Marine Le Pen là ai?

Nguồn: Christine Ockrent, “Who Is Marine Le Pen,” Project Syndicate, 24/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi còn nhớ như in lần đầu ứng cử viên tổng thống Pháp Marine Le Pen xuất hiện trên truyền hình. Đó là trước thềm cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2002 và tôi chịu trách nhiệm điều phối một cuộc tranh luận trên sóng truyền hình công cộng Pháp. Để cân bằng quan điểm chính trị, chúng tôi cần một đại diện từ Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, lúc đó do cha của Le Pen, ông Jean-Marie Le Pen, dẫn dắt. Bruno Gollnisch, người quản lý chiến dịch tranh cử và là người có vẻ sẽ kế nhiệm Jean-Marie, đã từ chối tham gia và đề nghị để Marine thế chỗ.

Đây rõ ràng là một món đòn không chỉ đối với một kênh truyền thông bị coi là thù địch, mà còn với chính Le Pen – đối thủ mà Gollnisch không ưa vì theo ông, bà được cha mình đề bạt một cách thái quá trong bộ máy của Đảng Mặt trận Quốc gia. Le Pen phần lớn vẫn là một luật sư vô danh 33 tuổi với kinh nghiệm non nớt dù rõ ràng bà có khiếu hài hước tinh tế. Cuối cùng, kế hoạch của Gollnisch lại phản tác dụng: chỉ vài ngày sau khi Le Pen xuất hiện, tiêu đề trên một tuần san viết rằng, “Đảng Mặt trận Quốc gia có gì mới? Marine!” Continue reading “Marine Le Pen là ai?”

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và đại thắng Kỷ Dậu (1789)

Tác giả: Duy Tường

Xã hội Việt Nam trong thời gian nửa sau thế kỷ 18 xuất hiện một nhân vật nổi tiếng uyên thâm, học cao hiểu rộng, cốt cách phi phàm, xem thường danh lợi. Ông đã góp phần rất quan trọng giúp vua Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu (1789). Vua Quang Trung đã giao cho ông trọng trách cải tổ nền văn hóa, giáo dục với mục đích đưa đất nước trở thành một quốc gia cường thịnh.

Xa lánh quan trường

Nguyễn Thiếp (tên hiệu là La Sơn phu tử, La Giang phu tử, Lam Hồng Dị Nhân, Hạnh Am, Lục Niên hầu, Lạp Phong cư sĩ…), sinh ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (1723), tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc địa giới huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ban đầu ông được đặt tên là Nguyễn Minh, sau vì trùng tên húy Minh Đô vương (tức chúa Trịnh Doanh) nên đổi thành Nguyễn Thiếp. Continue reading “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và đại thắng Kỷ Dậu (1789)”

Lê Duẩn: Nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam

Tác giả: Phạm Quốc Sử

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, Lê Duẩn (1907 – 1986) là một trong số ít nhân vật có tầm vóc, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của đất nước.

Không giống với các mẫu nhân vật được phản ánh qua sách báo, truyền thông có phần lý tưởng hóa, mang nhiều yếu tố huyền thoại, có vẻ như ông là con người hiện thực hơn, chung đúc, hội tụ được nhiều phẩm chất, tính cách của con người Việt Nam. Điều đó khiến cho ở ông thể hiện rất rõ bóng dáng dân tộc: Vừa gan lì, ý chí, lại vừa giàu cảm xúc, dễ tha thứ. Có vẻ như ông là nhân vật thuần Việt, ít chịu ảnh hưởng bởi nước ngoài, mặc dù vẫn phải chịu tiếng rằng có lúc thân Trung hay thân Xô. Ông cũng là người không có thiên hướng che dấu tình cảm, mà để tính cách bộc lộ. Ông là một trong số hiếm lãnh đạo tối cao ở Việt Nam không để lại hồi ký. Ông mặc cho lịch sử tìm hiểu, phán xét mà không tự cung cấp hay định hướng thông tin cho người đời, cho hậu thế đánh giá về mình.  Continue reading “Lê Duẩn: Nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam”

Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tối 10/5/1941, ra-đa Anh phát hiện một máy bay tiêm kích Đức bay vào vùng Scotland. Cùng lúc ấy 500 máy bay ném bom của Đức đang bay về phía London, thực hiện lệnh của Quốc trưởng Hitler ném bom tan tành thủ đô Anh Quốc.

Từ Scotland, hai máy bay Anh cất cánh đón đánh chiếc tiêm kích Đức. Khi sắp chạm trán máy bay Anh thì viên phi công Đức nhảy dù, bỏ mặc chiếc máy bay rơi xuống tan xác.

Đây là lần nhảy dù đầu tiên của Rudolf Hess (1894-1987), đương kim phó Quốc trưởng nước Đức. Hess sang Anh với sứ mạng đàm phán hoà bình thay mặt Hitler hay với tư cách cá nhân (như nhiều nhà sử học nghĩ)? – cho đến nay bí ẩn lớn nhất này vẫn chưa có lời giải, ngay cả khi các hồ sơ mật được công khai vào năm 1992. Continue reading “Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít”

George Marshall: Nhà quân sự – chính trị lỗi lạc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

George Catlett Marshall (1880-1959) là một người rất đặc biệt, vừa là quân nhân lại vừa là chính khách. Ông đã phục vụ ngót 50 năm trong quân đội và chính quyền qua 8 đời Tổng thống Mỹ. Năm 1951, ông về hưu ở tuổi 71 sau một năm làm Bộ trưởng Quốc phòng, mặc dù với quân hàm Đại tướng 5 sao, ông được hưởng quyền không phải nghỉ hưu.

George C. Marshall ra đời tại bang Pennsylvania, khi cuộc nội chiến Nam Bắc chấm dứt được 15 năm. Gia tộc này có một nhân vật nổi tiếng là Chánh án Toà án Tối cao Liên bang John Marshall (1755-1835), người đặt nền móng cho ngành tư pháp Mỹ; nhưng đến đời G. Marshall thì lại chỉ là một gia tộc bình thường. Marshall quyết theo đường binh nghiệp, ban đầu định học trường quân sự Seattle nhưng sau lại xin vào Học viện quân sự Virginia (Virgina Military Institute, VMT). Anh ruột ông từng tốt nghiệp trường này, có nói với mẹ là sợ rằng Marshall không thể theo học nổi ở đây. Nghe thế, Marshall tức chí, quyết phấn đấu để ông anh thấy mình sẽ giỏi như thế nào. Continue reading “George Marshall: Nhà quân sự – chính trị lỗi lạc”

Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến

Nguồn: Margalit Fox, “Zhou Youguang, Who Made Writing Chinese as Simple as ABC, Dies at 111,” The New York Times, 14/01/2017.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin ông Chu Hữu Quang (Zhou Youguang), người được biết đến với tư cách là cha đẻ của bính âm Hán ngữ (pinyin) vì đã tạo nên một hệ thống viết chữ Hán bằng bảng chữ cái Latinh vốn trở thành tiêu chuẩn quốc tế kể từ khi được giới thiệu cách đây khoảng 60 năm, đã qua đời hôm thứ Bảy ở Bắc Kinh. Ông thọ 111 tuổi.

Trong những thập niên gần đây, với sự tự tin vì có tuổi thọ trời ban, ông Chu cũng là một người phê bình thẳng thắn chính quyền Trung Quốc.

“Họ làm được gì,” ông hỏi thẳng trong một cuộc phỏng vấn với BBC năm 2012. “Đến bắt tôi đi?” Continue reading “Chu Hữu Quang: Cha đẻ bính âm, nhà bất đồng chính kiến”

Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời

Nguồn:Orbituary: Hanoi Hannah died on September 30th”, The Economist, 15/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trịnh Thị Ngọ (tức “Hanoi Hanna”), phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam, qua đời ngày 30/09/2016, hưởng thọ 87 tuổi.

Giọng nói không rõ ràng vì tín hiệu truyền từ Hà Nội đến Tây Nguyên rất yếu. Tuy vậy, vào lúc 8 giờ tối theo giờ Sài Gòn, sau một ngày phải tránh bẫy và truy tìm Việt Cộng, lính Mỹ thường cố gắng giải khuây bằng cách nghe giọng của người phụ nữ mà họ gọi là “Hanoi Hannah”. Trong khi họ lau súng, rít thuốc hay làm vài li bia, chiếc radio quý giá được bọc bởi những mảnh băng dính đen nhằm bảo vệ nay đã sờn rách lại phát ra giọng nói nghe như của một cô nàng hoạt náo viên trung học đầy sức sống. “GI Joe (tên gọi chỉ lính bộ binh Mỹ), hôm nay các anh có khỏe không?” cô gái có chất giọng ngọt ngào ấy hỏi. “Các anh đang bối rối đúng không? Không gì bối rối bằng việc bị ra lệnh phải bước vào một cuộc chiến hoặc phải chết hoặc bị tàn tật trọn đời mà không hề biết về những gì đang diễn ra. Chính phủ các anh đã bỏ rơi các anh. Họ ra lệnh cho các anh chết. Đừng tin họ. Họ lừa các anh rồi.” Continue reading “Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời”

Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước

hongrie_imre-1

Tác giả: Hoàng Nguyễn

Giáo sư Pozsgay Imre, một lãnh đạo cộng sản theo xu hướng cải tổ, một trong những yếu nhân của biến chuyển dân chủ 1989 tại Hungary vừa qua đời hôm qua, 25/03/2016, hưởng thọ 83 tuổi. Pozsgay Imre thuộc hàng những nhà lãnh đạo cộng sản cấp tiến Hungary, đã có đóng góp quyết định cho cuộc chuyển đổi sang dân chủ tại quốc gia cộng sản Đông Âu này. Tên tuổi của giáo sư Pozsgay Imre gắn với một công bố đặc biệt, gây chấn động chính giới Hung đầu năm 1989.

Continue reading “Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước”

Học giả Trần Trọng Kim

tran-trong-kim-1

Tác giả: Trần Văn Chánh

Qua một số tập hồi ký và tài liệu loại khác có được trong tay, tác giả cố gắng trình bày tương đối đầy đủ và khách quan hơn so với quan điểm “chính thống” về nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim cùng Nội các của ông, từ đó có thể suy nghiệm được những bài học lịch sử hữu ích áp dụng cho hiện tại và tương lai.

Thuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều…  Continue reading “Học giả Trần Trọng Kim”

Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George

07

Tác giả: Nguyễn Đình

Ngày 4/10/2015, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Richard George, anh hùng tình báo vĩ đại của Liên Xô nhưng cho tới tận hôm nay những bí mật về cuộc sống và hoạt động tình báo của ông vẫn còn được giữ kín.

Đa số những câu chuyện về ông đều được viết giống như các tiểu thuyết huyền thoại với nhiều tình tiết hư cấu và xuất hiện sau khi Nhật Bản công bố quyết định treo cổ ông, Trưởng nhóm tình báo Liên Xô ở Nhật, tại nhà tù Tokyo vào ngày 7/11/1944. Continue reading “Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George”

Đằng sau sự cự tuyệt Mỹ của Duterte: Một đời oán hận

duterte-us-1

Nguồn: Trefor Moss, “Behind Duterte’s Break With the U.S., a Lifetime of Resentment”, Wall Street Journal, 21/10/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bị thôi thúc bởi nỗi bất bình về quá khứ thuộc địa và cảm giác bị coi thường, Tổng thống Philippines đã đe dọa hủy hoại một mối quan hệ sống còn của Mỹ tại Châu Á

Trong nỗ lực giải tỏa căng thẳng với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tiến về phía ông Obama khi cả hai người cùng dự bữa tối tại một hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Lào hồi tháng 7/2016. Hai ngày trước đó, ông Duterte đã công khai lên tiếng chỉ trích tổng thống Mỹ.

Hành động này càng khiến tình hình tệ hại. Theo một quan chức Philippines có mặt tại cuộc gặp, ông Duterte không cảm thấy ông Obama đối xử với mình như một người ngang hàng, bởi ông Obama nói các công việc tiếp sau cuộc gặp sẽ do nhân viên Nhà Trắng đảm nhiệm, chứ ông sẽ không trực tiếp làm điều này. Ngày hôm sau, ông Duterte đã tẩy chay một cuộc họp nhóm với ông Obama và các nhà lãnh đạo Đông Nam Á. Continue reading “Đằng sau sự cự tuyệt Mỹ của Duterte: Một đời oán hận”

Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô

yekaterina-furtseva-1

Bà Yekaterina Furtseva không chỉ xinh đẹp, mà còn là người phụ nữ duy nhất được giữ những chức vụ cao nhất ở Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy, những câu chuyện về sắc đẹp, tình yêu, con đường công danh của bà đã và vẫn luôn được quan tâm.

Con đường đến với đỉnh cao quyền lực

Dười thời Xôviết, nhiều phụ nữ đã được giữ những chức vụ cao, nhưng phần lớn không có thực quyền. Yekaterina Furtseva là một ngoại lệ, bà từng giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên Xô: Bí thư thứ nhất Thành ủy Moskva (1954-1957), Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (1956-1957), Ủy viên Bộ Chính trị (1957-1961), Bí thư Trung ương Đảng (1956 – 1960), Phó Chủ tịch Xô viết Tối cao (1950-1962) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa (1960-1974). Continue reading “Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô”

Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’

liushaoqi

Tác giả: Lưu Á Châu (Trung Quốc)[1] | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sách chép sử một thời đại thì không gián đoạn. Thông sử [sách chép sử nhiều thời đại kế tiếp nhau] thì gián đoạn không thông. Quá nửa các nhà sử học là nhà văn hạng hai, nhà tư tưởng hạng ba. Hiển nhiên họ chưa phát hiện quy luật đáng sợ này: Trên chính trường Trung Quốc, “Người cầm lái số hai” xưa nay bao giờ cũng có cuộc đời bi đát. Giở lịch sử các thời đại của Trung Quốc, rất ít vị Thừa tướng nào có kết cục tốt đẹp. “Làm bạn với vua như làm bạn với cọp” – tin rằng kinh nghiệm quý giá đánh đổi bằng xương máu này chủ yếu là do các vị Thừa tướng tổng kết được. Đây là lời tố cáo bằng máu và nước mắt của họ.

Lịch sử phát triển tới thế kỷ 20, phát triển đến tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, quy luật này trở nên vững vàng không gì lay chuyển nổi. Continue reading “Lưu Thiếu Kỳ: Bi kịch ‘Người cầm lái số hai’”

Những điều chưa biết về con trai út của Joseph Stalin

vasilystalin

Tác giả: Trí Cao

Lúc sinh thời, Joseph Vissarionovich Stalin, lãnh tụ Liên Xô có hai người vợ, sinh được ba người con. Người con đầu với bà Ekaterina Svanidze là Iakov Dzugasvili, còn hai người sau với bà Allilueva là Vasili Iosifovist Stalin và Svetlana Alliluyeva.

Trong số ba người con ấy, thì cuộc đời của Vasili Iosifovist Stalin chứa đựng rất nhiều những thăng trầm, thậm chí có lúc ông đã từng bị Chính quyền Xôviết gọi là “kẻ thù của nhân dân”… Continue reading “Những điều chưa biết về con trai út của Joseph Stalin”

Kim Jong-un là ai?

Nguồn: Andrew J. Nathan, “Who is Kim Jong-un?The New York Review of Books, 18/8/2016.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai má phúng phính và kiểu tóc loe của nhà cai trị trẻ tuổi Kim Jong-un xứ Bắc Triều Tiên, mối giao tình với cựu ngôi sao bóng rổ xăm trổ đầy mình Dennis Rodman, cùng nụ cười toe toét như trẻ vui đùa khi đứng trước những đợt phóng tên lửa, hết thảy kết hợp một cách kì dị với việc chế độ này quyết tâm nhấn chìm kẻ thù trong “biển lửa”. Những điểm đó làm cho phương Tây vừa có mối ác cảm vừa có thái độ giễu cợt đối với đất nước này. Nhiều người tiên đoán rằng Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ không thể tồn tại lâu hơn được nữa, khi xét đến tình trạng đói nghèo ở khắp nước này, một hệ thống trại tù chuyên giết hại người vốn được khép vào tội ác chống nhân loại theo xác định của một uỷ ban điều tra của Liên Hợp Quốc,[1] tình trạng tự cô lập kinh tế, đương đầu với hết thảy các nước láng giềng, cùng sự non nớt thiếu kinh nghiệm của lãnh tụ nước này. Continue reading “Kim Jong-un là ai?”

Cuộc đời kỳ lạ của thiên tài John Nash

johnnash

Tác giả: Nguyệt Phương

Nhà toán học Mỹ vĩ đại John Nash, qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi ở New Jersey (Mỹ) năm 2015, được đánh giá là một trong những thiên tài toán học vĩ đại nhất của thế kỷ 20.

Cuộc đời ông là cuộc phiêu lưu kỳ lạ qua những đỉnh cao và vực sâu.

Theo báo New York Times, tiến sĩ Nash (87 tuổi) và vợ Alice (82 tuổi) thiệt mạng khi đi trên một chiếc taxi ở thị trấn Monroe tại New Jersey. Tài xế taxi mất lái khi chuyển làn và đâm vào đuôi xe khác. Hai vợ chồng ông Nash bị bắn ra khỏi xe và chết tại chỗ.

Continue reading “Cuộc đời kỳ lạ của thiên tài John Nash”

David Cameron là một thất bại thảm họa và lịch sử

cameron

Nguồn: Alex Masie, “David Cameron Was a Historic and Disastrous Failure”, Foreign Policy, 24/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị Thủ tướng muốn cách tân Đảng Bảo thủ và thống nhất Vương quốc Liên hiệp Anh. Nhưng ông chỉ đạt được điều ngược lại.

Đây là cách mà một cuộc đời chính trị kết thúc, với một sự sụp đổ, chứ không phải một tiếng phanh nhỏ. Chỗ đứng của David Cameron trong lịch sử giờ đã chắc chắn. Ông là người đã lôi Liên hiệp Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Trong khi chúng ta phải chờ xem ảnh hưởng tổng thể của cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 như thế nào, Cameron vẫn có thể được nhớ tới như là vị thủ tướng đã đứng đằng sau sự khởi đầu cho sự sụp đổ của Liên hiệp Anh. Nước Scotland độc lập, một ý tưởng đã bị đánh bại hai năm trước, bây giờ đã quay trở lại.

Nhiệm kỳ 10 năm lãnh đạo Đảng bảo thủ của Cameron và 6 năm với tư cách thủ tướng giờ chỉ được gói gọn trong thực tế trên. Những di sản khác không còn quan trọng, không gì khác sẽ được người ta nhớ tới. Cameron đánh cược tất cả với một vòng xúc xắc, và ông đã mất tất cả. Continue reading “David Cameron là một thất bại thảm họa và lịch sử”

Eduard Shevardnadze: ‘Cáo già’ chính trị của Gruzia

shevardnadze

Nguồn: Nina Khrusheva, “The Silver Fox of Dictatorship and Democracy”, Project Syndicate, 09/07/2014

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt những năm cầm quyền với biệt danh “con cáo bạc”, con đường thăng tiến của Eduard Shevardnadze dường như rất thuận lợi, từ vị trí lãnh đạo Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết Gruzia, Ủy viên Bộ Chính trị của Điện Kremlin đến chức Bộ trưởng Ngoại giao mang tư tưởng cải cách của Mikhail Gorbachev. Sau khi Liên Xô tan rã, ông trở thành Tổng thống Gruzia thân phương Tây và trớ trêu thay, lại là nhân vật chống Gorbachev. Ông tự coi mình là vị anh hùng đã giải phóng Gruzia khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của Nga. Ông cũng là một trong những chính khách tham nhũng nhiều nhất mà đất nước ông từng chứng kiến. Continue reading “Eduard Shevardnadze: ‘Cáo già’ chính trị của Gruzia”

Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman

friedman

Nguồn: Dani Rodrik, “Milton Friedman’s Magical Thinking”, Project Syndicate, 11/10/2011

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012 sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Milton Friedman. Friedman là một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của thế kỷ 20, từng đoạt giải Nobel vì những đóng góp to lớn đối cho chính sách tiền tệ và lý thuyết tiêu dùng. Tuy nhiên chủ yếu người ta nhớ tới ông như một chiến lược gia đã tạo ra hỏa lực tri thức cho những người đam mê thị trường tự do trong suốt nửa cuối thế kỷ 20, và như một “mưu sĩ” đứng sau sự chuyển dịch rõ rệt trong các chính sách kinh tế diễn ra sau năm 1980.

Tại thời điểm khi sự ngờ vực về thị trường đang dâng cao, Friedman đã giải thích bằng thứ ngôn ngữ rõ ràng và dễ hiểu rằng doanh nghiệp tư nhân là nền tảng của sự thịnh vượng kinh tế. Mọi nền kinh tế thành công đều được hình thành trên nền tảng tiết kiệm, lao động chăm chỉ, và sáng kiến cá nhân. Ông phản đối những quy định của chính phủ đã gây trở ngại cho doanh nghiệp và hạn chế các thị trường. Vai trò của Adam Smith ở thế kỷ 18 là gì thì vai trò của Milton Friedman ở thế kỷ 20 cũng tương tự như thế. Continue reading “Đánh giá di sản tư tưởng của Milton Friedman”

Thomas Jefferson: Tác giả Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ

TomJefferson

Tác giả: Phạm Văn Tuấn

Ông Thomas Jefferson là một nhà ngoại giao, một nhà lý thuyết chính trị, vị sáng lập ra Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ nhưng ông được ghi nhớ do chức vụ Tổng Thống thứ ba của Hoa Kỳ và ông cũng là tác giả “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập”.

Ông Thomas Jefferson đã tin tưởng rằng “những người nào chịu khó lao động trên mặt đất là những người được Thượng Đế chọn lựa”. Xã hội lý tưởng của ông vào thời đại đó là một quốc gia gồm các chủ trại sinh hoạt dưới sự kiểm soát tối thiểu của chính quyền. Ông Thomas Jefferson tin tưởng rằng đa số người dân có thể tự quản và nên giữ cho chính quyền vừa đơn giản, vừa ít phí phạm. Do lòng yêu chuộng Tự Do, ông đã tranh đấu cho các nền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo và các tự do dân sự khác. Ông mạnh dạn ủng hộ việc thêm vào Hiến Pháp Hoa Kỳ bản Tuyên ngôn Nhân quyền Hoa Kỳ (the Bill of Rights). Continue reading “Thomas Jefferson: Tác giả Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ”