Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “What Trump’s Personalized Presidency Means for China,”  Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Dù còn những trở ngại ngăn cản Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau, Bắc Kinh vẫn có thể tìm ra cách để đạt được các thỏa thuận.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gợi ý một con đường mới cho quan hệ Mỹ – Trung qua lời mời tham dự lễ nhậm chức của mình; Hoàng tử Andrew của Anh bị cuốn vào một vụ bê bối liên quan đến một doanh nhân người Trung Quốc; Quốc hội Mỹ gia hạn một thỏa thuận hợp tác khoa học bất chấp một số phản đối. Continue reading “Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc”

Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập

Nguồn: John Garnaut và Sam Chetwin George, “This Unreadable Russian Novel Is Xi Jinping’s Spiritual Guide,” New York Times, 15/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuối tháng 10, trong khi phần lớn thế giới đang tập trung vào cuộc bầu cử ở Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đưa ra một lời kêu gọi toàn cầu phản đối trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

Phát biểu tại Kazan, Nga, trong hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS, ông nói với các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi, Iran, Ai Cập, và một số quốc gia khác rằng: thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới quan trọng “được xác định bởi sự hỗn loạn và chuyển đổi.” Continue reading “Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập”

Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng

Nguồn: Calder Walton và Kevin Quinlan, “The Era of Supply Chain Spy Wars Is Here,” Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể chuẩn bị như thế nào cho những chiến dịch phá hoại mới do nhà nước cầm đầu?

Vụ phá hoại các thiết bị liên lạc của Hezbollah trong năm nay – rõ ràng là do Israel thực hiện – chắc chắn là một chiến dịch rất ngoạn mục, nhưng xét về mặt gián điệp, thì đây không phải là điều gì mới mẻ. Các cơ quan tình báo từ lâu đã nhắm mục tiêu và khai thác chuỗi cung ứng cho cả mục đích tình báo và phá hoại. Từ Chiến tranh Lạnh thế kỷ 20 đến cuộc đụng độ địa chính trị ngày nay với Nga và Trung Quốc, việc xâm nhập chuỗi cung ứng luôn mang đến cơ hội để thu thập thông tin có giá trị về đối thủ hoặc phá hoại các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của họ. Continue reading “Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng”

Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria

Nguồn: Dương Ngọc Long, 杨玉龙:反对派掌权,叙利亚变局迎来三种可能, Guancha, 11/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ ngày 27/11/2024, dưới khẩu hiệu hoạt động quân sự “Răn đe xâm lược”, liên minh vũ trang chống chính phủ do Hayʼat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm vào lực lượng chính phủ Syria và đạt được thành quả to lớn chỉ trong hơn 10 ngày. Vào ngày 8/12, tổng thống khi đó là Bashar al-Assad đã tuyên bố từ chức và tới Moscow (Nga) để tị nạn chính trị. Điều này đã chấm dứt nửa thế kỷ cai trị của gia tộc Assad ở Syria.

Theo thông tin mới nhất, truyền thông Syria đưa tin vào ngày 10, chính phủ chuyển tiếp với Mohammed al-Bashir của “Chính phủ Cứu quốc Syria” làm thủ tướng tạm quyền, đã chính thức lên nắm quyền ở Syria vào cùng ngày. Continue reading “Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria”

Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm

Nguồn: Nancy Okail và Matthew Duss, “America Is Cursed by a Foreign Policy of Nostalgia,” Foreign Affairs, 03/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần điều gì đó tốt hơn “Nước Mỹ trên hết” và “Nước Mỹ trở lại.”

Chính sách đối ngoại của Mỹ hiện đang trôi dạt giữa trật tự cũ và một trật tự mới vẫn chưa được xác định rõ ràng. Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã khiến nhiều người ở Washington thức tỉnh trước thực tế rằng: dù giới tinh hoa chính trị tin là có một sự đồng thuận không thể chối cãi về chính sách đối ngoại, nhiều người Mỹ vẫn đặt câu hỏi về những giả định đã định hướng cách mà Mỹ tiếp cận thế giới suốt hàng chục năm qua – đặc biệt là về giả định rằng một trật tự quốc tế được hậu thuẫn bởi bá quyền quân sự của Mỹ rõ ràng là đáng được duy trì, bất kể phải trả giá như thế nào. Cuộc bầu cử năm 2024 đã xác nhận rằng kết quả năm 2016 không phải là một điều bất thường. Sự đồng thuận cũ ở Washington đã chết. Continue reading “Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm”

Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Bashar Assad’s fall reminds Xi Jinping of a Donald Trump bombshell,” Nikkei Asia, 12/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã ở cùng Trump tại Florida vào năm 2017 khi tên lửa của Mỹ tấn công Syria.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9/2023, Bashar Assad đã nhất trí với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên “quan hệ đối tác chiến lược.” Nhờ có thỏa thuận này, hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, giờ đây mới bắt đầu khởi sắc. Continue reading “Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump”

Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria

Nguồn: James Palmer, “China Needs a New Approach in Syria,”  Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh nhìn nhận lại ván cược thất bại của mình với chế độ Assad.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc cân nhắc lại cách tiếp cận vấn đề sau khi chính phủ Syria sụp đổ; Giới chức Trung Quốc thận trọng và lặng lẽ theo dõi khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc; TikTok thất bại trong việc kháng cáo một đạo luật của Mỹ có thể khiến ứng dụng này bị cấm.

Trung Quốc phản ứng trước sự sụp đổ của chế độ Assad tại Syria

Sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Syria vào hôm Chủ nhật, Trung Quốc có vẻ sẽ ngẫm lại về nước cờ thua của mình khi đã đặt cược vào chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhưng khi tình hình lắng xuống, các nhà lãnh đạo mới ở Damascus có lẽ cũng sẽ tìm kiếm cho mình những đồng minh đáng tin cậy. Continue reading “Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria”

Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Dưới thời Vua Lê Hy Tông, mấy lần sai sứ thần sang nhà Thanh đòi trả lại một số đất tại 3 châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa bị phủ Khai Hóa chiếm; nhưng nhà Thanh vẫn không chịu trả. Tại miền Nam, vào tháng Giêng năm Quí Dậu [5/2-6/3/1693], bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Tháng 4 năm Mậu Dần [10/5-7/6/1698], Thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp; chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa); lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định). Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản. Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến đánh; tháng 4 năm Canh Thìn [19/5-16/6/1700], Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Năm Nhâm Ngọ [1702], giặc biển người An Liệt [tức người Anh] có 8 chiếc thuyền đến ở đảo Côn Lôn. Năm sau Trấn thủ Trấn Biên Trương Phước Phan dùng mưu dẹp được, chiếm lại đảo. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)”

Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump?

Nguồn: Chris Miller, “How the chip war could turn under Trump,” Financial Times, 06/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ thuế quan đến nhu cầu AI, các công ty Mỹ đang cân nhắc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Sự trở lại của Donald Trump có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến chip toàn cầu? Ông không phải là người bắt đầu cuộc đua trợ cấp công nghệ – người phát động là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình – nhưng chính quyền đầu tiên của ông đã khiến Mỹ tập trung vào cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc. Sau đó, Biden đã mở rộng các chính sách thời Trump liên quan đến thuế quan, trợ cấp, và kiểm soát xuất khẩu. Và giờ đây, Trump đã trở lại ngay khi trí tuệ nhân tạo làm tăng nhu cầu về sức mạnh tính toán. Continue reading “Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump?”

Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria

Nguồn: Gideon Rachman, “The west should not succumb to cynical regret over Syria,” Financial Times, 09/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhiều chuyện vẫn có thể diễn ra không như mong đợi, nhưng sự sụp đổ của một trong những nhà độc tài tàn bạo nhất thế giới là điều đáng hoan nghênh.

“Assad phải ra đi,” Barack Obama đã nói như vậy vào năm 2013. Hơn một thập kỷ sau, nhà độc tài Syria đã thực sự ra đi. Nhưng tâm trạng chung ở Mỹ và châu Âu là cảnh giác hơn là ăn mừng.

Lịch sử gần đây ở Trung Đông cho chúng ta lý do chính đáng để thận trọng. Việc lật đổ các nhà độc tài khác, như Saddam Hussein ở Iraq và Muammer Gaddafi ở Libya, đã dẫn đến bạo lực hỗn loạn thay vì hòa bình và ổn định. Việc lực lượng đánh bại Assad, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bị Mỹ, Liên Hiệp Quốc, và nhiều nước châu Âu phân loại là một nhóm khủng bố càng làm tăng thêm nỗi sợ. Ký ức về sự trỗi dậy của ISIS ở Syria và Iraq năm 2014 cũng vẫn còn rất mới. Continue reading “Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria”

Đằng sau cuộc khủng hoảng hiến pháp chưa hồi kết của Hàn Quốc

Nguồn: Michelle Kim, “South Korea Is in Constitutional Chaos,” Foreign Policy, 09/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, không ai biết ai là người đang nắm quyền.

Thứ Ba tuần trước, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn chính trị khi bất ngờ tuyên bố – và sau đó rút lại – lệnh thiết quân luật. Đây là lần đầu tiên thiết quân luật được áp dụng ở nước này kể từ năm 1980, khi Tổng thống Chun Doo-hwan tiến hành đảo chính và thảm sát hàng nghìn người biểu tình dân chủ trong Cuộc Nổi dậy Gwangju. Đối với người dân Hàn Quốc, tuyên bố của Yoon là một sự thức tỉnh phũ phàng trước thực tế rằng thời kỳ đen tối của chế độ độc tài quân sự có thể vẫn chưa thuộc về dĩ vãng. Continue reading “Đằng sau cuộc khủng hoảng hiến pháp chưa hồi kết của Hàn Quốc”

Liệu sự hỗ trợ của Trump có giúp Bitcoin tiếp đà tăng mạnh?

Nguồn: Kim Chung, 比特币在特朗普助力下,还能“狂飙”多久?, QQ News, 05/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ khi Trump tái đắc cử, Bitcoin là loại tài sản tài chính có phản ứng dữ dội nhất trên thị trường, với mức tăng từ 68.000 USD lên 100.000 USD chỉ trong một tháng. Một số nhà phân tích Phố Wall thậm chí còn đồn đại rằng Bitcoin sẽ tăng lên mức 225.000 USD trong vòng 2 năm.

Đã nhiều lần biến động dữ dội nhưng vẫn chưa bị đào thải

Bitcoin, loại tiền ảo xuất hiện sớm nhất và nổi tiếng nhất, được tạo ra bởi một nhóm nhỏ những người đam mê công nghệ theo chủ nghĩa lý tưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đợt bơm tiền lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Continue reading “Liệu sự hỗ trợ của Trump có giúp Bitcoin tiếp đà tăng mạnh?”

Thách thức Trung Quốc của chính quyền Trump

Nguồn: Rush Doshi, “The Trump Administration’s China Challenge,” Foreign Affairs, 29/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc xây dựng lại sức mạnh của nước Mỹ sẽ cần sự ủng hộ ở cả trong và ngoài nước – và từ chính Trump.

Dự đoán chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump sắp tới – và phản ứng có thể xảy ra từ phía Trung Quốc – là một trò chơi đoán mò. Trong nhiệm kỳ đầu tiên làm tổng thống, cách tiếp cận mang tính giao dịch đổi chác của Donald Trump thường khác với cách tiếp cận cạnh tranh của đội ngũ dưới quyền ông. Và những động lực tương phản này sẽ tiếp tục định hình nhiệm kỳ thứ hai của ông. Nhưng bất chấp sự bất định xoay quanh cách tiếp cận của chính quyền Trump, thách thức cốt lõi mà họ phải đối mặt vẫn rất rõ ràng: định vị Mỹ vượt qua Trung Quốc trong lúc một cửa sổ quan trọng của cuộc cạnh tranh bắt đầu khép lại. Continue reading “Thách thức Trung Quốc của chính quyền Trump”

Liệu Tập Cận Bình có hành động giống như Gia Cát Lượng thời xưa?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did Xi Jinping act like ancient military strategist Zhuge Liang?,” Nikkei Asia, 05/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gia Cát Lượng đã ra lệnh xử tử tướng quân thân tín Mã Tốc để giữ nghiêm quân pháp.

Dường như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã làm chính xác những gì Gia Cát Lượng, một chính khách và chiến lược gia quân sự Trung Quốc, đã làm với vị tướng thân tín của mình là Mã Tốc gần hai thiên niên kỷ trước.

Không hẳn là vậy. Dưới thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng, người giữ chức tể tướng và sau đó là nhiếp chính của nước Thục, đã bật khóc khi ra lệnh chém đầu Mã vì vi phạm kỷ luật quân đội. Continue reading “Liệu Tập Cận Bình có hành động giống như Gia Cát Lượng thời xưa?”

Thêm một uỷ viên Quân uỷ Trung ương Trung Quốc bị điều tra

Nguồn: James Palmer, “Another Chinese Military Official Under Fire,”  Foreign Policy, 3/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Một chính uỷ kỳ cựu đang bị điều tra với khả năng cao người này sẽ bị tạm giam.

Tiêu điểm tuần này: Thêm một quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc đối diện với án kỷ luật; Giới chức châu Âu cáo buộc thuỷ thủ đoàn của tàu Trung Quốc phá hoại cáp ngầm Biển Baltic; Giới chức tỉnh Hồ Nam cho biết phát hiện mỏ vàng lớn kỷ lục.

Quan chức quân đội cấp cao bị điều tra

Một quan chức quân đội cấp cao của Trung Quốc, Miêu Hoa, đang bị điều tra vì “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” – một cụm từ gần như chắc chắn báo trước việc bị tạm giam, khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đối mặt với các cáo buộc hình sự. Continue reading “Thêm một uỷ viên Quân uỷ Trung ương Trung Quốc bị điều tra”

Trung Quốc và Triều Tiên đã phá vỡ kế hoạch chiến tranh của Mỹ

Nguồn: Raphael S. Cohen, “China and North Korea Throw U.S. War Plans out the Window,” Foreign Policy, 02/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc các cường quốc châu Á can thiệp vào châu Âu đã vô hiệu hóa nhiều thập kỷ hoạch định chiến lược của Mỹ.

Tháng 11 vừa qua, hai thời khắc quan trọng đã thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu. Lần đầu tiên, quân đội Triều Tiên xuất hiện trên chiến trường trong cuộc chiến Nga-Ukraine. Ngay sau đó, quân đội Đan Mạch đã bắt giữ một tàu chở hàng treo cờ Trung Quốc, Yi Peng 3, vì nghi ngờ tàu này đã cố tình cắt hai cáp dữ liệu dưới đáy Biển Baltic.

Hai sự cố này đánh dấu một thay đổi cơ bản trong môi trường chiến lược. Lần đầu tiên, các đối thủ của Mỹ sẵn sàng hỗ trợ quân sự trực tiếp cho nhau, ngay cả ở bên kia bán cầu. Continue reading “Trung Quốc và Triều Tiên đã phá vỡ kế hoạch chiến tranh của Mỹ”

Tham vọng Trung Đông của Nga đối diện thách thức lớn

 

Nguồn: Hanna Notte, “Rebel advances in Syria spell danger for Russia’s Middle Eastern ambitions,” Financial Times, 04/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khả năng của Moscow trong việc hỗ trợ đối tác khu vực, Iran, đang bị đẩy đến giới hạn.

Dù đang tiến lên mạnh mẽ ở Ukraine, nhưng Nga đã phải chịu thất bại về mặt chiến thuật ở Trung Đông. Việc Aleppo rơi vào tay quân nổi dậy Syria chỉ là diễn biến mới nhất trong một loạt các diễn biến – bắt đầu từ các sự kiện ngày 7 tháng 10 năm ngoái – gây khó khăn cho Điện Kremlin. Continue reading “Tham vọng Trung Đông của Nga đối diện thách thức lớn”

Trung Quốc thời hậu Tập Cận Bình sẽ trông như thế nào?

Nguồn: Kevin Rudd, “What Will a Post-Xi China Look Like?,”  Foreign Policy, 25/11/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd phân tích điểm yếu trong một kế hoạch lâu dài về tư tưởng của Tập Cận Bình.

Con đường ý thức hệ về lâu dài của Trung Quốc sẽ về đâu một khi chủ tịch Tập Cận Bình rời khỏi chính trường? Có thể điều này sẽ chưa xảy ra trong thời gian tới. Nhưng với một người đang trong độ tuổi bảy mươi, khả năng điều này sẽ xảy ra thực tế đến mức đủ để buộc chúng ta phải bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về nó. Nói cách khác, câu hỏi cốt lõi được đặt ra là: Liệu những thay đổi sâu rộng về cơ cấu và văn hoá mà ông Tập đã tạo ra có thể duy trì được dưới thế hệ lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc hay không. Liệu “chủ nghĩa dân tộc Marxist” đặc trưng của ông – với các bước ngoặt thiên tả trong chính trị và kinh tế, trong khi chính sách đối ngoại quay sang chủ nghĩa dân tộc cánh hữu – có trở nên cực đoan hơn khi thế hệ trẻ trung thành với Tập vẫn sẽ tiếp tục kế thừa lý tưởng của ông? Hay liệu “Tư tưởng Tập Cận Bình” sẽ dần phai nhạt, ban đầu là từ từ, giống như Chủ nghĩa Mao giai đoạn 1976 đến 1978 trước khi bị Đặng Tiểu Bình và thế hệ kế nhiệm bác bỏ. Continue reading “Trung Quốc thời hậu Tập Cận Bình sẽ trông như thế nào?”

Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc

Nguồn: Lizzi C. Lee, “Xi Jinping Doesn’t Have an Answer for China’s Demographic Crisis,” Foreign Policy, 28/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi về “dân số chất lượng cao” đã bỏ qua những vấn đề thực sự của đất nước.

Bài viết gần đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên Cầu Thị, tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản chuyên định hướng ý thức hệ và chính sách cốt lõi, đã xem những thách thức về nhân khẩu học của Trung Quốc là một cơ hội chiến lược. Bài viết đưa ra tầm nhìn chi tiết nhất cho đến nay của Tập để giải quyết tình trạng dân số già hóa của đất nước: chuyển từ nền kinh tế thâm dụng lao động, do dân số thúc đẩy, sang nền kinh tế được thúc đẩy bởi sự đổi mới, giáo dục, và năng suất. Tuy nhiên, ẩn sau những lời lẽ hoa mỹ là một khái niệm quen thuộc và gây tranh cãi: nhân khẩu tố chất, hay “chất lượng dân số.” Continue reading “Tập không có câu trả lời cho vấn đề nhân khẩu học của Trung Quốc”

Cuộc chiến của Mỹ chống lại công nghệ Trung Quốc đang phản tác dụng

Nguồn: Scott Kennedy, “How America’s War on Chinese Tech Backfired,” Foreign Affairs, 26/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Và tại sao kế hoạch của Trump sẽ khiến mọi thứ trở nên tệ hơn?

Cuối tháng 9 vừa qua, chính quyền Biden đã ban hành một dự thảo luật cấm lưu hành các loại xe kết nối và tự hành của Trung Quốc cùng các bộ phận của chúng tại thị trường Mỹ. Đây là một trong những bước mới nhất trong số nhiều bước mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã thực hiện để bảo vệ an ninh kinh tế của nước này. Dưới thời chính quyền Trump đầu tiên, Washington đã áp đặt nhiều hạn chế đối với các công ty viễn thông ZTE và Huawei. Tổng thống kế nhiệm Joe Biden đã duy trì nhiều chính sách của Trump đối với Trung Quốc và còn đưa ra thêm các chính sách mới, bao gồm việc khởi xướng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng vào cuối năm 2022 nhắm vào các chất bán dẫn và thiết bị bán dẫn tiên tiến. Vì chính quyền Trump sắp tới dường như đã sẵn sàng đẩy nhanh và mở rộng các hạn chế này hơn nữa, có lẽ chúng ta nên xem xét thành tích của các chính sách này và đánh giá những đánh đổi mà chúng đòi hỏi. Continue reading “Cuộc chiến của Mỹ chống lại công nghệ Trung Quốc đang phản tác dụng”