Một chân dung khác về Lenin

Nguồn: Graeme Gill, “The Other Lenin,” Inside Story, 21/03/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây là bài điểm cuốn Lenin the Dictator: An Intimate Portrait (Weidenfeld & Nicolson, 2017) của Victor Sebestyen.

Trong cuốn tiểu sử mới nhất về Vladimir Lenin này, mọi đặc điểm nổi bật của cuộc đời nhà cách mạng Nga đều được nói đến: vụ hành hình người anh cả của Lenin khiến ông bị cấp tiến hóa như thế nào, tranh luận về những luận điểm lý thuyết cách mạng khó hiểu trong những năm dài ông lưu vong, việc trở lại Nga năm 1917 với sự giúp đỡ của Đức, sự thâu tóm quyền lực cũng trong năm đó, và những năm đầu chế độ Xô-viết. Nhưng cuốn tiểu sử này rất khác so với những tiểu sử chúng ta từng biết.

Có thể nhận ra sự khác biệt này trong nhan đề nhỏ của cuốn sách (“An Intimate Portrait”: Một chân dung gần gũi). Victor Sebestyen tập trung vào con người Lenin, đặc biệt chú ý đến mối quan hệ của Lenin với hai người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời ông và những đau đớn thể xác mà ông phải chịu. Dựa một phần vào tài liệu tìm thấy trong văn khố Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, Sebestyen tìm cách dựng nên một bức tranh về Lenin tập trung vào đời sống cá nhân hơn là sự nghiệp cách mạng. Continue reading “Một chân dung khác về Lenin”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Bài liên quan: Phần 1

Sự hấp dẫn của một đường lối mới

Sự tái khởi động cũng diễn ra trong lãnh vực ý thức hệ. Một lần nữa Châu Âu là điểm tựa của cán cân Nga-Mỹ. Những nhà chính trị tự xưng là “theo chủ nghĩa thực tế” bên cánh hữu cũng như bên cánh tả luôn tránh né một sự liên kết với cả Washington lẫn Moscow. Nhưng nhiều nhà lãnh đạo khác, như Schmidt, Kohl, và Mitterrand, không đi theo con đường đó. Việc Reagan thẳng thắn lên án Liên Xô là một “đế quốc ma quỉ” trở thành một tiếng gọi chiêu tập cho cả những ai ưa chuộng ông lẫn những ai sợ hãi ông. Cuộc thi đua tại Châu Âu được định đoạt do các thế lực bên ngoài thì ít, mà do trận chiến ý thức hệ trong nội bộ Châu Âu thì nhiều, với sự thắng lợi của khuynh hướng mà người Đức gọi là Tendenzwende (thay đổi đường lối), một khuynh hướng đã làm sống lại tinh thần “dân chủ tranh đấu” (militant democracy) trong tình hình đầy biến động của thập niên 1970. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P2)”

Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)

cncs

Nguồn: Philip D. Zelikow, “The Suicide of the East? 1989 and the Fall of Communism“, Foreign Affairs, November/December, 2009.

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Lời người dịch: Qua việc đánh giá một số sách tiếng Anh[1] xuất bản vào dịp kỷ niệm năm thứ 20 đánh dấu sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh, Philip D. Zelikow đã trình bày những bước thăng trầm đối xung nhau của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản từ sau Thế chiến II. Mặc dù trong những năm 1989-1990 đa số người Mỹ tập chú vào vai trò của Reagan và Giáo hoàng John Paul II trong nỗ lực phá sập hệ thống Xô Viết, nhưng ngày nay một sử quan mới có khuynh hướng nhấn mạnh những chuyển biến kinh tế chính trị đã đưa đến một Châu Âu hợp nhất, vai trò của Tây Đức dưới thời Thủ tướng Helmut Kohl, sự rạn nứt trong hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của Liên Xô, và nhất là quyết định cải tổ chính trị và chính sách bất can thiệp vào nội tình các nước chư hầu Đông Âu do Gobarchev chủ trương. Bài điểm sách này còn là một phản biện dành cho cuốn The Suicide of The West (Cuộc tự sát của Phương Tây) của James Burnham. Continue reading “Năm 1989 và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản (P1)”

Tập Cận Bình là ai?

<> on September 4, 2014 in Beijing, China.

Nguồn: Andrew J. Nathan,  “Who Is Xi?“, New York Review of Books, 12/05/2016.

Người dịch: Phan Văn Song

Hơn một nửa nhiệm kỳ 5 năm đã qua với tư cách là chủ tịch Trung Quốc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc — dự kiến sẽ là nhiệm kỳ đầu trong ít nhất hai nhiệm kỳ— việc Tập Cận Bình đàn áp lan rộng đối với xã hội dân sự và đề cao tệ sùng bái cá nhân đã làm thất vọng nhiều nhà quan sát, cả Trung Quốc lẫn nước ngoài, vốn thấy ông ta do di sản gia đình và kinh nghiệm sống nhất định phải là một nhà cải cách tự do. Nhiều người nghĩ Tập Cận Bình tất phải hiểu được sự nguy hiểm của sự độc tài của Đảng qua kinh nghiệm gia đình ông dưới thời cai trị của Mao. Cha ông, Tập Trọng Huân (1913-2002), đã gần như bị xử tử trong một cuộc xung đột bên trong Đảng năm 1935, đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu khác vào năm 1962, bị “lôi ra” và chịu nhục hình trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và đã được cho nghỉ hưu sau một cuộc đối đầu khác trong Đảng năm 1987. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một chị cùng cha khác mẹ của Tập Cận Bình đã bị dày vò đến mức phải tự tử. Ngay chính Tập Cận Bình, con của một “kẻ chạy theo tư bản”, đã bị “đưa về nông thôn” để lao động cùng với nông dân. Những khó khăn gay gắt đến mức ông được cho là đã cố để trốn thoát, nhưng bị bắt và đưa trở lại.

Continue reading “Tập Cận Bình là ai?”

Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ

160302115458_stalin_624x351_afp_nocredit

Sách mới vừa ra ở Anh mô tả giai đoạn đấu đá quyền lực ở Kremlin sau khi Stalin đột tử và bác bỏ giả thuyết rằng Phương Tây đã ‘bỏ lỡ cơ hội’ bắt tay với Nikita Khrushchev.

Sau khi Stalin qua đời, Liên Xô cũng có giai đoạn lãnh đạo tập thể 5 người cho đến khi ông Khrushchev nắm trọn quyền. BBC Tiếng Việt giới thiệu một số ý chính từ cuốn sách và các nguồn liên quan về Stalin:

Cuốn ‘The Last Days of Stalin’ (Stalin những ngày cuối đời) của Joshua Rubenstein (ĐH Harvard) vừa ra, nhìn vào “cuộc đấu đá quyền lực sau khi Hoàng đế Đỏ chết tháng 3 năm 1953”. Continue reading “Liên Xô 1953: Một năm sáu lãnh tụ”

Đọc ‘Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao’

vietnam1946

Tác giả: Vũ Tường

Năm 1946 là một thời điểm rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam khi nước này vừa thoát ra khỏi ách thuộc địa. Trong quyển Vietnam 1946, sử gia Na Uy Stein Tonnesson theo dõi quá trình diễn biến quan hệ Việt-Pháp từ nhân nhượng đến xung đột qua hai biến cố: Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và biến cố 19-12-1946 khi chiến tranh bùng nổ. Tonnesson trình bày hai phát hiện quan trọng. Thứ nhất, Hiệp định sơ bộ 6-3 có được do công của các tướng lãnh Quốc dân Đảng Trung Quốc đã cố gắng môi giới cho cả hai bên Pháp Việt tiến hành đàm phán. Mặc dù thực ra sau năm 1945, Paris chỉ muốn bảo vệ quyền lợi của Pháp ở Nam bộ, các viên chức Pháp ở Đông Dương đặt kế hoạch giành quyền kiểm soát lâu dài cả miền Bắc khi họ điều quân ra Bắc để thay thế quân đội chiếm đóng Quốc dân Đảng Trung Quốc. Nếu không có phía Quốc dân Đảng Trung Quốc gây áp lực mạnh đối với cả hai bên Pháp Việt để ký Hiệp định sơ bộ 6-3, chiến tranh có lẽ đã bùng nổ vào lúc đó. Continue reading “Đọc ‘Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao’”

Trung Quốc “đại suy sụp”

china-l

Nguồn: Jeffrey Wasserstrom, “The Great Fall of China“, Wall Street Journal, 28/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dy

Trung Quốc đã bước vào “cái bẫy thu nhập trung bình”. Nó chỉ có thể thoát ra bằng cách dẫn dắt các ngành công nghiệp dựa vào tri thức chứ không phải cơ bắp.

Đúng là David Shambaugh viết rất khỏe. Cuốn sách mới nhiều thông tin về “Tương lai Trung Quốc” tiếp theo cuốn “Đảng Cộng sản Trung Quốc” (China’s Communist Party, 2008) và cuốn “Trung Quốc Toàn cầu Hóa” (China Goes Global, 2013). Cuốn sách này đề cập đến các lập luận đã được đưa ra lần đầu trong bài phân tích “Sự Đổ vỡ Sắp tới của Trung Quốc” (The Coming Chinese Crackup) cũng đăng trên tờ báo này cách đây một năm, gây nhiều tranh cãi. Lập luận chính của vị giáo sư ĐH George Washington rất dễ tóm tắt: Trừ phi Tổng bí thư đảng Tập Cận Bình tiến hành cải cách chính trị lớn, nền kinh tế sẽ thất bại và đảng sẽ sụp đổ. Vì các học giả thường thận trọng khi xác quyết về thời điểm các sự kiện sẽ xảy ra, nên Shambaugh chỉ viết rằng nó có thể xảy ra trong thập kỷ tới. Continue reading “Trung Quốc “đại suy sụp””

Đọc ‘Trung Quốc và phương Tây trong thế kỷ 21’

writingonthewall

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc từ những năm 1980, câu hỏi của nhiều người là: liệu sự tăng trưởng này có thể tiếp tục với tốc độ hiện nay?  Liệu thế kỷ 21 có sẽ là thế kỷ của Trung Quốc?

Will Hutton là một tác giả người Anh thường được xem là “tiến bộ”.  Dù không là một  chuyên gia về Trung Quốc (và cũng chẳng là một nhà kinh tế chuyên nghiệp), ông vừa xuất bản cuốn “The Writing on the Wall: China and the West in the 21st century” (2007) sau một chuyến viếng thăm nước này, có nhiều nhận xét về Trung Quốc khá mới lạ, được dư luận các nước sử dụng tiếng Anh chú ý. Continue reading “Đọc ‘Trung Quốc và phương Tây trong thế kỷ 21’”

Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg

secrets

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Đối với nhiều người Việt ở thế hệ nào đó thì tên Daniel Ellsberg không là xa lạ.  Ellsberg của Pentagon Papers,[1] của phong trào phản chiến, “người nguy hiểm nhất nước Mỹ” của Nixon và Kissinger …  Hồi ức của Ellsberg sẽ làm nhiều người đọc bâng khuâng hồi tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ của chính mình.

Quyển sách đóng nói về khoảng thời gian từ 1964 (chính vào ngày xảy ra sự kiện Vịnh Bắc bộ) đến 1972 (khi Ellsberg đuợc toà bãi miễn tội tiết lộ “bí mật quốc gia”), viết với một giọng văn chừng mực, từ tốn, cấu trúc cân đối, không gì có thể xem là “giật gân” kiểu câu khách rẻ tiền.  Đầy rẫy trong mỗi trang là những sự kiện quen thuộc, những nhân vật quen thuộc, những địa danh quen thuộc.  Quá quen thuộc.  Và đó chính là một thất vọng tương đối lớn cho người đọc: hồi ức này không có một phát giác lịch sử nào mới. Continue reading “Đọc “Secrets” – Hồi ức của Daniel Ellsberg”

Đọc “Biện hộ cho toàn cầu hoá”

globalization

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Tuy ít được biết đến ngoài giới kinh tế gia các nước dùng tiếng Anh, Jagdish Bhagwati (70 tuổi) một giáo sư gốc Ấn Độ, hiện dạy ở đại học Columbia (Mỹ), là một người rất được nể trọng trong giới kinh tế gia chính thống, đã có nhiều đóng góp quan trọng vào lý thuyết kinh tế ngoại thương từ những năm 60 đến nay.  Ông là người ôn hoà, chín chắn, được hầu hết đồng nghiệp và sinh viên mến phục.

Không giống đa số những người hay bình luận lớn tiếng về toàn cầu hoá, Bhagwati sinh trưởng ở một nước nghèo, đã được đào tạo chuyên môn thuần thành (tốt nghiệp thủ khoa đại học Cambridge).  Từ khi ra trường, ông đã có nhiều kinh nghiệm sống và làm việc ở các quốc gia kém phát triển, giữ liên lạc thường xuyên với quê hương ông (anh ruột của Bhagwati hiện là chánh án tối cao pháp viện Ấn Độ), và cũng không xa lạ với hoạt động của các tổ chức quốc tế (từng làm cố vấn cao cấp cho UNCTAD và WTO). Continue reading “Đọc “Biện hộ cho toàn cầu hoá””

Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả”

fairtrade

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Trong giới học thuật, những ai quan tâm đến kinh tế Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế nói chung hẳn không xa lạ với Joseph Stiglitz.  Ông là một lý thuyết gia hàng đầu (được giải Nobel kinh tế năm 2001), và cũng đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ Clinton và Ngân Hàng Thế Giới.  Stiglitz đã sang Việt Nam nhiều lần, theo dõi Việt Nam khá kỹ, và có nhiều nhận xét thiết thực về kinh tế nước ta.  Cách đây hơn ba năm, trong cuốn “Toàn cầu hoá và những người bất mãn nó”, viết ngay sau khi ông rời ghế kinh tế trưởng của Ngân Hàng Thế Giới, Stiglitz đã làm sôi nổi dư luận với những chỉ trích Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) khá nặng nề, đôi lúc hơi cá nhân, của ông.  Trong cuốn này, viết chung với Andrew Charlton, ông có những đề nghị “tích cực” hơn. Continue reading “Đọc “Công bằng thương mại cho tất cả””

Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế” 

economichitman

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Khoảng hai năm nay, cuốn “Confessions of an Economic Hit Man” (Nxb Penguin, New York) của John Perkins đã trở nên một “hiện tượng” ở Mỹ (và đang lan ra nhiều nước khác). Dù tác giả là một người trước đây hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu (vào đầu tháng 3/2006) trong danh sách các quyển bán chạy nhất. Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính. Continue reading “Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế” “

Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia

jdcambi25e

Nguồn: Milton Osborne, “Hun Sen’s Cambodia: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 134-36.

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một thực tế đáng chú ý là trước khi cuốn sách xuất sắc của Sebastian Strangio được xuất bản năm 2014, chúng ta vẫn chưa có nghiên cứu nghiêm túc nào về Hun Sen, cựu chiến binh Khmer Đỏ, chính trị gia đáng chú ý nhất của Campuchia và là người giữ chức thủ tướng lâu nhất trên thế giới. Tôi đưa ra nhận định này sau khi đã biết rõ về cuốn Strongman: The extraordinary life of Hun Sen [Lãnh đạo chuyên quyền: Cuộc đời đặc biệt của Hun Sen] (2013) của hai tác giả H.C và J.B. Metha, một cuốn sách dù hữu ích theo góc nhìn biên niên ký nhưng về cơ bản lại thần thánh hóa nhân vật.

Có một số lý do giải thích cho việc tại sao tiểu sử quan trọng của Hun Sen lại chưa xuất hiện trước đây, bên cạnh việc một bài viết “thẳng thắn và không sợ hãi” có thể khiến tác giả khó có thể được quay trở lại Campuchia. Continue reading “Về quyền lực của Hun Sen ở Campuchia”

Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc

china-680x400

Nguồn: Denny Roy, “China’s Search for Security: Review,” Contemporary Southeast Asia Vol. 37, No. 1 (2015), pp. 154–56.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuốn China’s Search for Security (Quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc) trình bày một quan điểm trái với các nhận định mang tính cảnh báo trong các cuộc tranh luận tại Mỹ về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trong khi nhiều nhà bình luận khác mô tả Trung Quốc là quyết đoán một cách toan tính và quyết tâm đẩy Mỹ ra khỏi châu Á để mở đường cho sự thống trị của Trung Quốc hồi sinh, Nathan và Scobell lại mô tả chính sách an ninh của Trung Quốc phản ảnh sự phòng vệ và yếu kém căn bản của Trung Quốc: “Tính dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa là động lực chính của chính sách đối ngoại của Trung Quốc” (tr. 3), họ viết. Continue reading “Đằng sau quá trình tìm kiếm an ninh của Trung Quốc”

Sam Rainsy là ai?

0,,16929217_303,00

Tác giả: David Chandler | Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sam Rainsy là một lãnh đạo chính trị đối lập được giáo dục tại Pháp. Đối thủ của ông không ai khác chính là Hun Sen, một nhà độc tài tự xưng vốn là Thủ tướng của Campuchia kể từ năm 1984 ngoại trừ giai đoạn chuyển tiếp 2 năm ở thập kỷ 1990. Cuốn tự truyện này được xuất bản lần đầu tiên tại Pháp, nơi Rainsy đã sống lưu vong từ năm 2010 cho tới giữa năm 2013. Đó là thời điểm trước các cuộc bầu cử quốc gia vào tháng 7 năm 2013 tại Campuchia được tổ chức ngay sau khi Rainsy trở lại Phnom Penh. Trong các cuộc bầu cử đó, đảng đối lập đã bất ngờ giành được 55 ghế trong Quốc hội. Continue reading “Sam Rainsy là ai?”