Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden

Nguồn: David French, “Yes, Biden’s Age Matters,” New York Times, 11/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một trong những cuộc trò chuyện khó khăn nhất trong cuộc đời là khi chúng ta phải nói với cha mẹ hoặc người thân của mình rằng họ đã quá già và quá yếu để tiếp tục làm việc. Cho dù bệnh tật là về thể chất hay tinh thần, thường thì người thân của bạn sẽ là người cuối cùng nhận ra những khuyết điểm của mình, nên người ấy có thể hiểu nhầm sự quan tâm chân thành và đầy tôn trọng là sự công kích cá nhân.

Thật khó để tiến hành một cuộc trò chuyện như vậy dù trong riêng tư, chỉ có bạn bè và gia đình. Nhưng sẽ còn khó hơn nữa khi nó diễn ra trước công chúng và liên quan đến tổng thống Mỹ. Continue reading “Tuổi tác chính là đối thủ lớn nhất của Joe Biden”

Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?

Nguồn: Graham Allison, “Trump Is Already Reshaping Geopolitics,” Foreign Affairs, 16/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các đồng minh và đối thủ của Mỹ đang ứng phó với cơ hội trở lại của Trump như thế nào?

Trong thập niên trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Alan Greenspan gần như đã trở thành một vị thần ở Washington. Như câu nói nổi tiếng của Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Đảng viên Cộng hòa đại diện bang Arizona, “Ông ấy sống hay chết cũng không thành vấn đề. Nếu ông ấy chết, chỉ cần đỡ ông ấy dậy rồi đeo kính đen cho ông ấy thôi.” Continue reading “Tại sao Trump đang định hình thế giới dù bầu cử tổng thống Mỹ chưa diễn ra?”

Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden

Nguồn: Derek Grossman, “The Good and the Bad for Biden in Southeast Asia,” Foreign Policy, 05/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm qua, chính sách của Biden ở Đông Nam Á đã có nhiều điểm sáng, nhưng vẫn thiếu một chiến lược rõ ràng cho khu vực.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2021, một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden là một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiệu quả hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Ba năm sau, chính quyền mới chỉ hoàn thành được một phần mục tiêu này. Dù Washington đã củng cố một số quan hệ đối tác song phương quan trọng, nhưng họ lại ngó lơ những quan hệ đối tác khác. Điều quan trọng là, nếu xét đến quan hệ thương mại và đầu tư khổng lồ của Trung Quốc với Đông Nam Á, chính quyền Biden vẫn đang thiếu một kế hoạch kinh tế tổng thể cho khu vực. Continue reading “Thành công và hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của Tổng thống Biden”

Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Another Trump Presidency Won’t Much Change U.S. Foreign Policy,Foreign Policy, ngày 22/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nỗi sợ hãi của thế giới phần lớn đã bị phóng đại.

Trừ phi xảy ra diễn biến khó lường, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ là cuộc tái đấu giữa Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump. Dù hầu hết người Mỹ sẽ hạnh phúc hơn nếu cả hai không tham gia tranh cử, nhưng đó không phải là kịch bản có thể xảy ra vào tháng 11. Cuộc bầu cử đã được xem là “một sự kiện mang tính bước ngoặt” sẽ có tác động sâu rộng đến nền dân chủ Mỹ và cách nước này tiếp cận phần còn lại của thế giới. Continue reading “Nhiệm kỳ hai của Trump sẽ không khiến chính sách đối ngoại Mỹ thay đổi quá nhiều?”

Lịch sử đằng sau ‘đường kẻ màu xanh lam’ chia cắt nước Mỹ

Nguồn: Ezekiel Kweku, “The Thin Blue Line That Divides America,” New York Times, 04/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ba năm trước đây, giữa những lá cờ mà những người ủng hộ Donald Trump mang theo khi họ xông vào Điện Capitol – gồm cờ Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) năm 2016 và cờ Keep America Great (Giữ cho nước Mỹ luôn vĩ đại) năm 2020, cờ chiến đấu của Hợp bang miền Nam, cờ Gadsden, cờ Cây thông, và cờ Sao và Sọc (Quốc kỳ) – đã xuất hiện một biến thể quen thuộc của lá cờ Mỹ: các ngôi sao trắng trên nền đen, các sọc đen trắng xen kẽ nhau, ngoại trừ sọc đầu tiên có màu xanh lam. Continue reading “Lịch sử đằng sau ‘đường kẻ màu xanh lam’ chia cắt nước Mỹ”

Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 22 tháng Sáu năm 1944, khi đã nắm chắc phần thắng trong cuộc chiến tranh chống phát xít, Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt ký “Dự luật Điều chỉnh quân nhân” (Servicemen’s Readjustment Act, thường gọi là G.I. Bill of Rights, thực chất là Luật về quyền lợi của quân nhân giải ngũ), nhằm chuẩn bị giải quyết quyền lợi cho 15 triệu binh sĩ Mỹ sắp giải ngũ khi chiến tranh kết thúc. Nội dung chính của Luật này là do Quân đoàn nước Mỹ (American Legion) dự thảo, sau đó hai viện Quốc hội thông qua Dự luật này vào mùa xuân 1944, khi Thế chiến II còn đang tiếp diễn gay go tại chiến trường Thái Bình Dương. Continue reading “Lần đầu tư giáo dục lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ”

Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden

Nguồn: Leslie Vinjamuri, “What Another Trump-Biden Showdown Means for the World,” Foreign Policy, 03/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đua sẽ có các tác động tiềm tàng lên cam kết của Mỹ đối với chủ nghĩa đa phương, biến đổi khí hậu, và vấn đề Đài Loan.

Các vấn đề chính trị cục bộ sẽ quyết định kết quả của các cuộc bầu cử trên toàn thế giới trong năm nay, kể cả ở Mỹ. Các đối tác và đồng minh của Washington đang cảnh giác trước khả năng Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng; đồng thời, họ cũng chưa sẵn sàng để đối mặt với viễn cảnh một thế giới không được điều phối bởi quyền lực và sự lãnh đạo của Mỹ.

Nếu các cuộc bầu cử chủ yếu chỉ được thúc đẩy bởi các vấn đề trong nước, thì sẽ nảy sinh câu hỏi liệu chúng có thực sự tạo ra sự khác biệt cho chính sách đối ngoại hay không. Continue reading “Phân tích tác động từ cuộc “tái đấu” giữa Trump và Biden”

Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “What a Russian Victory Would Mean for Ukraine,” Foreign Policy, 19/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Ukraine sẽ phải đối mặt với nạn khủng bố ở quy mô chưa từng thấy tại châu Âu kể từ kỷ nguyên toàn trị hồi thế kỷ 20.

Trong lúc cuộc phản công của Ukraine bị đình trệ và Quốc hội Mỹ còn đang tranh cãi về khoản viện trợ quân sự quan trọng, một số nhà phân tích đã bắt đầu lo ngại về một bước ngoặt trong cuộc chiến có thể dẫn đến thất bại của Ukraine. Dù tình hình trên chiến trường vẫn chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng nó có thể nhanh chóng xấu đi nếu không có khoản viện trợ quân sự đáng kể mà Mỹ dành cho Ukraine. Continue reading “Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?”

Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?

Nguồn: Aaron David Miller, “Why Biden Won’t Break With Netanyahu,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thay vào đó, Mỹ sẽ tìm cách hạ thấp những khác biệt với Israel về cuộc chiến ở Gaza.

Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden trước những người ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông hồi tuần trước, người ta có thể nghĩ rằng ông đã hết chịu nổi “người bạn tốt” Benjamin Netanyahu và chiến dịch trên bộ của Israel ở Dải Gaza, một chiến dịch mà theo nhiều người là giống như một đoàn tàu chở hàng mất kiểm soát, để lại cái chết và sự hủy diệt ở những nơi nó đi qua. Tổng thống cho biết Israel đang mất dần sự ủng hộ; đề cập đến “các vụ ném bom bừa bãi” vào Gaza; và kết thúc bằng một câu nói có phần kỳ quặc và khó hiểu, rằng Netanyahu “phải thay đổi và… chính phủ Israel đang cản trở hành động của ông ấy.” Biden khiến người nghe tự hỏi liệu có phải ông đang kêu gọi Netanyahu, hay liên minh của thủ tướng Israel – hay cả hai – hãy ra đi. Continue reading “Vì sao Biden sẽ không quay lưng với Netanyahu?”

Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?

Nguồn: Charlie Savage, Jonathan Swan, và Maggie Haberman, “Why a Second Trump Presidency May Be More Radical Than His First,” New York Times, 04/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Donald Trump từ lâu đã thể hiện bản năng của một nhà độc tài, nhưng các chính sách của ông đang trở nên phức tạp hơn, trong khi các cơ chế để kiểm soát ông lại dần yếu đi.

Mùa xuân năm 1989, Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng xe tăng và quân đội để đàn áp cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Hầu hết người phương Tây, thuộc mọi đảng phái, đều kinh hoàng trước cuộc đàn áp khiến hàng trăm nhà hoạt động sinh viên thiệt mạng. Nhưng một người Mỹ lại cảm thấy ấn tượng. Continue reading “Tại sao nhiệm kỳ hai của Trump có thể cực đoan hơn cả nhiệm kỳ đầu?”

Cuộc chiến của Israel tại các trường đại học Mỹ

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Trong nhiều năm qua, khả năng theo đuổi kiến thức mở và quyền tự do bày tỏ các quan điểm đa dạng của sinh viên đã trở thành một đặc điểm nổi bật của các trường đại học tại Mỹ. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đang xuất hiện tại các trường đại học danh giá nhất ở đây, có nguy cơ đe doạ các giá trị cốt lõi của quyền tự do học thuật và tự do ngôn luận tại các trường như Harvard, Columbia, hay MIT. Khi xung đột Israel-Hamas đang tiếp diễn, sinh viên khắp nước Mỹ đã có rất nhiều hoạt động ủng hộ Palestine và phản đối chiến dịch quân sự của Israel. Nhưng những sinh viên tham gia vào các tổ chức và các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine liên tục bị đe doạ bởi các nhóm Do Thái và chính trường đại học của họ qua nhiều cách khác nhau, nhằm dập tắt sự ủng hộ Palestine trong khuôn viên các trường Đại học. Continue reading “Cuộc chiến của Israel tại các trường đại học Mỹ”

Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kể từ khi Henry Kissinger mất vào tuần trước, đã có rất nhiều bài bình luận về di sản của ông như một trong những nhà ngoại giao, chính khách có ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất trong thế kỷ 20. Có người cho rằng Kissinger là một chính khách thành công, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Một số người khác gọi ông là tội phạm chiến tranh, người đã để lại một di sản đẫm máu với các chính sách dẫn đến chết chóc, đau khổ cho vô số thường dân vô tội, và bất ổn trên khắp thế giới. Và sẽ có những người đứng ở giữa, không hoàn toàn đồng ý với bên nào. Bất chấp quan điểm thế nào, ít ai có thể phủ nhận rằng Kissinger là một trong những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt lớn trong nền chính trị hiện đại, góp phần lớn trong việc định hình chính sách đối ngoại Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn. Continue reading “Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli”

Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?

Nguồn: Ben Rhodes, “Henry Kissinger, the Hypocrite”, The New York Times, 30/11/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Henry Kissinger, người vừa qua đời hôm thứ Tư, là hiện thân cho khoảng cách giữa lời nói và hành động của nước Mỹ trên chính trường quốc tế. Đôi khi theo kiểu cơ hội và mang tính chữa cháy, chính sách đối ngoại của ông luôn lấy quyền lực làm màu sắc chủ đạo và không quan tâm đến những con người còn sót lại sau nó. Có lẽ vì nước Mỹ trong mắt ông không phải là ‘một thành phố trên đồi,’ nên ông chưa bao giờ thấy mình sai: ý tưởng và sáng kiến sẽ đến và đi, nhưng quyền lực thì không. Continue reading “Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?”

Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas

Nguồn: Stephen M. Walt, “The World Won’t Be the Same After the Israel-Hamas War,” Foreign Policy,08/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến mới nhất ở Trung Đông sẽ có tác động địa chính trị lan rộng.

Liệu cuộc chiến mới nhất ở Gaza có gây ra hậu quả sâu rộng? Về mặt nguyên tắc, tôi nghĩ rằng những diễn biến địa chính trị bất lợi thường được cân bằng bởi các lực lượng đối kháng khác nhau, và các sự kiện ở một phần nhỏ của thế giới thường sẽ không gây ra tác động lan tỏa lớn ở những nơi khác. Khủng hoảng và chiến tranh vẫn xảy ra, nhưng những cái đầu lạnh thường chiếm ưu thế và theo đó hạn chế hậu quả của các cuộc chiến. Continue reading “Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas”

Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi saves face by meeting Biden but accomplishes little,” Nikkei Asia, 17/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Trung Quốc, thế hệ đỏ thứ hai đang chuyển sang chỉ trích ‘chế độ chuyên chế cá nhân.’

Cuộc tranh giành quyền lực trong chính trường Trung Quốc là nguyên nhân khiến Chủ tịch Tập Cận Bình phải tới tận California để gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Mỹ, lần đầu tiên sau một năm.

Hôm thứ Tư, hội nghị thượng đỉnh tại San Francisco giữa Tập và Tổng thống Joe Biden đã diễn ra ba tháng sau mật nghị mùa hè hàng năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nơi ban lãnh đạo đảng đương nhiệm, do Tổng Bí thư Tập Cận Bình đứng đầu, đã nhận được một số lời khuyên gay gắt từ các đảng viên lão thành, xoay quanh vấn đề nền kinh tế Trung Quốc. Continue reading “Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế”

Mỹ nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “America should aim for competitive coexistence with China,” Financial Times, 16/11/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quan hệ giữa hai siêu cường đang gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn có thể quản lý được nếu Mỹ đi đúng nước cờ.

Bất chấp cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình ở California tuần này, nơi hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nối lại đối thoại quân sự, quan hệ Mỹ – Trung vẫn còn nhiều khó khăn. Một số người Mỹ từng gợi ý về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng Trung Quốc khác với Liên Xô. Bởi vì Mỹ không có sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Liên Xô, nhưng lại có trao đổi thương mại trị giá 500 tỷ đô la với Trung Quốc. Continue reading “Mỹ nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc”

Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?

Nguồn: Hanna Notte, “Putin Is Getting What He Wants,” New York Times, 26/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi Israel và Hamas dần bước vào một cuộc chiến tổng lực, Nga trông giống như kẻ đứng bên lề hơn là vai chính. Không có bằng chứng nào cho thấy Moscow trực tiếp hỗ trợ hoặc tiếp tay cho cuộc tấn công khủng bố của Hamas chống lại Israel vào ngày 7/10, bất chấp một số gợi ý ban đầu. Tương tự, về mặt ngoại giao, Điện Kremlin có tầm quan trọng không đáng kể, không thể xoa dịu căng thẳng đang lan rộng. Continue reading “Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?”

Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?

Nguồn: Ross Douthat, “Why We Should Fear China More Than Middle Eastern War,” New York Times, 21/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hôm thứ Năm, Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu liên hệ cuộc xung đột Israel-Hamas với cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời khẳng định sự can dự của Mỹ là một phần trong đại chiến lược nhằm kiềm chế kẻ thù và đối thủ của chúng ta. Ông tuyên bố “Chừng nào những kẻ khủng bố chưa phải trả giá cho tội ác khủng bố của chúng, chừng nào những kẻ độc tài chưa phải trả giá cho sự hung hãn của chúng, thì chúng vẫn sẽ tiếp tục. Và cái giá phải trả cũng như các mối đe dọa đối với nước Mỹ và thế giới sẽ còn gia tăng.” Continue reading “Tại sao Mỹ nên sợ Trung Quốc hơn chiến tranh Trung Đông?”

Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “This Is What America Is Getting Wrong About China and Taiwan,” New York Times, 16/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Suốt nửa thế kỷ qua, Mỹ đã tránh gây chiến với Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, phần lớn nhờ vào sự cân bằng tinh tế giữa răn đe và trấn an.

Nhưng sự cân bằng đó đã bị đảo lộn. Trung Quốc đang xây dựng và phô trương sức mạnh quân sự của mình, và những lời lẽ thù địch bắt đầu đến từ cả Bắc Kinh và Washington. Dường như, chiến tranh ngày càng dễ xảy ra hơn. Continue reading “Chính sách của Mỹ về vấn đề Đài Loan đang chệch hướng?”

Tổng thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Báo Mỹ New York Times ngày 15 đưa tin Tổng thống Mỹ Biden đã chấp nhận cuộc phỏng vấn trên chương trình “60 phút” (60 Minutes) của CBS. Chương trình này được phát sóng vào tối ngày 15. Trong cuộc phỏng vấn, Biden chủ yếu nói về vòng xung đột mới giữa Palestine với Israel và các chủ đề khác. Ông nói Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Palestine (Hamas) “phải bị tiêu diệt tận gốc” đồng thời cảnh báo Israel không được chiếm Gaza lần nữa, ông nói điều đó sẽ là một “sai lầm”. Về lời cảnh báo của ông đối với Israel, tờ New York Times cho rằng đây là “nỗ lực lớn đầu tiên mà Biden thực hiện trước công chúng nhằm kiềm chế các đồng minh của mình” kể từ vòng xung đột mới giữa Palestine với Israel. Continue reading “Tổng thống Biden nói về tình hình xung đột giữa Israel và Hamas”