Putin đang ‘Triều Tiên hóa’ nước Nga như thế nào?

Nguồn:  Andrei Yakovlev, Vladimir Dubrovskiy & Yuri Danilov, “Putin’s New Hermit Kingdom”, Foreign Affairs, 16/05/2025

Biên dịch: Viên Đăng Huy

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ động tiếp cận Nga kể từ khi nhậm chức vào tháng 1 đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Sau nhiều năm cô lập Kremlin, chính quyền Trump đã đưa ra nhiều nhượng bộ cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, làm dấy lên hy vọng trong một số nhà quan sát phương Tây rằng Mỹ có thể chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine sau hơn ba năm giao tranh. Tuy nhiên, dù Nga đã thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác với Trump, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng giảm bớt các chiến dịch quân sự. Thậm chí nếu nỗ lực của chính quyền Mỹ thành công trong việc đưa chính phủ Nga đến bàn đàm phán, thì vẫn còn một trở ngại lớn hơn nhiều để đạt được hòa bình: sự biến đổi nội bộ mạnh mẽ của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Continue reading “Putin đang ‘Triều Tiên hóa’ nước Nga như thế nào?”

Tại sao đây là thời điểm tốt nhất để trừng phạt Nga?

Nguồn: Christian Caryl, “Why This Is the Best Time to Sanction Russia,” Foreign Policy, 13/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Trump muốn chấm dứt chiến tranh, ông nên gây sức ép với Putin ngay bây giờ.

Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, dường như Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng cũng sẵn sàng cứng rắn với Nga. Trong bài đăng ngày 26/04 trên nền tảng Truth Social của mình, ông gay gắt chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã để lực lượng của mình ném bom dân thường Ukraine bất chấp việc đã bày tỏ mong muốn ngừng bắn. Trump viết: “Điều đó khiến tôi nghĩ rằng có lẽ ông ấy không muốn dừng chiến tranh, ông ấy chỉ đang lợi dụng tôi, và tôi phải đối phó theo cách khác, thông qua ‘Ngân hàng’ hoặc ‘Trừng phạt thứ cấp?’ Quá nhiều người đang chết!!!” Continue reading “Tại sao đây là thời điểm tốt nhất để trừng phạt Nga?”

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ rơi Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “What If America Abandons Ukraine?,” Foreign Affairs, 01/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rủi ro lớn nhất có lẽ là đối với phần còn lại của Châu Âu.

Tổng thống Donald Trump thích sự linh hoạt. Không nao núng khi hướng đi thay đổi, ông không thích bị ràng buộc bởi tiền lệ trong quá khứ, hoặc bởi chính những lời hứa của mình. Dù ông đã cam kết sẽ nhanh chóng chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, và dù Washington vừa ký một thỏa thuận với Kyiv, theo đó cấp cho Mỹ một phần doanh thu trong tương lai từ trữ lượng khoáng sản của Ukraine, Trump vẫn có thể quyết định rời khỏi đất nước này hoàn toàn nếu ông không đạt được giải pháp hòa bình mà ông hướng tới. Văn bản cuối cùng của thỏa thuận khoáng sản vẫn chưa được công bố, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy nó bao gồm các đảm bảo an ninh cho Ukraine. Với cương vị là Tổng Tư lệnh, Trump có thể giảm thiểu sự hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine một cách đột ngột và mạnh mẽ. Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ bỏ rơi Ukraine?”

Cuộc chiến của Putin và những biến đổi trong lòng nước Nga

Nguồn: Alexander Gabuev, “The Russia That Putin Made,” Foreign Affairs, 17/04/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow, phương Tây, và việc chung sống không ảo tưởng.

Cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 02/2022 của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm thay đổi tiến trình lịch sử. Tất nhiên, tác động trực tiếp nhất là đối với những người dân Ukraine đang phải chịu đựng hành động xâm lược tàn bạo này. Nhưng cuộc chiến cũng đã thay đổi chính nước Nga, nhiều hơn những gì người ngoài cuộc có thể hiểu được. Không có lệnh ngừng bắn nào – ngay cả khi đó là lệnh ngừng bắn được làm trung gian bởi một tổng thống Mỹ yêu mến người đồng cấp Nga của mình – có thể đảo ngược việc Putin biến đối đầu với phương Tây thành nguyên tắc tổ chức cho cuộc sống của người Nga. Cũng không có sự chấm dứt hành động thù địch nào ở Ukraine có thể đảo ngược quan hệ sâu sắc của đất nước ông với Trung Quốc. Continue reading “Cuộc chiến của Putin và những biến đổi trong lòng nước Nga”

Nga tăng cường chiến tranh hỗn hợp chống lại phương Tây

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “Arsonist, Killer, Saboteur, Spy,” Foreign Affairs, 20/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc Trump ve vãn Putin, Nga đã bắt đầu leo thang chiến tranh hỗn hợp chống lại phương Tây.

Cuối tháng 1, chỉ một tuần sau nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai của Donald Trump, một quan chức cấp cao của NATO đã nói với các thành viên của Nghị viện Châu Âu rằng việc Nga tăng cường sử dụng chiến tranh hỗn hợp là một mối đe dọa lớn đối với phương Tây. Trong phiên điều trần, James Appathurai, Phó Trợ lý Tổng Thư ký NATO về đổi mới, hỗn hợp, và mạng, đã mô tả “các vụ phá hoại diễn ra trên khắp các quốc gia NATO trong vài năm trở lại đây,” bao gồm nhiều vụ tàu hỏa trật bánh, đốt phá, tấn công vào cơ sở hạ tầng, và thậm chí là các âm mưu ám sát nhắm vào các giám đốc công nghiệp hàng đầu. Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc chiến toàn diện ở Ukraine vào năm 2022, các chiến dịch phá hoại có liên quan đến tình báo Nga đã được ghi nhận tại 15 quốc gia. Phát biểu với báo chí sau phiên điều trần vào tháng 1, Appathurai tuyên bố đã đến lúc NATO phải chuyển sang “tư thế chiến tranh” để đối phó với các cuộc tấn công leo thang này. Continue reading “Nga tăng cường chiến tranh hỗn hợp chống lại phương Tây”

Tên lửa Oreshnik mới nhất của Nga là tin xấu cho NATO

Nguồn: Decker Eveleth, “The Latest Russian Missile Is Bad News for NATO,” Foreign Policy, 17/03/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Oreshnik là một con quái vật khác biệt hoàn toàn với những tên lửa tiền nhiệm của nó.

Tháng 11 năm ngoái, Nga đã phóng một loại tên lửa mới vào Ukraine. Moscow đã ra mắt tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik (có nghĩa là “cây phỉ” trong tiếng Nga) trong một cuộc tấn công vào Dnipro. Dù chỉ sử dụng đạn con loại trơ, nhưng đây lại là một nỗ lực khác của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm thể hiện sự sẵn sàng leo thang của mình. Continue reading “Tên lửa Oreshnik mới nhất của Nga là tin xấu cho NATO”

Vị giám đốc Wirecard đào tẩu, tình báo Nga, và đường dây gián điệp Bulgaria

Nguồn: Helen Warrell, Martha Muir, và Daria Mosolova, “The Wirecard fugitive, Russian intelligence and a Bulgarian spy ring,” Financial Times, 08/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một phiên tòa xét xử gián điệp ở London đã cung cấp những thông tin hiếm hoi về các hoạt động của Jan Marsalek, cựu giám đốc vận hành (COO) của Wirecard, và cách Moscow đang thuê ngoài hoạt động gián điệp của mình.

Vào một buổi tối tháng 09/2021, lúc gần 8 giờ, hai người đàn ông bắt đầu một cuộc trò chuyện bất thường trên ứng dụng nhắn tin Telegram: làm thế nào để bắt cóc một nhân vật đào tẩu người Nga mà họ tin là đang trốn ở Montenegro.

Một trong hai người là Orlin Roussev, chuyên gia công nghệ người Bulgaria đang làm việc tại văn phòng tại nhà ở Great Yarmouth, một thị trấn ven biển cổ xưa nằm ở phía đông nước Anh. Người kia là Jan Marsalek, một trong những người đàn ông bị truy nã gắt gao nhất ở châu Âu, cựu giám đốc vận hành của Wirecard, công ty thanh toán gian lận của Đức vừa sụp đổ một năm trước đó. Continue reading “Vị giám đốc Wirecard đào tẩu, tình báo Nga, và đường dây gián điệp Bulgaria”

Quan hệ Mỹ-Nga-Trung được cải thiện tác động thế nào đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Nguồn: Derek Grossman, “How U.S.-Russia-China Ties Would Impact the Indo-Pacific,” Foreign Policy, 06/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc các đồng minh của Mỹ lo lắng, các quốc gia khác sẽ hoan nghênh một quan hệ tốt đẹp hơn giữa các cường quốc.

Dường như quan hệ giữa Mỹ và các đối thủ cường quốc là Nga và Trung Quốc sắp được cải thiện. Chính quyền Trump đang đàm phán trực tiếp với Điện Kremlin nhằm chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine, và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai bên thậm chí có thể thiết lập lại toàn bộ quan hệ song phương. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Nga-Trung được cải thiện tác động thế nào đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?”

Nga sẵn lòng gây biến động toàn cầu tới đâu?

Nguồn: Hanna Notte, “How Big Is Russia’s Appetite for Upheaval?,” Foreign Affairs, 27/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp sự ủng hộ của Trump, vẫn có giới hạn đối với các xung lực phá hoại của Moscow.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ Nga dường như đang làm gia tăng mối đe dọa đã gây báo động ở các thủ đô phương Tây suốt năm qua: sự liên kết của một nhóm đối thủ đáng gờm, bao gồm Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, và Nga, trong một “trục biến động” do Nga đứng đầu. Cả bốn nước đều theo chủ nghĩa xét lại, với ý định lật đổ trật tự toàn cầu mà họ cho là chống lại mình. Phương Tây lo ngại rằng, ngoài việc hỗ trợ kinh tế, quân sự, và chính trị cho nhau, các quốc gia này có thể phát động cuộc xung đột khiến phương Tây phải chật vật kiềm chế những tác động gây bất ổn. Continue reading “Nga sẵn lòng gây biến động toàn cầu tới đâu?”

‘Châu Âu đang mắc kẹt trong tư duy Chiến tranh Lạnh và NATO có thể giải thể trong tương lai’

Nguồn: Richard Sakwa, 【思想者茶座】|理查德·萨克瓦:“中国过去几周非常安静,这是明智的做法”, Guancha, 28/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào đúng kỷ niệm ba năm của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Donald Trump – người vừa nhậm chức được một tháng – đã làm thay đổi mối quan hệ căng thẳng suốt ba năm qua giữa Mỹ và Nga bằng việc tổ chức cuộc hội đàm cấp cao với Nga và mở ra một cuộc chơi quyền lực mới giữa các cường quốc.

Liệu hòa bình giữa Nga và Ukraine có chuyển biến tốt đẹp hơn? Liệu châu Âu và Ukraine – những “đồng minh” bị Mỹ gạt sang một bên – có bao nhiêu năng lực để đảm bảo an ninh cho châu Âu? Là một nước lớn đại diện cho lợi ích của “phương Nam toàn cầu”, Trung Quốc sẽ đóng vai trò gì trong vấn đề này? Continue reading “‘Châu Âu đang mắc kẹt trong tư duy Chiến tranh Lạnh và NATO có thể giải thể trong tương lai’”

Vì sao Putin và Zelensky đều sẽ không dễ dàng thỏa hiệp?

Nguồn: Triệu Long, 赵隆:美俄关系重启?中国会面临怎样的局势?, Guancha, 20/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tuyên bố đã có cuộc đối thoại “hiệu quả” với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thông tin xung quanh vấn đề Nga-Ukraine trở nên bùng nổ. Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth cùng Đặc phái viên Mỹ về Nga và Ukraine Kellogg đã nối nhau bày tỏ quan điểm tại châu Âu, đây gần như là một “sự sỉ nhục” đối với các nước đồng minh châu Âu.

Tiếp đó, vào ngày 18/2, Mỹ và Nga đã gặp nhau tại Saudi Arabia mà không có sự tham dự của châu Âu và Ukraine. Hai bên đều tỏ ra khá hài lòng với hơn 4 giờ đàm phán và đã đạt được đồng thuận về 4 nguyên tắc. Continue reading “Vì sao Putin và Zelensky đều sẽ không dễ dàng thỏa hiệp?”

Tập tìm cách tham gia cùng Trump và Putin trong Hội nghị Yalta 2.0

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi seeks to join Trump and Putin for Yalta 2.0,” Nikkei Asia, 20/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc xem vai trò gìn giữ hòa bình ở Ukraine là bước đệm hướng tới một trật tự thế giới mới.

Cách cuộc chiến ở Ukraine kết thúc có thể quyết định ai là người nắm quyền kiểm soát trật tự quốc tế mới.

Thứ Hai tới (24/02/2025) đánh dấu ba năm cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, và người ta đã bắt đầu sắp xếp một hội nghị thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy lại không được mời. Continue reading “Tập tìm cách tham gia cùng Trump và Putin trong Hội nghị Yalta 2.0”

Con đường đến hòa bình ở Ukraine phải đi từng bước nhỏ

Nguồn: Michael Kimmage và Maxim Trudolubov, “Ukraine Needs a Peace of Inches, Not Miles,” Foreign Policy, 11/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con đường duy nhất để tiến lên phía trước là một loạt các thỏa thuận quy mô nhỏ, được thực hiện dần dần với Nga.

Cuộc chiến đã kéo dài quá lâu. Quân đội Nga đã đạt được những bước tiến vững chắc ở miền Đông Ukraine, trong khi người Ukraine không thể giữ vững phòng tuyến. Chi phí nhân đạo của cuộc chiến đang tăng lên dưới hình thức người dân phải di dời và tài sản bị phá hủy. Các quốc gia ủng hộ Ukraine đang rất muốn thấy xung đột kết thúc một lần và mãi mãi. Đã đến lúc ngồi xuống đàm phán, chấp nhận những gì đã xảy ra trên chiến trường và xem các bên tham chiến sẽ chấp nhận điều gì. Tuyệt vọng tìm kiếm một thỏa thuận, các nhà đàm phán đã đưa ra một giải pháp. Continue reading “Con đường đến hòa bình ở Ukraine phải đi từng bước nhỏ”

Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Cold War Putin Wants,” Foreign Affairs, 23/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Nga muốn thay đổi chứ không phải chấm dứt xung đột ở Ukraine?

Ba năm sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với một lựa chọn đáng lo ngại. Trước công chúng, ông tỏ ra lạc quan. Ông đã kéo đất nước mình trở lại từ vực thẳm, và bằng các biện pháp quân sự, ông đã bảo vệ chủ quyền của đất nước mình, hay đúng hơn là những thứ mà ông cho là thuộc chủ quyền của đất nước mình. Ông khẳng định rằng nếu không làm vậy, nước Nga sẽ không còn tồn tại. Trong khi đó, GDP của Nga đang tăng trưởng – tăng khoảng 4% vào năm 2024, theo số liệu chính thức – và tiền lương không chỉ tăng mà còn rõ ràng là theo kịp giá cả dù tỷ lệ lạm phát hàng năm hiện đang ở mức hơn 9%. Đằng sau lớp vỏ hào nhoáng này, ngân sách quân sự đã tăng gấp đôi sau ba năm và tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế quân sự; còn khu vực tiêu dùng, nơi lạm phát thậm chí còn cao hơn, lại đang trì trệ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn”

Kế hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình

Nguồn: Lloyd J. Austin III và Antony J. Blinken, “Putin’s Plan for Peace Is No Peace at All,” New York Times, 14/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần ba năm trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khiến thế giới kinh hoàng khi phát động cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Ông lên kế hoạch lật đổ chính phủ dân chủ được bầu của Ukraine, lập nên chế độ bù nhìn của Điện Kremlin, và vạch trần phương Tây là yếu đuối, chia rẽ, và suy yếu.

Sau hơn 1.000 ngày giao tranh liều lĩnh trong cuộc chiến mà Putin lựa chọn, ông đã không đạt được một mục tiêu chiến lược nào. Quyền lực và ảnh hưởng của Nga đã giảm đi rất nhiều; họ thậm chí còn không thể chống đỡ cho một đối tác có giá trị như chế độ của Bashar al-Assad ở Syria. Trong khi đó, Ukraine vẫn đứng vững như một nền dân chủ tự do và có chủ quyền, với nền kinh tế được liên kết với phương Tây. Continue reading “Kế hoạch hòa bình của Putin không hề có hòa bình”

Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine

Nguồn: Bart Schuurman, “Russia Is Stepping Up Its Covert War Beyond Ukraine,” Foreign Policy, 10/01/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dữ liệu cho thấy một giai đoạn mới đáng lo ngại đã xuất hiện trong chiến thuật của Điện Kremlin, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân châu Âu.

Trong ba năm qua, Nga đã tiến hành một chiến dịch phá hoại và lật đổ ngày càng trắng trợn chống lại các đồng minh châu Âu của Ukraine. Trong năm 2024, Moscow đã leo thang đáng kể các chiến thuật của mình – chuyển sang ám sát, xâm phạm các cơ sở cấp nước ở một số quốc gia châu Âu, và nhắm vào các mục tiêu hàng không dân dụng. Continue reading “Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine”

Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin plus Trump spell trouble for European security,” Financial Times, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tái vũ trang của Đức đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu.

Một cuộc khủng hoảng an ninh đang diễn ra ở châu Âu. Hai yếu tố nguy hiểm có thể kết hợp vào năm 2025. Mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và sự thờ ơ ngày càng tăng từ nước Mỹ của Donald Trump.

Các nước châu Âu cần khẩn trương ứng phó với sự kết hợp địa chính trị đáng báo động này bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng mình. Và để thực hiện nhiệm vụ này, điều quan trọng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cuối cùng phải thực hiện lời hứa của Thủ tướng Olaf Scholz về việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Continue reading “Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu”

Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine

Nguồn:  William Lippert, “Conventional Arms Control and Ending the Russo-Ukrainian War”, War on the Rocks, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kiểm soát vũ khí thông thường có ý nghĩa như thế nào đối với cách thức chiến tranh kết thúc? Ngay cả những cuộc chiến dài nhất cũng phải chấm dứt, và nhiều cuộc xung đột kết thúc bằng một số loại thỏa thuận, ngay cả khi đó là sự đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, bản thân thuật ngữ đầu hàng vô điều kiện đã gây hiểu lầm, mặc dù điều khác biệt giữa đầu hàng và đàm phán các điều kiện đầu hàng có thể chỉ nằm ở vấn đề mức độ. Các quốc gia chấp nhận đầu hàng hoàn toàn với nhận thức rằng chiến tranh thông thường sẽ kết thúc: Các thành phố sẽ không còn bị đánh bom, binh lính sẽ không còn bị tấn công và các cuộc tấn công quân sự sẽ được dỡ bỏ. Khi các cuộc chiến tranh hiện đại kết thúc, dù bằng thắng lợi hay thất bại, hay trong bế tắc, các quốc gia thường đồng ý kiểm soát vũ khí thông thường. Continue reading “Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine”

Tham vọng Trung Đông của Nga đối diện thách thức lớn

 

Nguồn: Hanna Notte, “Rebel advances in Syria spell danger for Russia’s Middle Eastern ambitions,” Financial Times, 04/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khả năng của Moscow trong việc hỗ trợ đối tác khu vực, Iran, đang bị đẩy đến giới hạn.

Dù đang tiến lên mạnh mẽ ở Ukraine, nhưng Nga đã phải chịu thất bại về mặt chiến thuật ở Trung Đông. Việc Aleppo rơi vào tay quân nổi dậy Syria chỉ là diễn biến mới nhất trong một loạt các diễn biến – bắt đầu từ các sự kiện ngày 7 tháng 10 năm ngoái – gây khó khăn cho Điện Kremlin. Continue reading “Tham vọng Trung Đông của Nga đối diện thách thức lớn”

Hợp tác năng lượng Trung-Nga nhìn từ các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên

Nguồn: Văn Thiếu Khanh, 文少卿:穿越蒙古国的中俄天然气管道,不仅仅是几千公里的钢管Guancha, 27/11/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Gần đây, việc hoàn thành toàn bộ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên tuyến phía Đông Trung-Nga đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lĩnh vực hợp tác năng lượng giữa Trung Quốc và Nga. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế đôi bên cùng có lợi mà còn phản ánh nhiều thay đổi sâu sắc của quan hệ Trung-Nga trong tình hình quốc tế hiện nay.

Tất nhiên, đường ống tuyến phía Đông không chỉ là một dự án cơ sở hạ tầng, mà còn là một ô cửa để quan sát sự phát triển của quan hệ Trung-Nga và tác động rộng lớn hơn của mối quan hệ này đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Hợp tác năng lượng Trung-Nga nhìn từ các đường ống dẫn khí đốt tự nhiên”