Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay cả nước Trung Quốc đều quan tâm tình hình cọ xát thương mại Trung-Mỹ. Giáo sư Ngụy Kiệt ở Học viện Thương mại Trường Giang cho rằng chiến tranh thương mại Trung-Mỹ chủ yếu có ba vấn đề: 1) Vì sao vào lúc này Mỹ gây ra chiến tranh thương mại? 2) Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ có ảnh hưởng gì đối với Trung Quốc? 3) Trung Quốc cần hành động như thế nào?

Dưới đây là ý kiến của GS Ngụy Kiệt.

Vì sao Mỹ gây ra chiến tranh thương mại vào lúc này?

Nhìn bên ngoài là do buôn bán Trung-Mỹ không cân bằng gây ra. Theo Mỹ, năm 2017 Mỹ nhập siêu 400 tỷ USD; theo cách tính của Trung Quốc thì chỉ có 200 tỷ. Cách tính của Mỹ không chính xác, vì có một nửa là các công ty đa quốc gia sản xuất tại Trung Quốc sau đó bán sang Mỹ. Chính phủ Trung Quốc có thái độ tích cực nhằm giảm nhập siêu vào Mỹ, sẵn sàng tăng nhập khẩu nông phẩm và năng lượng từ Mỹ. Nhưng vì sao Mỹ vẫn tiếp tục đánh thuế? Có 4 mục đích thực sự. Continue reading “Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?”

Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn Cầu ngày 27/09/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Máy bay ném bom B-52 lại đến Nam Hải, nên xem xét vấn đề này ra sao?”

Bài báo viết: Báo đài Mỹ dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ nói trong tuần này máy bay ném bom B-52 của quân đội Mỹ bay qua vùng gần Nam Hải [Việt Nam gọi là Biển Đông] của Trung Quốc (TQ), tham gia một hành động có phối hợp của phía Mỹ ở gần Nam Hải. Ngoài ra Thứ Ba tuần này B-52 cũng bay qua Đông Hải [biển Hoa Đông].

CNN và Reuters đều cho rằng hành động này sẽ “chọc tức TQ” hoặc làm cho mối quan hệ căng thẳng Trung-Mỹ càng căng thẳng hơn. Continue reading “Trung Quốc dọa quân sự hóa các đảo ở Biển Đông”

Khi chủ nghĩa cộng sản truyền cảm hứng cho người Mỹ

Nguồn: Vivian Gornick, “When Communism Inspired Americans”, The New York Times, 29/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại một cuộc biểu tình ở thành phố New York vào năm 1962, nhà báo theo chủ nghĩa tự do nổi tiếng Murray Kempton đã chia sẻ trước nhóm khán giả gồm nhiều người cộng sản lớn tuổi: “Trong đời mình, tôi được biết nhiều người cộng sản. Tôi biết họ không phải khi là tội phạm. Tôi biết họ khi là những nhà hoạt động xã hội – và chúng tôi cũng có những lúc bất đồng. Dù đất nước này có đối xử không tốt với các anh, thì đất nước vẫn thật may mắn khi có các anh. Các anh đã bị bắt, bị theo dõi, bị nghe lén; con cái các anh bị sa thải. Thế nhưng, ngay cả như vậy, tôi vẫn có thể kể tên rất nhiều người tôi biết, những người vẫn còn hào hiệp, yêu đời và vững tin.” Ông cũng nói thêm, “Xin gửi lời chào trân trọng đến các anh và hy vọng thời gian sẽ làm mọi chuyện trở nên tốt hơn.” Continue reading “Khi chủ nghĩa cộng sản truyền cảm hứng cho người Mỹ”

Thế giới sắp đối diện biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn?  Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều đó sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới sắp đối diện biến động lớn?”

Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010 tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc vượt Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu chỉ sau Mỹ, và tăng trưởng tiếp với tốc độ nhanh hơn Mỹ. Dư luận bắt đầu bàn về thời điểm kinh tế Trung Quốc sẽ soán ngôi số một. Theo một dự báo của phương Tây, đó là khoảng năm 2030. Nhật báo Kinh tế Trung Quốc ngày 13/12/2017 đưa ra dự đoán lạc quan hơn: trước năm 2028.

Khoảng hơn chục năm nay dư luận Trung Quốc ngày càng bàn thảo sôi nổi về vấn đề vượt Mỹ. Dường như từ sau ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền, một số học giả và viện nghiên cứu chính sách nhà nước Trung Quốc càng hăng hái đưa ra các kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh sức mạnh của Trung Quốc trên một số mặt đã vượt Mỹ từ rất sớm. Những công bố đó làm nức lòng dân chúng trong nước, hình thành “Thuyết Trung Quốc vượt Mỹ”. Nhân vật tiêu biểu của thuyết này là Giáo sư Hồ An Cương, một trong các học giả khoa học xã hội uy tín nhất ở Trung Quốc hiện nay. Continue reading “Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’”

Trung Quốc đang thua cuộc Chiến tranh Lạnh Mới

Nguồn: Minxin Pei, “China is Losing the New Cold War”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trở nên bị ám ảnh với việc tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện này. Các viện nghiên cứu của nhà nước quy trách nhiệm cho Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cải cách đơn giản là đã không đủ tàn nhẫn để giữ cho Liên Xô được toàn vẹn. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhấn mạnh các yếu tố quan trọng khác, nhưng không phải yếu tố nào cũng được các nhà lãnh đạo Trung Quốc chú ý đến ngày ngày nay.

Chắc chắn là ĐCSTQ đã nằm lòng bài học quan trọng đầu tiên: thành tích kinh tế mạnh mẽ là điều cần thiết cho tính chính danh của Đảng. Và việc ĐCSTQ tập trung thúc đẩy tăng trưởng GDP trong vài thập niên qua đã mang lại “phép màu kinh tế”, với thu nhập bình quân đầu người tăng vọt từ 333 đô la năm 1991 lên 7.329 đô la vào năm ngoái. Đây là lý do quan trọng nhất giúp ĐCSTQ giữ vững quyền lực. Continue reading “Trung Quốc đang thua cuộc Chiến tranh Lạnh Mới”

Sự cần thiết của ‘Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm’

Nguồn: Simon Johnson, “Saving Capitalism from Economics 101”,  Project Syndicate, 31/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Trên khắp nước Mỹ sinh viên đang nhập học tại các trường đại học – và bắt đầu làm quen với môn “Econ 101” (Nhập môn Kinh tế học). Khóa học đại cương này thường được giảng dạy với một thông điệp khiến người ta yên tâm: nếu thị trường được phép làm việc thì những kết quả tốt – chẳng hạn như tăng trưởng năng suất, tăng tiền lương, và nói chung là thịnh vượng chung – chắc chắn sẽ được tạo ra.

Thật không may, như đồng tác giả James Kwak của tôi chỉ ra trong cuốn sách gần đây của ông, Economism: Bad Economics and the Rise of Inequality, Econ 101 quá xa thực tế đến mức nó thực sự có thể bị coi là gây hiểu lầm – ít nhất là trong vai trò một hướng dẫn cho việc hoạch định chính sách hợp lý. Thị trường có thể tốt, nhưng nó cũng rất dễ bị lạm dụng, bao gồm cả những chủ thể nổi bật trong khu vực tư nhân. Đây không phải là một mối quan ngại về mặt lý thuyết; nó đã là trung tâm trong các cuộc tranh luận chính sách hiện tại của chúng ta, bao gồm cả các dự luật mới quan trọng của Hoa Kỳ vừa mới được đề xuất. Continue reading “Sự cần thiết của ‘Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm’”

Vấn đề kinh tế trong bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ

Nguồn: Michael J. Boskin, “The US Economy and the Midterm Elections”, Project Syndicate, 21/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng, lạm phát cuối cùng đã đạt mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, và tỷ lệ thất nghiệp khá thấp – và ở mức thấp nhất mọi thời đại đối với người Mỹ gốc Phi và người Mỹ gốc Tây Ban Nha. Lần đầu tiên trong khoảng thời gian người ta còn có thể nhớ được, đã có nhiều việc làm được quảng cáo bởi các công ty Hoa Kỳ hơn số người thất nghiệp. Những điều kiện như vậy thường làm tăng mức lương thực tế, cho thấy công nhân Mỹ, nhiều người trong số họ bị bỏ lại phía sau trong quá trình phục hồi yếu ớt sau khủng hoảng năm 2007-2008, cuối cùng có thể được hưởng lợi từ một nền kinh tế mạnh. Continue reading “Vấn đề kinh tế trong bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ”

Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Thuật ngữ “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do” gần đây đã trở nên phổ biến, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump lựa chọn chiến lược này làm chính sách chủ chốt của mình ở châu Á. Nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lẽ dĩ nhiên các nước Đông Nam Á muốn hiểu rõ khái niệm an ninh mới này có ý nghĩa như thế nào đối với toàn khu vực cũng như từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, vốn tích cực can dự các nước thành viên ASEAN khác và các cường quốc khu vực then chốt để định hình môi trường an ninh của mình, đặc biệt quan tâm đến cách thức chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào.

Bài viết này phân tích những thách thức và cơ hội mà Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do của chính quyền Trump mang lại cho Việt Nam, các phản ứng ban đầu của Việt Nam đối với chiến lược, và cách Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tiến hóa của chiến lược trong tương lai. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam”

GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời

Tác giả: Thu Thủy

Việc GS Hồ An Cương, Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước, Đại học Thanh Hoa công bố các báo cáo cho rằng Trung Quốc đã trở thành nước đứng đầu thế giới về nhiều lĩnh vực đã gây tranh cãi sâu rộng, thậm chí Hồ An Cương còn bị coi là thủ phạm gây nên cuộc Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. 

Gần đây, 27 học giả, nhà nghiên cứu, sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa đã đứng tên trong một lá đơn yêu cầu Đại học Thanh Hoa cách chức Viện trưởng Viện nghiên cứu tình hình đất nước (Quốc tình nghiên cứu viện) và tước bỏ học hàm của Giáo sư Hồ An Cương. Sau đó bức thư đã được hơn 1 ngàn cựu sinh viên của trường đại học danh tiếng hàng đầu Trung Quốc này hưởng ứng ký tên trong một chiến dịch công khai phê phán năng lực học thuật, trình độ tư tưởng và đạo đức của Hồ An Cương. Continue reading “GS Hồ An Cương và thuyết ‘Trung Quốc đã vượt Mỹ’ bị phê phán tơi bời”

Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 09/08/2018, Phó Tổng thống kiêm Chủ tịch Hội đồng An ninh Không gian quốc gia Mỹ Mike Pence tuyên bố tại Lầu Năm Góc: Trước năm 2020 nước Mỹ sẽ thành lập Lực lượng Không gian.

Tuyên bố này đã lập tức thu hút sự quan tâm của dư luận Mỹ và thế giới.

Thực ra vấn đề này không hoàn toàn mới. Tháng 6 năm nay, Tổng thống Donald Trump từng lên tiếng ủng hộ việc thành lập Lực lượng Không gian (Space Force). “Tôi đang chỉ đạo Bộ Quốc Phòng và Lầu Năm Góc bắt đầu ngay lập tức quá trình cần thiết để thiết lập một lực lượng không gian làm nhánh thứ sáu của các lực lượng vũ trang. Đó là một tuyên bố lớn,” Trump nói. “Chúng ta có Không quân và chúng ta sẽ có Lực lượng Không gian — tách biệt nhưng bình đẳng [với Không quân].” Continue reading “Về việc Mỹ chuẩn bị thành lập Quân chủng Không gian”

Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ

Nguồn: Ian Buruma, “Gun Nation”, Project Syndicate, 07/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảo vệ quyền được mua súng trường bán tự động hoặc mang súng theo người của công dân Mỹ cũng tương tự như việc chối bỏ trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu. Các tranh cãi về lý lẽ không phải là vấn đề ở đây. Có bao nhiêu học sinh bị bắn hay bằng chứng khoa học gì về ảnh hưởng của khí thải carbon đi nữa đều không quan trọng, người ta sẽ không thay đổi thứ niềm tin đã xác định bản ngã của họ.

Theo đó, càng nhiều người theo khuynh hướng tự do từ New York hay San Francisco, hoặc Houston, đòi hỏi cần có các phương thức kiểm soát việc bán vũ khí cho dân thường, thì những người ủng hộ quyền sở hữu vũ khí sát thương lại càng đáp trả mạnh mẽ. Họ thường hành động như vậy với niềm tin tương tự như của các tín đồ tôn giáo, cảm nhận như thể đấng tối cao của họ bị xúc phạm. Continue reading “Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ”

Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ

Biên dịch: Trần Quang

Mỹ và Ấn Độ có cơ hội để cùng xác định và triển khai một tầm nhìn địa kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên các giá trị chung về tính tự do và minh bạch. Tuy nhiên, họ vẫn cần phải vượt qua nhiều trở ngại khó khăn. Những nỗ lực từ Mỹ đều thất thường và đôi khi là thất sách, chẳng hạn như việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hơn nữa, lịch sử và danh tiếng của Ấn Độ trong việc làm việc với các thể chế kinh tế đa phương khá hỗn tạp, ít nhất có thể nói như vậy. Continue reading “Hợp tác địa kinh tế Mỹ-Ấn trong bối cảnh Sáng kiến Vành đai và Con đường của TQ”

Mỹ có thể thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The US is at Risk of Losing a Trade War with China”, Project Syndicate, 30/07/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Điều thoạt tiên là một mâu thuẫn thương mại – với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm – dường như đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến thương mại toàn diện với Trung Quốc. Nếu “thỏa thuận ngừng bắn” giữa châu Âu và Mỹ được duy trì, Mỹ sẽ chủ yếu chiến đấu với Trung Quốc, chứ không phải cả thế giới (tất nhiên, xung đột thương mại với Canada và Mexico sẽ tiếp tục âm ỉ nếu xét các đòi hỏi của Hoa Kỳ mà cả hai nước đều không thể hoặc không nên chấp nhận).

Ngoài nhận định chính xác nhưng giờ đã thành nhàm chán rằng tất cả các bên đều sẽ là người thua cuộc, chúng ta có thể nói gì về những kết quả có thể có từ cuộc chiến thương mại của Trump? Continue reading “Mỹ có thể thua cuộc chiến thương mại với Trung Quốc”

Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 01/08/2018, Thời báo Hoàn Cầu phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Phải chăng Trung Quốc-Mỹ sẽ đối kháng chiến lược và [điều đó] sẽ ảnh hưởng tới cả một thế hệ?” nhằm xoa dịu nỗi lo của giới trẻ Trung Quốc sợ rằng do Trung Quốc – Mỹ chống nhau toàn diện mà họ sẽ không được tiếp tục hưởng thụ cuộc sống khấm khá hiện nay. Bài báo phản ánh tâm trạng bất an của Bắc Kinh trước quyết tâm sắt đá của TT Trump đòi lập lại sự công bằng trong buôn bán Trung – Mỹ. Nên nhớ rằng Thời báo Hoàn Cầu từng đăng những bài với giọng lưỡi khoa trương kiểu hảo hán thời xưa, nói Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc thì chỉ có thua, Trung Quốc sẽ trị cho Mỹ nhớ đời… Bài xã luận viết:  Continue reading “Trung Quốc xuống giọng với Mỹ?”

Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?

Tác giả: Ngô Di Lân & Sơ Nguyên

Cách đây hơn 40 năm, cặp bài trùng khét tiếng Nixon-Kissinger đã tạo ra cơn địa chấn chính trị với chuyến thăm bất ngờ đến Trung Quốc, mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Trung sau nhiều thập kỷ đối đầu.

Chính “lá bài Trung Quốc” là một trong những “siêu vũ khí” của Mỹ, giúp nước này kiềm chế thành công Liên Xô trong suốt nửa sau của Chiến tranh Lạnh.

Mỹ đã từng vận dụng thành công con bài Trung Quốc để buộc Liên Xô phải chấp nhận hoà hoãn vào những năm 70. Bằng việc khai thác mâu thuẫn Xô – Trung ở mức tối đa, Mỹ đã tạo động lực để cả hai nước này theo đuổi quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, từ đó cho phép Mỹ có nhiều khoảng không điều chỉnh chính sách linh hoạt hơn. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Putin: Lịch sử có bao giờ lặp lại?”

Thế giới đối mặt với biến động lớn?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 03/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Có lẽ chúng ta đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn của thế giới”. Nguyên văn như sau:

Phải chăng thế giới đang ở vào đêm trước một cuộc biến động lớn? Xem ra rất có khả năng như vậy. Xác suất cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do chính phủ Trump gây ra cuối cùng sẽ trở thành hiện thực đang ngày càng cao, điều này sẽ làm thay đổi nhận thức của các nước về trật tự thế giới và tính chất mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21, tiếp đến sẽ đem lại một loạt phản ứng dây chuyền. Continue reading “Thế giới đối mặt với biến động lớn?”

Nghệ thuật lật đổ chế độ

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Art of the Regime Change”, Foreign Policy, 08/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai

Như đã được dự đoán từ lâu, Donald Trump cuối cùng đã cúi đầu trước cái tôi của mình, trước sự ghen tị vặt vãnh với Obama, trước những nhà tài trợ cứng rắn, trước đội ngũ tư vấn hiếu chiến, và trên hết trước sự ngu xuẩn của chính ông ấy để quay lưng lại với Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) – thỏa thuận quốc tế cấm Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Bên cạnh quyết định rời bỏ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương đầy ngu ngốc, đây có thể là sai lầm nặng nề nhất của Trump trong chính sách ngoại giao.

Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu những gì đang diễn ra ở đây. Quyết định của Trump không dựa trên mong muốn giữ bom hạt nhân khỏi tầm với của Iran; nếu thế, Mỹ phải trung thành với thỏa thuận và đàm phán để kết quả có hiệu lực vĩnh viễn. Sau tất cả, cả Cơ quan Hạt nhân Quốc tế (nơi quản lí và giám sát nhà máy ở Iran) và tình báo Mỹ đều nhất trí rằng Iran đã tuân thủ nghiêm ngặt JCPOA từ khi nước này đặt bút kí. Như Peter Beinart chỉ ra, thực tế Mỹ mới là quốc gia thiếu tôn trọng những cam kết của mình. Continue reading “Nghệ thuật lật đổ chế độ”

Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa

Nguồn: Javier Solana, “The Dangers of Militarization”, Project Syndicate, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Minh Châu  | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trật tự đa cực đang trở lại cùng với sự ganh đua chiến lược giữa các cường quốc. Sự tái trỗi dậy của Trung Quốc và sự trở lại của Nga trong nền chính trị toàn cầu là hai trong số các động lực quốc tế quan trọng nhất của thế kỷ tính đến nay. Trong năm đầu tiên của Tổng thống Donald Trump ở Nhà Trắng, căng thẳng giữa Mỹ và hai quốc gia này đã tăng lên đáng kể. Do môi trường chính trị nước Mỹ đã xấu đi nên mối quan hệ của Hoa Kỳ với những nước được coi là những đối thủ chính của nước này cũng có xu hướng tương tự.

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền cách đây hơn năm năm, ông đã trình bày ý tưởng về “quan hệ nước lớn kiểu mới” dựa trên sự hợp tác và đối thoại, cũng như tôn trọng lợi ích quốc gia lẫn nhau. Nhưng Trung Quốc không phải lúc nào cũng tuân theo những gì mà họ đề ra trong vấn đề hợp tác, như có thể thấy qua hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, ảnh hưởng của ngành ngoại giao Trung Quốc cũng sụt giảm tương đối, tương phản với sự gia tăng quyền lực đồng thời của cả ông Tập và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Chủ tịch Tập thậm chí còn thể hiện sự thiên lệch đáng ngạc nhiên này bằng việc khoác lên mình bộ quân phục. Continue reading “Hiểm họa từ xu thế quân sự hóa”

Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 04/07/2018 đăng xã luận dưới tiêu đề “Trung Quốc đã cố hết sức, chúng tôi sẽ đáp trả việc Mỹ gây sức ép”. Nguyên văn như sau:

Tại Trung Quốc ngày càng có nhiều học giả chuyên về quan hệ quốc tế cho rằng chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ đang từ tiếp xúc và hòa hợp chuyển biến sang chiến lược ngăn chặn, hơn nữa quá trình chuyển biến ấy đã không thể đảo ngược. Điều đó sẽ tạo ra sự thách thức xưa nay chưa từng có đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các học giả nói trên cho rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ tiến hành chống Trung Quốc chỉ là sự khởi đầu chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Washington, sau đây giữa Mỹ với Trung Quốc sẽ có thể xảy ra những xung đột ác liệt hơn. Trung Quốc cố gắng ngăn ngừa những xung đột ấy, song việc này rất khó. Continue reading “Trung Quốc không muốn đối đầu toàn diện với Mỹ”