Những người tiêu dùng “bất đắc dĩ” của Trung Quốc

1433819571605

Nguồn: Keyu Jin, “China’s Unwilling Consumers”, Project Syndicate, 11/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm qua, các lãnh đạo Trung Quốc đã theo đuổi việc “tái cân bằng” nền kinh tế. Mô hình kinh tế hiện hữu của Trung Quốc vốn dựa vào đầu tư và xuất khẩu sẽ được thay thế bởi một mô hình mới dựa vào dịch vụ và tiêu dùng nội địa. Đó là một sự thay đổi cần thiết đối với Trung Quốc. Không may là tăng trưởng dựa vào tiêu dùng sẽ còn là một điều xa vời.

Đúng là tỉ lệ đóng góp của tiêu dùng trong GDP đã tăng chút ít trong vài năm qua. Nhưng điều đó chủ yếu phản ánh nhu cầu đầu tư yếu, chứ không phải là tăng trưởng tiêu dùng mạnh. Sự thật là tích lũy tài sản vẫn là mục đích chính của các hộ gia đình Trung Quốc. Và do cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc, thị trường tài chính thiếu phát triển, và chế độ an sinh xã hội kém, nên mức tiết kiệm dự phòng cao sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong tương lai gần. Continue reading “Những người tiêu dùng “bất đắc dĩ” của Trung Quốc”

Tại sao kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lại quan trọng?

Generated by IJG JPEG Library

Nguồn:  Why China’s five-year plans are so important”, The Economist, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, các quan chức cấp cao của Trung Quốc đang họp bàn tại một khách sạn ở Bắc Kinh để thông qua kế hoạch phát triển quốc gia cho 5 năm tới. Trung Quốc đã phát triển rất xa so với gốc rễ nền kinh tế kế hoạch, nhưng hệ thống lập kế hoạch chính sách của nước này, một di sản thừa hưởng từ thời Xô-viết, là một trong những vết tích vẫn còn nhiều ảnh hưởng đậm nét nhất. Đây sẽ là kế hoạch 5 năm lần thứ 13 kể từ khi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc. Áp dụng từ năm 2016 đến 2020, kế hoạch này sẽ đề ra những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các các mục tiêu khác như thúc đẩy sáng tạo. Vậy chính xác những kế hoạch 5 năm của Trung Quốc là gì và chúng ta kỳ vọng gì vào kế hoạch mới này? Continue reading “Tại sao kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lại quan trọng?”

Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản

750x-1

Nguồn: Yuriko Koike, “Japan’s TPP Transformation”, Project Syndicate, 30/10/2015.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày 5/10, sau nhiều năm ròng thương lượng miệt mài và kỹ lưỡng, cuối cùng, mười hai quốc gia Vành đai Thái Bình Dương đã kết thúc đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó hứa hẹn nhiều điều từ tăng cường thương mại đến bảo vệ môi trường. Những cuộc đàm phán này đã khiến mái tóc đen của ông Akira Amari, Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, chuyển hẳn sang màu muối tiêu. Tuy nhiên, niềm an ủi của ông là TPP sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho “Thế kỷ Châu Á”.

Tiền thân của TPP, trước khi có sự tham gia của ông Amari, là một hiệp định thương mại được ký năm 2006 giữa bốn nước Singapore, New Zealand, Chile và Brunei – được gọi là “Pacific 4”. Sau đó, Mỹ, Úc, Peru và Việt Nam, nhận thấy triển vọng về một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp tại châu Á, đã tham gia đàm phán vào tháng 3/2010. Vậy là, trong phút chốc chiếc thuyền nhỏ bé của P-4 bỗng trở thành chiếc tàu biển khổng lồ. Continue reading “Ý nghĩa của Hiệp định TPP đối với Nhật Bản”

Chính sách tiền tệ không đủ giúp giải quyết suy thoái

9544834557_b844c48e78_b_0

Nguồn: J. Bradford DeLong, “The Tragedy of Ben Bernanke”, Project Syndicate, 29/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sẽ thật khó để xem cuốn hồi ký mới xuất bản của cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Ben Bernanke, “The Courage to Act” (tạm dịch: Dũng cảm Hành động) là một thứ gì khác ngoài một bi kịch. Đó là câu chuyện về người đàn ông vốn dĩ là người được chuẩn bị sẵn sàng nhất cho công việc của mình nhưng lại nhanh chóng bị đánh bại bởi những thử thách, rồi cứ thế bị tụt lại phía sau và chẳng thể nào bắt kịp trở lại.

Bernanke là người có công lớn khiến cú sốc tài chính năm 2007 – 2008 không dẫn đến một cuộc Đại Suy thoái thứ hai. Nhưng cách mà ông giải quyết hậu quả của nó thì lại gây thất vọng một cách đáng ngạc nhiên. Hồi năm 2000, Bernanke đã lập luận rằng một ngân hàng trung ương khi có đủ ý chí thì “luôn luôn” có thể khôi phục lại sự thịnh vượng nhờ vào nới lỏng định lượng, ít nhất là trong trung hạn. Continue reading “Chính sách tiền tệ không đủ giúp giải quyết suy thoái”

Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam

tppok_mlxe

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The TPP’s Impact on Vietnam: A Preliminary Assessment,” ISEAS Perspective, No. 63 Issue. 2015, 04/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Việc kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hôm mùng 5 tháng 10 vừa qua đã được mười hai nước tham gia ca ngợi là một bước ngoặt đối với hội nhập kinh tế khu vực. Hiệp định này cũng được nhiều chuyên gia đánh giá là có tác động chiến lược sâu rộng trong cả khu vực cũng như toàn cầu. Là một thành viên của TPP, Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định này về cả mặt kinh tế và chiến lược, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức đáng kể. Cách Việt Nam tận dụng cơ hội và xử lý thách thức có thể sẽ định hình quỹ đạo kinh tế, chính trị, và chiến lược của đất nước này trong những năm tới. Continue reading “Đánh giá sơ bộ tác động của TPP đối với Việt Nam”

Công nghệ có cản trở sự hội tụ giữa các nền kinh tế?

technology

Nguồn: Kemal Dervis, “Will technology kill convergence?”, Project Syndicate, 15/10/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong các cuộc họp thường niên vào tuần trước của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Lima (Peru), một vấn đề nổi lên trong các buổi thảo luận chính là sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi. Nếu như sau khủng hoảng tài chính năm 2008, những nền kinh tế mới nổi được tung hô là động lực mới của kinh tế thế giới thì giờ đây chúng lại trở thành lực cản đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhiều người tranh luận rằng kỷ nguyên bùng nổ tăng trưởng và những nỗ lực của các nền kinh tế mới nổi nhằm bắt kịp mức thu nhập của các quốc gia tiên tiến đã kết thúc. Vậy những quan điểm bi quan này có đúng?

Hẳn có lý do để lo lắng, bắt đầu từ Trung Quốc. Sau nhiều thập niên tăng trưởng ở mức gần hai con số, kinh tế Trung Quốc dường như đang trải qua đợt sụt giảm nghiêm trọng mà nhiều người cho rằng, thực tế còn tệ hơn cả những gì các số liệu chính thức đưa ra. Continue reading “Công nghệ có cản trở sự hội tụ giữa các nền kinh tế?”

Hy Lạp và ảo vọng về các chương trình tái cấu trúc

MAS_462176064_20150126072937

Nguồn: Dani Rodrik, “The Mirage of Structural Reform”, Project Syndicate, 08/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mọi chương trình kinh tế áp đặt lên Hy Lạp bởi các chủ nợ của nước này kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2009 đều xoay quanh một sự tự phụ chính: rằng các cuộc tái cấu trúc, nếu được xây dựng táo bạo và thi hành đúng thời hạn, sẽ mang lại sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dự đoán rằng việc thắt lưng buộc bụng về tài khóa sẽ gây thiệt hại về thu nhập và việc làm – dù họ đã đánh giá thấp hơn đáng kể mức độ thiệt hại mà nó gây ra. Tuy vậy họ lập luận rằng các cải cách theo hướng thị trường vốn bị trì hoãn từ lâu (và rất cần thiết) sẽ tạo ra tăng trưởng bù lại cho kinh tế Hy Lạp. Continue reading “Hy Lạp và ảo vọng về các chương trình tái cấu trúc”

Tại sao nên ủng hộ TPP?

TPP+Logo

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Why Support the TPP?Project Syndicate, 08/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận giữa các nhà đàm phán đến từ 12 quốc gia Vành đai Thái Bình Dương về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đại diện cho một chiến thắng hiếm có. Những trở ngại chính trị to lớn, cả trong nước và quốc tế, đã được vượt qua để đạt được thỏa thuận. Và bây giờ là lúc những người chỉ trích việc phê chuẩn TPP, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nên đọc thỏa thuận này với một đầu óc cởi mở.

Đa số các vấn đề xung quanh TPP đã được đóng khung, ít nhất theo thuật ngữ chính trị Hoa Kỳ, theo kiểu phe tả đối đầu với phe hữu. Thái độ thù địch không ngừng của phe tả đối với thỏa thuận – thường với lý do là nội dung của thỏa thuận trong suốt quá trình đàm phán đã không được thông báo cho Quốc hội Hoa Kỳ – mang đến hai mối nguy hiểm. Continue reading “Tại sao nên ủng hộ TPP?”

Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc

1166896

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Economy at the Fifth Plenum”, Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè vừa qua, việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thị trường chứng khoán và hành động phá giá đồng nhân dân tệ nhắc nhở chúng ta rằng sự phát triển kinh tế của nước này có ảnh hưởng đến tất cả các nước. Giờ đây, Trung Quốc đang chuẩn bị có một số quyết định ảnh hưởng tới thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Hai năm trước, tại Hội nghị TW 3, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết theo đuổi cải cách sâu rộng, đưa ra tuyên bố rằng thị trường phải “đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực”. Trong khi khu vực quốc doanh tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, các nhà hoạch định chính sách sẽ “kiên định khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế phi nhà nước, và kích thích sự năng động và sáng tạo của khu vực này”. Continue reading “Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc”

Cách triệt tiêu các Thiên đường thuế

tax-haven-a

Nguồn: Bradford DeLong & Micheal DeLong, “Sunlight on Tax Havens“, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thiên đường thuế được thiết kế một cách kín đáo và ít minh bạch. Toàn bộ lý do cho sự tồn tại của những thiên đường này là để che giấu đống của cải đang được đặt đâu đó bên trong chúng. Và cuốn sách mới của Gabriel Zucman, có tựa đề Ca ci ct giu ca các quc gia: Tai ho thiên đường thuế (The Hidden Wealth of Nations: The Scourge of Tax Havens), lần đầu tiên tiết lộ vai trò của chúng lớn đến đâu trong nền kinh tế toàn cầu.

Zucman kiểm tra sự chênh lệch trong các tài khoản thanh toán quốc tế để cung cấp những số liệu chính xác và đáng tin cậy nhất có thể có được về số tiền được cất trữ tại các thiên đường thuế. Ông ước tính khoảng 8% của cải tiền bạc của thế giới – tương đương 7,6 nghìn tỉ đô la Mỹ – được giấu tại những nơi như Thụy Sỹ, Bermuda, Quần đảo Cayman, Singapore, và Luxembourg. Con số này còn nhiều hơn số của cải sở hữu bởi nửa số dân nghèo khó trong số 7,4 tỉ người trên thế giới. Continue reading “Cách triệt tiêu các Thiên đường thuế”

Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc

china-economy_625x300_61414980210

Nguồn: Lee Jong-Wha, “Containing China’s Slowdown”, Project Syndicate, 23/09/2015

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các chuyên gia thường thích tranh luận về những viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, và hiện nay phe bi quan đang chiếm ưu thế. Dù Trung Quốc có một mẫu hình tăng trưởng kinh tế riêng biệt trong suốt ba thập kỷ qua nhưng rất nhiều người vẫn xây dựng dự đoán của mình dựa trên những bài học của các nền kinh tế khác. Vì thế, liệu viễn cảnh kinh tế Trung Quốc có thực sự tồi tệ như lời dự đoán của phe áp đảo không? Và, nếu sự thực đúng là như vậy thì làm thế nào để có thể cải thiện tình hình?

Tình trạng của Trung Quốc hiện khá nghiêm trọng. Nền kinh tế này tăng trưởng ở mức 7,4% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 1990; và nó sẽ khó có thể đạt được mục tiêu chính thức là 7% trong năm nay, và theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nền kinh tế này có khả năng sẽ chỉ tăng trưởng được khoảng 6,3% vào năm 2016. Rõ ràng là hoạt động nội địa yếu kém và nhu cầu giảm dần từ bên ngoài đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Continue reading “Cách đối phó với sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc”

Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo

angusdeaton

Nguồn: Angus Deaton, “Weak States, Poor Countries,” Project Syndicate, 24/09/2013.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở Scotland, tôi lớn lên với suy nghĩ về cảnh sát như những người bạn có thể nhờ giúp đỡ khi cần. Cứ tưởng tượng xem tôi đã ngạc nhiên đến thế nào khi trong chuyến đi đầu tiên tới Mỹ năm 19 tuổi, tôi được đón tiếp bằng cả một tràng quát tháo tục tĩu từ một viên cảnh sát New York đang điều khiển giao thông ở Quảng trường Thời đại khi tôi hỏi anh ta đường đến bưu điện gần nhất. Trong cơn bối rối sau đó, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của sếp vào một thùng rác mà tôi cứ ngỡ là hòm thư.

Người châu Âu có xu hướng nhìn nhận về chính phủ của mình tích cực hơn so với người Mỹ, những người mà với họ thì sự thất bại và mất lòng dân của các chính trị gia liên bang, tiểu bang, và địa phương là chuyện thường tình. Nhưng cũng chính những cấp chính quyền khác nhau đó của người Mỹ đã thu thuế và, đổi lại, cung cấp những dịch vụ mà nếu không có chúng thì người dân không thể có được một cuộc sống dễ dàng. Continue reading “Angus Deaton: Nhà nước yếu kém khiến đất nước nghèo”

Tác động của tăng trưởng thương mại sụt giảm tới kinh tế thế giới

20150919_fnp502

Nguồn: What slowing trade growth means for the world economy”, The Economist, 15/9/2015

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế toàn cầu sa vào khó khăn này đến khó khăn khác trong năm 2015. Kinh tế Mỹ trì trệ trong suốt quý đầu đóng băng. Rồi nỗi lo Hy Lạp rút khỏi khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã làm các thị trường lo lắng. Và giờ mọi sự chú ý lại đổ vào Trung Quốc, khi mà chính phủ nước này đang loay hoay ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và màn hạ cánh cứng (hard landing) của mình. Đằng sau đó , một xu hướng đáng ngại khác cũng đang phát triển: thương mại thế giới đã co lại nếu tính theo quý trong cả hai quý đầu năm nay: thành tích kém nhất kể từ cao trào của cuộc khủng hoảng tài chính. Vậy thương mại lao dốc có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế toàn cầu? Continue reading “Tác động của tăng trưởng thương mại sụt giảm tới kinh tế thế giới”

Bài học về phát triển từ Mexico

20150919_LDP002_0

Nguồn: “The two Mexicos”, The Economist, 19/09/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước  Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Là sự kết hợp của cả tính hiện đại và sự nghèo đói, Mexico mang lại nhiều bài học cho tất cả các thị trường mới nổi.

“Trong quá trình thiết lập chế độ pháp quyền, năm trăm năm đầu tiên luôn là khó khăn nhất.” Câu nói trên của cựu thủ tướng Anh Gordon Brown dường như không chỉ quá cứng nhắc, mà có vẻ còn không chính xác trong suốt 2 thập niên qua.  Được khích lệ bởi (thực tiễn của) Trung Quốc, với tăng trưởng thương mại và thu hút dòng vốn nước ngoài, với vấn đề tầng lớp trung lưu mới và cả tỉ người ở dưới đáy xã hội, người ta dễ dàng quên đi thực tiễn từ xa xưa rằng việc biến các nước nghèo thành các nước giàu khó như thế nào. Và người ta hồ hởi nhận định: các thị trường mới nổi chắc chắn sẽ tiếp bước Hàn Quốc hoặc Đài Loan trên con đường làm giàu. Continue reading “Bài học về phát triển từ Mexico”

Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc

cctv_beijing_oma_220307_12

Nguồn: Gene Frieda, “China’s Debt Termites”, Project Syndicate, 19/08/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có phép ẩn dụ nào về những thách thức kinh tế mà Trung Quốc đang phải đối mặt tốt hơn là kiệt tác kiến trúc mang hơi hướng tương lai được thiết kế để làm trụ sở của Đài truyền hình nhà nước của quốc gia này, đài CCTV. Vài tháng trước khi tòa nhà này được hoàn thành năm 2009, các quan chức của đài đã cho phép tiến hành một màn bắn pháo hoa trái phép làm bùng lên một đám cháy thiêu rụi một tòa nhà nhỏ hơn trong khu phức hợp, vốn có hình chiếc nêm mà người dân Bắc Kinh đặt biệt danh là Tổ Mối.

Đám cháy đã làm trì hoãn việc hoàn thành trụ sở CCTV mãi tới năm 2012. Tổ Mối vẫn chưa được khánh thành và đưa vào sử dụng; sự toàn vẹn trong kết cấu tòa nhà nhỏ hơn đã bị ảnh hưởng bởi đám cháy nhưng nó không thể được tháo dỡ xuống do lo ngại ảnh hưởng tới tòa tháp lớn hơn. Phần còn tốt của kết cấu này không thể chống đỡ nổi gánh nặng của những phần xấu. Continue reading “Nợ: Tổ mối làm mục ruỗng nền tảng kinh tế Trung Quốc”