Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan

Tác giả: Patrick Jory | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Dù cuộc đảo chính quân sự gần đây tại Thái Lan đã thu hút nhiều sự chú ý của thế giới do chính quyền quân sự mới nắm quyền đã ra lệnh ngừng một số quyền dân chủ và nhân quyền, nhưng đồng thời nó cũng mang những ý nghĩa địa chính trị sâu rộng cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La tại Singapore hai tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu một cách trực diện bất thường khi nói về tình hình ở Thái Lan, kêu gọi chính quyền quân sự trả tự do cho những người bị bắt giữ, ngừng kiểm duyệt truyền thông và “nhanh chóng tổ chức tổng tuyển cử”. Lời bình luận của ông được đưa ra một ngày sau khi lãnh đạo cuộc đảo chính là Tướng Prayuth Chan-ocha đưa ra một kế hoạch cải cách chính trị, trong đó xác định sẽ tổ chức bầu cử “trong vòng 15 tháng”. Continue reading “Trung Quốc là kẻ đắc lợi nhất từ cuộc đảo chính ở Thái Lan”

#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey Reeves (2013). “China’s Unraveling Engagement Strategy”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 4, pp. 139–149.>>PDF

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ở cả Trung Quốc và phương Tây, rằng các yếu tố của chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại,[1] là quan trọng nhưng lại hạn chế theo hai hướng nổi bật như sau. Thứ nhất, ý kiến này chỉ tập trung vào các lập trường chính sách mang tính chia rẽ nhất của Trung Quốc, Continue reading “#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc”

Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations: The Ethnic Chinese in Vietnam and Ethnic Vietnamese in Cambodia

Author: Ramses Amer 

Source: Asia Paper, June 2014.

Abstract:
The main purpose of this study is to analyse the impact of government policies and foreign relations on ethnic minorities. This is done through two case studies from East Asia. The cases are: 1) the ethnic Chinese in Vietnam and Sino-Vietnamese relations, and 2) the ethnic Vietnamese in Cambodia and Cambodia-Vietnam relations. Both cases display that inter-state relations can have considerable impact on the situation of ethnic minorities in neighbouring countries. The two cases also display that deteriorating inter-state relations can influence government policies toward ethnic minorities. In both cases deteriorating inter-state relations combined with government policies have caused large-scale migrations, in particular in the 1970s. The empirical evidence provided by the two cases and the lessons drawn from them are used to analyse the relationship between government policies and inter-state relations both in relation to the two cases and more broadly. The two cases display the relevance of studying the triangular relationship between host country, country of origin, and ethnic minority. In both cases the minorities can be seen as diasporas in countries bordering on their country of origin. The case of the ethnic Chinese in Vietnam displays a case when the minority comes under pressure for a period of time due to a deterioration of relations between host country and country of origin. The case of the ethnic Vietnamese in Cambodia display a similar pattern of development coupled with a domestic situation in which the ethnic Vietnamese are facing negative repercussions due to the domestic political situation. Thus, the basic difference between the two cases is that the ethnic Chinese in Vietnam have been reintegrated into Vietnamese society while the ethnic Vietnamese in Cambodia have not. Continue reading “Ethnic Minorities, Government Policies, and Foreign Relations: The Ethnic Chinese in Vietnam and Ethnic Vietnamese in Cambodia”

Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN

Tác giả: René L. Pattiradjawane | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam phải hết sức vất vả để duy trì một mối quan hệ bình đẳng với người hàng xóm khổng lồ. Chiếc bóng quá lớn của Vương quốc Trung tâm ở phương Bắc sẽ luôn làm suy yếu mọi nỗ lực chính trị của Hà Nội trong việc tìm kiếm các biện pháp chính trị và an ninh khả dĩ cho các yêu sách chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông. Continue reading “Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”

Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông

Tác giả: Arif Havas Oegroseno| Biên dịch: NCQT

Việc Indonessia và Philippines gần đây kết thúc quá trình đàm phán vể ranh giới biển là một bước phát triển có ý nghĩa đối với 2 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc đàm phán giữa 2 nước bắt đầu vào tháng 6/1994 và bị ngưng trệ cho đến năm 2003.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực Biển Đông do các tranh chấp đối kháng về các vùng biển ngày càng xấu đi thì đây là một bước ngoặt tích cực. Việc kết thúc thành công việc đàm phán giữa Jakarta và Manila đã chỉ ra một số bài học quan trọng cho tất cả các quốc gia yêu sách đối với các vùng biển tranh chấp trong khu vực Biển Đông. Continue reading “Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông”

#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông

Nguồn: Carlyle A. Thayer (2013). “ASEAN, China and the Code of Conduct in the South China Sea”, SAIS Review of International Affairs, Vol. 33, No. 2, pp. 75-84.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về những nỗ lực ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc để đi đến một thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Bài viết bao quát giai đoạn từ năm 1992, khi ASEAN đưa ra bản tuyên bố đầu tiên về vấn đề Biển Đông, đến tháng 9 năm 2013, khi hai bên bắt đầu những cuộc tham vấn chính thức về COC. Bài viết kết luận rằng quá trình này có thể bị kéo dài nếu không muốn nói là không thể kết thúc được. Continue reading “#138 – ASEAN, Trung Quốc và Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông”

#125 – Biến động chính trị trong nước và các sắc dân thiểu số: Trường hợp người Việt tại Campuchia

Nguồn: Ramses Amer (2013). “Domestic Political Change and Ethnic Minorities – A Case Study of the Ethnic Vietnamese in Cambodia”, Asia-Pacific Social Science Review, Vol. 13, No. 2, pp. 87-101.>>PDF

Biên dịch: Đỗ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #76 – Những vị khách được nuông chiều hay những nhà yêu nước tận tụy? Người Hoa ở Bắc VN thời kỳ 1954-1978

Mục tiêu chính của nghiên cứu này[1] là phân tích ảnh hưởng của biến động chính trị trong nước ở Campuchia[2] đối với người Việt[3] tại đất nước này. Những diễn biến chính trị tại Campuchia kể từ thập niên 1950 và ảnh hưởng của chúng lên tình hình người Việt sẽ được khảo sát. Giới tinh hoa Campuchia thường xuyên bày tỏ quan điểm chống người Việt. Nghiên cứu sẽ khảo sát nguồn gốc của những quan điểm này và ảnh hưởng của chúng lên các chính sách của Campuchia đối với người Việt. Continue reading “#125 – Biến động chính trị trong nước và các sắc dân thiểu số: Trường hợp người Việt tại Campuchia”

#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông

Nguồn: Clive Schofield[1] (2013). “Increasingly contested waters? Conflicting maritime claims in the South China Sea”, in Leszek Buszynski & Christopher Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s Regional Security Environment, National Security College Occasional Paper  No. 5, pp. 8-12.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung 

Giới thiệu

Biển Đông là nơi có các đặc điểm địa lý ven biển phức tạp, nhiều tranh chấp chủ quyền đối với các đảo bởi nhiều bên yêu sách, những tuyên bố về đường cơ sở thái quá và gây tranh cãi, những tuyên bố chồng chéo và trái ngược nhau về quyền tài phán trên biển, và gần đây nhất là những tranh chấp liên quan đến báo cáo được nộp lên (cho Liên Hợp Quốc) về các quyền đối với thềm lục địa mở rộng. Mục đích của bài viết này là xem xét và phân tích những vấn đề trên Continue reading “#124 – Các yêu sách trên biển mâu thuẫn ở Biển Đông”

#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Martin Gainsborough (2012). “Elites vs. Reform in Laos, Cambodia, and Vietnam”, Journal of Democracy, Vol. 23, No. 2 (April), pp. 34-46.>>PDF

Biên dịch và Hiệu đính: Trần Anh Phúc

Nếu xem xét cùng với nhau, Việt Nam, Campuchia và Lào mang lại một điều gì đó khó hiểu. Trong khi Việt Nam và Lào vẫn duy trì chế độ nhà nước cộng sản độc đảng, thì Campuchia trải qua quá trình chuyển đổi dân chủ vào năm 1993 dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Nhưng cả ba nước cuối cùng đều có cùng một nền chính trị rất tương đồng với đặc trưng là sự thiếu cam kết đối với các giá trị tự do. Khi nỗ lực giải thích cho điều này, chúng ta nên cân nhắc tầm quan trọng của văn hóa chính trị và “chính trị tiền bạc”, trong khi cũng chú ý đến một thực tế là sự năng động của xã hội dân sự và biểu tình tự phát đang dần trở nên phổ biến hơn. Continue reading “#111 – Giới chóp bu và cải cách ở Lào, Campuchia và Việt Nam”

#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Southeast Asia”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 159-203.

Biên dịch và Hiệu đính: Trương Thị Thanh Hiền & Vũ Thị Hương Giang[1]

INDONESIA: Dịch chuyển khỏi trung ương

Sự phát triển quan trọng nhất trong nền chính trị Indonesia kể từ cuối thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Suharto là một sự phát triển không ấn tượng một cách đáng ngạc nhiên. Nó không liên quan đến các cuộc biểu tình đường phố ồn ào kêu gọi những thay đổi sâu rộng hay các kế hoạch táo bạo của chính phủ để thay đổi nền kinh tế đất nước. Bạn không thể tạo ra một bom tấn Hollywood từ điều đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng các sử gia, những người nhìn lại nhiều năm trước, sẽ nhận ra bản chất rất quan trọng của nó. Sự phát triển mà tôi đang đề cập đến chính là sự khu vực hóa, còn được gọi là sự phân quyền (hay phi tập trung hóa – NHĐ). Continue reading “#109 – Lý Quang Diệu viết về Đông Nam Á và Việt Nam”

#107 – ASEAN và chủ nghĩa đa phương khu vực mới

Nguồn: Sheldon W. Simon (2008). “ASEAN and the New Regional Multilateralism: The Long and Bumpy Road to Community”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers), pp. 195-214.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #84 – Cân bằng thể chế và lý thuyết QHQT: Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA

Từ quan điểm địa chính trị, vùng duyên hải châu Á chia làm ba tiểu vùng: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, hai nước Triều Tiên, Đài Loan, viễn đông nước Nga), Đông Nam Á (Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunei), và Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka). Cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á đều có những cường quốc kinh tế và chính trị lớn mạnh. Ở khu vực sau cùng, các hoạt động kinh tế và sức ảnh hưởng về an ninh-chính trị ngày càng gia tăng của Ấn Độ đã mở rộng tới toàn bộ châu Á. Continue reading “#107 – ASEAN và chủ nghĩa đa phương khu vực mới”

#84 – Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA

131255265_41n

Nguồn: Kai He (2008). “Institutional Balancing and International Relations Theory: Economic Interdependence and Balance of Power Strategies in Southeast Asia”, European Journal of International Relations, Vol. 14, No. 3 pp. 489–518.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bài nghiên cứu kết hợp một số yếu tố của chủ nghĩa hiện thực mới và chủ nghĩa tự do mới trong một mô hình cân bằng quyền lực thông qua thể chế (cân bằng thể chế) nhằm xác định những điều kiện mà thông qua đó, hình thức cân bằng quyền lực mềm này xảy ra. Cân bằng thể chế là quá trình chống lại áp lực hay các mối đe dọa từ bên ngoài thông qua việc đề xuất, tận dụng và thậm chí là chi phối các thể chế mang tính chất đa phương, một chiến lược mới của những nhà hiện thực chủ nghĩa nhằm giúp các quốc gia bảo đảm an ninh của mình trong môi trường vô chính phủ. Sự tác động lẫn nhau giữa một bên là việc phân bổ các năng lực của quốc gia và một bên là sự phụ thuộc mạnh mẽ về kinh tế ảnh hưởng đến các quốc gia trong việc quyết định khi nào và làm thế nào sử dụng chiến lược đó. Những ví dụ rút ra từ lịch sử bao gồm: nỗ lực tập thể và đơn lẻ của những nước Thế giới thứ ba và các siêu cường nhằm thiết lập các nhóm bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Lạnh; cân bằng nội tiếp (inclusive balancing) của các nước ASEAN nhằm kiềm chế Trung Quốc và đảm bảo sự ủng hộ của Mỹ trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) sau Chiến tranh Lạnh; cân bằng thể chế ngoại tiếp (exclusive balancing) của ASEAN chống lại Mỹ tại Hội nghị ASEAN+3 sau Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á. Những ví dụ trên làm sáng tỏ tính lô-gic trong lập luận của quá trình cân bằng thể chế dưới tác động của những trật tự quan hệ quốc tế cụ thể: trật tự hai cực trong Chiến tranh Lạnh, trật tự đơn cực và trật tự đa cực mới xuất hiện sau Chiến tranh Lạnh.

Continue reading “#84 – Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các chiến lược cân bằng quyền lực tại ĐNA”

#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN

Nguồn: Stefan Rother (2012). “Wendt meets East: ASEAN cultures of conflict and cooperation”, Cooperation and Conflict, Vol. 47, No.1, pp. 49–67.

Biên dịch: Mai Chí Trung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi bàn luận về các khái niệm hợp tác và xung đột thì các lý thuyết chủ đạo về Quan hệ quốc tế rất khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một mẫu số chung: chúng đều bắt nguồn từ những kinh nghiệm và lịch sử học thuật của phương Tây. Thời gian gần đây, một lượng văn liệu về những khả năng hình thành cũng như các lợi ích mà các học thuyết Quan hệ quốc tế phi phương Tây mang lại đang dần xuất hiện. Bài viết này đề xuất một “sự dung hòa”: một cách tiếp cận lý thuyết có thể áp dụng được cho cả quan hệ quốc tế phương Tây lẫn phi phương Tây, trong đó có xét đến cả những bối cảnh lịch sử, tư tưởng và văn hóa. Dựa trên chủ nghĩa kiến tạo xã hội được phát triển bởi Alexander Wendt, bài viết lập luận rằng sự tồn tại của bản sắc tập thể giữa các quốc gia trong một khu vực cụ thể có thể tự thể hiện trong những lôgic hay những văn hóa vô chính phủ riêng biệt. Chúng dựa trên những quy chuẩn của xung đột hoặc hợp tác được thiết lập thông qua sự tương tác, có thể được đề xuất bởi các tác nhân bên ngoài và được bản địa hóa, hoặc có thể bị tác động bởi sự tái định hình bản sắc quốc gia thông qua những sự kiện trong nước. Ngoài ra còn có tình trạng phụ thuộc vào các thói quen văn hóa: những quy chuẩn bắt nguồn từ nhận thức hay ký ức văn hóa của một khu vực có xu hướng bị phớt lờ bởi những sự giải thích vốn chỉ tập trung vào những sự kiện hiện nay hoặc những mô hình hợp tác theo kiểu phương Tây. Các nghiên cứu về khu vực học có thể đóng góp các bối cảnh này.
Continue reading “#61 – Wendt hội ngộ phương Đông: Văn hóa hợp tác và xung đột của ASEAN”

#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD

Nguồn: G. John Ikenberry & Jitsuo Tsuchiyama (2002). “Between Balance of Power and Community: The Future of Multilateral Security Co-operation in the Asia – Pacific”, International Relations of the Asia Pacific, Vol 2., pp.69-94.>>PDF

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này tìm hiểu logic ẩn sau những cách tiếp cận của Hoa Kỳ và Nhật Bản đối với an ninh khu vực và những triển vọng cho một trật tự an ninh hợp tác toàn diện hơn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trật tự an ninh hiện tại trong khu vực mang dấu ấn của các phương thức tiếp cận lâu đời và đặc trưng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Những phương thức tiếp cận này mang đến kỳ vọng về việc xây dựng một trật tự hợp tác có sự tham gia của nhiều quốc gia hơn, tuy nhiên trong những năm tới, Châu Á – Thái Bình Dương sẽ vẫn là một khu vực hiện diện đâu đó ở giữa sự cân bằng quyền lực và một trật tự an ninh dựa vào cộng đồng.
Continue reading “#57 – Giữa cân bằng quyền lực và cộng đồng: Tương lai hợp tác an ninh đa phương ở CA-TBD”

#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung

Nguồn: Leszek Buszynski (2012). “The South China Sea: Oil, Maritime Claims, and U.S.–China Strategic Rivalry”, The Washington Quarterly, 35:2, 139-156. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nguy cơ xung đột leo thang từ những sự kiện tương đối nhỏ đã tăng lên tại Biển Đông trong hơn hai năm qua với những cuộc tranh chấp bây giờ ít có cơ hội hơn để đàm phán hoặc giải quyết. Về nguồn gốc, những tranh chấp này nảy sinh từ sau Thế chiến thứ hai khi những quốc gia ven biển – Trung Quốc và 3 nước trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm Indonesia, Malaysia và Philipines, cũng như Việt Nam sau này – tranh giành để chiếm giữ những hòn đảo ở đó [Chi tiết này không chính xác – NHĐ]. Nếu vấn đề này chỉ đơn thuần là về tranh chấp lãnh thổ, thì nó có thể đã được giải quyết thông qua những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xích lại gần ASEAN và thắt chặt quan hệ với khu vực này.

Continue reading “#23 – Biển Đông: Dầu mỏ, những yêu sách trên biển, và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung”

#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á

east_asia_151930f

Nguồn: Acharya, Amitav. “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, 2008), pp. 57-82.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bất kì cuộc tranh luận nào về những quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) ở khu vực châu Á đều vấp phải một nghịch lí là phần lớn những tài liệu hiện có về chủ đề này đều mang tính phi lý thuyết. Bất kể là từ bên trong hay bên ngoài khu vực, các nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Châu Á phần lớn đều không cho rằng lý thuyết có thể cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu QHQT ở khu vực này.1 Mặc dù mối quan tâm đối với vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc,2 lý thuyết vẫn bị cho rằng quá trừu tượng hoặc quá xa rời những mối quan tâm hiện nay của các chính phủ và người dân  để có thể được nghiên cứu một cách nghiêm túc và liên tục. Continue reading “#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á”