Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/09/2002 của Lưu Á Châu – hồi đó là Thiếu tướng không quân, Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.  Lưu Á Châu từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học.

Người phê phán văn hoá Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức”

Cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer ở Việt Nam

Nguồn: James Wright, “The Baby Boomer War”, The New York Times, 11/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong tất cả những câu chuyện về Chiến tranh Việt Nam, có một đặc điểm nổi bật hơn nhiều so với phần còn lại trong ký ức người Mỹ: Đó là cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer (những người sinh ra sau Thế chiến II).[1] Đến mùa xuân năm 1967, hầu hết lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến đều ra đời vào năm 1946 hoặc sau đó.

Để hiểu chiến tranh, chúng ta phải hiểu điều gì đã thúc đẩy thế hệ người Mỹ này không đơn thuần chỉ phản chiến mà còn thực sự chiến đấu, và sau đó là cố gắng tìm cách thoát ra. Người ta dễ dàng bắt đầu chiến tranh hơn là kết thúc nó. Và đối với bản thân người lính chiến, ký ức tồn tại rất lâu sau khi cuộc chiến dừng lại. Continue reading “Cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer ở Việt Nam”

Ai có quyền đưa Mỹ tham chiến ở nước ngoài?

Nguồn: Who takes America to war?”, The Economist, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc chiến của Saudi Arabia tại Yemen là một thảm họa nhân đạo. Các cuộc không kích, dịch tả và nạn đói đã giết chết hàng chục ngàn người. Nước Mỹ là một bên tham gia, dù ở hậu trường, của cuộc xung đột này. Mỹ đã cung cấp máy bay (được bảo trì bởi các thợ cơ khí người Mỹ), vũ khí và tin tức tình báo cho Saudi Arabia. Các nhà lập pháp Mỹ cuối cùng đã nhận thức được thảm họa này. Vụ sát hại Jamal Khashoggi, một nhà báo người Ả Rập, bởi các sát thủ Saudi Arabia và phản ứng yếu ớt của Tổng thống Donald Trump đối với sự kiện này đã làm thay đổi các tính toán chính trị. Bây giờ Quốc hội đã sẵn sàng yêu cầu chấm dứt hỗ trợ quân sự cho chiến dịch của người Saudi: Thượng viện đã bỏ phiếu ủng hộ quyết định này vào ngày 13 tháng 3; Hạ viện sẽ sớm làm theo. Ông Trump có thể sẽ phủ quyết nghị quyết. Cả hai bên nói rằng họ đang thực hiện đặc quyền hiến định của mình. Vậy ai mới có quyền cho phép tiến hành các hành động quân sự – Quốc hội hay tổng thống? Continue reading “Ai có quyền đưa Mỹ tham chiến ở nước ngoài?”

Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ

Tác giả: Sam Bateman | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Meeting China Halfway — How to Defuse the Emerging US–China Rivalry. Tác giả: Lyle J. Goldstein. Washington, D.C.: Georgetown University Press, 2015. Bìa cứng: 389 trang.

Meeting China Halfway — How to Defuse the Emerging US–China Rivalry (Thỏa hiệp với Trung Quốc – Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ) là một cuốn sách phải đọc đối với bất cứ ai quan tâm đến quỹ đạo hiện giờ của quan hệ Mỹ-Trung. Cuốn sách nói nhiều về việc Hoa Kỳ và Trung Quốc cần phải xây dựng lòng tin chiến lược và tránh “bẫy Thucydides”. Cuốn sách đề xuất một số chính sách mang tính xây dựng giúp hai cường quốc này chuyển từ “vòng xoáy leo thang” sang “vòng xoáy hợp tác”. Continue reading “Thỏa hiệp với Trung Quốc: Cách tháo ngòi đối đầu Trung – Mỹ”

ASEAN trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ

Tác giả: Bilahari Kausikan | Biên dịch: Trần Quang

Đông Nam Á luôn là đấu trường cho các cuộc cạnh tranh nước lớn. Trong khoảng một thập kỷ qua, quan hệ Mỹ-Trung đã và đang là trục cạnh tranh chính, và thách thức cơ bản đối với ASEAN là khối này phải xác định cho mình lập trường như thế nào khi Mỹ và Trung Quốc dò tìm một tạm ước mới. Đây vẫn là thách thức chính. Nhưng ASEAN không nên tự dối mình rằng đó chỉ là một công việc như bình thường. Quan hệ Mỹ-Trung đã bước vào một giai đoạn mới của sự cạnh tranh cao độ trong dài hạn. Đây chính là tình hình mới.

Sự cạnh tranh vẫn luôn là một phần cố hữu trong quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng từ năm 1972 đến khoảng năm 2010, mặc dù đã có những giai đoạn căng thẳng, song quan hệ Mỹ-Trung nhìn chung vẫn nhấn mạnh sự can dự. Mỹ và Trung Quốc không phải là đối tác tự nhiên, cũng không phải là kẻ thù không thể tránh khỏi. Đặc trưng của quan hệ Mỹ-Trung hậu Chiến tranh Lạnh là giữa họ cùng lúc tồn tại cả sự mất lòng tin chiến lược sâu sắc lẫn sự phụ thuộc lẫn nhau theo kiểu mới, chưa từng có trong lịch sử. Mỹ và Trung Quốc vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Sự can dự và hợp tác sẽ không hoàn toàn chấm dứt trong tình hình mới. Nhưng nó sẽ có tính chọn lọc hơn nhiều, và giờ đây trọng tâm chung rõ ràng đã chuyển sang sự cạnh tranh. Không còn nghi ngờ gì nữa, bài phát biểu của Phó Tổng thống Pence vào ngày 4/10/2018 là tín hiệu dễ hiểu và rõ ràng về cách tiếp cận mới. Continue reading “ASEAN trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ”

Tác động của sự kiện Crew Dragon tới ngành công nghiệp vũ trụ Nga

Biên dịch: Phạm Hồng Nguyên

Theo AFP, Cơ quan Không gian và Vũ trụ Mỹ (NASA) và công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk đồng thời xác nhận rằng tàu vũ trụ có tên Crew Dragon của SpaceX đã kết nối thành công với trạm ISS hôm 3/3. Sự kiện này mở ra cơ hội giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào Nga trong các chuyến đưa người lên ISS.

Kênh truyền hình Moscow 24 (M24) đã có cuộc phỏng vấn với Tiến Sĩ Vadim Lukashevich (VL) về ảnh hưởng của sự kiện này đến chương trình vũ trụ cũng như ngành công nghiệp tên lửa của Nga. Vadim Lukashevich là một chuyên gia độc lập về không gian, làm việc cho một viện nghiên cứu chính sách về vũ trụ nhưng phải nghỉ việc năm 2015 vì những chỉ trích đối với việc chuyển đổi Roscosmos từ một cơ quan chính phủ thành một công ty nhà nước. Continue reading “Tác động của sự kiện Crew Dragon tới ngành công nghiệp vũ trụ Nga”

Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á

Tác giả: Simon Long | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Pivot: The Future of American Statecraft in Asia. Tác giả: Kurt M. Campbell. New York and Boston: Twelve, 2016. Bìa cứng: 399 trang.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn có nhiều phiên bản. Phiên bản đầu được hé lộ qua báo chí khi các lãnh đạo cố định hình thế giới theo ý muốn của Hoa Kỳ. Các phiên bản sau được giới thiệu qua các cuốn sách khi các lãnh đạo muốn giải thích chính sách của họ. Cuộc phiêu lưu ở Châu Á của chính quyền Obama nhiệm kỳ đầu (2009-2012) cũng không là ngoại lệ. James Steinberg, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã đồng tác giả (với Michael O’Hanlon) viết cuốn sách về “trấn an chiến lược” (strategic reasssurance) trong quan hệ Mỹ-Trung. Jeffrey Bader, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lúc đó, đã viết một cuốn sách về “câu chuyện của một người trong cuộc về chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á”. Rồi cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng viết một tập hồi ký về giai đoạn này. Continue reading “Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’

Tác giả: Trần Việt Thái

Mỹ-Triều đã dự thảo sẵn hai văn kiện là Tuyên bố chung và Tuyên bố Hà Nội về chấm dứt chiến tranh. Tiếc là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Tuần Việt Nam lược trích góc nhìn của Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao, Tiến sỹ Trần Việt Thái sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều thu hút sự quan tâm rộng khắp tại Hà Nội suốt tuần qua.

Quan điểm của mỗi bên 

Sau kết quả họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore tháng 6/2018, hai bên đã chốt 3 nội dung thảo luận tại Hà Nội. Thứ nhất là phi hạt nhân hoá, đi kèm với đó là dỡ lệnh cấm vận. Thứ hai là thiết lập hoà bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Thứ ba là thiết lập quan hệ ngoại giao. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’”

Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lúc 22h19 (giờ Bắc Kinh, tức 21h19 giờ Hà Nội) ngày 28/2/2019, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Tiến trình [hòa bình] bán đảo [Triều Tiên] nên chịu đựng được khó khăn của một lần hội nghị thượng đỉnh”. Toàn văn như sau:

Cuộc gặp tại Hà Nội của Trump và Kim Jong-un đã kết thúc vào ngày 28. Thông báo của phía Mỹ nói hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, nhưng đồng thời nhấn mạnh hai bên đã tiến hành hội đàm tốt đẹp và có tính xây dựng. Hai đoàn đều mong đợi sẽ tiếp tục hội đàm trong tương lai. Kết quả này có khoảng cách quá lớn so với các dự đoán của dư luận trước đó, vì thế đã đem lại sự thất vọng phổ biến. Continue reading “Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Canh bạc của Trung Quốc?

Tác giả: Phạm Hoàng Sơn

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội đã kết thúc và không đi đến được một thỏa thuận chung nào giữa Washington và Bình Nhưỡng. Tại buổi họp báo ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán, Tổng thống Donald Trump cho rằng việc không đồng quan điểm trong việc gỡ bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên là nguyên nhân chính khiến cho Hoa Kỳ phải rút khỏi vòng đàm phán. Theo ông: “về cơ bản thì họ (phía Triều Tiên) mong muốn việc chấm dứt hoàn toàn các cấm vận, nhưng chúng tôi (Hoa Kỳ) không thể làm thế…”. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo cùng ngày, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho lại cho rằng tuyên bố trước truyền thông của Hoa Kỳ là không đúng khi Triều Tiên chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần trong các lệnh cấm vận từ phía Mỹ: “Điều chúng tôi đề nghị là dỡ bỏ một số cấm vận, không phải toàn bộ. Cụ thể, chúng tôi đề nghị tháo bỏ 5 lệnh cấm đang được thực thi trong giai đoạn 2016 và 2017 trong tổng số 11 lệnh cấm vận”. Những bất đồng này khiến cho hi vọng về một tiến trình hòa giải Mỹ – Triều và phi hạt nhân hóa, hòa bình cho bán đảo Triều Tiên khó có thể diễn ra nhanh chóng trong thời gian tới. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Canh bạc của Trung Quốc?”

Thượng đỉnh Hà Nội nên được đánh giá như thế nào?

Nguồn: Yoon Young-kwan, “How to Judge the Hanoi Summit”, Project Syndicate, 27/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiện đang họp tại Hà Nội, Việt Nam, trong hội nghị thượng đỉnh song phương lần hai. Khi đánh giá kết quả, những người lạc quan và những người bi quan nên tập trung vào ba tiêu chí: tiến bộ không thể đảo ngược hướng tới việc đạt được một giải pháp hòa bình chính thức, phi hạt nhân hóa, và tiềm năng giúp chế độ Triều Tiên thay đổi.

Nhìn lại, một điều mà chính sách ngoại giao không thành công trong 25 năm qua đã dạy chúng ta đó là phi hạt nhân hóa sẽ không xảy ra nếu không chấm dứt sự thù địch giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên. Một chính sách gây áp lực và răn đe mà không đi kèm can dự chính trị đã được chứng minh là gây ra sự mất lòng tin và khiến Triều Tiên nhiều lần từ bỏ các thỏa thuận. Continue reading “Thượng đỉnh Hà Nội nên được đánh giá như thế nào?”

Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam

Tác giả: VietnamFinance & TGVN p/v Lê Hồng Hiệp

– Ông đánh giá thế nào về khả năng cải thiện mối quan hệ Mỹ – Triều sau Hội nghị lần này? Liệu sẽ có được một bước ngoặt thật sự cho vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới hiện nay?

Quan hệ Mỹ – Triều đang có những tiến triển suốt hơn một năm vừa qua do cả hai bên đều có nhu cầu thực sự trong việc cải thiện quan hệ song phương. Đối với Triều Tiên, quan hệ tốt hơn với Mỹ sẽ giúp nước này thoát khỏi trình trạng bị bao vây, cô lập, mở đường cho việc có quan hệ thương mại, tài chính với các nước trên thế giới cũng như các thể chế tài chính quốc tế, giúp họ cải cách và phát triển đất nước, giữ vững thể chế chính trị. Continue reading “Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam”

Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Kim Jong-un tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, ông sẽ không chỉ tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Rốt cuộc, một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ là công cụ để Kim đưa Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập và trừng phạt quốc tế để cải cách đất nước nghèo đói của mình, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo 35 tuổi duy trì sự cai trị của mình trong nhiều thập niên tới. Do đó, hội nghị lần này và chuyến thăm song phương tới Việt Nam mang đến cho Kim một trải nghiệm hiếm hoi về những gì có thể là một nguồn kinh nghiệm hữu ích cho các kế hoạch tương lai của ông nhằm cải cách đất nước. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên”

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta. Continue reading “Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta”

Học thuyết Monroe là gì?

Nguồn: What is the Monroe Doctrine?”, The Economist, 12/02/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng trước, chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaidó đã tự xưng là tổng thống tạm quyền của nước này. Ông đã được chính phủ Hoa Kỳ và hầu hết các nước Tây Âu và Mỹ Latinh công nhận. Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro, người có nhiệm kỳ thứ hai bắt đầu vào đầu tháng 1 sau cuộc bầu cử gian lận năm ngoái, đã mô tả biến động này như một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn. Vào ngày ông Guaidó tuyên bố là tổng thống tạm quyền, ông Maduro cảnh báo những người ủng hộ Guaidó là không nên tin tưởng vào người Mỹ. “Bọn họ không có bạn bè hay lòng trung thành”, ông nói. “Họ chỉ có lợi ích và tham vọng thâu tóm dầu, khí đốt và vàng của Venezuela”. Cảnh báo của Maduro làm người ta nhớ lại những phản ứng trước đây của Mỹ Latinh đối với lịch sử can thiệp của Mỹ vào khu vực. Những can thiệp như vậy thường được biện minh bằng Học thuyết Monroe, một tuyên bố mà Tổng thống James Monroe đưa ra vào năm 1823. Vậy học thuyết này nói gì? Continue reading “Học thuyết Monroe là gì?”

Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt: Một trong những hòn đá tảng của bá quyền Mỹ là hệ thống liên minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương. Tuy nhiên, công trình an ninh đồ sộ này không phải là sản phẩm của một “bản vẽ ” lớn mà xuất phát từ một loạt các quyết định tình thế nhằm đối phó với các mối đe doạ khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Kết quả là một cấu trúc liên minh phức tạp với nhiều mảnh ghép khác biệt. Bài viết này sẽ phân tích ba đặc điểm chủ đạo trong chính sách liên minh của Mỹ và đánh giá triển vọng của hệ thống liên minh này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Continue reading “Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai”

Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung bắt đầu tiến hành tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15/2. Đây là cuộc hội đàm cuối cùng trước thời hạn chót chấm dứt cuộc chiến thương mại song phương (ngày 1/3, do Mỹ ấn định), vì thế dư luận rất quan tâm. Gọi là cấp cao vì nó có sự góp mặt của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.

Nếu không đạt được một thỏa thuận trước ngày 1/3 thì chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục và Mỹ sẽ nâng thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cuộc đàm phán gần đây nhất kết thúc cuối tháng 1 tại Washington đã không đạt thỏa thuận nào. Phía Mỹ chỉ nói còn rất nhiều việc phải làm. Xem ra họ quyết đi đến thỏa thuận. Continue reading “Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?”

Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay vẫn còn có người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật (viết tắt KHKT) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Một số học giả Trung Quốc (TQ) nói văn hóa Mỹ và phương Tây chỉ nhấn mạnh cách làm việc mà coi nhẹ luân lý đạo đức, chỉ có văn hóa Trung Hoa (nhất là Nho học) nhấn mạnh luân lý đạo đức, chú ý trau dồi cách tu dưỡng làm người. Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến lược học nổi tiếng TQ Nữu Tiên Chung viết đại ý: Continue reading “Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ”

Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung-un lần thứ hai tại một hội nghị thượng đỉnh song phương được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 27-28/02/2019. Dù nhiều chi tiết của Hội nghị chưa được tiết lộ, chính phủ và công chúng Việt Nam vẫn nhiệt liệt hoan nghênh quyết định này vì nhiều lý do.

Phát biểu với báo chí về quyết định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hoà bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 18 tháng 1 năm 2019, khi được hỏi về khả năng Việt Nam được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rằng Việt Nam “sẽ rất vui mừng khi được tổ chức cuộc họp”. Continue reading “Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam”

Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ

Nguồn: Martin Feldstein, “There Is No Sino-American Trade War”, Project Syndicate, 29/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Mặc dù Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là lý do tại sao nước này áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thêm thuế sau khi kết thúc thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày hiện tại vào ngày 01/03/2019. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách ăn cắp công nghệ của Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc gọi cuộc xung đột là một cuộc chiến thương mại vì hy vọng rằng nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn các sản phẩm của Mỹ thì Mỹ sẽ chấm dứt việc áp thuế. Các nhà đàm phán Trung Quốc gần đây đã đề nghị mua đủ số sản phẩm của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ xuống 0% vào năm 2024. Tuy nhiên các nhà đàm phán Mỹ đã bác bỏ biện pháp này như là một cách để chấm dứt cuộc tranh chấp. Continue reading “Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ”