Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít

Nguồn: Anja EttelHolger Zschäpitz, “Atomkraft zurückholen, Fracking starten – Deutschland muss pragmatisch handeln”, WELT, 25/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong một cuộc phỏng vấn với WELT (Thế giới), Joseph Stiglitz khuyên nước Đức nên cởi mở hơn về các giải pháp năng lượng thay thế và để giảm nhẹ nỗi lo lắng của người tiêu dùng. Ngoài ra, người đoạt giải Nobel cũng giải thích điều gì sẽ xảy ra ở châu Âu nếu Mỹ thực sự đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít.

Trước đó chúng tôi chỉ đề nghị một cuộc phỏng vấn chớp nhoáng 15 phút với Joseph Stiglitz tại cuộc họp năm nay của những người đoạt giải Nobel Kinh tế ở Lindau. Nhà kinh tế Hoa Kỳ được trao giải Nobel năm 2001 đã dành nhiều thời gian để nói chuyện với chúng tôi về chiến tranh và lạm phát.

Đáng ngạc nhiên là Stiglitz lại tin vào châu Âu hơn là về quê hương Hoa Kỳ của ông. Ông khuyên chính phủ Đức hãy hành động một cách thực dụng hơn. Continue reading “Joseph Stiglitz: Nước Mỹ có thể đang trên con đường tiến tới chủ nghĩa phát xít”

Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?

Nguồn: Paul Krugman, “Of Dictators and Trade Surpluses,” New York Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một cuộc thăm dò mới đây của NBC News, cử tri Mỹ hiện đang coi “các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước họ phải đối mặt. Điều này vừa đáng lo ngại, vừa đáng hoan nghênh – vì nó có nghĩa là mọi người đã chú ý. Cũng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Các nền dân chủ đang sa sút trên toàn thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Economist Intelligence Unit, hiện có 59 quốc gia theo chế độ chuyên chế, tương đương 37% dân số thế giới.

Tuy nhiên, trong số 59 chế độ này, chỉ có hai chế độ – Trung Quốc và Nga – là đủ mạnh để gây ra những thách thức lớn đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?”

Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

Nguồn: “The connection between Russian sanctions and bizarre Turkish monetary policy”, The Economist, 27/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Tiền của Nga có công dụng vượt ra ngoài những mục đích thông thường.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang xa lánh Nga, có một quốc gia lại đang xích lại gần nước này, đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ. Khách du lịch và người di cư Nga đang đổ về Istanbul và các khu nghỉ dưỡng ven biển của đất nước này, mua vào hàng nghìn bất động sản. Nga đang tài trợ cho một nhà máy hạt nhân trị giá 20 tỷ USD ở Akkuyu, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi nhiều quốc gia đã cắt giảm xuất khẩu sang Nga kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga lại tăng tới 60%. Các công ty phương Tây bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt dường như cũng đang sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm một cửa ngõ chiến lược để xuất hàng hóa sang Nga. Continue reading “Mối liên hệ giữa lệnh trừng phạt Nga và chính sách tiền tệ kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga

Nguồn: Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian, “Actually, the Russian Economy Is Imploding,” Foreign Policy, 22/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn giải chín hiểu lầm về tác động của các lệnh trừng phạt và việc các tập đoàn rút khỏi Nga.

Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận phương Tây vẫn thiếu hiểu biết đến mức đáng kinh ngạc về khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin, và ý nghĩa của nó đối với vị thế kinh tế của Nga ở trong và ngoài nước.

Dù nhiều người cho rằng chúng không hiệu quả hoặc gây thất vọng, nhưng thực ra các lệnh trừng phạt quốc tế và việc nhiều tập đoàn tự nguyện rút lui khỏi Nga đã có tác động tàn phá nền kinh tế nước này. Nền kinh tế suy thoái đóng vai trò là một đòn giáng mạnh mẽ, dù không được đánh giá cao, bổ sung cho bối cảnh chính trị tồi tệ mà Putin phải đối mặt. Continue reading “Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga”

Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?

Nguồn: Jim O’Neill, “The UK needs a coherent economic strategy,” Financial Times, 24/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Đảng Bảo thủ phải chọn ra một nhà lãnh đạo có thể mang đến giải pháp sáng tạo hơn cho vấn đề về năng suất.

Vậy là đã hơn 12 năm kể từ khi Đảng Bảo thủ giành lại quyền lực. Trong lúc các thành viên của đảng này cân nhắc về nhà lãnh đạo thứ tư của mình, đất nước đang khẩn thiết mong đợi sự lựa chọn của họ – thủ tướng tiếp theo – sẽ có tầm nhìn đáng tin cậy trong việc giải quyết những thách thức to lớn.

Hai ứng viên của vòng bỏ phiếu cuối cùng, Liz Truss và Rishi Sunak, phải suy nghĩ về cách họ vạch ra một con đường có tính xây dựng hơn cho Vương quốc Anh so với những gì đã được thực hiện sau sự tàn phá kinh tế của khủng hoảng tài chính năm 2008 – vốn là nền tảng cho chiến thắng bầu cử của Đảng Bảo thủ hai năm sau đó. Continue reading “Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?”

Tình hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc

Nguồn: „Keiner lacht hier über Europa“, WELT, 30/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Oleg Vyugin là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới tài chính Nga. Vị cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương và giám đốc điều hành cấp cao giải thích liệu có bất kỳ lựa chọn thay thế nào cho các lệnh trừng phạt hay không, tại sao Moscow cắt giảm khí đốt bán cho châu Âu, giới thượng lưu nghĩ như thế nào về các lệnh trừng phạt, và nơi những người Nga giàu có đang cất giữ tiền của họ.

Khó có ai hiểu rõ lĩnh vực tài chính của Nga hơn Oleg Vyugin. Nhà toán học và kinh tế gia hiện 69 tuổi này là Chủ tịch ban kiểm soát của Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow cho đến cuối tháng 6 và, cùng với Gerhard Schröder, tham gia ban kiểm soát công ty dầu khí hàng đầu của Nga Rosneft cho đến giữa năm 2021. Trước đó, vị chuyên gia ngân hàng cũng từng làm Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương, trưởng ban quản lý thị trường tài chính, và thứ trưởng tài chính. Continue reading “Tình hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc”

Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử

Nguồn: Minxin Pei, “China can turn debt trap of its own making into historic opportunity,” Nikkei Asia, 24/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh nên “cắt lỗ” và tập trung vào việc lấy lại danh tiếng.

Khi nói đến sự gắn kết của nền kinh tế Trung Quốc với các nước đang phát triển, khía cạnh gây tranh cãi nhất là các chương trình cho vay khổng lồ, thứ đã bơm hàng trăm tỷ USD tiền vay vào các nước nghèo trong vòng 15 năm qua.

Các nhà phê bình đã lên án hoạt động cho vay ở nước ngoài của Bắc Kinh là một hình thức bẫy nợ nham hiểm, sẽ dần biến những nước đi vay thành chư hầu kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay, mặt còn lại của câu chuyện này đã được hé lộ: chính Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy nợ mà họ đã đào cho người khác. Continue reading “Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Chia để trị

Các hình phạt của phương Tây có thể không làm thay đổi tư duy của Moscow. Tuy nhiên, chúng rõ ràng đã làm tổn thương một số thành phần dân cư Nga: cụ thể là giới tinh hoa của đất nước và tầng lớp trung lưu thành thị. Các chính phủ, trường đại học, và các tổ chức khác trên khắp thế giới đã hủy bỏ hàng nghìn dự án khoa học và học thuật với các nhà nghiên cứu Nga. Các dịch vụ mà trước đó đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của nhiều nhân viên văn phòng Nga – từ Facebook đến Netflix, và cả Zoom – đột nhiên không còn khả dụng nữa. Người Nga không thể nâng cấp MacBook hoặc iPhone của mình. Việc xin thị thực nhập cảnh vào Vương quốc Anh hoặc Liên minh châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn, và ngay cả nếu có thành công, thì cũng chẳng chuyến bay hoặc chuyến tàu nào có thể đưa họ thẳng đến đó. Họ không còn có thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở nước ngoài, hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Đối với dân cư thành thị Nga, cuộc xâm lược của nước họ đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Putin đã học được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô.

Ngày 09/05/2022, một đoàn xe tăng và pháo binh đổ dồn về Quảng trường Đỏ ở Moscow. Hơn 10.000 binh sĩ diễu hành qua các đường phố của thành phố. Đó là cảnh tượng của cuộc diễu binh thường niên lần thứ 27 nhân dịp Ngày Chiến thắng của Nga, nhằm kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã trong Thế chiến II. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người chủ trì buổi lễ, đã có bài phát biểu ca ngợi quân đội và lòng dũng cảm của đất nước mình. “Việc bảo vệ tổ quốc khi vận mệnh của chúng ta bị đe dọa luôn là điều thiêng liêng,” ông nói. “Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” Putin đang nói về quá khứ, nhưng cũng đồng thời nói về hiện tại, truyền tải một thông điệp rõ ràng cho phần còn lại của thế giới: Nga sẽ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đối với Ukraine. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)”

Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việc tham gia vào sáng kiến mới của Mỹ thể hiện khát vọng đạt được lợi ích kinh tế cũng như vị thế vững chắc của Việt Nam trong cấu trúc kinh tế khu vực. Tuy nhiên, sự can dự một cách toàn diện của Việt Nam là không chắc chắn.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khởi động việc thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), vốn đã được mong đợi từ lâu, nhằm tăng cường cam kết kinh tế của Washington với các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, IPEF tập trung vào “bốn trụ cột” để thúc đẩy các tương tác kinh tế mang tính kết nối, linh hoạt, trong sạch và công bằng với các đối tác trong khu vực. Continue reading “Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF”

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Continue reading “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?

Tác giả: Nghê Nguyệt Cúc | Biên dịch: Vũ Tú Nam

Theo các báo cáo truyền thông, ông Peter Tolstoy, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, mới đây đã tiết lộ rằng Nga đã rút khỏi Ủy ban châu Âu và bước tiếp theo sẽ là rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì tổ chức này đang phớt lờ các nghĩa vụ của mình đối với Nga. Trước đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc dành cho Nga.

Nga gia nhập WTO năm 2012. Sau 19 năm đàm phán gian khổ, Nga hiện muốn rút khỏi WTO, một mặt là “đòn phản công tự vệ” chống lại “nỗ lực không ngừng” của các nước phương Tây nhằm kiểm soát Nga, mặt khác là do thất vọng với cơ chế của WTO. Kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm hủy bỏ quy chế tối huệ quốc và đình chỉ tư cách thành viên WTO. Continue reading “Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?”

Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?

Nguồn: Paul Krugman, “Crashing Crypto: Is This Time Different?,” New York Times, 17/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuần trước TerraUSD, một đồng tiền mã hóa  ổn định (stablecoin) – hệ thống được cho là có hoạt động tương tự như một tài khoản ngân hàng thông thường, nhưng chỉ được hỗ trợ bởi một loại tiền mã hóa có tên là Luna – đã bị sập. Luna mất 97% giá trị chỉ trong vòng 24 giờ, theo đó thổi bay khoản tiết kiệm cả đời của nhiều nhà đầu tư.

Sự kiện này đã làm rung chuyển thế giới tiền mã hóa nói chung, nhưng sự thật là, thế giới đó vốn dĩ đã lung lay ngay từ trước khi xảy ra thảm họa Terra. Bitcoin, đồng tiền mã hóa đầu tiên, đạt đỉnh vào tháng 11 năm ngoái, và kể từ đó đã sụt giảm hơn 50%. Continue reading “Sự sụp đổ của tiền mã hóa: Liệu lần này có gì khác?”

Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

I. TỔNG QUAN

Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome năm 1998, nhằm hướng đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 nhóm tội phạm: tội xâm lược, tội phạm chiến tranh, tội ác chống loài người và tội phạm diệt chủng. Về mặt nguyên tắc, các hành vi phạm tội do các cá nhân (hoặc tổ chức) tiến hành trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia nhất định, do đó nó thuộc thẩm quyền truy cứu của quốc gia đó. Tuy nhiên, do những đặc điểm đặc trưng của 4 nhóm tội phạm này (có liên quan mật thiết với chính quyền và những người đứng đầu trong bộ máy nhà nước) cho nên trong nhiều trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hình sự gặp phải những rào cản và khó khăn nhất định. Do đó, việc thành lập ICC nhằm mục đích bổ trợ cho hệ thống tư pháp quốc gia trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm và tránh bỏ lọt người phạm tội. Hay nói cách khác, hoạt động của ICC không nhằm ‘tranh giành’ thẩm quyền xét xử các tội phạm hình sự của các tòa án quốc gia, mà nó chỉ tham gia khi các quốc gia ‘không thể’ hoặc ‘không muốn’ xét xử các tội thuộc 4 nhóm tội phạm nói trên. Trên cơ sở các hoạt động quân sự hiện tại mà Nga tiến hành nhằm chống lại Ukraine, một quốc gia có độc lập và chủ quyền, và dựa vào các quy định của pháp luật quốc tế, bài viết này hướng tới làm rõ các hành vi cấu thành tội phạm xâm lược và tội phạm chiến tranh chứa đựng trong chiến dịch quân sự này. Continue reading “Từ Chiến tranh Nga-Ukraine nhìn về thẩm quyền của Tòa án Hình sự Quốc tế”

Thế giới nên dõi theo những gì đang xảy ra ở Thượng Hải

Nguồn: Robin Harding, “The rest of the world should watch what is happening in Shanghai,” Financial Times, 12/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phong tỏa Covid ở thành phố lớn nhất Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Theo một người bị nhốt trong một căn hộ nhỏ cùng với cha cô trong hai tuần qua, một trong những điều khó khăn nhất trong đợt phong tỏa Thượng Hải chính là sự bất định. Cô dành cả ngày trên các nhóm WeChat, cố gắng điều phối các đơn mua thực phẩm với số lượng lớn, hoặc nhìn ra ngoài cửa sổ để xem chính quyền đã chắn hàng rào vệ sinh dịch tễ màu đỏ, mà người dân không được vượt qua, đến đâu. Gần như chẳng còn thông tin gì khác.

Mạng xã hội cho thấy một thành phố đang đứng trên bờ vực thẳm. Cư dân la hét từ ban công nhà mình, yêu cầu được cung cấp thức ăn. Máy bay không người lái phát đi các thông điệp yêu cầu họ quay vào nhà. Hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính bị nhồi nhét trong các trung tâm cách ly. Continue reading “Thế giới nên dõi theo những gì đang xảy ra ở Thượng Hải”

CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa

sách no

Nguồn: Takenori Miyamoto (phỏng vấn), “Invasion of Ukraine will ‘re-imagine’ globalization: BlackRock CEO,” Nikkei Asia, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Toàn cầu hóa, như những gì chúng ta biết, đã kết thúc với việc Nga xâm lược Ukraine bởi vì những lo ngại về chính trị và an ninh đang đóng một vai trò lớn trong quá trình ra quyết định của các công ty, theo lời Larry Fink, Giám đốc điều hành BlackRock, trong cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei.

“Tiếp cận vốn là một đặc ân,” Fink nói về sự cô lập của Nga với thị trường toàn cầu trong thời chiến. Ông lưu ý rằng, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của tất cả các bên liên quan” (stakeholder capitalism) đang thúc đẩy các công ty đưa ra các phản ứng của riêng họ trước tình hình. Continue reading “CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa”

Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?

Nguồn: Peter Coy, “The Ruble Has Bounced Back. What Does That Mean?”, New York Times, 04/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/03, Tổng thống Biden đã khoe trên Twitter rằng “do kết quả của các lệnh trừng phạt chưa từng có của chúng ta, đồng rúp (ruble) đã gần như ngay lập tức biến thành đống đổ nát (rubble)”. Đó là một dòng tweet đăng không đúng lúc. Đồng tiền của Nga đúng là đã sụt giảm vào tháng 2, sau khi các lệnh trừng phạt được áp đặt, nhưng vào thời điểm Biden mừng vui, nó đã lấy lại vị thế đã mất. Đồng rúp hiện trị giá khoảng 1,2 xu Mỹ, thấp hơn mức 1,3 xu trước chiến tranh, nhưng cao hơn nhiều so với mức thấp nhất từ khi chiến sự nổ ra, dưới 0,8 xu. Continue reading “Đồng Rúp đã trở lại và điều đó có nghĩa là gì?”

Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

Ngày 24/02/2022, trong bài phát biểu tuyên bố bắt đầu ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ chống lại Ukraine, ông Putin đã nêu những lý do cho cuộc chiến, trong đó có lý do ‘tự vệ’. Luận điệu này sau đó được ông Vasily Nebenzya – Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc – nhắc lại trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc. Ông Vasily Nebenzya thậm chí còn trích dẫn điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để bảo vệ cho quan điểm ‘tự vệ’ của Nga. Bài viết này phân tích làm rõ những khía cạnh liên quan đến quyền tự vệ của các quốc gia theo Luật pháp quốc tế. Continue reading “Từ xung đột Nga–Ukraine, bàn về quyền tự vệ trong công pháp quốc tế”

Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?

Nguồn: Paul Krugman, “Will Putin Kill the Global Economy?”, New York Times, 31/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà bình luận kinh tế luôn thích tìm đến với những so sánh tương đồng trong lịch sử, và họ có lý do chính đáng để làm điều đó. Chẳng hạn, những người đã nghiên cứu các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong quá khứ sẽ có khả năng nắm bắt những gì xảy ra trong năm 2008 tốt hơn so với những người chưa tìm hiểu gì. Tuy nhiên, câu hỏi luôn là nên chọn phép so sánh nào.

Lúc này đây, nhiều người đang quay trở lại với thời kỳ lạm phát đi kèm tăng trưởng đình trệ của thập niên 1970. Bản thân tôi đã từng tranh luận rằng đây là một phép so sánh rất tệ; lạm phát hiện tại của chúng ta rất khác so với những gì xuất hiện trong những năm 1979-1980, và có lẽ, nó cũng dễ chấm dứt hơn nhiều. Continue reading “Phải chăng Putin sẽ giết chết nền kinh tế toàn cầu?”

Xung đột Nga – Ukraine và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong luật quốc tế

Tác giả: Hồ Nhân Ái

1. GIỚI THIỆU

Trước khi phát động các hoạt động quân sự chống lại Ukraine, chính phủ của ông Putin đã ra quyết định công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ và cũng là hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk vốn thuộc Ukraine. Từ đó, trong phát biểu khởi đầu cuộc chiến, ông Putin đã nêu một số lý do, trong đó có vấn đề ‘gìn giữ hòa bình và an ninh’, ý là đối với hai vùng lãnh thổ này, trước các hoạt động quân sự của chính phủ Ukraine. Các động thái này tương tự như năm 2008 khi Nga tấn công Georgia (Gruzia), cũng được bắt đầu với việc công nhận độc lập đối với hai vùng lãnh thổ ly khai Nam Ossetia và Abkhazia thuộc Georgia. Vậy, hành vi công nhận các vùng lãnh thổ ly khai thuộc quốc gia khác có hợp pháp không theo luật pháp quốc tế, và vấn đề đó tạo nên những hệ quả pháp lý gì? Vấn đề giải quyết các vùng lãnh thổ ly khai thuộc thẩm quyền của quốc gia hay cộng đồng quốc tế? Vai trò của các thể chế quốc tế như thế nào trong vấn đề này? Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề liên quan để trả lời các câu hỏi này, trên cơ sở nguyên tắc ‘độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ’ của các quốc gia và dựa vào thực tiễn quốc tế. Continue reading “Xung đột Nga – Ukraine và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ trong luật quốc tế”