Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi

Nguồn: The grim racial inequalities behind America’s protests”, The Economist, 03/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày thứ tám của các cuộc biểu tình phản đối việc sát hại George Floyd, Donald Trump đã khoe thành tích củamình về việc giảm đói nghèo và thất nghiệp của người da đen cũng như việc thông qua các cải cách tư pháp hình sự. “Chính quyền của tôi”, ông tweet, “đã làm được nhiều điều cho Cộng đồng Da đen hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác kể từ thời Abraham Lincoln.” Điều đó có chính xác không? Người Mỹ gốc Phi có cuộc sống tốt hơn dưới thời ông Trump không, và điều đó có liên quan gì đến các cuộc biểu tình? Continue reading “Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi”

Con đường tới thế giới bền vững

Tác giả: Lê Trung Kiên & Lê Đình Tĩnh

Trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng trở nên bất định, chủ nghĩa bảo hộ, dân túy gia tăng, tác động nhiều mặt tới quá trình  toàn cầu hóa, hội nhập và liên kết kinh tế, đồng thời đặt ra những vấn đề cơ bản về quản trị và mô hình phát triển của từng quốc gia. Sự xung đột giữa các mô hình phát triển khác nhau không chỉ ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế toàn cầu mà còn liên quan tới đời sống của hảng tỷ người dân của các quốc gia liên quan. Tháng 1/2020, Tạp chí Foreign Affairs xuất bản Chuyên san “Con đường tới thế giới bền vững” tổng hợp hơn 20 bài báo đáng chú ý nhất đã xuất bản trên Tạp chí liên quan tới các chủ đề thảo luận của Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos 2020. Bài viết này giới thiệu tóm lược các nội dung của Chuyên san trên liên quan đến chủ đề  mô hình phát triển kinh tế thế giới, các vấn đề đặt ra và giải pháp để ứng phó. Continue reading “Con đường tới thế giới bền vững”

Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá?

Nguồn: Has covid-19 killed globalisation?”, The Economist, 14/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trước đại dịch, toàn cầu hóa đã gặp rắc rối. Hệ thống thương mại mở thống trị nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên đã bị phá hủy bởi sự sụp đổ tài chính và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Bây giờ nó đang quay cuồng trước cú đánh chí mạng thứ ba trong hàng chục năm khi các đợt phong toả làm đóng cửa biên giới và gây gián đoạn thương mại. Số hành khách tại sân bay Heathrow đã giảm 97% so với năm trước; Xuất khẩu ô tô củaMexico giảm 90% trong tháng 4; 21% các chuyến tàu container xuyên Thái Bình Dương trong tháng Năm đã bị hủy. Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, hoạt động sẽ phục hồi, nhưng đừng mong đợi sự trở lại nhanh chóng với một thế giới vô tư với đi lại không bị cản trở và thương mại tự do. Đại dịch sẽ chính trị hóa việc đi lại và di cư, và tạo nên cảm giác lâu dài muốn tự lực. Sự hướng nội từ từ này sẽ làm suy yếu sự phục hồi, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương và lây lan bất ổn địa chính trị. Continue reading “Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá?”

Covid-19 sẽ làm biến đổi nền kinh tế thế giới như thế nào?

Nguồn: Neil Irwin, “It’s the End of the World Economy as We Know It”, The New York Times, 16/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi các sự kiện kinh tế gây biến động lớn xảy ra, các hệ lụy có xu hướng phải mất nhiều năm mới thể hiện hết, và diễn tiến theo những hướng không thể đoán trước được.

Ai có thể nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng các vụ vỡ nợ thế chấp ở vùng ngoại ô Mỹ năm 2007 sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp năm 2010? Hay sự sụp đổ thị trường chứng khoán New York năm 1929 sẽ góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu trong những năm 1930? Continue reading “Covid-19 sẽ làm biến đổi nền kinh tế thế giới như thế nào?”

Tại sao người giàu sợ đại dịch?

Nguồn: Walter Scheidel, “Why the Wealthy Fear Pandemics”, The New York Times, 09/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào mùa thu năm 1347, bọ chét từ chuột khiến bệnh dịch hạch tràn vào nước Ý qua một vài con tàu đến từ Biển Đen. Trong bốn năm tiếp theo, đại dịch xé nát châu Âu và Trung Đông. Sự hoảng loạn lan rộng khi các hạch bạch huyết ở nách và háng nạn nhân sưng lên thành cục, mụn nước đen bao phủ khắp cơ thể, sốt tăng vọt và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động. Có lẽ một phần ba dân số châu Âu đã chết.

Tác phẩm “Decameron” của Giovanni Boccaccio ghi lại một cảnh mà ông chứng kiến tận mắt: “Khi tất cả các huyệt mộ đã kín chỗ, người ta đào những cái hố khổng lồ ở sân nhà thờ, hàng trăm người mới chết được ném xuống đó, chen sát nhau thành từng lớp như hàng trên tàu”. Còn theo Agnolo di Tura đến từ Siena, “quá nhiều người chết đến nỗi tất cả đều tin rằng ngày tận thế đã tới”. Continue reading “Tại sao người giàu sợ đại dịch?”

Chủ nghĩa tư bản đang đi tới sụp đổ?

Lược dịch:  Nguyễn Hải Hoành và Đông Tỉnh

Lời giới thiệu:  Nhân dịp cuốn sách Chủ nghĩa tư bản giãy chết[1] của nhà nhân học và xã hội học Paul Jorion[2] (trong hình) ra mắt bạn đọc, báo Pháp Diễn đàn (La Tribune) số ra ngày 21/3/2011 có đăng bài phỏng vấn tác giả, do nhà báo Eric Benhamou thực hiện. Dưới đây là bản lược dịch.

Hỏi:  Năm 2007 ông đã dự đoán về cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản Mỹ. Giờ đây ông cho rằng chủ nghĩa ấy đang giãy chết. Vậy bao giờ sẽ cấp giấy chứng tử?

Đáp:   Sự xuống dốc của chủ nghĩa tư bản Mỹ là điều đã xác định, bởi lẽ nó đã lâm vào một động thái kích nổ mà có lẽ chỉ một số biện pháp có thể ngăn chặn, song các nhà lãnh đạo của chúng ta rõ ràng sẽ không áp dụng các biện pháp đó; và mọi sự trì hoãn càng làm cho quá trình phục hồi nếu có sẽ càng thêm khó khăn. Chớ nên ảo tưởng với sự ngóc dậy của thị trường chứng khoán hoặc vẻ ngoài khỏe mạnh của các ngân hàng. Tình trạng mất cân đối vẫn còn nguyên đó. Nhưng khủng hoảng tài chính đã làm cho các quốc gia bị suy hao. Họ không còn phương tiện để duy trì một chế độ bảo đảm an sinh xã hội hằng cho phép duy trì niềm tin rằng tất cả mọi người đều được hưởng lợi từ chế độ này. Continue reading “Chủ nghĩa tư bản đang đi tới sụp đổ?”

Nhà đất trở thành lớp tài sản lớn nhất thế giới như thế nào?

Nguồn: How housing became the world’s biggest asset class”, The Economist, 16/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm 1762, Benjamin Franklin đi tàu từ Anh trở về Philadelphia sau vài năm. Khi về tới nơi, ông bị sốc bởi những gì được chứng kiến. “Chi phí sinh hoạt đã tăng rất cao trong thời gian tôi vắng mặt”, ông viết thư cho một người bạn. Ông nghĩ rằng nhà ở đã trở nên đặc biệt đắt đỏ. “Tiền thuê những ngôi nhà cũ và giá đất đã tăng gấp ba trong sáu năm qua”, ông phàn nàn.

Nếu Franklin còn sống tới ngày hôm nay, ông sẽ phải nổi đóa. Trong 70 năm qua, nhà đất đã trải qua một sự chuyển đổi đáng chú ý. Cho đến giữa thế kỷ 20, giá nhà trên khắp thế giới các nước giàu khá ổn định (xem biểu đồ). Tuy nhiên, từ đó trở đi, giá nhà đất đã bùng nổ cả về mức giá so với các hàng hóa và dịch vụ khác lẫn so với thu nhập. Continue reading “Nhà đất trở thành lớp tài sản lớn nhất thế giới như thế nào?”

Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?

Nguồn: Zhang Jun, “China’s Damaging Policy Disruptions”, Project Syndicate, 30/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ chậm lại chỉ còn hơn 6% trong năm nay và không có khả năng tăng tốc trong  tương lai gần. Trên thực tế, các nhà bình luận kinh tế thường đồng ý rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2019 – vốn ở mức tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua – có thể vẫn là tốt nhất nếu so với cả thập niên tới. Điều mà các nhà quan sát không thể đồng ý là việc Trung Quốc nên lo lắng đến mức nào, hoặc các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để cải thiện triển vọng tăng trưởng.

Những người lạc quan chỉ ra rằng nếu xét quy mô của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, thì mức tăng trưởng GDP hàng năm chỉ 6% thôi cũng đã lớn hơn cả mức tăng trưởng hai con số 25 năm trước. Những người bi quan lưu ý rằng điều đó có thể đúng, nhưng tăng trưởng GDP chậm lại đang cản trở tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người – đây là một tin xấu cho một quốc gia có nguy cơ bị sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình – đồng thời làm trầm trọng thêm các rủi ro tài chính xuất phát từ mức nợ cao của các công ty và chính quyền địa phương. Continue reading “Can thiệp từ nhà nước khiến kinh tế Trung Quốc suy giảm như thế nào?”

Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?

Tác giả: Leo Panitch | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là tóm tắt nội dung bài Marx hoàn toàn hiện đại (Thoroughly Modern Marx) của giáo sư Leo Panitch ở Đại học York tại Toronto, Canada, biên tập viên tập san Socialist Register, đăng trên tạp chí Mỹ Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) số 5-6 năm 2009. Các ghi chú trong ngoặc và các tiêu đề phụ là của người dịch.

Đi trước thời đại

Khủng hoảng kinh tế một lần nữa kích thích mọi người quan tâm đến Karl Marx. Lượng tiêu thụ bộ sách Tư bản (tiếng Đức Das Kapital) tăng vọt; riêng một nhà xuất bản ở Đức năm 2008 bán được trên 10 nghìn cuốn, so với hơn 100 cuốn bán được năm 2007. Đây là một chỉ dấu cho thấy cuộc khủng hoảng có quy mô rộng và ảnh hưởng lớn đến mức khiến chủ nghĩa tư bản toàn cầu và các “vệ sĩ” của nó rơi vào một cuộc khủng hoảng hình thái ý thức. Continue reading “Karl Marx tiên tri về Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 như thế nào?”

Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The End of Neoliberalism and the Rebirth of History”, Project Syndicate, 04/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào cuối Chiến tranh Lạnh, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã viết một bài tiểu luận nổi tiếng có tên “Sự cáo chung của lịch sử?” Việc chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, ông lập luận, sẽ xóa bỏ trở ngại cuối cùng ngăn chia toàn bộ thế giới khỏi mục tiêu dân chủ tự do và kinh tế thị trường. Nhiều người đồng ý.

Ngày nay, khi chúng ta phải đối mặt với sự rút lui khỏi trật tự toàn cầu tự do dựa trên luật lệ, với các nhà lãnh đạo độc đoán và những kẻ mị dân dẫn dắt các quốc gia hàng đầu, nơi hơn một nửa dân số thế giới sinh sống, ý tưởng của Fukuyama có vẻ kỳ quặc và ngây thơ. Nhưng nó củng cố cho học thuyết kinh tế tân tự do[1] đã tồn tại trong 40 năm qua. Continue reading “Cái chết xứng đáng của chủ nghĩa kinh tế tân tự do”

Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ

Nguồn: Martin Wolf, “The Narrow Corridor — the fine line between despotism and anarchy”, Financial Times, 26/09/2019.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Daron Acemoglu và James A Robinson đặt câu hỏi: Làm thế nào cân bằng giữa sự bảo vệ và nền tự do?

“Đến Đan Mạch” là cách nói ẩn dụ phổ biến về công cuộc biến các quốc gia trở thành những xã hội thịnh vượng, ổn định, được quản trị tốt, thượng tôn luật pháp, dân chủ và tự do. Trong cuốn sách mới nhất, Daron Acemoglu của MIT và James Robinson của Đại học Chicago, đồng tác giả của cuốn “Tại sao các Quốc gia Thất bại” nổi tiếng, tiếp tục đề ra khuôn khổ giải đáp câu hỏi làm thế nào đạt được sự biến đổi trên. Theo họ, câu trả lời đơn giản là: khó. Câu trả lời sâu hơn là: “nền tự do xuất phát từ sự cân bằng tinh tế giữa quyền lực nhà nước và xã hội”.

Nền tự do không phải do nhà nước ban phát, cũng không phải giành được từ sự cưỡng ép của nhà nước. Nó là sản phẩm của sự tranh đua và hợp tác giữa nhà nước và xã hội. Nói theo nhà văn Lewis Carroll (tác giả cuốn Alice ở Xứ thần tiên), các tác giả mô tả mối quan hệ này như là cuộc đua “Nữ hoàng Đỏ”, trong đó, nhà nước và xã hội phải chạy cùng tốc độ nếu muốn duy trì vị trí của mình. Continue reading “Lối đi hẹp: Ranh giới mong manh giữa chuyên chế và vô chính phủ”

Hậu quả kinh tế của tự động hóa

Nguồn: Robert Skidelski,The Economic Consequences of Automation”, Project Syndicate, 18/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong khi Brexit chiếm tiêu đề của báo chí ở Vương quốc Anh và các nơi khác, cuộc diễu hành trong im lặng của quá trình tự động hóa vẫn tiếp tục. Hầu hết các nhà kinh tế xem xu hướng này là có ích: công nghệ, theo họ, có thể phá hủy việc làm trong ngắn hạn, nhưng sẽ tạo ra những việc làm mới và tốt hơn trong dài hạn.

Sự phá hủy việc làm là rất rõ ràng và trực tiếp: một công ty tự động hóa băng chuyền, hệ thống thanh toán tại siêu thị hoặc hệ thống giao hàng, sẽ chỉ giữ lại một phần mười lực lượng lao động làm giám sát viên, và sa thải phần còn lại. Nhưng những gì xảy ra sau đó lại ít rõ ràng hơn. Continue reading “Hậu quả kinh tế của tự động hóa”

Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?

Nguồn: What comes after Bretton Woods II?”, The Economist, 13/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Hoa Kỳ không còn cần phải cạnh tranh với một tay bị trói sau lưng”, Richard Nixon, lúc đó là tổng thống Mỹ, nói với người dân của mình như vậy vào tháng 8 năm 1971. Với bài phát biểu đó, ông đã báo trước sự kết thúc của trật tự kinh tế hậu Thế chiến II, chấm dứt việc chuyển đổi đồng đô la Mỹ sang vàng và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu. Sự tồn tại của trật tự ngày hôm nay, vốn xuất hiện sau những hỗn loạn xảy ra sau đó, giờ đây trông ngày càng mong manh hơn. Trong các trường hợp khác, sự sụp đổ của nó có thể không làm người ta thương tiếc. Nhưng với mỗi ngày tháng 8 này trôi qua, triển vọng cho một sự thay đổi tốt đẹp từ một chế độ tiền tệ toàn cầu này sang một chế độ khác trông ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Điều gì xảy ra nếu hệ thống Bretton Woods II sụp đổ?”

Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?

Nguồn: Katharina Pistor, “Facebook’s Libra Must Be Stopped”, Project Syndicate, 20/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Facebook vừa tiết lộ nỗ lực mới nhất của mình nhằm thống trị thế giới: Libra, một loại tiền điện tử được thiết kế để hoạt động như một đồng tiền tư nhân ở bất cứ đâu trên hành tinh. Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu đô la. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.

Zuckerberg dường như hiểu rằng chỉ sự sáng tạo công nghệ thôi sẽ không đủ đảm bảo cho thành công của đồng Libra. Ông còn cần một sự cam kết từ các các chính phủ để thực thi mạng lưới các quan hệ hợp đồng làm nền tảng cho đồng tiền, và chấp nhận việc sử dụng đồng tiền của các chính phủ làm tài sản đảm bảo cho đồng Libra. Nếu đồng Libra phải đối mặt với một sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, các ngân hàng trung ương sẽ có nghĩa vụ cung cấp thanh khoản. Continue reading “Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?”

Sự nguy hiểm của ‘Thuyết tiền tệ hiện đại’

Nguồn: Sebastián Edwards, “Modern Monetary Disasters”, Project Syndicate, 16/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory – MMT), một cách tiếp cận chính sách kinh tế có vẻ mới, đã trở thành một chủ đề nóng, nhận được sự ủng hộ từ các chính trị gia cánh tả hàng đầu của Hoa Kỳ như ứng cử viên tổng thống Bernie Sanders và Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez. Nhưng những người ủng hộ thuyết MMT nên chú ý đến những bài học kinh nghiệm ở Mỹ Latinh, nơi các chính sách dựa trên những ý tưởng tương tự đã mang lại những thảm họa kinh tế không thể tránh khỏi.

Theo những người ủng hộ thuyết MMT, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ nên in số lượng tiền lớn để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng khổng lồ, cùng với một chương trình “đảm bảo việc làm” nhằm mục đích đạt được toàn dụng lao động. Những người ủng hộ thuyết MMT tuyên bố một sự gia tăng nợ công lớn sẽ không gây nguy hiểm cho một quốc gia có thể đi vay bằng chính đồng tiền của mình như trường hợp Hoa Kỳ. Continue reading “Sự nguy hiểm của ‘Thuyết tiền tệ hiện đại’”

Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?

Nguồn: Raghuram G. Rajan, “Why Capitalism Needs Populism”, Project Syndicate, 06/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tập đoàn lớn đang bị công kích mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Amazon đã hủy bỏ kế hoạch mua trụ sở mới tại quận Queen của thành phố New York do sự phản đối mạnh mẽ của người dân địa phương. Lindsey Graham, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện cho Nam Carolina, đã nêu quan ngại về vị thế thị trường áp đảo của Facebook, trong khi đồng nghiệp phía đảng Dân chủ của ông, bà Elizabeth Warren đại diện cho bang Massachusetts, đã kêu gọi chia nhỏ công ty. Warren cũng đã đưa ra các dự luật quy định dành 40% số ghế trong hội đồng quản trị các công ty cho người lao động. Continue reading “Tại sao chủ nghĩa tư bản cần chủ nghĩa dân túy?”

Các ngân hàng trung ương trước nguy cơ bị chính trị hóa

Nguồn: The independence of central banks is under threat from politics”, The Economist, 13/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình kinh tế học thích nói rằng các lý thuyết trừu tượng của ngành học này không mang lại hiệu quả trong thế giới thực. Nhưng có một ví dụ rõ ràng phản bác lại quan điểm đó, đó chính là sự trỗi dậy khắp toàn cầu của các ngân hàng trung ương độc lập trong 25 năm qua. Trong những năm 1970, việc các chính trị gia thao túng lãi suất để phục vụ mục tiêu chính trị là điều bình thường. Điều đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Và vì vậy, các nước giàu lẫn nhiều nước nghèo đều chuyển sang một hệ thống trong đó các chính trị gia chỉ đặt ra mục tiêu chung là ổn định giá cả, còn để cho các ngân hàng trung ương độc lập thực hiện mục tiêu đó. Chỉ trong vòng một thế hệ, hàng tỷ người trên thế giới đã dần quen với lạm phát thấp và ổn định cũng như ý tưởng rằng lãi suất tiền gửi và thế chấp ngân hàng của họ nằm trong tầm kiểm soát. Continue reading “Các ngân hàng trung ương trước nguy cơ bị chính trị hóa”

Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Great Leveller: Violence and the History of Inequality from the Stone Age to the Twenty-First Century. Tác giả: Walter Scheidel. Princeton University Press, 2017. 504 trang.

Thoạt đầu, sẽ không ai nghĩ cuộc Đại Khủng hoảng là một điều tốt. Nhưng khi giở đến trang 363 cuốn “Sự kiện Cào bằng” của Walter Scheidel, bạn sẽ thấy cuộc Đại Khủng hoảng là có lợi. Đó là lần duy nhất trong lịch sử, không một cuộc khủng hoảng kinh tế nào khác ở Hoa Kỳ đạt được kết quả tương tự – khi lương thực tế (của người lao động) tăng và thu nhập của người giàu giảm đến mức “có ảnh hưởng lớn đến bất bình đẳng kinh tế”. Đúng vậy, Đại Khủng hoảng tạo ra nhiều khổ đau, nhưng nó nổi bật ở chỗ không khiến hàng triệu người bị chết, và về khía cạnh này cuộc khủng hoảng có tác động nổi bật. Continue reading “Bạo lực và Lịch sử Bất Bình đẳng Kinh tế từ thời Đồ Đá đến TK 21”

Di sản đáng lo ngại nhất của Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Most Worrisome Legacy”, Project Syndicate, 09/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Kirstjen Nielsen bị buộc phải từ chức Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ không phải là lý do để ăn mừng. Phải, bà ta giám sát việc cưỡng bức chia tách các gia đình ở biên giới Hoa Kỳ, tai tiếng với việc nuôi các trẻ nhỏ trong lồng sắt. Nhưng sự ra đi của Nielsen ít có khả năng mang lại bất kỳ sự cải thiện nào vì Tổng thống Donald Trump muốn thay thế bà bằng một người sẽ thực hiện các chính sách chống nhập cư của ông một cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Continue reading “Di sản đáng lo ngại nhất của Trump”

Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh

Tác giả: Trần Ngọc Dũng

Bài viết này giải thích một phần nguyên nhân tại sao chính Pháp chứ không phải Anh là người nổ súng xâm lược Việt Nam, thông qua quá trình chuyển biến quan hệ Anh – Việt trước năm 1858. Những phân tích về vị trí, vai trò kinh tế, chính trị của Việt Nam ở Đông Á dưới góc nhìn của “người bên ngoài” – người Anh sẽ đem đến lời giải cho bước ngoặt của lịch sử này.

Trước đó, mặc dù người Anh đã chuyển quan điểm nhìn nhận Việt Nam từ chỗ như một thị trường trung gian, bổ trợ cho hai thị trường tiềm năng Trung Quốc, Nhật Bản cho đến như một căn cứ có thể khống chế toàn bộ vùng biển Đông, con đường thương mại nối Ấn Độ Dương với Trung Quốc, và bàn đạp cho việc tiếp cận Trung Quốc từ phía Nam. Tuy nhiên, trong so sánh với tiềm năng của Xiêm, Singapore hay Hồng Kông, người Anh đã không lựa chọn Việt Nam, điều này phần nào dẫn đến việc Pháp có thể tiếp cận và tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858. Continue reading “Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh”