Trump hay Harris đắc cử sẽ tốt hơn cho Trung Quốc?

Nguồn: Shiu Sin-por (Thiệu Thiện Ba), 邵善波:谁当选美国总统对中国都一样?咱们还是不能大意, Guancha, 31/10/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ thu hút sự chú ý của toàn cầu sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần sau, ngày 5/11. Việc bỏ phiếu sớm đã bắt đầu ở một số bang và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của cử tri trên khắp nước Mỹ, với số người đi bỏ phiếu sớm lên đến hàng chục triệu người.

Cuộc cạnh tranh giữa hai ứng cử viên đang diễn ra vô cùng khốc liệt, phần lớn cử tri đều đã có quyết định của riêng mình vào giai đoạn cuối cùng này. Do vậy, cả hai bên đều đang tập trung khích lệ người ủng hộ đi bỏ phiếu, đồng thời dùng những nỗ lực cuối cùng để giành được sự ủng hộ của cử tri trung lập ở một số bang dao động. Kết quả bỏ phiếu ở 7 bang dao động này sẽ quyết định Trump hay Harris sẽ là người chiến thắng. Continue reading “Trump hay Harris đắc cử sẽ tốt hơn cho Trung Quốc?”

Mối nguy thực sự từ các kế hoạch kinh tế của Trump

Nguồn: Adam S. Posen, “The True Dangers of Trump’s Economic Plans,” Foreign Affairs, 18/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chương trình nghị sự cấp tiến của Trump sẽ tàn phá các doanh nghiệp, công nhân và người tiêu dùng Mỹ.

Nhiều nhà quan sát hiểu biết và một bộ phận đáng kể cử tri Mỹ đang tỏ ra bình tĩnh, nếu không muốn nói là phấn khích, về chương trình kinh tế mà Donald Trump sẽ theo đuổi trong nhiệm kỳ thứ hai của ông với tư cách là tổng thống. Một số người tập trung vào lời hứa gia hạn cắt giảm thuế và bãi bỏ các quy định của ông, cho thấy sự tiếp nối các chính sách trước đây của Đảng Cộng hòa. Những người khác viện dẫn mức lạm phát thấp và lợi nhuận thị trường chứng khoán cao đặc trưng cho nhiệm kỳ đầu tiên của ông trước khi đại dịch COVID-19 bắt đầu và lập luận rằng các chính sách của Trump – bao gồm cả cách tiếp cận không chính thống của ông đối với thuế quan và nhập cư – đã thành công, hoặc chí ít là không gây hại. Continue reading “Mối nguy thực sự từ các kế hoạch kinh tế của Trump”

Thế giới đang từ bỏ WTO

Nguồn: Kristen Hopewell, “The World Is Abandoning the WTO,” Foreign Affairs, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và Mỹ và Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng này.

Trong hơn 75 năm, hệ thống thương mại đa phương đã giúp đảm bảo sự ổn định và trật tự của nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại, cùng tổ chức kế nhiệm nó, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã giúp các quốc gia hợp tác cùng nhau để hạ thấp thuế quan và các rào cản thương mại khác, thúc đẩy hội nhập kinh tế toàn cầu, và thiết lập các quy tắc để quản lý thương mại. Hệ thống này đã chứng minh được tính hiệu quả phi thường và thúc đẩy một kỷ nguyên thịnh vượng toàn cầu chưa từng có. Continue reading “Thế giới đang từ bỏ WTO”

Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?

Nguồn:  Ju Hyung Kim, “What Would Be Japan’s Role in a New Korean War?”, War on the Rock, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa tầm xa, nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan, cùng với các phản ứng quân sự của Mỹ, đang chi phối các cuộc thảo luận về an ninh Đông Á, việc thành lập Khung hợp tác an ninh ba bên (Mỹ – Hàn Quốc – Nhật Bản) gần đây đã làm dấy lên câu hỏi liệu nó có bao gồm các kế hoạch hành động chi tiết cho các tình huống bất ngờ trong khu vực, chẳng hạn như xung đột toàn diện đồng thời trên Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan hay không. Với các chi tiết cụ thể của Khung hợp tác an ninh ba bên vẫn còn được giữ bí mật, và sự không chắc chắn về việc liệu nó có phát triển thành một tổ chức tương đương NATO ở Đông Á (Tổ chức Hiệp ước châu Á – Thái Bình Dương, một khái niệm do Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đề xuất vào những năm 1960 nhưng chưa bao giờ được hiện thực hóa), vẫn chưa rõ ba nền dân chủ lớn trong khu vực – Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc – sẽ cùng nhau ứng phó với những cuộc khủng hoảng như vậy như thế nào. Continue reading “Nhật Bản đóng vai trò gì nếu một cuộc Chiến tranh Triều Tiên mới nổ ra?”

Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết

Nguồn: Robert A. Manning, “The Risk of Another Korean War Is Higher Than Ever,” Foreign Policy, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình Nhưỡng đang chơi bài khiến Nga và Trung Quốc mâu thuẫn nhau – và đã từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Tháng Giêng năm nay, hai nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang chuẩn bị cho chiến tranh. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng không phải là không có cơ sở. Tôi đã làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên ở cả trong và ngoài chính phủ suốt 30 năm qua, và hiện tại, Bán đảo Triều Tiên dường như nguy hiểm và bất ổn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1950. Continue reading “Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết”

Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh

Nguồn: Seth G. Jones, “China Is Ready for War,” Foreign Affairs, 02/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng với một cơ sở công nghiệp quốc phòng đang sụp đổ, nước Mỹ lại chưa sẵn sàng.

Trong bối cảnh lưỡng đảng ngày càng nhất trí rằng Mỹ cần phải làm nhiều hơn để kiềm chế Trung Quốc, phần lớn cuộc tranh luận chính sách tại Washington tập trung vào sức mạnh kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Hiện nay, xét đến các vấn đề kinh tế của Trung Quốc – tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, thị trường bất động sản gặp khó khăn, nợ công tăng, xã hội già hóa, và tăng trưởng thấp hơn dự kiến – một số học giả và nhà hoạch định chính sách dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ buộc phải hạn chế chi tiêu quốc phòng. Những người khác thậm chí còn nói rằng quân đội Trung Quốc được đánh giá quá cao, tin rằng họ sẽ không thể thách thức sự thống trị của Mỹ trong thời gian tới. Continue reading “Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh”

Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia

Nguồn:  Joshua Busby, Morgan Bazilian, và Emily Holland, “China, Clean Technologies, and National Security”, War on the Rock, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào tháng 5 năm nay, chính quyền Biden đã công bố mức thuế quan nhập khẩu 100% đối với xe điện Trung Quốc cũng như pin và khoáng sản dùng để sản xuất chúng. Các mức thuế này được công bố vào thời điểm rất ít xe hơi Trung Quốc lưu hành trên đường phố Mỹ. Chỉ vài năm trước, cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là điều không tưởng, nhưng Trung Quốc đã thống trị chuỗi cung ứng khoáng sản và pin và bắt đầu sản xuất những chiếc xe điện giá cả phải chăng, hấp dẫn bởi các thương hiệu mới nổi như BYD, Geely và Nio. Continue reading “Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia”

Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công

Nguồn: Daniel Mattingly, “China’s Soft Sell of Autocracy Is Working,” Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Còn những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy nền dân chủ lại đang thất bại.

Hàng chục năm qua, người Mỹ đã thúc đẩy nền dân chủ trên toàn cầu. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, một câu hỏi đã nảy sinh: Liệu Bắc Kinh có đang cố gắng xuất khẩu hệ thống chính trị chuyên chế của mình theo cách tương tự hay không? Không, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố. “Chúng tôi không tìm cách ‘xuất khẩu’ mô hình Trung Quốc,” ông nói với một hội đồng các nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2017, “chúng tôi cũng không muốn các quốc gia khác ‘sao chép’ cách làm việc của chúng tôi.” Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Bắc Kinh không tìm cách định hình dư luận toàn cầu có lợi cho hệ thống chính trị của Trung Quốc. Những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm thúc đẩy chế độ chuyên chế đơn giản là không rõ ràng như những nỗ lực bán hàng cứng (hard sell) của Mỹ nhằm xuất khẩu dân chủ; thay vào đó, ĐCSTQ đang bán hàng mềm (soft sell) để quảng bá chế độ chuyên chế. Continue reading “Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công”

Đánh giá cuộc tranh luận phó tổng thống giữa JD Vance và Tim Walz

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Tối ngày 1/10, cuộc tranh luận phó tổng thống Mỹ duy nhất trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã diễn ra trên kênh truyền hình CBS. Hai ứng cử viên, JD Vance (Đảng Cộng hoà) và Tim Walz (Đảng Dân chủ), đã dành ra 90 phút để tranh luận về các vấn đề đang được cử tri Mỹ quan tâm nhất.

Bầu không khí ôn hoà của cuộc tranh luận này khiến nhiều người xem cảm thấy ngạc nhiên khi xét về bối cảnh chia rẽ của nước Mỹ, đặc biệt nếu so sánh với cuộc “đối đầu” nảy lửa giữa Donald Trump và Kamala Harris cách đây chưa đầy một tháng. Có lẽ là một trong những cuộc tranh luận văn minh và lịch sự nhất mà người dân Mỹ chứng kiến trong hơn 10 năm qua. Cả hai ứng cử viên đều tập trung giải thích rõ ràng quan điểm và chính sách của Trump và Harris, dẫn đến một cuộc đối thoại phần lớn dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Continue reading “Đánh giá cuộc tranh luận phó tổng thống giữa JD Vance và Tim Walz”

Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?

Nguồn:  Alexander Vindman, “What the U.S. Election Means for Ukraine”, Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến thắng của Trump sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng cho Kyiv – nhưng không có nghĩa Ukraine sẽ chắc chắn thua.

Có một chiến lược – một học thuyết chiến thắng – là điều cần thiết để giành chiến thắng trong chiến tranh. Vào năm 2022, kế hoạch ban đầu của Nga nhằm chiếm Kyiv và loại bỏ giới lãnh đạo Ukraine đã thất bại, và cách tiếp cận hiện tại của họ là làm suy yếu sức kháng cự của Ukraine thông qua chiến tranh tiêu hao cũng không có khả năng thành công. Trong khi đó, Ukraine đã khéo léo triển khai các chiến thuật phòng thủ để đẩy lùi quân Nga khỏi các khu vực Kyiv và Kharkiv, cũng như phần lớn Kherson, vào năm 2022. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Ukraine vào năm 2023 thiếu binh sĩ, tài nguyên và chiến thuật cần thiết để giành chiến thắng quyết định trên chiến trường trước Nga, và mặc dù cuộc tấn công thọc sâu của Ukraine vào khu vực Kursk của Nga vào mùa hè này đã khiến lực lượng Moscow rơi vào tình trạng hỗn loạn, nhưng điều đó sẽ không dẫn Kyiv đến chiến thắng. Continue reading “Bầu cử Mỹ có ý nghĩa như thế nào đối với Ukraine?”

Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc

Nguồn: Jessica Chen Weiss, “The Case Against the China Consensus,” Foreign Affairs, 16/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Tổng thống Mỹ tiếp theo nên hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn với Trung Quốc?

Washington đang phải đối mặt với làn sóng chỉ trích ngày càng gia tăng vì theo đuổi một cuộc cạnh tranh mở với Trung Quốc mà không xác định rõ thành công sẽ như thế nào. Khi khả năng cưỡng chế và hành vi đe dọa của Trung Quốc khiến Mỹ tập trung sự chú ý vào những rủi ro đối với lợi ích của mình, việc thiếu một thước đo thành công rõ ràng đã mở ra cánh cửa cho những lời chỉ trích đảng phái về cách tiếp cận của chính quyền Biden. Trong khi đó, những người bảo vệ chính quyền bác bỏ những chỉ trích này bằng cách chỉ ra rằng các chính sách của chính quyền phù hợp với sự đồng thuận rộng rãi về thách thức mà Trung Quốc đặt ra, và các bước cần thiết để chống lại thách thức đó. Continue reading “Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc”

Cuộc khủng hoảng năng lực răn đe của Mỹ

Nguồn:  Carter Malkasian, “America’s Crisis of Deterrence”, Foreign Affairs, 20/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Mỹ và các đồng minh đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng về khả năng răn đe. Trung Quốc đe dọa các tàu Philippines ở Biển Đông và có thể chuẩn bị quân đội để xâm lược Đài Loan. Nga không có dấu hiệu từ bỏ cuộc chiến ở Ukraine. Ở Trung Đông, Iran đang đe dọa trả đũa Israel vì vụ ám sát lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran, Hezbollah đang tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel, và Houthi tiếp tục tấn công – và đôi khi đánh chìm – các tàu thương mại ở Biển Đỏ. Những rủi ro ngày càng tăng về khả năng tên lửa Iran có thể giết chết quân nhân Mỹ, một cuộc tấn công của Houthi vào một tàu Hải quân Mỹ hoặc một vụ đánh chìm tàu thương mại sẽ tăng theo thời gian. Bất kỳ sự kiện nào trong số này sẽ buộc Washington phải tham gia vào một cuộc chiến lớn hơn hoặc lùi bước. Lựa chọn nào cũng sẽ phản ánh sự thất bại về khả năng răn đe. Continue reading “Cuộc khủng hoảng năng lực răn đe của Mỹ”

Đừng thổi phồng mối đe dọa khủng bố

Nguồn: John Mueller, “Don’t Hype the Terror Threat,” Foreign Affairs, 10/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mối nguy của các báo động chính thức.

Khi ra làm chứng tại Quốc hội cách đây vài tháng, Giám đốc FBI Christopher Wray nói rằng “môi trường đe dọa” khủng bố, vốn đã khá căng thẳng, nay lại càng “nâng cao” hơn nữa sau khi Hamas tấn công Israel vào ngày 07/10/2023. “Chúng tôi nhận thấy mối đe dọa từ những kẻ khủng bố nước ngoài tăng lên một cấp độ hoàn toàn khác,” ông lập luận. Trích dẫn lời cảnh báo của Wray và lời cảnh báo của các quan chức Mỹ khác, Graham Allison và Michael Morell cho rằng “Nước Mỹ đang phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng về một cuộc tấn công khủng bố trong những tháng tới.” Continue reading “Đừng thổi phồng mối đe dọa khủng bố”

Khó khăn của các cửa hàng một đô la tiết lộ điều gì về nước Mỹ?

Nguồn: Gregory Meyer, “What the struggles of dollar stores reveal about low-income America,” Financial Times, 13/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cửa hàng giảm giá thường phát đạt trong thời kỳ suy thoái, nhưng gần đây họ đã bị ảnh hưởng bởi chi phí tăng cao và tình hình tài chính bấp bênh của khách hàng.

Sau đây là một chuyến mua sắm khá điển hình tại một cửa hàng đồng giá: thuốc giảm đau aspirin, khăn giấy, một túi bỏng ngô, và một chai Diet Coke.

Và Yahaira Martinez, người đang rời khỏi một cửa hàng Dollar General ở Newark, New Jersey với một xe đẩy chứa những món hàng kể trên, là một khách hàng khá điển hình của cửa hàng một đô la. Người phụ nữ 45 tuổi này đang làm bảo vệ vào ban đêm, và dành ban ngày để chăm sóc một thành viên trong gia đình. Cô nói rằng, trong phần lớn thời gian, cô cảm thấy mình giống như một con robot chỉ cố gắng chạy theo tiền thuê nhà, tiền vay mua xe hơi và bảo hiểm, chứ chưa nói đến tiền thực phẩm. Continue reading “Khó khăn của các cửa hàng một đô la tiết lộ điều gì về nước Mỹ?”

Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?

Nguồn: Why the U.S. Presidential Election Matters for Europe,” Council on Foreign Relations, 03/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp đến sẽ có tác động lớn đến châu Âu. Việc tái đắc cử của tổng thống Donald Trump có khả năng sẽ đánh dấu sự trở lại với các chính sách “Nước Mỹ trên hết”, điều này sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Trái lại, việc phó tổng thống Harris đắc cử có thể đánh dấu một bước chuyển mình của nền chính trị nước Mỹ, đồng thời có khả năng thay đổi trọng tâm của các chính sách đối ngoại, chuyển hướng ra khỏi châu Âu. Bài viết này là bản tổng hợp các góc nhìn mang tính toàn cầu, bao gồm bốn phân tích về lý do tại sao kết quả bầu cử ở Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu. Continue reading “Tại sao bầu cử Tổng thống Mỹ lại quan trọng đối với châu Âu?”

Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ

Nguồn: Max Boot, “Reagan Didn’t Win the Cold War,” Foreign Affairs, 06/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Huyền thoại về sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Đảng Cộng hòa đi chệch hướng trong vấn đề Trung Quốc.

Khi các đảng viên Cộng hòa lập ra chiến lược đối phó với Trung Quốc ngày nay, nhiều người trong số họ xem cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Ronald Reagan đối với Liên Xô như một hình mẫu để noi theo. H. R. McMaster, người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump, lập luận rằng “Reagan có một chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Liên Xô. Cách tiếp cận của Reagan – gây áp lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ lên một đối thủ siêu cường – đã trở thành nền tảng cho tư duy chiến lược của Mỹ. Nó đã đẩy nhanh hồi kết của cường quốc Liên Xô và dẫn đến một kết cục hòa bình cho Chiến tranh Lạnh đã kéo dài nhiều thập kỷ.” Continue reading “Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ”

Tại sao Mỹ nên từ bỏ nỗi ám ảnh về việc trở thành quốc gia số 1

Nguồn: Danny Quah, “Why America Should Drop Its Obsession With Being No. 1,” Foreign Policy, 04/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một lá thư từ Singapore gửi tới tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Thưa Tổng thống,

Xin chúc mừng ông/bà đã trở thành người dẫn dắt nước Mỹ trong một cuộc đổi mới chính trị. Suốt nhiều thập niên qua, Đông Nam Á chúng tôi đã ngưỡng mộ và trân trọng những món quà mà đất nước của các vị trao cho thế giới. Nước Mỹ đã giành được sự ngưỡng mộ của chúng tôi bằng cách chia sẻ với chúng tôi Giấc mơ Mỹ, cho thấy cách các vị thành công và dẫn đầu bằng cách làm gương. Continue reading “Tại sao Mỹ nên từ bỏ nỗi ám ảnh về việc trở thành quốc gia số 1”

Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kamala Harris đã có một màn trình diễn tự tin đáng ngạc nhiên trong cuộc tranh luận Tổng thống với Donald Trump, khiến ông phải phòng thủ và bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Tuy nhiên, quyết định của cử tri sẽ không dựa vào ai đã tranh luận tốt hơn.

Trong khi Hà Nội đang mưa xối xả sau cơn bão Yagi, thì cả thế giới đang dõi một trong những sự kiện quan trọng nhất trên chính trường Mỹ: màn tranh luận giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris trên kênh truyền hình ABC (tối 10/9 giờ Mỹ). Continue reading “Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris”

Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?

Nguồn:  Lynn Kuok, “America Is Losing Southeast Asia”, Foreign Affairs, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Gần đây, Mỹ liên tục nhấn mạnh về sự “hội tụ” (convergence) với các đối tác châu Á. Tại Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đặt tiêu đề cho bài phát biểu của mình là “Sự hội tụ mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Tại Viện Brookings vào một tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định rằng Mỹ đang có “sự hội tụ lớn hơn nhiều” với các đối tác quan trọng ở châu Á, trích dẫn mối quan hệ đang cải thiện với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các liên kết an ninh ngày càng mạnh mẽ giữa NATO và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 7, tại Diễn đàn An ninh Aspen, Antony Blinken nhắc lại rằng ông “chưa từng thấy thời điểm nào có sự hội tụ mạnh mẽ hơn giữa Mỹ với các đối tác châu Âu và các đối tác châu Á không những về cách tiếp cận đối với Nga, mà còn cả về cách tiếp cận đối với Trung Quốc”. Continue reading “Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?”

Netanyahu đang cố gắng dùng kỳ bầu cử Mỹ để tự cứu mình

Nguồn: Thomas L. Friedman, “How Netanyahu Is Trying to Save Himself, Elect Trump and Defeat Harris,” New York Times, 03/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Tổng thống Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris cần một lời nhắc nhở rằng Benjamin Netanyahu không phải là bạn của họ, không phải là bạn của nước Mỹ và, đáng xấu hổ nhất, không phải là bạn của những con tin Israel ở Gaza, thì vụ Hamas giết hại sáu con tin Israel trong khi Netanyahu kéo dài các cuộc đàm phán chính là lời nhắc nhở đó. Netanyahu chỉ có một quan tâm duy nhất: sự sống còn chính trị trước mắt của chính ông ta, ngay cả khi điều đó làm suy yếu sự sống còn lâu dài của Israel. Continue reading “Netanyahu đang cố gắng dùng kỳ bầu cử Mỹ để tự cứu mình”