Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu

globalmarkets

Nguồn: Anatole Kaletsky, “The Three Fears Sinking Global Markets”, Project Syndicate, 29/01/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Giêng thường được xem là tháng tốt cho thị trường chứng khoán, với lượng tiền mới tràn vào các quỹ đầu tư, trong khi các đợt bán liên quan đến thuế thường giảm đi vào dịp cuối năm trước. Cho dù dữ liệu về lãi đầu tư ở Mỹ thực ra cho thấy lãi vào tháng Giêng trong lịch sử chỉ cao hơn chút đỉnh so với con số thông thường của mỗi tháng, nhưng niềm tin lan rộng về một “hiệu ứng tháng Giêng” có lợi càng làm cho sự suy yếu của thị trường chứng khoán khắp thế giới đầu năm nay còn gây sốc nhiều hơn nữa.

Nhưng những người bi quan có lý, cho dù họ đôi khi nói quá về phép màu của tháng Giêng. Theo những nhà thống kê tại Reuters, thị trường năm nay khởi đầu với mức suy giảm cao nhất một thế kỷ qua của Phố Wall, và mức giảm 8% hàng tháng của chỉ số MSCI thế giới làm tháng Giêng năm nay trở thành tháng tệ hơn so với 96% số các tháng Giêng từng được ghi nhận. Vậy thì chúng ta phải lo đến mức nào về tình hình kinh tế thế giới? Continue reading “Ba nỗi lo nhấn chìm các thị trường toàn cầu”

Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế” 

economichitman

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Khoảng hai năm nay, cuốn “Confessions of an Economic Hit Man” (Nxb Penguin, New York) của John Perkins đã trở nên một “hiện tượng” ở Mỹ (và đang lan ra nhiều nước khác). Dù tác giả là một người trước đây hầu như không tên tuổi, và cuốn sách không được một tờ báo lớn nào nói đến (mãi đến gần đây), nó đã leo lên hàng thứ sáu (vào đầu tháng 3/2006) trong danh sách các quyển bán chạy nhất. Cuốn sách cũng đang được nhiều đại học khuyến khích sinh viên đọc, và nghe đâu Hollywood cũng sẽ quay thành phim với tài tử Harrison Ford thủ vai chính. Continue reading “Đọc “Thú tội của một sát thủ kinh tế” “

Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ

fed

Nguồn: Alexander Friedman, “How the Fed  Reduced Inequality”, Project Syndicate, 16/12/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua. Tác động của việc này đối với vấn đề chênh lệch lãi suất, chứng khoán của các thị trường mới nổi, nhu cầu nhà ở, và các vấn đề khác, là đối tượng của các tranh luận rộng rãi. Nhưng, khi các thị trường học cách đối phó với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, có thể hầu hết mọi người đã bỏ qua một tia sáng cuối đường hầm quan trọng.

Bất bình đẳng thu nhập và của cải ở Mỹ đã tăng đáng kể từ sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, nhưng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ có thể đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt xu hướng này. Thật ra, nó giúp đẩy nhanh quá trình đảo ngược của xu hướng bất bình đẳng. Continue reading “Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ”

Sự trở lại của đầu tư công

6024553683

Nguồn: Dani Rodik, “The Return of Public Investment,” Project Syndicate, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng – đường, đập, nhà máy điện, vv… – là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo. Nó cũng là lý do đằng sau các chương trình hỗ trợ phát triển xuất hiện ít lâu sau Thế chiến II, khi Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương đổ nguồn lực vào các nước mới độc lập nhằm tài trợ cho các dự án quy mô lớn. Và nó còn thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được cho là lên tới 8 nghìn tỷ USD của khu vực. Continue reading “Sự trở lại của đầu tư công”

Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc

3b50b4f0-f166

Nguồn: Mohamed A. El-Erian, “The Chinese Economy’s Great Wall”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc gần đây bị rớt giá không chỉ khiến thị trường chứng khoán nước này gặp hỗn loạn, buộc chính phủ phải hai lần đình chỉ giao dịch trong vòng một tuần, mà hơn hết nó còn chỉ ra một thách thức lớn mà quốc gia này đang phải đối mặt: làm thế nào để cân bằng giữa các nghĩa vụ kinh tế trong nước và quốc tế. Cách tiếp cận của chính quyền hiện nay sẽ gây tác động mạnh đến sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đi kèm với tiến trình hồi phục chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển sau đó, đã khiến Trung Quốc phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào đầu từ và nhu cầu ở nước ngoài sang mô hình dựa trên nền tảng tiêu thụ nội địa. Continue reading “Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc”

Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp

globaleconomy

Nguồn: Christine Lagarde, “The Transitions of 2016,” Project Syndicate, 05/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng |Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 tại Paris và dòng người tị nạn vào châu Âu chỉ là triệu chứng mới nhất của những căng thẳng chính trị và kinh tế ở Bắc Phi và Trung Đông. Và những sự kiện này không chỉ xảy ra tại những nơi đó. Xung đột cũng đang hoành hành ở những nơi khác, và có gần 60 triệu người đang phải đi tị nạn trên toàn thế giới.

Hơn nữa, năm 2015 đã được dự báo ​​là một trong những năm nóng kỷ lục, với hiện tượng El Niño diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, gây ra những thiên tai liên quan đến thời tiết ở cả hai bờ Thái Bình Dương. Và việc Mỹ bình thường hóa lãi suất, cùng với sự suy giảm kinh tế của Trung Quốc, đã góp phần làm gia tăng sự bất ổn và biến động kinh tế trên toàn thế giới. Thật vậy, tăng trưởng thương mại toàn cầu đang giảm mạnh, với việc giá hàng hóa cơ bản sụt giảm đã đặt ra nhiều vấn đề cho các nền kinh tế dựa vào tài nguyên. Continue reading “Kinh tế toàn cầu 2016: Thách thức và giải pháp”

Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất

interest-rates-crop-600x338

Nguồn: Michael Spence,”Fed’s risks to emerging economies”, Project Syndicate, 21/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất liên ngân hàng qua đêm thêm 25 điểm cơ sở sau hơn một thập niên kiên định bám trụ với chính sách lãi suất rất thấp. Lãi suất liên ngân hàng qua đêm là cơ sở để tính các loại lãi suất khác trong nền kinh tế. Việc này đưa lãi suất mới lên mức tối đa vẫn còn khá thấp là 0,5%, và Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen, đã rất khôn ngoan hứa hẹn rằng bất kỳ đợt tăng lãi suất nào trong tương lai cũng sẽ diễn ra từ từ. Xét tình trạng kinh tế Mỹ – với tăng trưởng thực ở mức 2%, một thị trường lao động thắt chặt, và ít bằng chứng cho thấy lạm phát tăng đến mức mục tiêu 2% của Fed – tôi nhìn nhận đợt tăng lãi suất này là một một bước khởi đầu hợp lý và cẩn trọng hướng tới việc bình thường hóa lãi suất (được định nghĩa là một sự cân bằng lợi ích tốt hơn giữa những người đi vay và cho vay). Continue reading “Các nền kinh tế mới nổi và rủi ro từ việc Fed tăng lãi suất”

Container giúp đẩy mạnh thương mại như thế nào?

20130525_blp502

Nguồn:  “Why have containers boosted trade so much?”, The Economist, 21/03/2013.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thoạt nhìn chúng có vẻ chỉ là những thùng kim loại đơn giản. Nhưng container (công-ten-nơ) – những chiếc thùng đồng nhất có thể dễ dàng được dịch chuyển giữa các xe tải, xe lửa và tàu biển – đã định hình thương mại toàn cầu trong vài thập niên qua. Tại sao container lại giúp đẩy mạnh thương mại nhiều như vậy? Continue reading “Container giúp đẩy mạnh thương mại như thế nào?”

Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?

trade-test-centre-india

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Why big oil should kill itself”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, giá dầu đang ổn định về dài hạn ở mức từ 30 USD đến 50 USD mỗi thùng, người sử dụng năng lượng khắp nơi đang được hưởng khoản thu nhập tăng thêm hằng năm trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD. Kết quả cuối cùng gần như sẽ hiển nhiên thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, bởi vì người hưởng lợi từ việc phân phối lại khoản thu nhập khổng lồ này chủ yếu là các hộ gia đình có thu nhập thấp hoặc trung bình – những người thường tiêu xài tất cả những gì họ kiếm được.

Dĩ nhiên, sẽ có vài đối tượng bị tổn thất nặng nề – chủ yếu là chính phủ các quốc gia sản xuất dầu mỏ, những nước sẽ bị giảm dự trữ ngoại tệ, đồng thời phải vay mượn từ các thị trường tài chính càng lâu càng tốt thay vì cắt giảm chi tiêu công. Rốt cuộc, đó chính là giải pháp mà các chính trị gia mong muốn, đặc biệt khi họ đang phải đương đầu với chiến tranh, chống lại các sức ép địa chính trị hay đối mặt với các cuộc nổi loạn của quần chúng. Continue reading “Tại sao các công ty dầu khí lớn nên tự giải thể?”

Tại sao giá dầu giảm không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

la-baisse-du-petrole-ne-

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Pourquoi la baisse du pétrole ne relance pas la croissance”, Les Echos, 16/12/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Thu Phương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trong những ngạc nhiên lớn nhất của nền kinh tế năm 2015 chính là việc sự sụt giảm đáng kinh ngạc của giá dầu thế giới đã không giúp nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ. Mặc cho giá dầu giảm mạnh từ 115 đô la/thùng ở thời điểm tháng 6 năm 2014 xuống còn 45 đô la/thùng vào tháng 11 năm 2015, phần lớn các mô hình vĩ mô đều cho thấy tác động của giá dầu giảm lên tăng trưởng toàn cầu thực sự kém hiệu quả hơn so với mong đợi, chỉ khoảng 0,5% GDP toàn cầu.

Tin vui là, tác động tích cực nhưng khiêm tốn này có khả năng sẽ không biến mất vào năm 2016. Tuy nhiên điều đáng tiếc là giá dầu giảm sẽ tạo áp lực nặng nề hơn cho những quốc gia xuất khẩu dầu chính trên thế giới. Continue reading “Tại sao giá dầu giảm không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?”

Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất

traders-work-on-the-floor

Nguồn: Ann Williams, “Fed rate hike: What you need to know”, My Paper, 18/12/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã gặp nhau lần cuối cùng trong năm nay vào hôm thứ Tư và công bố đợt tăng lãi suất đầu tiên của Hoa Kỳ kể từ tháng 6 năm 2006, và bảy năm sau khi đã đẩy lãi suất cho vay tham chiếu (benchmark lending rate) của mình về 0% nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và cuộc Đại Suy thoái diễn ra sau đó .

Lãi suất cao hơn ở Mỹ sẽ có tác động sâu rộng đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới, từ các khoản vay mua nhà và xe hơi của bạn, chi phí đi vay của các chính phủ và các công ty, đến giá trị của các đồng tiền và hàng hóa cơ bản.

Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về đợt tăng lãi suất này của Fed: Continue reading “Những điều bạn cần biết về việc Fed tăng lãi suất”

Triển vọng Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc

Pudong_Jakob-Montrasio_Flickr_800

Nguồn: Martin Feldstein, “China’s Latest Five-Year Plan”, Project Syndicate, 28/11/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tôi có mặt ở Bắc Kinh hồi tháng trước khi chính phủ Trung Quốc đưa ra bản tóm tắt sơ bộ của Kế hoạch 5 năm lần thứ 13. Đây là một tài liệu quan trọng để hiểu được lộ trình Trung Quốc đang hướng tới trong giai đoạn 2016-2020. Tuy vậy các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc cũng không giống ngày trước nữa.

Nền kinh tế Trung Quốc không còn là hệ thống quốc doanh hay do nhà nước quản lý như 30 năm trước khi tôi tới đây lần đầu. Thời đó không có các doanh nghiệp tư nhân, và việc bất cứ ai ngoài chính phủ hoặc một doanh nghiệp nhà nước thuê nhân công là phi pháp. Giờ đây chỉ 20% số lao động ở Trung Quốc làm việc cho các doanh nghiệp nhà nước. Phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc năng động, phi tập trung, và thuộc sở hữu tư nhân. Các công ty đa quốc gia Mỹ và các doanh nghiệp nước ngoài khác là một mảng quan trọng của toàn cảnh nền kinh tế. Continue reading “Triển vọng Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 của Trung Quốc”

Tác động từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ

shutterstock_175228745

Nguồn: Martin Wolf, “Understanding the new global oil economy”, The Financial Times, 01/12/2015

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu mức nhập khẩu của Mỹ giảm, tầm quan trọng của một Trung Đông ổn định đối với Mỹ sẽ giảm trong khi lại tăng với Trung Quốc và Ấn Độ.

Tại sao giá dầu giảm? Đây có phải là một hiện tượng tạm thời hay nó phản ánh một thay đổi mang tính cấu trúc của thị trường dầu quốc tế? Nếu mang tính cấu trúc, nó sẽ có nhiều hệ quả quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, địa chính trị và khả năng kiềm chế biến đổi khí hậu của chúng ta.

Nếu lấy giá tiêu dùng Mỹ làm hệ số giảm phát, thì giá dầu thực tế đã giảm hơn một nửa từ tháng 6/2014 đến tháng 10/2015. Vào tháng 10/2015, giá dầu thực tế thấp hơn giá trung bình kể từ năm 1970 đến 17%, cho dù vẫn cao hơn mức giá đầu thập niên 1970 và thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2000 (xem biểu đồ). Continue reading “Tác động từ cách mạng dầu đá phiến của Mỹ”

Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu

0,,17425642_303,00

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The Import of Exports”, Project Syndicate, 26/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Vân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến lược phát triển của một quốc gia có nên chú ý đặc biệt đến lĩnh vực xuất khẩu? Xét cho cùng, xuất khẩu không liên quan gì tới việc làm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của người dân, chẳng hạn như giáo dục, y tế, nhà ở, điện, nước, viễn thông, an ninh, pháp luật và giải trí. Vì vậy, tại sao phải ưu tiên đáp ứng nhu cầu của những người tiêu dùng ở một đất nước xa xôi?

Một cách ngắn gọn, câu hỏi trên cũng chính là điều mà những người phản đối tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa kinh tế, cũng như những người cánh hữu yêu cầu đối xử bình đẳng đối với tất cả các ngành công nghiệp, muốn biết. Tuy nhiên không có câu trả lời đúng cho những câu hỏi sai. Bởi chính vì quan tâm đến người dân nên các chính phủ mới phải tập trung vào xuất khẩu. Continue reading “Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu”

Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?

Old fortress gate with light trails at downtown

Nguồn: Lee Jong Wha, “Is South Korea Turning Japanese?“, Project Syndicate, 17/11/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Thành tích kinh tế gần đây của Hàn Quốc đã gây nhiều thất vọng. Sau 40 năm tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 7,9% năm, tỉ lệ tăng trưởng bình quân đã giảm còn 4,1% trong giai đoạn 2000-2010 và và giữ mức 3% kể từ năm 2011. Điều này làm nhiều người băn khoăn liệu rằng Hàn Quốc có đang hướng đến tình trạng giảm phát và trì trệ kéo dài, vốn là đặc trưng của cái gọi là những “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, mà cho đến giờ Nhật mới bắt đầu dần thoát ra.

Sự tương đồng giữa Hàn Quốc ngày nay và Nhật Bản 20 năm trước là không thể phủ nhận. Và trên thực tế, các vấn đề kinh tế của Hàn Quốc ít nhiều cũng thường đi theo con đường của Nhật Bản. Trong trường hợp này, tấm gương Nhật Bản có thể hữu ích với Hàn Quốc, nếu các lãnh đạo của quốc gia này xem đó là bài học về những việc không nên làm. Continue reading “Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?”