Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai

Nguồn: Derek Grossman & Logan Ma, “A Short History of China’s Fishing Militia and What it May Tell Us”, Maritime Issues, 05/04/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu lịch sử là một cách tốt để dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai, thì Bắc Kinh rất có khả năng sẽ tăng cường lực lượng dân quân biển trong mọi viễn cảnh khả dĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc lực lượng này sẽ trở thành một lực lượng đáng gờm trong những năm tới.

Lực lượng dân quân – ngư dân có vũ trang của Trung Quốc – hay còn được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gọi chính thức là Dân quân Biển thuộc Lực lượng Vũ trang Nhân dân (PAFMM) – đóng vai trò chủ đạo trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm áp đặt tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. PAFMM là lực lượng ngư dân có vũ trang được chính phủ Trung Quốc bảo trợ, chưa rõ quân số, nằm dưới sự chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA). Lực lượng này đã tồn tại trong nhiều thập niên và hỗ trợ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và Hải quân Trung Quốc (PLAN) trong việc triển khai các hoạt động trong khu vực. Continue reading “Lịch sử lực lượng dân quân biển Trung Quốc và hàm ý cho tương lai”

Tiêu chuẩn mở chứ không phải trừng phạt mới giúp Mỹ đánh bại Huawei

Nguồn: Open standards, not sanctions, are America’s best weapon against Huawei”, The Economist, 08/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Công nghệ là sức mạnh. Bất cứ ai kiểm soát cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu sẽ kiểm soát thế giới. Đó là lý do tại sao Mỹ rất lo lắng về việc Trung Quốc nổi lên như một siêu cường công nghệ. Đó cũng là nguyên nhân Mỹ áp dụng mọi biện phạp, thậm chí cả việc sử dụng chính sách công nghiệp theo phong cách châu Âu, để kiềm chế Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc. Công ty này dẫn đầu thế giới về công nghệ 5G, thế hệ mạng di động tiếp theo, dự kiến ​​sẽ trở thành hệ thống thần kinh trung ương của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, dù xét trên phương diện nào thì Mỹ cũng đang thua trong cuộc chiến chống lại Huawei, cũng như trong điều mà Tổng thống Donald Trump, vốn chìm đắm trong tư duy “một mất một còn”, gọi là “cuộc đua 5G”. Huawei tiếp tục phát triển; việc triển khai 5G ở Trung Quốc tiếp tục tăng tốc; và hầu hết các đồng minh của Mỹ cho đến nay đã làm ngơ các yêu cầu của Mỹ đòi cấm cửa thiết bị Huawei khỏi mạng 5G quốc gia của họ vì lý do an ninh. Continue reading “Tiêu chuẩn mở chứ không phải trừng phạt mới giúp Mỹ đánh bại Huawei”

Covid-19 và bầu cử Mỹ: Donald Trump “trong họa có phúc”?

Tác giả: Liu Qiudi | Giới thiệu: Minh Anh

Với sự lây lan nhanh chóng cùng sự gia tăng tỷ lệ tử vong bởi đại dịch COVID-19, liệu cơ hội giành chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11 tới đây bắt đầu bị đe dọa?

Nước Mỹ đang hoảng loạn dưới sự tấn công của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Đây là cuộc khủng hoảng toàn diện lớn nhất mà Donald Trump phải đối mặt kể từ khi lên cầm quyền đến nay, bao gồm khủng hoảng y tế, kinh tế, xã hội, và cũng có thể trở thành một cuộc khủng hoảng chính trị quy mô rất lớn.

Tính đến sáng 30/3, số người mắc COVID-19 ở thành phố New York là 36.221 người, trong đó 790 ca tử vong. Bang New York ghi nhận tổng cộng 66.479 người được xác định mắc COVID-19 và số người tử vong là 1.218, trong khi dịch vẫn chưa đạt đỉnh. Continue reading “Covid-19 và bầu cử Mỹ: Donald Trump “trong họa có phúc”?”

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Đại dịch coronavirus về cơ bản sẽ không làm thay đổi cấu trúc trục chiến lược Moskva và Bắc Kinh song sẽ tạo ra những tổn thương cho mối quan hệ vốn không hề đơn giản này. Nước Nga sẽ càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn giá dầu và suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Ngay khi dịch bệnh mới chỉ bắt đầu phát triển tại Trung Quốc, Moskva đã có phản ứng hết sức quyết liệt, gây khó hiểu cho phía Bắc Kinh. Vào thời điểm ấy, mặc dù chưa có ca nhiễm nào trong nước, chính phủ Nga đã ngay lập tức hạn chế rồi đình chỉ các chuyến bay, phong toả đường biên giới, ngắt kết nối các tuyến vận chuyển đường sắt. Sau đó Nga ra chỉ thị cấm nhập cảnh tạm thời công dân Trung Quốc, chú trọng kiểm tra thân nhiệt người gốc Á ở toàn bộ hệ thống giao thông công cộng. Nga cũng đã trục xuất cả trăm Hoa kiều do vi phạm luật cách ly. Continue reading “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung”

Covid-19 phơi bày những góc khuất của nước Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Ideas That Won’t Survive the Coronavirus”, The New York Times, 10/04/2020.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Dịch Covid-19 đang đặt dấu chấm hết cho suy nghĩ hoang đường rằng chúng ta là quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất.

Đôi khi có người hỏi tôi cần có những phẩm chất gì để trở thành nhà văn. Tôi nói những gì bạn cần làm là đọc liên tục; bỏ hàng ngàn giờ ra ngồi viết; và phải có khả năng thích thú và chịu đựng vô số lần bị từ chối cùng sự cô lập. Hoá ra, những phẩm chất đó lại giúp tôi sống tốt trong giai đoạn dịch bệnh này.

Thực ra, việc tôi gần như đang tận hưởng quãng thời gian cách ly đã khiến tôi nhận thức rõ đặc ân mình đang có, trừ những khoảnh khắc hoang tưởng âu lo về cái chết cận kề trước mắt và nỗi tức giận trước sự bất lực của lãnh đạo đất nước. Nhờ các mẩu tin trên mạng xã hội tôi mới thấy sự tàn phá đang xảy ra ngoài kia với những người bị mất việc, lo lắng vì không thể trả tiền thuê nhà. Ngày càng xuất hiện nhiều câu chuyện đau thương liên quan tới các bác sĩ, y tá, người nhiễm Covid-19, và những người đã mất người thân vì dịch bệnh này. Continue reading “Covid-19 phơi bày những góc khuất của nước Mỹ”

Bàn thêm về nội trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội thời Lý Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tống Cảo, Sứ thần Trung Quốc từng viếng thăm Vua Lê Đại Hành tại Trường Châu [Ninh Bình] vào năm 990, lúc trở về nước phục trình lên Vua Tống Thái Tông, có đoạn ghi như sau:

Hoàn tính tàn nhẫn, thân cận với tiểu nhân, năm bảy tâm phúc hoạn quan chầu chực xung quanh; thích uống rượu, ra lệnh bằng tay. Phàm quan lại giỏi việc, cất nhắc ngay làm thân cận, bị lỗi nhỏ cũng giết, hoặc đánh vào lưng từ 100 đến 200 [trượng]. Bọn phụ tá không vừa lòng cũng đánh đòn từ 30 đến 50, hoặc giáng xuống cấp thấp; hết giận lại khai phục chức vị. Có cái tháp bằng gỗ, chế tạo thô lậu; một hôm Hoàn mời lên trên đó để ngắm cảnh. Đất không lạnh, tháng 11 vẫn mặc áo kép, dùng quạt.’ ”[1] Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ. Continue reading “Bàn thêm về nội trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội thời Lý Nhân Tông”

Tại sao người giàu sợ đại dịch?

Nguồn: Walter Scheidel, “Why the Wealthy Fear Pandemics”, The New York Times, 09/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào mùa thu năm 1347, bọ chét từ chuột khiến bệnh dịch hạch tràn vào nước Ý qua một vài con tàu đến từ Biển Đen. Trong bốn năm tiếp theo, đại dịch xé nát châu Âu và Trung Đông. Sự hoảng loạn lan rộng khi các hạch bạch huyết ở nách và háng nạn nhân sưng lên thành cục, mụn nước đen bao phủ khắp cơ thể, sốt tăng vọt và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động. Có lẽ một phần ba dân số châu Âu đã chết.

Tác phẩm “Decameron” của Giovanni Boccaccio ghi lại một cảnh mà ông chứng kiến tận mắt: “Khi tất cả các huyệt mộ đã kín chỗ, người ta đào những cái hố khổng lồ ở sân nhà thờ, hàng trăm người mới chết được ném xuống đó, chen sát nhau thành từng lớp như hàng trên tàu”. Còn theo Agnolo di Tura đến từ Siena, “quá nhiều người chết đến nỗi tất cả đều tin rằng ngày tận thế đã tới”. Continue reading “Tại sao người giàu sợ đại dịch?”

Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?

Nguồn: Lanhee J. Chen, “Lost in Beijing: The Story of the WHO”, Wall Street Journal, 08/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ “thiên về Trung Quốc” như Tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba. Tổ chức này còn bị phá hỏng và thao túng. WHO đã thất bại với phản ứng thiếu quyết đoán của mình trước dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, vốn cướp đi hơn 11.000 sinh mạng. Giờ đây phản ứng của WHO đối với đại dịch coronavirus cho thấy họ sẵn sàng đưa chính trị lên trước sức khỏe cộng đồng. Cách mà WHO luôn hành động để tâng bốc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy họ cần có những cải cách cơ bản.

Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO – hơn 400 triệu đô la vào năm 2019, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp 44 triệu đô la, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trump gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể sẽ treo khoản đóng góp của mình trong thời gian chính quyền của ông “kiểm tra kỹ” liệu Mỹ nhận được gì từ khoản đóng góp đó. Ông và Quốc hội nên đi xa hơn thế. Continue reading “Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?”

Phân tích hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á

Tác giả: Bilahari Kausikan

Dịch bệnh Covid-19 dường như đã đạt đỉnh tại Trung Quốc. Ban đầu, Trung Quốc xử lý khủng hoảng thiếu khéo léo khi không phổ biến thông tin, tạo điều kiện cho virus lan ra khắp Trung Quốc và vượt ra khỏi biên giới. Nhưng các biện pháp hà khắc mà chỉ hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu Lênin có khả năng áp dụng đã giúp kiểm soát bệnh dịch, mặc dù khá tốn kém chi phí. Dù sao, Trung Quốc không phải gánh chịu tổn thất cho tất cả các biện pháp đó. Tâm chấn toàn cầu hiện đang ở châu Âu và ngày càng có xu hướng lan sang Mỹ. Giống như Trung Quốc, phương Tây dò dẫm những phản ứng ban đầu. Các nền dân chủ chậm phản ứng cho đến khi bị sốc thành hành động. Tuy nhiên, đây là những hệ thống kiên cường với khả năng kinh tế, khoa học và hành chính mạnh mẽ, và các hệ thống này đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các phí tổn cho tất cả mọi người sẽ lớn. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối cùng họ sẽ nắm bắt được căn bệnh và kiểm soát nó theo cách riêng của họ. Continue reading “Phân tích hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á”

Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Michael Dahm | Giới thiệu: Minh Anh

Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng tối. Bạn không thể nhìn hay nghe thấy gì, nhưng đối thủ của bạn có thể nhìn và nghe được mọi thứ. Đối thủ của bạn ở trong phòng và biết rõ mọi ngóc ngách. Bạn chỉ biết một vài lối vào hoặc ra. Bạn có thể tin rằng bạn có lợi thế về công nghệ và huấn luyện cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, trong phạm vi căn phòng, bạn không thể xác định nơi đặt vũ khí của mình và không thể liên lạc với bạn bè. Trong bóng tối, kẻ thù theo dõi và chờ đợi, sẵn sàng tấn công từng người một trong nhóm của bạn từ những hướng bất ngờ. Nếu bạn để lộ vị trí của mình, hoặc gọi trợ giúp, những kẻ đứng trong bóng tối sẽ nghe thấy. Continue reading “Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông”

Cách Viktor Orban qua mặt EU xây dựng nền chuyên chế Hungary

Nguồn: How Hungary’s leader, Viktor Orban, gets away with it”, The Economist, 02/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giống như nhân vật phản diện trong phim Điệp viên 007, Viktor Orban không thể cưỡng lại được việc tiết lộ kế hoạch của mình. Vị thủ tướng Hungary chưa bao giờ giấu diếm mong muốn gia tăng quyền lực. Trước khi nhậm chức vào năm 2010, ông phát biểu một cách đáng quan ngại: “Chúng tôi chỉ cần đắc cử một lần, rồi sau đó đâu vào đấy”. Quả đúng như vậy. Sau khi được các cử tri Hungary trao cho một thế đa số đủ lớn, Orban đã khiến bộ máy nhà nước Hungary suy yếu, viết lại hiến pháp theo ý mình, thanh trừng các tòa án và bóp miệng truyền thông.

Năm 2013, ông nói với một nhà báo rằng “Trong khủng hoảng, bạn không cần quản trị bằng các thể chế”. Một lần nữa, ông đã làm đúng như vậy. Một đạo luật được ban hành vào ngày 30 tháng 3 cho phép Orban cai trị bằng các sắc lệnh – qua mặt quốc hội – cho đến khi cuộc khủng hoảng coronavirus kết thúc. Trong phim, nhân vật phản diện bị chặn đứng sau khi để lộ ý đồ của mình. Nhưng vì Orban chống lại Liên minh châu Âu chứ không phải James Bond, ông ta đã thành công. Continue reading “Cách Viktor Orban qua mặt EU xây dựng nền chuyên chế Hungary”

Tình báo Mỹ nghi ngờ số liệu về Covid-19 của Trung Quốc

Nguồn: Julian E. Barnes, “C.I.A. Hunts for Authentic Virus Totals in China, Dismissing Government Tallies”, New York Times, 02/04/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong nhiều tuần qua, các quan chức tình báo Mỹ đã nói với Nhà Trắng rằng Trung Quốc báo cáo thấp hơn thực tế sự lây lan của Coronavirus và thiệt hại do đại dịch gây ra.

Theo ý kiến của các viên chức tình báo Mỹ đương nhiệm và tiền nhiệm, ngay từ tháng 2/2020, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thường xuyên cảnh báo Nhà Trắng là Trung Quốc đã báo cáo thấp hơn thực tế về tình hình lây nhiễm Covid-19, và khi lập mô hình dự báo chống loại virus ấy, Mỹ đã không thể dựa vào số liệu của Trung Quốc. Continue reading “Tình báo Mỹ nghi ngờ số liệu về Covid-19 của Trung Quốc”

Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur

Nguồn: Andrew Higgins, “On Russia-China Border, Selective Memory of Massacre Works for Both Sides”, New York Times, 26/03/2020.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nơi xảy ra tội ác là một bờ sông ở vùng Thượng Blagoveshchensk thuộc nước Nga. Tại đây 120 năm trước những người Cô-dắc Nga đã làm cho hàng nghìn người Trung Quốc chết đuối trên sông Amur. Trên ngọn đồi gần đó có dựng một bức tượng đồng kỷ niệm cùng một cây thánh giá Chính thống giáo bằng bê tông.

Đài tưởng niệm ấy không phải là để tưởng nhớ các nạn nhân. Ngược lại, là để ca ngợi những người Cô-dắc [Cossacks] đã bảo vệ vùng lãnh thổ xưa kia từng là của Trung Quốc, nhưng từ giữa thế kỷ 19 đã trở thành một phần của vùng Viễn Đông nước Nga. Continue reading “Nhìn lại vụ Nga thảm sát người Trung Quốc trên sông Amur”

Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?

Nguồn: Ryan Hass & Kevin Dong, “The US, China and Asia after the pandemic: more, not less, tension”, East Asia Forum, 01/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ít có sự kiện nào trong thế kỷ qua lại nhấn mạnh sự cần thiết của lãnh đạo toàn cầu và khu vực rõ ràng như sự lan rộng của COVID-19. Sự lây lan này đã vượt qua mọi rào cản – quốc gia, văn hóa, tư tưởng và cá nhân. Nó cũng đã tấn công người giàu cũng như người nghèo, kẻ mạnh lẫn kẻ yếu. Nó đã làm cho hầu như tất cả mọi người trên hành tinh đều cảm thấy dễ bị tổn thương.

Thông thường, trong hoàn cảnh như vậy, Hoa Kỳ sẽ tiến lên để lãnh đạo, sử dụng sức mạnh tập hợp lực lượng độc nhất và sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự vô song của mình để huy động các nguồn lực, thúc đẩy các nỗ lực quốc tế đi theo một hướng. Điều đó đã xảy ra sau thảm họa sóng thần Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự bùng phát của Ebola ở Đông Phi. Hoa Kỳ thường xem đây là một trò chơi có tổng dương, ai cũng được lợi, để vượt qua những thách thức toàn cầu này cùng với Trung Quốc. Điều này giờ không còn nữa. Continue reading “Căng thẳng Mỹ – Trung tại châu Á càng gia tăng sau đại dịch?”

Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc

Tác giả: Paul Haenle | Giới thiệu: Minh Anh

Trung Quốc đã cố gắng giải quyết một cách thận trọng mối quan hệ với Mỹ, đồng thời triển khai sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ và đặt ra những câu hỏi về vai trò lãnh đạo toàn cầu của Bắc Kinh.

Mối quan hệ Mỹ-Trung đã tác động như thế nào tới phản ứng trước dịch COVID-19?

Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 lan rộng, sự mất lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây trở ngại cho sự phối hợp toàn cầu cần thiết cho  một cuộc khủng hoảng như vậy. Cả hai nước đều phải chịu trách nhiệm vì đã không hợp tác với nhau. Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về mức độ nghiêm trọng thực sự của dịch bệnh do những chỉ thị chính trị và quan ngại kinh tế đã thổi bùng lên mối nghi ngờ ngay từ đầu. Continue reading “Tác động của Covid-19 đến chính sách đối ngoại Trung Quốc”

Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Foreseeable Unforeseeables”, Project Syndicate, 27/03/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các sự kiện như đại dịch COVID-19, vụ sụp đổ thị trường nhà ở tại Mỹ năm 2007-2009 và các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thường được gọi là sự kiện “thiên nga đen”. Thuật ngữ này có nghĩa là không ai có thể đoán trước chúng sẽ xảy ra. Nhưng, trên thực tế, những sự kiện này đều liên quan đến những ẩn số đã biết (known unknowns), hơn là những gì cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld từng gọi là “ẩn số chưa biết” (unknown unknowns).

Rốt cuộc, trong mỗi trường hợp, các nhà phân tích am hiểu đều biết được không chỉ điều đó có thể xảy ra, mà còn cả khả năng nó sẽ xảy ra trên thực tế nữa. Mặc dù tính chất và thời điểm chính xác của những sự kiện này không thể dự đoán được với độ chính xác cao, nhưng mức độ nghiêm trọng của hậu quả là có thể đoán được. Nếu các nhà hoạch định chính sách đã xem xét các rủi ro và thực hiện các bước phòng ngừa trước, họ có thể đã ngăn chặn hoặc giảm nhẹ được thiệt hại do thảm họa. Continue reading “Tại sao Hoa Kỳ bất ngờ trước đại dịch Covid-19?”

Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong lúc Đô tổng quản Quách Quì mang đại quân trên đường di chuyển xuống phương nam, Vua Tống sai Phó tổng quản Triệu Tiết chỉ huy đạo quân tiên phong làm cuộc hành quân mở đường tại vùng đất Trung Quốc giáp giới nước Đại Việt. Cuộc hành quân này rất cần thiết, vì đại quân chọn Vĩnh Bình [Bằng Tường] làm hậu cứ, thuyền chở lương thảo tích trử tại nơi này, nên cần phải giữ an ninh. Hơn nữa lúc quân ta sang đánh Trung Quốc, trưng bản Lộ Bố đã kích chính sách bảo giáp, trợ dịch, bóc lột kềm kẹp dân; nên được dân chúng khe động tại Tả Giang, Hữu Giang hưởng ứng; bởi vậy lúc quân ta rút lui, dân chúng tại vùng này cũng chưa chịu ngã theo Trung Quốc. Để đối phó lại, Vua Tống chủ trương một mặt đưa lợi lộc ra nhử, một mặt cho cầm đao đánh giết: Continue reading “Nhà Lý đánh bại quân Tống xâm lược”

Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý

Nguồn: Theresa Fallon, “China, Italy, and Coronavirus: Geopolitics and Propaganda”, The Diplomat, 20/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Ở Ý, Trung Quốc không còn được xem như là quốc gia khởi nguồn của dịch COVID-19, mà là một người bạn trong thời điểm hoạn nạn.

Ý đã luôn là một phần thưởng địa chính trị hậu hĩnh trong mọi thời đại bởi vị trí chiến lược của nó giữa Địa Trung Hải cũng như sự thịnh vượng và các kỹ năng hữu dụng của người dân nơi đây. Và bây giờ, đã đến lượt của một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc- để tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại đây.

Năm ngoái, Ý đã ký một Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Ý là quốc gia G-7 đầu tiên và cho đến nay là duy nhất tham gia. Sau nhiều năm trì trệ, Ý hy vọng sẽ mang lại một động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế qua việc hợp tác với Trung Quốc. Động thái này đã bị các đồng minh của Ý ở phương Tây chế nhạo và gây tranh cãi trong nước, với một thành viên trong chính phủ liên minh hiện nay (Đảng cánh hữu Lega của nguyên phó thủ tướng Matteo Salvini) chống lại nó. Tuy nhiên sau tất cả, việc ký Bản ghi nhớ đã không mang lại cho Ý nhiều hợp đồng từ Trung Quốc hơn so với những quốc gia không làm vậy – ví dụ như Pháp. Continue reading “Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý”

Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu p/v GS Trịnh Vĩnh Niên

Lời giới thiệu của Thời báo Hoàn cầu: “Chúng ta bước vào năm 2020 với sự bất định và cảm giác bất an” – cuối năm ngoái Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói như vậy trong lời chúc mừng năm mới. Nhưng ông Guterres chưa nghĩ tới việc đầu năm 2020 bỗng dưng bùng phát một trận đại dịch lây nhiễm toàn cầu. Năng lực quản trị của các nước bất phân giàu nghèo, to nhỏ đều đứng trước cuộc đại sát hạch của trận dịch viêm phổi gây ra bởi virus corona kiểu mới. Trận dịch đó khiến rất nhiều người liên tưởng đến cuộc đấu tranh về chế độ chính trị. Trải qua cuộc đại sát hạch này chúng ta có thể học được những gì? Ngoài dịch bệnh ra thì như ông Guterres nói, thế giới đầy bất định này sẽ diễn biến theo những xu thế nào? Ông Trịnh Vĩnh Niên (Zheng Yongnian), giáo sư Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore, Chủ tịch Hội đồng học thuật của Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa (Center for China and Globalization, CCG) đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Hoàn cầu, qua đó ông trình bày suy nghĩ về một số vấn đề quốc tế quan trọng. Continue reading “Bàn về chế độ chính trị và quan hệ Mỹ-Trung trong bối cảnh Covid-19”

Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông

Nguồn: Alexander Mikaberidze, “Napoleon’s Middle East Legacy”, Project Syndicate, 10/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Mọi thứ bắt đầu từ Napoleon.” Đó là những lời đầu tiên trong sử kí của Thomas Nipperdey về nước Đức trong thế kỷ 19, cuốn “Germany from Napoleon to Bismarck (Đức từ thời Napoleon đến Bismarck). Mặc dù Nipperdey nói về vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte trong việc định hình châu Âu hiện đại, nhưng xét trên nhiều phương diện, lời mở đầu trên của ông cũng có thể được áp dụng với tình hình Trung Đông ngày nay.

Cuộc xâm lược Ai Cập của Napoleon vào năm 1798 là ví dụ đầu tiên của chủ nghĩa đế quốc tự do, và làm nổi bật tốc độ Cách mạng Pháp vượt ra ngoài biên giới Pháp – và cả Châu Âu. Mặc dù chiến dịch này là một thảm họa quân sự, nó đã để lại một di sản lâu dài trong khu vực. Continue reading “Di sản lịch sử của Napoleon ở Trung Đông”

<\/div>","ppAdditionalControls":"