Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?

Nguồn: Chu Vĩnh Bưu, 朱永彪:执政三年半,阿富汗塔利班距离加入国际社会还有多远?, Guancha, 08/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, vấn đề quyền phụ nữ ở Afghanistan đã thu hút sự chú ý của dư luận, khiến nhiều người chú ý đến hàng loạt vấn đề kể từ khi chính phủ Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan trong hơn 3 năm qua.

Đối với tình hình hiện tại ở Afghanistan, các chính sách và hiệu quả quản trị của Taliban cũng như việc liệu cộng đồng quốc tế có công nhận chính phủ của Taliban hay không, Guancha đã liên hệ với Chu Vĩnh Bưu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Afghanistan tại Đại học Lan Châu và mời ông đưa ra lý giải của mình. Continue reading “Sau hơn 3 năm nắm quyền, Taliban còn cách cộng đồng quốc tế bao xa?”

Chính sách chiếm đoạt đất đai của Trung Quốc ở Bhutan

Nguồn: Robert Barnett, “The Politics of China’s Land Appropriation in Bhutan,” The Diplomat, 15/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đã xây dựng 22 ngôi làng và khu định cư bên trong biên giới của Bhutan. Và không có dấu hiệu nào cho thấy Bhutan có thể làm gì về điều này – hoặc Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với bất kỳ cái giá nào.

Trong quan hệ với các nước láng giềng, Trung Quốc “luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp công bằng và hợp lý thông qua các cuộc tham vấn hòa bình và hữu nghị,” một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ đã nói với tờ New York Times như vậy vào tháng 8. Thế thì tại sao Trung Quốc lại chiếm đoạt một phần lãnh thổ của nước láng giềng của họ? Continue reading “Chính sách chiếm đoạt đất đai của Trung Quốc ở Bhutan”

Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây

Nguồn: Trung Phi Đằng, Trương Hân, 张昕、钟飞腾:普京此访,是给蒙古国和美西方提个醒, Guancha, 04/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 3/9, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Putin lên chuyên cơ tới vùng Viễn Đông để tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức tại đây.

Chuyến thăm của Putin được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khürelsükh. Trong ba ngày, lãnh đạo hai nước đã tổ chức các cuộc hội đàm quy mô lớn và nhỏ, đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề nóng trong khu vực và quốc tế. Sau các cuộc hội đàm, hai bên cũng đã ký kết một số văn kiện song phương. Continue reading “Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây”

Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn

Nguồn: 黄载皓, “中韩友好靠日本,中日友好靠韩国,日韩友好靠中国”这话不全对”, Guancha, 27/05/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Từ ngày 26 đến 27/5/2024, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc lần thứ 9 đã được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã cùng tham dự các sự kiện quan trọng như Hội nghị Lãnh đạo ba bên và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc, để trao đổi các quan điểm về hợp tác giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn.

Trong vài năm qua, bất ổn địa chính trị ở Đông Á vẫn tiếp diễn do các yếu tố như cuộc cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, dịch bệnh COVID-19, hay xung đột giữa Nga và Ukraine. Vì vậy, cuộc gặp được tái khởi động sau gần 4 năm rưỡi này được kỳ vọng sẽ xoa dịu căng thẳng trong khu vực, cũng như củng cố quan hệ ba bên và song phương giữa ba nước Trung-Nhật-Hàn. Continue reading “Quan hệ Trung – Nhật – Hàn: Cùng tồn tại trong mâu thuẫn”

Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?

Nguồn: Khang Vu, “With Balloons in the Sky, North Korea keeps its feet on the ground”, The Interpreter, 30/05/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Triều Tiên cuối cùng cũng thực hiện được lời hứa của mình, mặc dù với cách thức bất thường. Sau khi cảnh báo Hàn Quốc vào hôm chủ nhật rằng sẽ rải “núi giấy vụn và rác rưởi” để đáp trả lại những tờ rơi chống Bắc Triều Tiên mà các nhà hoạt động ở miền nam thường xuyên gửi trên khí cầu về phía bắc qua biên giới, Bình Nhưỡng đã thả hơn 260 quả khí cầu chứa túi phân và chất thải theo chiều ngược lại. Continue reading “Triều Tiên đang tránh chiến tranh bằng khí cầu?”

Tại sao Mỹ vẫn sẽ duy trì vị thế thống trị trong chiến tranh tàu ngầm?

Nguồn: Paul Dibb & Richard Brabin-Smith, “Why the US will stay dominant in undersea warfare”, The Strategist, 26/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Một số nhà bình luận tại Úc gần đây đã đưa ra những tuyên bố vội vàng về sự suy tàn của tàu ngầm Mỹ, cho rằng các công nghệ tiên tiến sẽ khiến tàu ngầm dễ bị tổn thương. Những người khác lại tranh luận rằng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ hiện nay ồn ào hơn tàu ngầm Trung Quốc và sẽ dễ dàng bị Trung Quốc phát hiện.

Continue reading “Tại sao Mỹ vẫn sẽ duy trì vị thế thống trị trong chiến tranh tàu ngầm?”

K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu

Nguồn: Steven Borowiec, “K-defense: South Korea’s weapons industry goes global,” Nikkei Asia, 21/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giữa bối cảnh leo thang căng thẳng với Triều Tiên, Seoul đang dần tìm được chỗ đứng để giải quyết tình trạng thiếu vũ khí toàn cầu.

Sau những bản nhạc K-pop sôi động và những bộ phim K-drama sướt mướt, theo Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, đã đến lúc cần một biệt danh “K-” mới cho một kỷ nguyên mới bi quan hơn, khi đất nước có thương hiệu toàn cầu này thâu tóm thêm một thị trường xuất khẩu béo bở khác: vũ khí. Continue reading “K-Defense: Cách ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc vươn ra toàn cầu”

Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên

Nguồn: Sue Mi Terry, “The Dangers of Overreacting to North Korea’s Provocations,” Foreign Affairs, 30/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những động thái mới nhất của Kim Jong Un thực sự có ý nghĩa gì?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un lại một lần nữa làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Mỗi tuần đều có thêm tin tức mới về các vụ thử tên lửa, trong lúc kho vũ khí hủy diệt hàng loạt của Bình Nhưỡng ngày càng mở rộng về chất lượng và số lượng. Cùng lúc đó, Kim lại có những lời đe dọa chiến tranh mới với Hàn Quốc. Phủ nhận quan hệ họ hàng giữa hai nước, giờ đây, ông gọi nước láng giềng của mình là kẻ thù. Continue reading “Hàm ý đằng sau những hành động khiêu khích của Triều Tiên”

Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?

Nguồn:Who is Lai Ching-te, the leader in Taiwan’s presidential race?”, The Economist, 08/01/2024.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ông có thể ăn nói nhẹ nhàng nhưng lời nói của ông thường khiến Trung Quốc tức giận.

Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), phó tổng thống Đài Loan, đã nắm giữ hầu hết mọi chức vụ chính trị cấp cao tại hòn đảo này. Vào ngày 13/1, vị cựu bác sĩ hy vọng sẽ hoàn thiện lý lịch của mình với công việc hàng đầu: tổng thống Đài Loan. Vậy người đang dẫn đầu cuộc đua trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Đài Loan này là ai? Continue reading “Lại Thanh Đức, người dẫn đầu cuộc đua tổng thống Đài Loan, là ai?”

Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Biden’s farewell jab at Xi over Taiwan traveled across the Pacific,” Nikkei Asia, 30/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung, liên minh đối lập của hòn đảo dân chủ đã sụp đổ.

Hồi đầu tháng 11, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiễn người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi dinh thự Filoli ở California, cả hai nhà lãnh đạo đều mỉm cười. Không hề có dấu hiệu nào cho thấy Biden đã cảnh báo Tập về việc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan.

“Chiếc xe đẹp đấy,” Biden nói khi nhìn vào bên trong chiếc limousine Hồng Kỳ do Trung Quốc sản xuất của Tập, đồng thời bắt tay Tập để chào tạm biệt. Continue reading “Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập”

Vì sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?

Nguồn: Li Min (Thời báo Hoàn cầu) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa, “cải cách giờ làm việc” trở thành tâm điểm chú ý của xã hội Hàn Quốc. Ngày 13/11/2023, Bộ Lao động Hàn Quốc tuyên bố: Mặc dù vẫn tiếp tục giữ nguyên các điểm chủ yếu của chính sách “Chế độ làm việc 69 giờ” (mỗi tuần làm 40 giờ, cộng với tối đa 29 giờ làm thêm được trả lương), nhưng phạm vi áp dụng chế độ này đã được thu hẹp, chỉ áp dụng cho các ngành nghề và loại công việc cá biệt. Còn cụ thể các ngành nào sẽ được thông báo sau. Continue reading “Vì sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?”

Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm

Nguồn: 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒“降低对华依赖”,Thời báo Hoàn Cầu, 26/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề “Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề “Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”. Nguyên văn bài báo như sau.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kết thúc bằng việc “củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới” — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm”

Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?

Nguồn: Chun Su-jin,金正恩真的会让女儿成为接班人吗”, New York Times 31/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong hơn sáu tháng qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đã cho thế giới một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống riêng tư của ông. Trong bộ ảnh đầu tiên, một cô gái đi giày đỏ, cột tóc đuôi ngựa, tay trong tay với lãnh tụ họ Kim đi bên cạnh một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu Hwasong-17. Sau đó lại có bức ảnh cho thấy cô bé nhìn vào mắt cha mình tại một hoạt động chúc mừng thành công của các nhà khoa học vũ khí, và nhẹ nhàng vỗ vai cha cô trong một cuộc diễu binh. Vào ngày 16 tháng 5 năm nay, hai cha con được cho là cùng mặc áo khoác trắng của nhân viên phòng thí nghiệm khi đi thị sát hoạt động của một vệ tinh do thám. Continue reading “Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?”

Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?

Nguồn: Why is Taiwan losing its friends?”, The Economist, 28/03/2023.

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Trung Quốc đang dần thu hút các đồng minh của hòn đảo này thông qua chính sách “ngoại giao ngân phiếu”

Các sản phẩm từ Đài Loan đang giúp vận hành mọi thứ, từ iPhone và tủ lạnh cho tới tên lửa đạn đạo. Hòn đảo này sản xuất tới hơn 60% lượng chip bán dẫn trên toàn thế giới. Đồng thời, chính nó cũng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa hai siêu cường Trung – Mỹ. Dù có vị trí quan trọng như vậy, nhưng chỉ có một ít quốc gia công nhận chính phủ Đài Loan. Hiện chỉ có 13 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, chủ yếu là các quốc gia nhỏ ở vùng Caribbean, Mỹ Latinh và Thái Bình Dương. Và con số này đang giảm dần: kể từ năm 1990 đến nay đã có ít nhất 15 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan – trong đó gần đây nhất là Honduras vào ngày 25 tháng 3 – và khoảng 50 quốc gia đã làm như vậy trong những năm 1970. Vậy tại sao hòn đảo này lại đang mất dần đồng minh? Continue reading “Tại sao Đài Loan đang mất dần đồng minh?”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật Bản, Triều Tiên và Hàn Quốc

Chữ Hán ra đời vào khoảng năm 1300 TCN tại Trung Quốc, với hình thái đầu tiên là chữ Giáp Cốt, tức chữ khắc trên mai rùa hoặc xương thú vật. Người Trung Quốc xưa nay có truyền thống coi chữ Hán là biểu tượng, là đại diện, là vật mang văn hoá truyền thống của dân tộc Hoa Hạ, chữ Hán được tôn thờ như một báu vật của nền văn minh Trung Hoa.

Chữ Hán có tính biểu ý, tách rời tiếng nói, đặc điểm đó cho phép những người nói các thứ tiếng khác nhau có thể dùng chữ Hán như một thứ chữ viết chung để giao lưu với nhau. Trung Quốc đất rộng người đông, dân địa phương nào nói tiếng địa phương ấy (phương ngữ), nghe không hiểu nhau, nay cả nước có thể dùng chữ Hán viết ra để hiểu nhau. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Trung Quốc”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc

Xem thêm: Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Triều Tiên ngày xưa không có chữ viết. Từ thời Tây Hán (206TCN-23), chữ Hán bắt đầu vào bán đảo Triều Tiên và từ thế kỷ 2–3 sau CN, trở thành chữ viết chính thức của xứ này, gọi là “Hanja” (Hán tự). Tiếng Triều Tiên khác ngữ hệ với Hán ngữ, chữ Hán không ghi âm được tiếng Triều Tiên. Chữ Hán mượn về chỉ dùng để viết, không dùng để nói, hơn nữa chữ Hán rất khó học, chỉ tầng lớp trên mới biết chữ, dân chúng đều mù chữ. Vào thời Tam Quốc (220-280), người Triều Tiên làm ra chữ Idu và Gugyeol cấu tạo trên cơ sở chữ Hán, tương tự chữ Nôm Việt Nam. Loại chữ này phức tạp hơn chữ Hán, cho nên không được phổ cập, ngày nay rất ít được nói tới. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Triều Tiên và Hàn Quốc”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khái niệm “Bỏ chữ Hán ở các nước Đông Á” có nghĩa là không tiếp tục dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức của nước mình. Dĩ nhiên, muốn bỏ chữ Hán đang dùng thì nhất thiết phải làm ra được một loại chữ viết mới có thể thay thế chữ Hán. Làm chữ viết ở thời xưa là một công trình lao động trí óc cực kỳ phức tạp, đòi hỏi trí tuệ và thời gian rất nhiều năm, thậm chí hàng trăm năm. Nếu không làm được một loại chữ mới thích hợp thì chẳng thể bỏ được chữ Hán đang dùng.

Các nước Đông Á như Nhật, Triều Tiên-Hàn Quốc, Việt Nam thời cổ không có chữ viết, về sau đều tiếp nhận chữ Hán của Trung Quốc làm chữ viết chính thức của nhà nước mình. Tuy rằng các nước trên đều sùng bái chữ Hán nhưng sau một thời gian sử dụng thứ chữ này họ đều nhanh chóng nhận thấy chữ Hán không ghi được ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Như một tất yếu lịch sử, các nước này đều lần lượt tự tìm cách tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình, và do đó xuất hiện xu hướng bỏ chữ Hán, dùng chữ viết của mình. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Nhật Bản”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Xem thêm: Phần 1

Khi Lý Đăng Huy lên đảm nhận chức vụ Tổng thống tháng 1/1988, nhìn vào những quan hệ thực tế, chính trường Đài Loan không nghĩ ông sẽ đủ lực trụ được dài lâu. Sinh trưởng ở Đài Loan, ông được Tưởng Kinh Quốc để ý, mời tham chính qua nhiều chức vụ như Chính vụ (Bộ trưởng không Bộ), Thị trưởng Đài Bắc và Chủ tịch Tỉnh Đài Loan, trước khi trở thành Phó Tổng thống. Từng học đại học và rồi trở thành giảng viên Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU), ông cũng từng du học tại Đại học Tokyo, Nhật, và làm Tiến sĩ kinh tế nông nghiệp Đại học Cornell, Mỹ. Ông được đánh giá là có phong cách một trí thức hơn là một chính khách lão luyện. Cho tới 1988, do không có nhiều hậu thuẫn trong hệ thống đảng và chính quyền, lại bị bao vây bởi nhiều chức sắc Quốc dân đảng có thế lực từ Trung Quốc đại lục, đại diện cho nhiều khuynh hướng quyền lợi khác nhau, vì vậy, theo nhiều nhân vật Quốc dân đảng gốc Trung Quốc đại lục, việc để ông tham chính chẳng qua chỉ là mang tính chất tạm thời. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P2)”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời BBT: Đài Loan cùng với Hàn Quốc là hai xã hội thành công nhất của thế kỷ 20. Cả hai đất nước những năm 50 (thế kỷ 20) đều ở tình trạng thiếu tài nguyên với hàng triệu người sống ở mức nghèo đói, nhưng sau khoảng 30 năm đã “cất cánh”, hoá rồng và dân chủ hóa. Điều thần kỳ về kinh tế Đài Loan được coi là kém ngoạn mục so với điều thần kỳ về đời sống xã hội. Chính quyền nhận ra giá trị của dân chủ và có ý thức cải biến xã hội. Các lực lượng chính trị cố gắng chuyển đổi xã hội trong khuôn khổ một trật tự ôn hòa, cải cách, chứ không cách mạng. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, biết phát huy nguồn lực con người đã dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tôn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp được truyền thống và hiện đại. Continue reading “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan (P1)”

Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Hàn Quốc là tấm gương chưa từng có tiền lệ trong lịch sử để các nước đi sau nghiên cứu, tham khảo. Nhưng con đường tăng trưởng, phát triển rồi hóa rồng thông qua phương thức độc tài để đi đến dân chủ ở Hàn Quốc là một quá trình nghiệt ngã, đầy mâu thuẫn và không nên đánh giá một cách giản đơn. Bài viết muốn tìm hiểu quá trình phức tạp này. Continue reading “Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ”