Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?

Nguồn: Andrew Moore, “How AI Could Revolutionize Diplomacy,” Foreign Policy, 21/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ ChatGPT đến điện toán lượng tử, các công nghệ mới nổi sẽ cung cấp các công cụ mới để kiến tạo hòa bình.

Đã hơn một năm kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, có rất ít dấu hiệu cho thấy xung đột sẽ sớm kết thúc. Thành công của Ukraine trên chiến trường đã được hỗ trợ bởi việc sử dụng sáng tạo các công nghệ mới, từ máy bay không người lái đến các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) mã nguồn mở. Nhưng sau cùng thì, cuộc chiến ở Ukraine – giống như bất kỳ cuộc chiến nào khác – sẽ kết thúc bằng đàm phán. Và dù cuộc xung đột đã thúc đẩy những cách tiếp cận mới đối với chiến tranh, thì các phương pháp ngoại giao vẫn đang bị mắc kẹt ở thế kỷ 19. Continue reading “Trí tuệ nhân tạo sẽ cách mạng hóa ngoại giao như thế nào?”

Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ

Nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam sẽ có cơ hội nâng cao vị thế của mình và nâng cấp hệ thống quân đội. Bên cạnh đó, cũng có lo ngại rằng hành động này sẽ làm Trung Quốc không hài lòng, từ đó sẽ gia tăng các hành động gây hấn trên Biển Đông.

Các chuyên gia về chính trị, quan hệ quốc tế và an ninh hàng hải, trong bài viết này, sẽ phân tích góc nhìn của họ về những mặt lợi và thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi xích lại gần hơn với Mỹ. Continue reading “Lợi – hại cho Việt Nam nếu nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt

Năm nay là thời điểm thuận lợi nhất để Việt Nam có thể nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên tầm Đối tác chiến lược, trước khi bỏ lỡ nhiều lợi ích mà Hoa Kỳ có thể mang lại, đặc biệt là lĩnh vực quốc phòng.

Đó nhà nhận định của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu chính trị sau cuộc điện đàm của Tổng bí Thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/3 vừa qua. Continue reading “Chuyên gia: VN nên nâng cấp quan hệ với Mỹ càng sớm càng tốt”

Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Năm 2015, TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Mỹ và được Tổng thống Obama tiếp chính thức tại Phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng như khi đón tiếp nguyên thủ quốc gia. Trong phát biểu của Phó Tổng thống Biden khi chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại Giao, ông đã đọc câu thơ Kiều “Trời còn để có hôm nay. Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”. Không biết ông Biden có định “bói Kiều” hay không, nhưng có lẽ năm nay là thời điểm phù hợp để “vén mây giữa trời” và nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ. Continue reading “Bước ngoặt mới cho quan hệ Việt-Mỹ?”

Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?

Nguồn: Gideon Rachman, “The real meaning of Xi’s visit to Putin,” Financial Times, 20/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957. Continue reading “Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì?”

Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?

Nguồn: How gas stoves became part of America’s culture wars”, The Economist, 17/01/2023

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Một đề xuất về việc cấm sử dụng bếp ga đã kích động nhiều đảng viên Cộng hòa.

Một cuộc tranh luận nảy lửa đang diễn ra ở Mỹ xoay quanh việc nấu ăn bằng bếp ga. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC), một cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, nói với Bloomberg rằng tổ chức này đang cân nhắc việc cấm các loại bếp dùng khí đốt tự nhiên và gọi chúng là một “mối nguy hiểm tiềm ẩn”. Động thái này đã khơi dậy phản ứng dữ dội từ những người bảo thủ, nhiều người trong số đó đã quy trách nhiệm cho Tổng thống Joe Biden. Hạ nghị sĩ Cộng hòa Ronny Jackson đại diện bang Texas đã đăng lên Twitter: “Nếu những kẻ điên ở Nhà Trắng muốn lấy bếp ga ra khỏi nhà tôi thì hãy bước qua xác tôi trước. Có giỏi thì đến mà lấy!” Đầu bếp truyền hình Andrew Gruel đã tự dán mình vào một cái bếp ga để phản đối. Ngay cả một số đảng viên Dân chủ cũng nổi giận: Thượng nghị sĩ Dân chủ đại diện Tây Virginia Joe Manchin cho rằng lệnh cấm sẽ để lại những “hậu quả không mấy dễ chịu”. Điều gì đã khiến bếp ga trở thành một cuộc chiến văn hóa ở Mỹ – và liệu có thể thực sự cấm việc sử dụng chúng? Continue reading “Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?”

Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi ponders ramifications of supporting Russia,” Nikkei Asia, 23/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể coi Trung Quốc là nước tài trợ khủng bố?

Sau vụ Mỹ bắn rơi khí cầu do thám Trung Quốc vốn đã bay qua khắp nước này, căng thẳng ngoại giao đã nổ ra giữa Washington và Bắc Kinh, về khả năng Trung Quốc hỗ trợ vũ khí sát thương cho Nga trong cuộc chiến ở Ukraine.

Trong lúc căng thẳng gia tăng, yếu tố có thể làm thay đổi cuộc chơi sẽ là việc chính quyền Biden chọn áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Trung Quốc – những hình phạt tương đương với việc coi Trung Quốc là nhà tài trợ khủng bố. Continue reading “Tập Cận Bình cân nhắc hậu quả của việc hỗ trợ Nga”

Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Trong Thông điệp Liên bang ngày 21 tháng Hai năm 2023, Tổng thống V. Putin đã ra tuyên bố Nga tạm thời ngưng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START. Sự kiện này ngay lập tức trở thành vấn đề chính trị nóng nhất của nghị sự quốc tế. Trong bối cảnh đối đầu chiến lược gay gắt với Mỹ và phương Tây, hành động của Tổng thống Nga hoàn toàn lô-gíc song lại làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe doạ an ninh toàn cầu.

Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược New START được ký hồi tháng Tư năm 2010 là thoả thuận song phương giữa Nga và Mỹ về kiểm soát số lượng vũ khí hạt nhân và phương tiện vận chuyển chúng. Theo đó, mỗi bên cắt giảm đầu đạn hạt nhân đã triển khai xuống 1550 đơn vị; đồng thời giới hạn tối đa 700 đơn vị đối với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và oanh tạc cơ hạng nặng. New START là nỗ lực chung của cả Nga và Mỹ trong nhiều năm nhằm duy trì lòng tin chiến lược giữa hai siêu cường quân sự. Hiệp ước này tiếp tục được gia hạn thêm 5 năm từ tháng Một năm 2021. Continue reading “Vì sao Nga đình chỉ tham gia Hiệp ước New START?”

Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Putin plays long game with West over Ukraine: former U.S. diplomats,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc cuộc xâm lược Ukraine của Nga tiến gần đến cột mốc một năm, một cựu đại sứ Mỹ tại Nga cảnh báo thế giới rằng Tổng thống Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài, chấp nhận việc giao tranh có thể kéo dài trong nhiều năm.

John Sullivan đã phục vụ ở Nga gần ba năm, dưới thời Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden, cho đến tháng 9 vừa qua.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông nói rằng Putin sẽ không từ bỏ cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, và rằng lập trường của Nga chưa bao giờ bị dao động. Continue reading “Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?”

Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Futuristic Chinese military unit most likely behind balloon campaign,” Nikkei Asia, 16/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF) của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chuyên kết hợp chiến tranh không gian, mạng, và điện tử.

Những quả khí cầu gián điệp vẫn đang là chủ đề thống trị trang nhất của nhiều tờ báo. Tin tức mới nhất mà Nhà Trắng vừa công bố là ba vật thể không người lái mà Mỹ bắn hạ gần đây có thể có mục đích thương mại hoặc mục đích không nguy hiểm khác.

Chính phủ Trung Quốc đã nói rằng khí cầu đầu tiên – quả khí cầu cao 60 mét bay qua lãnh thổ Mỹ – là một “khí cầu dân sự không người lái” của nước này. Bắc Kinh cho biết mục đích của nó là quan sát khí tượng và đã phản đối mạnh mẽ việc bắn hạ nó bằng máy bay tiêm kích F-22. Continue reading “Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?”

Tại sao địa vị chính trị của Puerto Rico phức tạp như vậy?

Nguồn: Meg Matthias, “Why Is Puerto Rico’s Political Status So Complicated?”, Britanica.

Biên dịch: Võ Thuận Hoài

Vào năm 2018, những người khiếu nại với Ủy ban Đặc biệt Liên Hợp Quốc về Phi thực dân hóa đã mô tả mối quan hệ của Hoa Kỳ với Puerto Rico, theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, “như một tội ác diệt chủng và ‘khủng bố kinh tế,’ đặc trưng bởi việc các tập đoàn đa quốc gia – được hậu thuẫn bởi Hoa Kỳ – khai thác các nguồn tài nguyên của Puerto Rico ngay cả khi Chính phủ Hoa Kỳ thi hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng buộc các trường học phải đóng cửa, còn lương hưu không được chi trả. Continue reading “Tại sao địa vị chính trị của Puerto Rico phức tạp như vậy?”

Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was object spotted over Japan in 2020 a Chinese spy balloon?,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 2020, một khinh khí cầu lạ đã bay ngay phía trên các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 17/6/2020 là một ngày đẹp trời ở Sendai, bầu trời trong xanh trải rộng khắp thành phố phía đông bắc Nhật Bản.

Một cư dân nói rằng cô nhớ rất rõ quãng đường đi làm ngày hôm ấy, và còn nghĩ rằng thật bất thường làm sao khi thời tiết tuyệt đẹp lại xuất hiện ngay giữa mùa mưa ảm đạm của Nhật Bản. Continue reading “Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?”

Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?

Nguồn: James Palmer, “How a Chinese Spy Balloon Blew Up a Key U.S. Diplomatic Trip,” Foreign Policy, 03/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm Bắc Kinh để đáp trả vụ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm ngoại giao quan trọng tới Bắc Kinh vào cuối tuần này sau tin tức về việc một khí cầu do thám của Trung Quốc, mang theo lượng thiết bị có kích thước gần bằng ba chiếc xe buýt, bay vào vùng trời của bang Montana, gần các địa điểm hạt nhân nhạy cảm. Chính quyền Biden cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ quả khí cầu, đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa tình báo nào mà nó gây ra, và đang tìm cách phù hợp để tiêu hủy nó, vì có những lo ngại rằng nó có thể rơi xuống các khu vực có người ở. Continue reading “Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?”

George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?

Nguồn: Frank Costigliola, “Kennan’s Warning on Ukraine,” Foreign Affairs, 27/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tham vọng, bất ổn, và những hiểm họa của nền độc lập

George Kennan, nhà ngoại giao xuất chúng và nhà quan sát quan hệ quốc tế người Mỹ, đã trở nên nổi tiếng nhờ dự báo về sự sụp đổ của Liên Xô. Một dự báo ít được biết đến hơn của ông là lời cảnh báo năm 1948, rằng sẽ không có chính phủ Nga nào chấp nhận nền độc lập của Ukraine. Đoán trước được bế tắc giữa Moscow và Kyiv, vào thời điểm đó, Kennan đã đưa ra những gợi ý chi tiết về cách Washington nên giải quyết cuộc xung đột giữa một Ukraine độc lập với Nga. Ông trở lại với chủ đề này nửa thế kỷ sau đó. Kennan, khi ấy đang trong độ tuổi 90, đã cảnh báo rằng việc NATO mở rộng về phía đông sẽ hủy hoại nền dân chủ ở Nga và châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh khác. Continue reading “George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?”

Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?

Nguồn: Why Republican donors on Wall Street are abandoning Donald Trump”, The Economist, 24/11/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Đó luôn là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, và giờ họ xem Donald Trump là kẻ thua cuộc

Phố Wall đã quay lưng với Donald Trump. Những ngày gần đây, các nhà tài phiệt từng góp hàng trăm triệu đô cho đảng Cộng hòa vừa công khai rút lại sự ủng hộ đối với vị cựu tổng thống. Vào ngày 16/11/2022, Stephen Schwarzman – tổng giám đốc điều hành của Blackstone (một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân) đã phát biểu rằng ông muốn hỗ trợ một ứng viên đến từ “thế hệ mới” của Đảng Cộng hòa trong năm 2024. Cùng ngày hôm đó, Thomas Peterffy – người sáng lập và là chủ tịch hội đồng quản trị của Interactive Brokers – nói rằng đảng này đang cần một “gương mặt mới”.  Ken Griffin – giám đốc điều hành Quỹ phòng hộ Citadel – là người thẳng thừng nhất: ngày 15/11/2022, ông gán cho Trump biệt danh “kẻ-thất-bại-ba-lần” và tuyên bố ủng hộ Ron DeSantis, thống đốc bang Florida. Tại sao các nhà tài trợ lại rời bỏ vị cựu tổng thống, và điều đó có tác động như thế nào? Continue reading “Vì sao các nhà tài trợ Phố Wall “bỏ rơi” Donald Trump?”

Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?

Nguồn: Christopher Johnstone, “To Make Japan Stronger, America Must Pull It Closer,” Foreign Affairs, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden và Kishida nên làm gì để củng cố liên minh Mỹ – Nhật?

Cuộc gặp của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 13/01 sẽ mang đến cơ hội quan trọng để đưa lịch sử quan hệ an ninh Mỹ-Nhật đã kéo dài hàng thập niên sang một trang mới. Hồi giữa tháng 12, Kishida đã công bố một chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới, khác với con đường mà Nhật Bản đã đi theo kể từ Thế chiến II. Bản chiến lược kêu gọi người Nhật tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 60% trong vòng 5 năm, phá vỡ mức trần không chính thức là 1% GDP, vốn được áp dụng từ những năm 1970. Nhật Bản cũng sẽ phát triển các năng lực quân sự mà nước này đã từ bỏ trước đó – cụ thể là các tên lửa “phản công,” hoặc vũ khí chính xác tầm xa sẽ được trang bị trên các phương tiện vận tải, máy bay, tàu chiến, và cuối cùng là tàu ngầm. Những vũ khí này nhiều khả năng sẽ bao gồm tên lửa tấn công mặt đất U.S. Tomahawk mà Washington đang chuẩn bị bán cho Tokyo. Nhật Bản cũng sẽ đầu tư mạnh vào năng lực mạng, các hệ thống không người lái, và vệ tinh để hỗ trợ các chiến dịch phản công. Tokyo đã báo hiệu rằng họ có ý định hành động nhanh chóng: Chỉ một tuần sau, chính phủ Kishida công bố yêu cầu ngân sách quốc phòng trị giá 6,8 nghìn tỷ yên (khoảng 51 tỷ USD) cho năm tài chính tiếp theo, tăng 25% so với năm hiện tại. Continue reading “Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?”

ĐS Phạm Quang Vinh: Không chọn bên, nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên

Tác giả: Kỳ Thành p/v ĐS Phạm Quang Vinh

Xung đột Nga – Ukraine trong năm 2022 gây ra sự phân hóa trong quan điểm, đòi hỏi các nước phải đưa ra lập trường của mình. Tuy nhiên, theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, bài học “dĩ bất biến, ứng vạn biến” từ Hiệp định Paris cách đây 50 năm vẫn còn nguyên giá trị cho công tác đối ngoại, để Việt Nam dám chơi với tất cả các bên, qua đó tạo dựng môi trường chung, tạo thuận lợi cho sự phát triển của quốc gia.

Chỉ còn ít ngày nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm dấu mốc 50 năm ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973 – 27/1/2023). Đại sứ nhìn nhận thế nào về cột mốc lịch sử này?

Hiệp định Paris năm 1973 là hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam. Sau 50 năm nhìn lại, có rất nhiều bài học ý nghĩa về sự kiện này. Continue reading “ĐS Phạm Quang Vinh: Không chọn bên, nhưng phải dám chơi và chơi được với tất cả các bên”

Hunter Biden bị cáo buộc những gì?

Nguồn: “What are the allegations against Hunter Biden?”, The Economist, 14/12/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Đảng Cộng hòa nhắm đến con trai Tổng thống Joe Biden

Vào tháng 10 năm 2020, chưa đầy một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, tờ New York Post đã giới thiệu cho thế giới về nội dung bên trong một chiếc MacBook Pro. Chiếc máy tính xách tay này thuộc về con trai của Joe Biden, Hunter Biden. Tờ báo cáo buộc rằng một email trên ổ cứng của chiếc máy tính cho thấy vào năm 2015, Hunter đã giới thiệu giám đốc của một công ty năng lượng Ukraine với ông Biden, khi đó là phó tổng thống. Tờ báo này cho rằng các thương vụ kinh doanh của Hunter đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách của Mỹ. Continue reading “Hunter Biden bị cáo buộc những gì?”

Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công

Nguồn: Gideon Rachman, “Joe Biden’s claim to presidential greatness,” Financial Times, 09/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như Truman và Johnson, Biden đã bị đánh giá thấp trong vai trò phó tổng thống, nhưng lại đang thể hiện xuất sắc trong Phòng Bầu dục.

Người ta cần gì để trở thành một tổng thống vĩ đại của nước Mỹ? Các nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Dân chủ có những đặc điểm giống nhau đến kinh ngạc. Franklin Roosevelt, John Kennedy, và Barack Obama đều là những nhà hùng biện xuất sắc xuất thân từ Harvard, với phong cách của giới quý tộc.

Các phó tổng thống mà họ chọn cũng có nhiều điểm chung. Harry Truman, Lyndon Johnson, và Joe Biden đều đã tạo dựng sự nghiệp của mình tại Thượng viện – và đều thiếu sức hút cùng xuất thân hào nhoáng như những vị tổng thống mà họ từng làm việc cùng. Khi còn là phó tổng thống, cả ba đôi khi bị các nhân viên của Roosevelt, Kennedy, và Obama đối xử với thái độ khinh bỉ chẳng chút e dè. Continue reading “Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

PHÒNG THỦ VỮNG CHẮC

Ngay cả khi Tập chưa xem xét việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện rằng họ chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của mình ở Eo biển Đài Loan. Nhưng các quyết định quân sự không được phép định hướng cách tiếp cận tổng thể của Mỹ, như gợi ý của nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách. Có một thực tế không thể chối cãi là không một sức mạnh quân sự bổ sung nào của Mỹ có thể triển khai trong vòng 5 năm tới sẽ làm thay đổi cơ bản cán cân sức mạnh quân sự. Mỹ vẫn sẽ phải dựa vào ngoại giao và một loạt các công cụ khác để cho Bắc Kinh thấy rõ cái giá của thống nhất bằng vũ lực. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)”