Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam

Tác giả: VietnamFinance & TGVN p/v Lê Hồng Hiệp

– Ông đánh giá thế nào về khả năng cải thiện mối quan hệ Mỹ – Triều sau Hội nghị lần này? Liệu sẽ có được một bước ngoặt thật sự cho vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới hiện nay?

Quan hệ Mỹ – Triều đang có những tiến triển suốt hơn một năm vừa qua do cả hai bên đều có nhu cầu thực sự trong việc cải thiện quan hệ song phương. Đối với Triều Tiên, quan hệ tốt hơn với Mỹ sẽ giúp nước này thoát khỏi trình trạng bị bao vây, cô lập, mở đường cho việc có quan hệ thương mại, tài chính với các nước trên thế giới cũng như các thể chế tài chính quốc tế, giúp họ cải cách và phát triển đất nước, giữ vững thể chế chính trị. Continue reading “Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam”

Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Kim Jong-un tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, ông sẽ không chỉ tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Rốt cuộc, một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ là công cụ để Kim đưa Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập và trừng phạt quốc tế để cải cách đất nước nghèo đói của mình, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo 35 tuổi duy trì sự cai trị của mình trong nhiều thập niên tới. Do đó, hội nghị lần này và chuyến thăm song phương tới Việt Nam mang đến cho Kim một trải nghiệm hiếm hoi về những gì có thể là một nguồn kinh nghiệm hữu ích cho các kế hoạch tương lai của ông nhằm cải cách đất nước. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên”

Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta

Tác giả: Lê Như Mai

Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962 đã kết thúc gần 60 năm nhưng ý nghĩa của sự kiện này vẫn được nhắc đến nhiều bởi đây là khủng hoảng đối đầu hạt nhân đầu tiên và duy nhất giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Dù cuộc khủng hoảng cuối cùng đã không dẫn đến chiến tranh nhờ có vai trò của ngoại giao và thỏa hiệp giữa hai siêu cường nhưng nó đã có tác động lớn đến hệ thống quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh – Hệ thống Yalta. Bài viết này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm trình bày những điểm chính về Hệ thống Yalta,[1] dẫn ra những diễn biến chính của Khủng hoảng Tên lửa Cuba, để từ đó phân tích các tác động của sự kiện đến Hệ thống Yalta. Continue reading “Khủng hoảng Tên lửa Cuba và tác động đến Hệ thống Yalta”

Học thuyết Monroe là gì?

Nguồn: What is the Monroe Doctrine?”, The Economist, 12/02/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng trước, chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaidó đã tự xưng là tổng thống tạm quyền của nước này. Ông đã được chính phủ Hoa Kỳ và hầu hết các nước Tây Âu và Mỹ Latinh công nhận. Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro, người có nhiệm kỳ thứ hai bắt đầu vào đầu tháng 1 sau cuộc bầu cử gian lận năm ngoái, đã mô tả biến động này như một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn. Vào ngày ông Guaidó tuyên bố là tổng thống tạm quyền, ông Maduro cảnh báo những người ủng hộ Guaidó là không nên tin tưởng vào người Mỹ. “Bọn họ không có bạn bè hay lòng trung thành”, ông nói. “Họ chỉ có lợi ích và tham vọng thâu tóm dầu, khí đốt và vàng của Venezuela”. Cảnh báo của Maduro làm người ta nhớ lại những phản ứng trước đây của Mỹ Latinh đối với lịch sử can thiệp của Mỹ vào khu vực. Những can thiệp như vậy thường được biện minh bằng Học thuyết Monroe, một tuyên bố mà Tổng thống James Monroe đưa ra vào năm 1823. Vậy học thuyết này nói gì? Continue reading “Học thuyết Monroe là gì?”

Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: Ngô Di Lân

Tóm tắt: Một trong những hòn đá tảng của bá quyền Mỹ là hệ thống liên minh toàn cầu bao phủ khắp các châu lục và đại dương. Tuy nhiên, công trình an ninh đồ sộ này không phải là sản phẩm của một “bản vẽ ” lớn mà xuất phát từ một loạt các quyết định tình thế nhằm đối phó với các mối đe doạ khác nhau, đặc biệt trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh. Kết quả là một cấu trúc liên minh phức tạp với nhiều mảnh ghép khác biệt. Bài viết này sẽ phân tích ba đặc điểm chủ đạo trong chính sách liên minh của Mỹ và đánh giá triển vọng của hệ thống liên minh này trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, từ đó rút ra hàm ý chính sách cho Việt Nam. Continue reading “Chính sách liên minh của Mỹ: Quá khứ, hiện tại và tương lai”

Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung bắt đầu tiến hành tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15/2. Đây là cuộc hội đàm cuối cùng trước thời hạn chót chấm dứt cuộc chiến thương mại song phương (ngày 1/3, do Mỹ ấn định), vì thế dư luận rất quan tâm. Gọi là cấp cao vì nó có sự góp mặt của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.

Nếu không đạt được một thỏa thuận trước ngày 1/3 thì chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục và Mỹ sẽ nâng thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cuộc đàm phán gần đây nhất kết thúc cuối tháng 1 tại Washington đã không đạt thỏa thuận nào. Phía Mỹ chỉ nói còn rất nhiều việc phải làm. Xem ra họ quyết đi đến thỏa thuận. Continue reading “Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?”

Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay vẫn còn có người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật (viết tắt KHKT) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Một số học giả Trung Quốc (TQ) nói văn hóa Mỹ và phương Tây chỉ nhấn mạnh cách làm việc mà coi nhẹ luân lý đạo đức, chỉ có văn hóa Trung Hoa (nhất là Nho học) nhấn mạnh luân lý đạo đức, chú ý trau dồi cách tu dưỡng làm người. Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến lược học nổi tiếng TQ Nữu Tiên Chung viết đại ý: Continue reading “Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ”

Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung-un lần thứ hai tại một hội nghị thượng đỉnh song phương được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 27-28/02/2019. Dù nhiều chi tiết của Hội nghị chưa được tiết lộ, chính phủ và công chúng Việt Nam vẫn nhiệt liệt hoan nghênh quyết định này vì nhiều lý do.

Phát biểu với báo chí về quyết định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hoà bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 18 tháng 1 năm 2019, khi được hỏi về khả năng Việt Nam được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rằng Việt Nam “sẽ rất vui mừng khi được tổ chức cuộc họp”. Continue reading “Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam”

Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ

Nguồn: Martin Feldstein, “There Is No Sino-American Trade War”, Project Syndicate, 29/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là một cuộc chiến tranh thương mại. Mặc dù Mỹ chịu thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, nhưng đó không phải là lý do tại sao nước này áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thêm thuế sau khi kết thúc thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày hiện tại vào ngày 01/03/2019. Mục tiêu của việc áp thuế là nhằm thúc ép Trung Quốc chấm dứt chính sách ăn cắp công nghệ của Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc gọi cuộc xung đột là một cuộc chiến thương mại vì hy vọng rằng nếu Trung Quốc mua một số lượng lớn các sản phẩm của Mỹ thì Mỹ sẽ chấm dứt việc áp thuế. Các nhà đàm phán Trung Quốc gần đây đã đề nghị mua đủ số sản phẩm của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ xuống 0% vào năm 2024. Tuy nhiên các nhà đàm phán Mỹ đã bác bỏ biện pháp này như là một cách để chấm dứt cuộc tranh chấp. Continue reading “Bản chất chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là về công nghệ”

Thế yếu của Huawei và Trung Quốc trước cáo buộc của Mỹ

Nguồn:Huawei and China, Facing U.S. Charges, Have Few Ways to Retaliate”, The New York Times, 29/01/2019.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi bà Mạnh Vãn Châu [Meng Wanzhou], Giám đốc Tài chính của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, bị bắt giữ tại Canada cách đây gần hai tháng, các quan chức Trung Quốc không ngừng lên án hành động đó là “bất hợp pháp” và “tùy tiện”, là một áp-phe chính trị khoác áo tư pháp.

Giờ đây, khi phía Mỹ đã đưa ra lời buộc tội chi tiết hơn về bà Mạnh thì cả Huawei lẫn Chính phủ Trung Quốc đều khó có thể phản ứng hoặc trả đũa. Continue reading “Thế yếu của Huawei và Trung Quốc trước cáo buộc của Mỹ”

Món quà của Trump dành cho Taliban

Nguồn: Brahma Chellaney, “Trump’s Gift to the Taliban”, Project Syndicate, 30/01/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công ngày 11/09/2001, Hoa Kỳ đã xâm lược Afghanistan và lật đổ chế độ Taliban, từ đó phá hủy một mạng lưới khủng bố quốc tế chủ chốt. Nhưng bây giờ, một nước Mỹ mệt mỏi vì chiến tranh, với một vị tổng thống đang tìm cách thoát khỏi mớ bòng bong càng nhanh càng tốt, đã đạt được một thỏa thuận dự kiến đáp ứng phần lớn các yêu sách của Taliban. Taliban, vồn từng chứa chấp al-Qaeda và hiện vẫn đang thực hiện các cuộc tấn công khủng bố nguy hiểm nhất thế giới, đã giành được không chỉ lời hứa của Mỹ về việc rút quân khỏi Afghanistan trong vòng 18 tháng, mà còn là cả một con đường để quay lại giành quyền lực ở Kabul.

Lịch sử đang lặp lại. Hoa Kỳ một lần nữa bỏ rơi một Afghanistan bị chiến tranh tàn phá, giống như cách họ đã làm ba thập niên trước sau một chiến dịch bí mật thành công của CIA nhằm buộc Liên Xô rời khỏi đất nước này. Hoa Kỳ, vốn đang tuyệt vọng tìm cách chấm dứt cuộc chiến dài nhất từ ​​trước đến nay của mình, dường như đã quên mất một bài học quan trọng về lần từ bỏ đó: hành động này đã biến Afghanistan trở thành một thành trì của khủng bố xuyên quốc gia, dẫn đến nội chiến và cuối cùng là những cuộc đổ máu ở phương Tây. Continue reading “Món quà của Trump dành cho Taliban”

Hội chứng Trân Châu Cảng & Đồng thuận Washington

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Nếu “hợp tác Mỹ-Trung” là trụ cột quan hệ quốc tế vào nửa cuối thế kỷ 20, thì “đối đầu Mỹ-Trung” trở thành tâm điểm của bàn cờ chiến lược nước lớn vào nửa đầu thế kỷ 21. Sự thay đổi về bản chất quan hệ Mỹ-Trung “từ bạn thành thù” đã tạo ra một bước ngoặt lớn làm đảo lộn trật tự thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tham vọng vượt Mỹ đã bị “chủ nghĩa Trump” chặn lại. Nay Mỹ chủ động “vừa đánh vừa đàm” vì chiếm được thế thượng phong, làm Trung Quốc bị động chống đỡ và tìm cách hòa hoãn để tránh hệ quả khó lường trong nước, nếu để cuộc chiến thương mại leo thang mất kiểm soát. Tuy còn quá sớm để nói về kết cục cuộc chiến thương mại, nhưng có thể thấy được “phần nổi của tảng băng chìm”.  Để hiểu rõ hơn bản chất và lý do đối đầu Mỹ-Trung, cần đặt nó vào bối cảnh lịch sử. Nếu quá khứ là điểm chuẩn cho hiện tại và tương lai, thì lịch sử có thể lặp lại như một định mệnh. Continue reading “Hội chứng Trân Châu Cảng & Đồng thuận Washington”

Trần Hương Mai: Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thời báo New York ngày 3/4/2018 đăng bài viết dưới tiêu đề “Anna Chennault, thế lực đứng sau sân khấu chính trị ở Washington, đã qua đời ở tuổi 94”. Bài báo hé lộ một vài góc khuất trong cuộc đời đầy ắp sự kiện của bà Anna Chennault, tên chữ Hán là Trần Hương Mai (Chen Xiangmei), vợ góa của Trung tướng Không quân Mỹ Claire Chennault, vị chỉ huy phi đội Hổ Bay từng lập công lớn trong cuộc chiến tranh chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc.

Trần Hương Mai là nhân vật chống cộng nổi tiếng, nhất là trong thế giới người Mỹ gốc Hoa, từng bỏ nhiều công sức ủng hộ Quốc dân đảng Trung Quốc, Đảng Cộng hòa Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Trong bộ ảnh lưu niệm của bà có những bức ảnh chụp chung với các Tổng thống Mỹ Kennedy, Nixon, Ford [và Reagan], với Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang (FBI) J. Edgar Hoover, với Tư lệnh quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam Westmoreland, và với Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ… Continue reading “Trần Hương Mai: Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ”

Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy

Tác giả: Pongphisoot Busbarat | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Thailand: Shifting Ground between the US and a Rising China. Tác giả: Benjamin Zawacki. London: ZED Books, 2017. Bìa mềm: 370 trang.

Trong cuốn Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc Trỗi dậy, Benjamin Zawacki đã có đóng góp quan trọng cho nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Thái Lan. Tác giả đã đưa ra một quan điểm đi ngược lại với quan niệm truyền thống: đặc điểm chính của ngoại giao Thái Lan là giữ vị trí cân bằng giữa các cường quốc để không phải chọn phe. Thay vào đó, Zawacki cho rằng kể từ khi Thế chiến II kết thúc, Thái Lan đã chọn phe: Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh, và Trung Quốc kể từ khi bước sang thế kỉ 21. Continue reading “Thái Lan: Dịch chuyển giữa Hoa Kỳ và một Trung Quốc trỗi dậy”

Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành                                                                     

Bài dưới đây lược dịch từ tư liệu “Tướng quân Lưu Á Châu: Đại chiến lược 20 năm tới của Trung Quốc” trên báo “Trịnh Châu Tân văn nhân” (7/2005), được “Hoàn cầu Thời báo” đăng lại.

Mỹ không bỏ châu Âu mà chú trọng châu Á là để phòng bị trước

Trong sách “Bàn về miền Tây” tôi có viết: “Người Mỹ đã đến trước cửa Trung Quốc rồi!” Cửa đây là cửa sau của TQ – Trung Á.[1] Trọng tâm chiến lược của Mỹ vẫn chưa chuyển về phía Đông; trong một thời gian khá lâu nữa cũng chưa có dấu hiệu chuyển về phía Đông. [Lưu ý: bài này Lưu Á Châu viết năm 2005].

Đối thủ ở châu Á của Mỹ không phải là TQ, Mỹ chưa coi TQ là đối thủ bằng vai phải lứa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu bàn về chiến lược của TQ đối với Mỹ, Nhật, Đài Loan”

Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?

Nguồn: Graham Allison, “Xi Jinping will Give Donald Trump a Victory on Trade”, The National Interest, 11/01/2019.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi kết thúc vòng đàm phán đầu tiên vào ngày hôm qua tại Bắc Kinh, con đường phía trước để Mỹ và Trung Quốc tránh một cuộc chiến thuế quan toàn diện đã trở nên rõ ràng. Vẫn còn 50 ngày nữa mới tới ngày 1/3, thời điểm kết thúc thỏa thuận đình chiến mà Trump và Tập đã tuyên bố nhằm ngăn chặn đà tăng thuế của Mỹ từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và các vòng đàm phán dường như sẽ được tiếp tục cho đến hạn chót. Nhưng trước ngày 1/3, Trump sẽ tuyên bố “chiến thắng” trong giai đoạn này của cuộc chiến – rồi kéo dài thỏa thuận đình chiến thêm 6 tháng nữa, trong giai đoạn đàm phán thứ hai đó hai bên sẽ giải quyết các vấn đề khó khăn hơn.

Đánh giá này của tôi dựa trên phân tích những thách thức kinh tế và chính trị mà Trump và Tập đang phải đối mặt. Nó cũng dựa trên các cuộc trao đổi với các thành viên chủ chốt của chính phủ Trung Quốc trong chuyến thăm của tôi tới Bắc Kinh gần đây. Continue reading “Triển vọng thương chiến Mỹ-Trung: Trump sẽ tuyên bố ‘chiến thắng’?”

Thương chiến Mỹ-Trung và Tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Khi xem xét và lý giải cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong bối cảnh trật tự thế giới mới, cần lưu ý mấy điểm cơ bản (làm hệ quy chiếu). Thứ nhất, chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, nên xem xét nó trong một bối cảnh lớn hơn. Thứ hai, xung đột về thương mại thực chất phản ánh xung đột về cơ cấu và hệ thống, nên rất nan giải, không thể hóa giải trong vài tháng. Thứ ba, xung đột về thương mại gắn liền với xung đột về lợi ích chiến lược tại Biển Đông và tầm nhìn Indo-Pacific. Thứ tư, tuy người Mỹ phân hóa và chia rẽ sâu sắc, nhưng hầu như tất cả cùng đồng thuận và ủng hộ Trump chống Trung Quốc. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung và Tranh chấp Biển Đông”

Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?

Nguồn: Koichi Hamada, “Who Benefits from Trump’s Trade War?”, Project Syndicate, 31/12/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm 1950, nhà kinh tế sinh ra tại Canada làm việc cho Đại học Princeton Jacob Viner đã giải thích rằng một liên minh thuế quan tạo ra hiệu ứng “thúc đẩy thương mại” (trade creation), vì hàng rào thuế quan và phi thuế quan thấp hơn thúc đẩy dòng trao đổi hàng hóa gia tăng giữa các nước thành viên. Nhưng Viner lưu ý rằng một liên minh thuế quan cũng tạo ra hiệu ứng chuyển hướng thương mại (trade diversion), vì các quốc gia không phải là thành viên của khối phải đối mặt với việc giảm thương mại với các quốc gia là thành viên của khối này. Bằng cách nâng các rào cản thương mại với các đối tác thương mại lớn – đặc biệt là Trung Quốc – Hoa Kỳ hiện có nguy cơ tạo ra các hiệu ứng thúc đẩy thương mại âm và chuyển hướng thương mại tiêu cực. Continue reading “Ai hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại của Trump?”

Thông điệp kép từ Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á của Mỹ

Tác  giả: Anh Huy

Đạo luật mới là nỗ lực lập pháp cân bằng và giám sát của Quốc hội trong bối cảnh nhân sự và chính sách ngoại giao, quốc phòng với khu vực của Chính quyền Trump tiếp tục khó lường.

Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á (ARIA) được Tổng thống Donald Trump ký ban hành hôm 31/12/2018 là ví dụ hiếm hoi về đồng thuận cao giữa chính quyền và Quốc hội Mỹ trong xử lý những thách thức an ninh lớn nhất tại một khu vực quan trọng nhất với Mỹ là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Đây cũng là nỗ lực lập pháp cân bằng và giám sát của Quốc hội trong bối cảnh nhân sự và chính sách ngoại giao, quốc phòng với khu vực của chính quyền Trump tiếp tục nhiều biến động khó lường. Mặt khác, Quốc hội Mỹ cũng không để TT Trump phá bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ ở khu vực và trên thế giới – thế mạnh mà Washington đã thiết lập kể từ sau Thế chiến II. Continue reading “Thông điệp kép từ Đạo luật Sáng kiến Trấn an châu Á của Mỹ”

Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở CATBD từ năm 1783

Tác giả: Allan Gyngell | Biên dịch: Đinh Nho Minh

By More Than Providence: Grand Strategy and American Power in the Asia – Pacific since 1783. Tác giả: Michael J. Green. New York: Columbia University Press, 2017. Bìa cứng: 725 trang.

Cuốn Hơn cả Sứ mạng Chúa ban: Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 1783 nghiên cứu rất kĩ, viết rất hay về chính sách chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á, và được xuất bản rất đúng thời điểm. Lúc mà chính quyền Trump đang có những chính sách quốc tế khó lường và khác với truyền thống, các nhà nghiên cứu chính sách ở cả hai đầu Thái Bình Dương cần hiểu rõ hơn bao giờ hết về bản chất của những truyền thống đó và những lợi ích đằng sau.

Nếu một ứng viên truyền thống của Đảng Cộng hòa thay vì Trump thắng cử hồi tháng 11/2016, Michael Green gần như chắc chắn sẽ có một vị trí cấp cao về an ninh quốc gia ở Washington. Thay vào đó, ông tiếp tục đóng góp vào cuộc tranh luận về chính sách tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) và Đại học Georgetown ở Washington. Continue reading “Đại Chiến lược và Quyền lực Hoa Kỳ ở CATBD từ năm 1783”