Sự sụp đổ của Marine Le Pen và trận chiến lớn đang đến gần

Nguồn: Roger Cohen, “Marine Le Pen Falls to the Rule of Law and a Great Battle Looms,” New York Times, 31/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tòa án kết án nhà lãnh đạo cực hữu về tội tham ô và lệnh cấm bà ra tranh cử đã gây ra một cuộc khủng hoảng mới cho nước Pháp.

Năm ngoái, Marine Le Pen đã nói với vẻ đầy đe dọa về hậu quả có thể xảy ra sau phiên tòa xét xử bà về tội tham ô. “Ngày mai, có lẽ hàng triệu người Pháp sẽ thấy mình bị tước mất ứng viên tổng thống.”

Thứ hai tuần trước, sau khi tòa án ra phán quyết bà không đủ tư cách tranh cử chức vụ công trong vòng 5 năm, hàng triệu cử tri Pháp đã vô cùng tức giận. Pháp là một nền dân chủ pháp quyền, như phán quyết của tòa đã chứng minh. Nhưng không rõ liệu nền Cộng hòa thứ năm đầy chông gai của nước này có thể chống chọi nổi làn sóng phản đối chính trị không thể tránh khỏi trước cuộc bầu cử năm 2027 hay không. Continue reading “Sự sụp đổ của Marine Le Pen và trận chiến lớn đang đến gần”

Hệ thống quyền lực xuyên Đại Tây Dương đã đến điểm không thể vãn hồi

Nguồn: Hoàng Tĩnh, Ian Bremmer, Richard Sakwa, 观学院直播厅| 中美欧三学者对话:跨大西洋关系已越过无法挽回的节点, Guancha, 21/03/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Chưa đầy 100 ngày sau khi Trump tái đắc cử, liên minh xuyên Đại Tây Dương đã liên tiếp tan vỡ. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, một châu Âu không có sự hỗ trợ của Mỹ sẽ làm thế nào để tìm được sự cân bằng giữa tự chủ chiến lược, bảo vệ an ninh và phục hồi kinh tế? Là một lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ hòa bình thế giới, Trung Quốc sẽ đóng vai trò gì trong ván cờ mới này? Liệu hợp tác Trung Quốc-châu Âu có thể mở ra bước ngoặt mới hay không?

Phòng phát sóng trực tiếp của Guan School đã đặc biệt mời giáo sư Hoàng Tĩnh của Đại học Ngoại Ngữ Thượng Hải; chủ tịch Eurasia Group kiêm giáo sư danh dự tại Đại học New York Ian Bremmer; và giáo sư chính trị học về Nga và châu Âu tại Đại học Kent (Anh) Richard Sakwa, để cung cấp những góc nhìn theo quan điểm từ ba phía: Trung Quốc, Mỹ và châu Âu. Dưới đây là nửa đầu nội dung cuộc đối thoại. Continue reading “Hệ thống quyền lực xuyên Đại Tây Dương đã đến điểm không thể vãn hồi”

Nga tăng cường chiến tranh hỗn hợp chống lại phương Tây

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “Arsonist, Killer, Saboteur, Spy,” Foreign Affairs, 20/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc Trump ve vãn Putin, Nga đã bắt đầu leo thang chiến tranh hỗn hợp chống lại phương Tây.

Cuối tháng 1, chỉ một tuần sau nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thứ hai của Donald Trump, một quan chức cấp cao của NATO đã nói với các thành viên của Nghị viện Châu Âu rằng việc Nga tăng cường sử dụng chiến tranh hỗn hợp là một mối đe dọa lớn đối với phương Tây. Trong phiên điều trần, James Appathurai, Phó Trợ lý Tổng Thư ký NATO về đổi mới, hỗn hợp, và mạng, đã mô tả “các vụ phá hoại diễn ra trên khắp các quốc gia NATO trong vài năm trở lại đây,” bao gồm nhiều vụ tàu hỏa trật bánh, đốt phá, tấn công vào cơ sở hạ tầng, và thậm chí là các âm mưu ám sát nhắm vào các giám đốc công nghiệp hàng đầu. Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động cuộc chiến toàn diện ở Ukraine vào năm 2022, các chiến dịch phá hoại có liên quan đến tình báo Nga đã được ghi nhận tại 15 quốc gia. Phát biểu với báo chí sau phiên điều trần vào tháng 1, Appathurai tuyên bố đã đến lúc NATO phải chuyển sang “tư thế chiến tranh” để đối phó với các cuộc tấn công leo thang này. Continue reading “Nga tăng cường chiến tranh hỗn hợp chống lại phương Tây”

Tên lửa Oreshnik mới nhất của Nga là tin xấu cho NATO

Nguồn: Decker Eveleth, “The Latest Russian Missile Is Bad News for NATO,” Foreign Policy, 17/03/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Oreshnik là một con quái vật khác biệt hoàn toàn với những tên lửa tiền nhiệm của nó.

Tháng 11 năm ngoái, Nga đã phóng một loại tên lửa mới vào Ukraine. Moscow đã ra mắt tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik (có nghĩa là “cây phỉ” trong tiếng Nga) trong một cuộc tấn công vào Dnipro. Dù chỉ sử dụng đạn con loại trơ, nhưng đây lại là một nỗ lực khác của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm thể hiện sự sẵn sàng leo thang của mình. Continue reading “Tên lửa Oreshnik mới nhất của Nga là tin xấu cho NATO”

Thời khắc của châu Âu không chỉ là sự lặp lại của chủ nghĩa Gaulle

Nguồn: Sylvie Kauffmann, “Europe’s moment is more than reheated Gaullism,” Financial Times, 18/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Macron có thể chưa vội khoe khoang, nhưng cuộc thập tự chinh của ông cho quyền tự chủ chiến lược dường như cuối cùng đã được chứng minh là đúng đắn.

Vào tháng 11/1959, trong một buổi họp báo, Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã tự hỏi rằng: “Ai có thể nói trước điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai? Ai có thể dám chắc rằng hai cường quốc đang độc quyền vũ khí hạt nhân sẽ không thỏa thuận phân chia thế giới với nhau?”

Quyết tâm xây dựng lực lượng răn đe hạt nhân của riêng Pháp (“force de frappe”) và tiến hành các vụ thử hạt nhân bất chấp sự phản đối của Mỹ và Liên Xô, de Gaulle đã công khai thảo luận vấn đề này với Tổng thống Dwight Eisenhower từ hai tháng trước đó. Dù họ bất đồng quan điểm, nhưng nhà sử học người Pháp Maurice Vaïsse nhớ lại, Eisenhower sau đó đã thừa nhận rằng “Chúng ta sẽ phản ứng như de Gaulle nếu chúng ta ở vị trí của ông ấy.” Continue reading “Thời khắc của châu Âu không chỉ là sự lặp lại của chủ nghĩa Gaulle”

Vị giám đốc Wirecard đào tẩu, tình báo Nga, và đường dây gián điệp Bulgaria

Nguồn: Helen Warrell, Martha Muir, và Daria Mosolova, “The Wirecard fugitive, Russian intelligence and a Bulgarian spy ring,” Financial Times, 08/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một phiên tòa xét xử gián điệp ở London đã cung cấp những thông tin hiếm hoi về các hoạt động của Jan Marsalek, cựu giám đốc vận hành (COO) của Wirecard, và cách Moscow đang thuê ngoài hoạt động gián điệp của mình.

Vào một buổi tối tháng 09/2021, lúc gần 8 giờ, hai người đàn ông bắt đầu một cuộc trò chuyện bất thường trên ứng dụng nhắn tin Telegram: làm thế nào để bắt cóc một nhân vật đào tẩu người Nga mà họ tin là đang trốn ở Montenegro.

Một trong hai người là Orlin Roussev, chuyên gia công nghệ người Bulgaria đang làm việc tại văn phòng tại nhà ở Great Yarmouth, một thị trấn ven biển cổ xưa nằm ở phía đông nước Anh. Người kia là Jan Marsalek, một trong những người đàn ông bị truy nã gắt gao nhất ở châu Âu, cựu giám đốc vận hành của Wirecard, công ty thanh toán gian lận của Đức vừa sụp đổ một năm trước đó. Continue reading “Vị giám đốc Wirecard đào tẩu, tình báo Nga, và đường dây gián điệp Bulgaria”

Ukraine giờ đây là cuộc chiến của Châu Âu

Nguồn: Dmytro Kuleba, “This Is Europe’s War Now,” New York Times, 03/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Sáu vừa qua (28/02/2025), khi Volodymyr Zelensky rời khỏi Nhà Trắng với vẻ mặt buồn bã, Tổng thống Trump đã viết trên mạng xã hội rằng nhà lãnh đạo Ukraine có thể “quay lại khi ông ta sẵn sàng cho Hòa bình.”

Hòa bình là một từ rất mạnh, nhưng để hiểu được ý nghĩa thực sự của nó, người ta phải xem xét bối cảnh mà nó được dùng. Trong cùng ngày mà Trump nói về tầm quan trọng của hòa bình và tiễn Zelensky về nhà để suy nghĩ về điều đó, Nga đã phóng hơn 150 máy bay không người lái tấn công vào các thành phố của Ukraine. Trump nhấn mạnh rằng ông đang đạt được tiến triển lớn hướng tới hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng Putin chỉ tăng cường các cuộc tấn công của mình kể từ khi Trump lên nhậm chức. Continue reading “Ukraine giờ đây là cuộc chiến của Châu Âu”

Những nguy cơ từ một vị tổng thống thích truyền hình thực tế

Nguồn: Ravi Agrawal, “The Perils of a Reality TV Presidency,” Foreign Policy, 28/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc khẩu chiến giữa Trump và Zelensky là lời nhắc nhở rằng ngoại giao quốc tế chưa bao giờ đòi hỏi phải được thực hiện trước mắt hàng tỷ người.

“Tôi có thể nói với anh rằng đây sẽ là chương trình truyền hình tuyệt vời.”

Đó có thể là những lời chân thực nhất mà Tổng thống Mỹ Donald Trump thốt ra trong cuộc gặp đầy kịch tính và hoàn toàn không có phép tắc ngoại giao với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Trump rất am hiểu về truyền hình. Xuất thân là một ngôi sao truyền hình thực tế, ông đã vạch ra con đường lên nắm quyền của mình với hiểu biết sâu sắc về cách giữ chân mọi người. Càng gây sốc, càng kỳ quặc, càng thô lỗ, càng chưa từng có thì tỷ suất người xem càng tăng. Trump ám ảnh với những điều này. Ông ấy nổi tiếng với việc gọi điện cho các giám đốc truyền hình sẵn sàng nghe máy, và thảo luận về số liệu mỗi sáng. Nếu tỷ suất người xem không tăng lên, ông sẽ thử một cách khác. Sau đó lặp lại quá trình. Tỷ suất người xem càng cao, tin tức càng nhiều, sự chú ý càng lớn. Sự chú ý là điều tối quan trọng. Continue reading “Những nguy cơ từ một vị tổng thống thích truyền hình thực tế”

Nga sẵn lòng gây biến động toàn cầu tới đâu?

Nguồn: Hanna Notte, “How Big Is Russia’s Appetite for Upheaval?,” Foreign Affairs, 27/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp sự ủng hộ của Trump, vẫn có giới hạn đối với các xung lực phá hoại của Moscow.

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ Nga dường như đang làm gia tăng mối đe dọa đã gây báo động ở các thủ đô phương Tây suốt năm qua: sự liên kết của một nhóm đối thủ đáng gờm, bao gồm Trung Quốc, Iran, Triều Tiên, và Nga, trong một “trục biến động” do Nga đứng đầu. Cả bốn nước đều theo chủ nghĩa xét lại, với ý định lật đổ trật tự toàn cầu mà họ cho là chống lại mình. Phương Tây lo ngại rằng, ngoài việc hỗ trợ kinh tế, quân sự, và chính trị cho nhau, các quốc gia này có thể phát động cuộc xung đột khiến phương Tây phải chật vật kiềm chế những tác động gây bất ổn. Continue reading “Nga sẵn lòng gây biến động toàn cầu tới đâu?”

‘Châu Âu đang mắc kẹt trong tư duy Chiến tranh Lạnh và NATO có thể giải thể trong tương lai’

Nguồn: Richard Sakwa, 【思想者茶座】|理查德·萨克瓦:“中国过去几周非常安静,这是明智的做法”, Guancha, 28/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào đúng kỷ niệm ba năm của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Donald Trump – người vừa nhậm chức được một tháng – đã làm thay đổi mối quan hệ căng thẳng suốt ba năm qua giữa Mỹ và Nga bằng việc tổ chức cuộc hội đàm cấp cao với Nga và mở ra một cuộc chơi quyền lực mới giữa các cường quốc.

Liệu hòa bình giữa Nga và Ukraine có chuyển biến tốt đẹp hơn? Liệu châu Âu và Ukraine – những “đồng minh” bị Mỹ gạt sang một bên – có bao nhiêu năng lực để đảm bảo an ninh cho châu Âu? Là một nước lớn đại diện cho lợi ích của “phương Nam toàn cầu”, Trung Quốc sẽ đóng vai trò gì trong vấn đề này? Continue reading “‘Châu Âu đang mắc kẹt trong tư duy Chiến tranh Lạnh và NATO có thể giải thể trong tương lai’”

Vì sao Putin và Zelensky đều sẽ không dễ dàng thỏa hiệp?

Nguồn: Triệu Long, 赵隆:美俄关系重启?中国会面临怎样的局势?, Guancha, 20/02/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tuyên bố đã có cuộc đối thoại “hiệu quả” với Tổng thống Nga Vladimir Putin, thông tin xung quanh vấn đề Nga-Ukraine trở nên bùng nổ. Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth cùng Đặc phái viên Mỹ về Nga và Ukraine Kellogg đã nối nhau bày tỏ quan điểm tại châu Âu, đây gần như là một “sự sỉ nhục” đối với các nước đồng minh châu Âu.

Tiếp đó, vào ngày 18/2, Mỹ và Nga đã gặp nhau tại Saudi Arabia mà không có sự tham dự của châu Âu và Ukraine. Hai bên đều tỏ ra khá hài lòng với hơn 4 giờ đàm phán và đã đạt được đồng thuận về 4 nguyên tắc. Continue reading “Vì sao Putin và Zelensky đều sẽ không dễ dàng thỏa hiệp?”

Con đường đến hòa bình ở Ukraine phải đi từng bước nhỏ

Nguồn: Michael Kimmage và Maxim Trudolubov, “Ukraine Needs a Peace of Inches, Not Miles,” Foreign Policy, 11/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con đường duy nhất để tiến lên phía trước là một loạt các thỏa thuận quy mô nhỏ, được thực hiện dần dần với Nga.

Cuộc chiến đã kéo dài quá lâu. Quân đội Nga đã đạt được những bước tiến vững chắc ở miền Đông Ukraine, trong khi người Ukraine không thể giữ vững phòng tuyến. Chi phí nhân đạo của cuộc chiến đang tăng lên dưới hình thức người dân phải di dời và tài sản bị phá hủy. Các quốc gia ủng hộ Ukraine đang rất muốn thấy xung đột kết thúc một lần và mãi mãi. Đã đến lúc ngồi xuống đàm phán, chấp nhận những gì đã xảy ra trên chiến trường và xem các bên tham chiến sẽ chấp nhận điều gì. Tuyệt vọng tìm kiếm một thỏa thuận, các nhà đàm phán đã đưa ra một giải pháp. Continue reading “Con đường đến hòa bình ở Ukraine phải đi từng bước nhỏ”

Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “The Cold War Putin Wants,” Foreign Affairs, 23/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Nga muốn thay đổi chứ không phải chấm dứt xung đột ở Ukraine?

Ba năm sau khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với một lựa chọn đáng lo ngại. Trước công chúng, ông tỏ ra lạc quan. Ông đã kéo đất nước mình trở lại từ vực thẳm, và bằng các biện pháp quân sự, ông đã bảo vệ chủ quyền của đất nước mình, hay đúng hơn là những thứ mà ông cho là thuộc chủ quyền của đất nước mình. Ông khẳng định rằng nếu không làm vậy, nước Nga sẽ không còn tồn tại. Trong khi đó, GDP của Nga đang tăng trưởng – tăng khoảng 4% vào năm 2024, theo số liệu chính thức – và tiền lương không chỉ tăng mà còn rõ ràng là theo kịp giá cả dù tỷ lệ lạm phát hàng năm hiện đang ở mức hơn 9%. Đằng sau lớp vỏ hào nhoáng này, ngân sách quân sự đã tăng gấp đôi sau ba năm và tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi nền kinh tế quân sự; còn khu vực tiêu dùng, nơi lạm phát thậm chí còn cao hơn, lại đang trì trệ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh mà Putin muốn”

Ba nữ chính trị gia dẫn dắt sự trỗi dậy của phe cực hữu ở châu Âu

Nguồn: Lưu Yến Đình, 刘燕婷: 三个女人,带领欧洲极右崛起, Guancha, 26/01/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Đối với phe cực hữu châu Âu, năm 2024 là một năm tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Ý, Pháp và Đức.

Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6/2024, số ghế cực hữu đã tăng từ 135 ghế vào năm 2019 (chiếm 18% tổng số ghế) lên 187 ghế (chiếm 26% tổng số ghế) vào năm 2024, trong đó bao gồm việc một số quốc gia đã không cử các nghị sĩ cực hữu tới Brussels vào năm 2019: Síp, Luxembourg, Bồ Đào Nha và Romania. Đảng Fratelli d’Italia (FdI) do Giorgia Meloni lãnh đạo đã tăng trưởng đáng kinh ngạc, với mức tăng từ 6,4% phiếu bầu vào năm 2019 lên 28,8% vào năm 2024. Continue reading “Ba nữ chính trị gia dẫn dắt sự trỗi dậy của phe cực hữu ở châu Âu”

Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine

Nguồn: Bart Schuurman, “Russia Is Stepping Up Its Covert War Beyond Ukraine,” Foreign Policy, 10/01/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dữ liệu cho thấy một giai đoạn mới đáng lo ngại đã xuất hiện trong chiến thuật của Điện Kremlin, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân châu Âu.

Trong ba năm qua, Nga đã tiến hành một chiến dịch phá hoại và lật đổ ngày càng trắng trợn chống lại các đồng minh châu Âu của Ukraine. Trong năm 2024, Moscow đã leo thang đáng kể các chiến thuật của mình – chuyển sang ám sát, xâm phạm các cơ sở cấp nước ở một số quốc gia châu Âu, và nhắm vào các mục tiêu hàng không dân dụng. Continue reading “Nga đang đẩy mạnh cuộc chiến bí mật bên ngoài Ukraine”

Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin plus Trump spell trouble for European security,” Financial Times, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tái vũ trang của Đức đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu.

Một cuộc khủng hoảng an ninh đang diễn ra ở châu Âu. Hai yếu tố nguy hiểm có thể kết hợp vào năm 2025. Mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và sự thờ ơ ngày càng tăng từ nước Mỹ của Donald Trump.

Các nước châu Âu cần khẩn trương ứng phó với sự kết hợp địa chính trị đáng báo động này bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng mình. Và để thực hiện nhiệm vụ này, điều quan trọng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cuối cùng phải thực hiện lời hứa của Thủ tướng Olaf Scholz về việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Continue reading “Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu”

Chiến tranh Ukraine có thể vô tình dẫn đến chiến tranh hạt nhân như thế nào?

Nguồn:  William M. Moon, “How the War in Ukraine Could Go Nuclear—by Accident”, Foreign Affairs, 05/11/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trách nhiệm lớn nhất của một quốc gia hạt nhân là giữ an toàn cho các đầu đạn của mình. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022, khoảng 30% trong số ước tính 5.580 đầu đạn của Nga đã bị đặt vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Vào đầu cuộc chiến, những lo ngại rằng cuộc xâm lược có thể làm tăng nguy cơ kích nổ hạt nhân hoặc nổ do tai nạn tập trung vào rủi ro có thể xảy ra đối với bốn nhà máy điện hạt nhân của Ukraine và các mối đe dọa của Nga về việc cố ý leo thang xung đột vượt qua ngưỡng hạt nhân. Nhưng với việc Ukraine càng tìm cách tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga, thì càng rõ ràng rằng việc Nga không sẵn sàng bảo vệ đầy đủ các kho vũ khí hạt nhân ở phía tây – hiện nằm trong tầm tấn công của tên lửa và drone của Ukraine và thậm chí là từ bộ binh Ukraine – có thể gây ra rủi ro khủng khiếp. Continue reading “Chiến tranh Ukraine có thể vô tình dẫn đến chiến tranh hạt nhân như thế nào?”

Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine

Nguồn:  William Lippert, “Conventional Arms Control and Ending the Russo-Ukrainian War”, War on the Rocks, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kiểm soát vũ khí thông thường có ý nghĩa như thế nào đối với cách thức chiến tranh kết thúc? Ngay cả những cuộc chiến dài nhất cũng phải chấm dứt, và nhiều cuộc xung đột kết thúc bằng một số loại thỏa thuận, ngay cả khi đó là sự đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, bản thân thuật ngữ đầu hàng vô điều kiện đã gây hiểu lầm, mặc dù điều khác biệt giữa đầu hàng và đàm phán các điều kiện đầu hàng có thể chỉ nằm ở vấn đề mức độ. Các quốc gia chấp nhận đầu hàng hoàn toàn với nhận thức rằng chiến tranh thông thường sẽ kết thúc: Các thành phố sẽ không còn bị đánh bom, binh lính sẽ không còn bị tấn công và các cuộc tấn công quân sự sẽ được dỡ bỏ. Khi các cuộc chiến tranh hiện đại kết thúc, dù bằng thắng lợi hay thất bại, hay trong bế tắc, các quốc gia thường đồng ý kiểm soát vũ khí thông thường. Continue reading “Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine”

Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng

Nguồn: Norbert Röttgen, “Europe Has Run Out of Time,” Foreign Affairs, 22/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Với sự trở lại của Trump, lục địa già phải tự quản lý an ninh của mình – và phải nhanh chóng làm vậy.

Suốt hàng thập kỷ, liên minh xuyên Đại Tây Dương đã là nền tảng của an ninh châu Âu. Nhưng ngày nay, quan hệ đối tác của châu Âu với Mỹ đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng. Với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thực sự có nguy cơ rằng sự can dự của Mỹ vào châu Âu có thể giảm mạnh. Nếu Mỹ ngừng viện trợ quân sự cho Kyiv, hậu quả sẽ rất sâu rộng, đối với cả cuộc chiến ở Ukraine lẫn hàng phòng thủ còn lại của châu Âu chống lại các mối đe dọa bên ngoài, trong đó có một nước Nga phục thù. Continue reading “Châu Âu đã hết thời gian để điều chỉnh chính sách quốc phòng”

Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?

Nguồn: Michael Kimmage và Hanna Notte, “How Ukraine Became a World War,” Foreign Affairs, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những tác nhân mới đang biến đổi xung đột – và làm phức tạp con đường để kết thúc nó.

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào tháng 2/2022 là một sự kiện có quy mô toàn cầu. Quy mô của cuộc xâm lược, tương xứng với mục tiêu xóa bỏ nhà nước Ukraine, là rất lớn. Hàng triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi Ukraine đến phần còn lại của châu Âu. Giá nhiên liệu và phân bón tăng vọt, kích thích lạm phát trên toàn thế giới. Cuộc chiến cũng làm gián đoạn sản xuất và phân phối ngũ cốc, gây quan ngại về nguồn cung ở những nước nằm cách xa Nga và Ukraine. Và khi xung đột kéo dài sang năm thứ hai và thứ ba, phạm vi hậu quả quốc tế của nó lại càng mở rộng. Continue reading “Chiến tranh Ukraine đã trở thành một cuộc chiến tranh thế giới?”