ, viết rất hay về chính sách chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á, và được xuất bản rất đúng thời điểm. Lúc mà chính quyền Trump đang có những chính sách quốc tế khó lường và khác với truyền thống, các nhà nghiên cứu chính sách ở cả hai đầu Thái Bình Dương cần hiểu rõ hơn bao giờ hết về bản chất của những truyền thống đó và những lợi ích đằng sau.

Nếu một ứng viên truyền thống của Đảng Cộng hòa thay vì Trump thắng cử hồi tháng 11/2016, Michael Green gần như chắc chắn sẽ có một vị trí cấp cao về an ninh quốc gia ở Washington. Thay vào đó, ông tiếp tục đóng góp vào cuộc tranh luận về chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Đại học Georgetown ở Washington. Continue reading “Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở CATBD từ năm 1783”

Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á

Tác giả: Sam Bateman | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Four Flashpoints: How Asia Goes to War. Tác giả: Brendan Taylor. Melbourne, Australia: La Trobe University Press, 2018. Bìa mềm: 241pp.

Bốn điểm nóng của Châu Á được nhiều người biết đến gồm: Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông và Đài Loan. Cả bốn nơi này đều có đặc điểm là tồn tại căng thẳng âm ỉ, có nguy cơ rơi vào chiến tranh với ảnh hưởng rất lớn và sâu rộng. Đã có rất nhiều sách phân tích bình luận về các điểm nóng, nhưng Brendan Taylor đi xa hơn nữa bằng việc vẽ một bức tranh chung cho thấy bốn điểm nóng này đang làm xấu đi môi trường chiến lược của Châu Á. Taylor phác họa cách thức khủng hoảng có thể xảy ra như thế nào ở mỗi điểm nóng và lập luận rằng chỉ có thể tránh khủng hoảng bằng cách hiểu được mối quan hệ phức tạp giữa chúng với nhau. Taylor cho rằng khả năng xảy ra một cuộc chiến lớn ở Châu Á là lớn hơn so với mọi người lầm tưởng, vì khu vực có khả năng “trượt vào khủng hoảng” (trang 177), với sức ép từ cả bốn điểm nóng đẩy khu vực gần hơn tới đụng độ. Continue reading “Bốn điểm nóng và tương lai an ninh châu Á”

Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á

Tác giả: Chin-Hao Huang | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China, the United States and the Future of Southeast Asia. David B. H. Denoon chủ biên. New York: New York University Press, 2017. Bìa mềm: 464 trang.

Tập sách mới nhất do David B.H. Denoon chủ biên tập hợp bài viết từ các chuyên gia nổi tiếng về an ninh và quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Điểm nhấn chung của tập sách này là: khi Đông Nam Á đang trở thành một trọng tâm mới trong gia tăng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới vận động quyền lực đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực?

Mức độ phát triển kinh tế và chính trị đa dạng cùng ưu tiên đối ngoại khác nhau của mười nước ASEAN khiến việc tìm được một chính sách chung của khu vực này đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên khó khăn. Ở phần giới thiệu, Denoon thừa nhận rằng “mẫu hình hành vi của các thành viên ASEAN là khá đa dạng” (trang 6). Tuy nhiên, vẫn có một vài xu hướng chung. Continue reading “Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á”

Tranh chấp Biển Đông: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: James R. Holmes | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The South China Sea Disputes: Past, Present, and Future. Tác giả: Nalanda Roy. Lanham, Maryland: Lexington Books, 2016. Bìa cứng: 161 trang.

Nalanda Roy, một giáo sư về Khoa học Chính trị ở Đại học Armstrong tại Savannah, bang Georgia, đã soạn một cuốn sách về lịch sử tranh chấp Biển Đông. Roy đã đưa được nhiều thông tin vào một cuốn sách mỏng tới mức cuốn sách tạo ra cảm giác căng cứng. Cách tác giả trình bày dữ liệu tạo ấn tượng mạnh cho độc giả, hay ít nhất là với người viết bài điểm sách này. Roy có nhắc qua những sự kiện như chiến dịch bồi đắp và gia cố Đá Vành Khăn của Trung Quốc, cung cấp những chi tiết căn bản nhất. Và rồi cứ thế bà ấy điểm qua hết sự kiện này đến sự kiện khác. Cách viết này đã làm sáng tỏ nhiều điều về tình hình chính trị và chiến lược ở Đông Nam Á. Continue reading “Tranh chấp Biển Đông: Quá khứ, hiện tại và tương lai”

Vì sao khủng bố bỏ cuộc?

Tác giả: Quinton Temby | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists. Tác giả: Julie Chernov Hwang. Ithaca, New York: Cornell University Press, 2018. Bìa cứng: 206 trang.

Theo một đề tài nghiên cứu nổi tiếng của David C. Rapoport, khủng bố có nhiều thế hệ. Tuy nhiên thế hệ “Tôn giáo cực đoan” sẽ khó phân tích hơn. Các phần tử Hồi giáo Thánh chiến của các thế hệ trước, bao gồm những kẻ không tặc trong vụ 11 tháng 9, dần được thay thế bởi thế hệ iGeneration. Với những phần tử trẻ này, những vụ khủng bố kiểu như 11 tháng 9 đã lỗi thời giống như buồng điện thoại và mạng dial-up. Thế hệ “Tôn giáo cực đoan” này dường như không có hồi kết.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng có những phần tử khủng bố cực đoan đã từ bỏ phong trào này. Đây là đề tài của cuốn sách Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists (Vì sao khủng bố Bỏ cuộc: Từ bỏ Phong trào Hồi giáo Cực đoan ở Indonesia) của Julie Chernov Hwang. Cuốn sách của Hwang dựa nhiều vào tội phạm học hơn là khủng bố học với việc nghiên cứu tại sao tội phạm tự giác ngừng phạm tội. Tuy nhiên, nghiên cứu vì sao các phần tử khủng bố bỏ phong trào lại rất hiếm mặc dù những năm gần đây đã có nhiều tài trợ cho các chương trình thử nghiệm nhằm chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Continue reading “Vì sao khủng bố bỏ cuộc?”

Đại cường, Đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông

Tác giả: Zhang Baohui | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South China Sea. Anders Corr chủ biên. Annapolis, Maryland: The Naval Institute Press, 2018. Bìa cứng: 328 trang.

Biển Đông đã là trọng tâm của địa chính trị Châu Á kể từ khi Trung Quốc xây dựng bảy đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa trong giai đoạn 2013-2016. Quá trình bồi đắp của Trung Quốc đã gây lo lắng cho không chỉ các nước tranh chấp chủ quyền ở đây mà còn cả các cường quốc đối thủ khác. Vì vậy, chúng ta cần hiểu được sự cạnh tranh giữa các cường quốc đang ảnh hưởng đến tranh chấp Biển Đông như thế nào. Thế nên cuốn Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South China Sea [Đại cường, đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông] do Anders Corr chủ biên được xuất bản ở một thời điểm rất hợp lí. Cuốn sách bao gồm các nghiên cứu về đại chiến lược của các cường quốc cũng như các khối quan trọng như ASEAN và Liên minh  Châu Âu. Continue reading “Đại cường, Đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông”

Ấn Độ và Trung Quốc: Cạnh tranh hải quân ở Ấn Độ Dương

Tác giả: Dhruva Jaishankar | Biên dịch: Đinh Nho Minh

India and China at Sea: Competition for Naval Dominance in the Indian Ocean. David Brewster chủ biên. New Delhi: Oxford University Press, 2018. Bìa cứng: 256 trang.

Năm 2017, Hải quân Nhân dân Trung Quốc (PLA-N) chính thức khai trương cảng hải quân tại nước ngoài đầu tiên dưới dạng một trạm tiếp tế ở Djibouti. Cho tới gần đây, Bắc Kinh luôn kiên quyết cho rằng họ sẽ không áp đặt ảnh hưởng quân sự trên trường quốc tế giống như Mỹ và các cường quốc khác đã làm. Tuy nhiên, giữa những năm 2000, người ta bắt đầu lo ngại về “chuỗi ngọc trai”, tên gọi của chuỗi các cảng có thể được dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự được Trung Quốc xây hoặc đầu tư ở Ấn Độ Dương. Mặc dù có thể những mối lo ngại này hơi bị thổi phồng, nó vẫn có cơ sở. Ngoài Djibouti, việc Trung Quốc phát triển các cơ sở hạ tầng cảng khác ở những khu vực do Trung Quốc kiểm soát, cũng như sự tăng cường hoạt động của PLA-N ở khu vực Ấn Độ Dương, đã khiến nhiều nơi, trong đó có New Delhi, quan ngại về ý định của Bắc Kinh. Continue reading “Ấn Độ và Trung Quốc: Cạnh tranh hải quân ở Ấn Độ Dương”

Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thị trường sách gần đây xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp và đã ở tuổi xưa nay hiếm. Tuy thế một số tác phẩm của họ thực sự rất đáng đọc. Cuốn Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (viết tắt Huyền thoại KTVM) của Thâm Giang Trần Gia Ninh do NXB Văn học xuất bản năm 2015 là một tác phẩm như vậy.

Sách dầy 432 trang khổ 14,5×20,5 cm. Bìa một nổi bật với hình vẽ một phụ nữ khỏa thân ở tư thế quỳ chụm chân, dáng e lệ. Tên sách ngoài dòng chữ Việt còn in hai hàng dọc chữ vuông kiểu chữ Hán, khiến người đọc dễ đoán ra đây là sách chuyện lịch sử thời xa xưa. Thế nhưng chữ vuông thứ nhất  với bộ Kim bên trái, bộ Thiếp (vợ lẽ) bên phải đã lập tức gây chú ý ở những người biết chữ Hán, bởi lẽ chữ này không thấy có trong bất cứ từ điển Hán tự nào, chỉ biết tạm đọc nó là Kim Thiếp. Vậy Kim Thiếp là gì? Điều băn khoăn ấy bám theo độc giả cho tới khi đọc gần hết cuốn sách. Continue reading “Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!”

‘Bên Thắng Cuộc’ chỉ ra hạn chế của Đổi Mới

Một trong những thiếu sót lớn trong lĩnh vực Việt Nam Học của khoảng một thế hệ qua là không có một ghi chép đầy đủ hoặc thực sự uy tín về hiện tượng lịch sử Đổi Mới (Renovation trong tiếng Anh).

Dù đây là định hướng chính sách tháo khoán nhờ đảng-nhà nước khởi xướng ở Đại hội Đảng 6 hay tinh thần cải tổ chung trong cả nước cuối thập niên 1980, thì Đổi mới rõ ràng lực đẩy quan trọng trong đời sống trí thức, văn hóa, chính trị, kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Tuy nhiên, các học giả nước ngoài quan tâm chủ đề này có xu hướng chỉ tập trung hạn hẹp vào một số góc cạnh Đổi Mới mà lại không xem xét toàn bộ hiện tượng. Continue reading “‘Bên Thắng Cuộc’ chỉ ra hạn chế của Đổi Mới”

Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?

Nguồn: David Hoffman, “How Gorbachev evolved into a radical proponent of change”, The Washington Post, 08/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những trang cuối cuốn sách mới đây của William Taubman viết về tiểu sử Mikhail Gorbachev, ông mô tả cựu Tổng thống Nga và phu nhân Raisa đi dạo ven bờ biển tại khu nghỉ mát Foros – phía nam bán đảo Crimea trong kỳ nghỉ, chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đảo chính thất bại năm 1991. Như thói quen sau nhiều năm, những buổi đi dạo của Gorbachev và phu nhân thường là những cuộc trò chuyện sôi nổi. Họ tranh luận: Các nhà lãnh đạo được định hình bởi nhân cách hay hoàn cảnh nhiều hơn? Và họ cho rằng các nhà lãnh đạo coi việc trải qua lịch sử như cưỡi trên lưng một con cọp và điều này tạo ra những nhà lãnh đạo xuất sắc. Theo Taubman, Gorbachev và phu nhân kết luận: “Hoàn cảnh nâng tầm các nhà lãnh đạo, thường biến những thứ được coi là điểm yếu thành điểm mạnh”. Continue reading “Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?”

Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương

Tác giả: Đỗ Mạnh Hoàng

Cuốn “Lửa ở trên nước” [Fire on the Water: China, America, and the Future of the Pacific] (10 chương, 272 trang) là một nghiên cứu quan trọng về tác động của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đối với Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tác giả Robert Haddick đã sử dụng 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về xu hướng an ninh ở châu Á để phân tích sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và chiến lược ứng phó của Mỹ và chỉ ra rằng chiến lược của Mỹ hiện không hiệu quả và có thể là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây xung đột tại khu vực. Tác giả cho rằng các ứng phó của Mỹ đối với chiến lược hiện đại hóa của Trung Quốc tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày càng lấn tới, bắt nạt các nước nhỏ trong các yêu sách chủ quyền. Biện pháp tác chiến của Mỹ (dù được cải tiến) đã lỗi thời và không bắt kịp với tốc độ hiện đại hóa của Trung Quốc. Tác giả khuyến nghị một chiến lược quân sự mới giúp nâng cao năng lực tác chiến của Mỹ để đối phó hiệu quả với năng lực quốc phòng của Trung Quốc và duy trì ổn định khu vực. Continue reading “Lửa trên nước: Trung Quốc, Mỹ và Tương lai của Thái Bình Dương”

Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides

Nguồn: Gideon Rachman, “Destined for War? China, America, and the Thucydides Trap,” Financial Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Donald Trump ở Florida vào tuần tới, các nhân viên của ông rất có thể sẽ muốn có một bản bông của cuốn sách quan trọng mới của Graham Allison về quan hệ Mỹ-Trung mang một nhan đề u ám: Destined for War (“Định mệnh chiến tranh”).

Vị chủ tịch Trung Quốc đã quen thuộc với các tác phẩm của Allison, một giáo sư ngành quản trị chính quyền tại Đại học Harvard. Tháng 11 năm 2013, tôi tham dự một cuộc họp với Chủ tịch Tập tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, nơi ông Tập nói với một nhóm khách người phương Tây rằng “Tất cả chúng ta đều phải cùng nỗ lực để tránh bẫy Thucydides.” Continue reading “Định mệnh chiến tranh? Trung Quốc, Hoa Kỳ, và bẫy Thucydides”