Truyền thống xuất ngoại của người Hoa

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ vì dân đông khó làm ăn nên từ xa xưa, người Hoa đã có truyền thống bỏ tổ quốc ra nước ngoài kiếm kế sinh nhai. Hàng triệu dân các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông vùng ven biển miền Nam Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á. Hiện nay Indonesia, Thái Lan và Malaysia mỗi nước có hơn 7 triệu người Hoa; hơn 70% người Singapore là người Hoa đại lục di cư đến. Ai có tiền thì sang châu Âu, sang Mỹ. Nhiều thanh niên trí thức xuất ngoại du học và làm việc.

Báo cáo Chính trị và An ninh toàn cầu năm 2007 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu người di cư lớn nhất thế giới. Văn phòng Kiều vụ thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết nước này có hơn 45 triệu kiều bào ở hải ngoại, nhất thế giới về số lượng, tương đương số dân một quốc gia trung bình. Continue reading “Truyền thống xuất ngoại của người Hoa”

Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?

Nguồn: Fareed Zakaria[1], “The new China scare: Why America Shouldn’t Panic About Its Latest Challenger“, Foreign Affairs, 06/12/2019.

Dịch và chú giải: Viet-studies

Vào tháng Hai 1947, Tổng thống Mỹ Harry Truman đã hội ý với các cố vấn chính sách đối ngoại cao cấp nhất của ông ta, George Marshall và Dean Acheson, và một ít các nhà lãnh đạo quốc hội. Chủ đề là kế hoạch của chính quyền hỗ trợ chính phủ Hy Lạp trong cuộc chiến chống lại một cuộc nổi dậy của cộng sản. Marshall và Acheson đã trình bày lý lẽ của họ đối với kế hoạch ấy. Arthur Vandenberg, chủ tịch Ủy ban đối ngoại thượng viện, lắng nghe một cách kỹ lưỡng và sau đó đã đưa ra sự ủng hộ của mình kèm một lời cảnh báo. ‘Cách duy nhất ngài sẽ có được những gì ngài muốn’, ông được kể là đã nói với tổng thống, ‘là phát biểu và hù dọa cả nước’.

Trong vài tháng sau đó, Truman đã làm đúng điều ấy. Ông ta đã biến cuộc nội chiến ở Hy Lạp thành một phép thử về khả năng của Mỹ đối đầu với chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Khi ngẫm tới lời hùng biện mở rộng của Truman về việc trợ giúp các nền dân chủ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Acheson thú nhận trong hồi ký của mình rằng chính quyền đã đưa ra một lập luận ‘còn rõ hơn cả sự thật’. Continue reading “Tại sao Mỹ không nên sợ Trung Quốc?”

Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ

Nguồn: In the UN, China uses threats and cajolery to promote its worldview”, The Economist, 07/12/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Mặc dù có quyền phủ quyết tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc từ lâu đã ngần ngại không muốn thực thi quyền này. Đã 20 năm kể từ lần cuối cùng nước này một mình làm điều đó. Nhưng trong các phòng họp hậu trường, các nhà ngoại giao Trung Quốc đang ngày càng sẵn sàng phô trương ảnh hưởng, còn các đối tác phương Tây của họ cũng sẵn sàng chống trả hơn. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, tổ chức này đã trở thành một chiến trường cho sự cạnh tranh giữa các tầm nhìn đối địch về trật tự quốc tế. Continue reading “Tranh cãi quanh nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ”

Hoa Kỳ, Trung Quốc và tính đa nguyên trong các vấn đề quốc tế

Tác giả: David R. Stilwell

Sau đây là bài phát biểu của David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng, Cục Đông Á & Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tại Viện Brookings ngày 2 tháng 12 năm 2019. Bài phát biểu tập trung vào Trung Quốc, quan hệ Mỹ – Trung hiện nay, và tính đa nguyên trong trật tự toàn cầu.

-oOo-

Xin chào. Xin cảm ơn Viện Brookings đã mời tôi đến đây.
Tôi được đề nghị đến đây để phát biểu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và ý định của quốc gia này trong việc định hình trật tự toàn cầu.

Tôi sẽ làm điều này bằng cách điểm lại chính sách của chúng ta, và sau đó đề cập đến một chủ đề liên tục xuất hiện khi chúng ta cân nhắc đến thách thức này. Chủ đề đó là tính đa nguyên. Continue reading “Hoa Kỳ, Trung Quốc và tính đa nguyên trong các vấn đề quốc tế”

Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Nguồn: Wei Shan, “Xinjiang casts uncertainty over the Belt and Road Initiative”, East Asia Forum, 29/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tân Cương là cầu nối giữa Trung Quốc với các thị trường Trung Á, Trung Đông và Châu Âu, biến nơi này thành trung tâm của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Đây là trung tâm hậu cần lớn nhất trong số các nước BRI. Trong số sáu hành lang kinh tế BRI đã được lên kế hoạch, ba hành lang sẽ đi qua Tân Cương, bao gồm Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan nối Kashgar ở Tân Cương với cảng Gwadar ở Pakistan. Một trung tâm phân phối cũng đang được phát triển tại Khorgos trên biên giới giữa Tân Cương và Kazakhstan.

Bắc Kinh hy vọng rằng Tân Cương có thể đóng vai trò như một trung tâm vận chuyển và trung tâm về thương mại, hậu cần và văn hóa của khu vực. Trong năm 2017, khoảng 66 tỷ USD đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Tân Cương – tăng 50% so với năm trước. Đường bộ và đường sắt cao tốc đã được xây dựng để kết nối khu vực này với các khu vực khác của Trung Quốc. Continue reading “Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”

Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong danh mục Mười cuốn sách lớn (xuất bản tại Trung Quốc) năm 2007 do Hội Bình luận sách Trung Quốc (China Book Review Academy) công bố, xếp đầu bảng là cuốn sách 丧家狗——我读《论语》 Chó không nhà: Tôi đọc “Luận Ngữ”.

Đây là kết quả bình chọn của 42 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều tờ báo lớn như báo Thanh niên Trung Quốc, nhật báo Quang Minh, Phương Nam cuối tuần, báo Tân Kinh… Sách lớn ở đây là sách (thuộc lĩnh vực văn học, lịch sử …) được nhiều bạn đọc quan tâm và có ảnh hưởng lớn với họ, có giá trị quan trọng về tư tưởng, văn hóa. Một số cuộc bình chọn sách khác cũng xếp Chó không nhà ở đầu bảng, với sự nhất trí cao của các học giả tham dự bình sách. Continue reading “Vì sao Khổng Tử được gọi là ‘chó không nhà’?”

Hồng Kông đi về đâu sau cuộc bầu cử cấp quận gây chấn động?

Nguồn: Hong Kong’s democracy movement has gained a big electoral boost”, The Economist, 28/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau gần sáu tháng bất ổn ở Hồng Kông, bao gồm các cuộc biểu tình ngày càng bạo lực, phá hoại và giao thông hỗn loạn, chính phủ có lý do để hy vọng rằng dư luận có thể quay lưng lại với người biểu tình. Nhưng may mắn đó đã không xảy ra. Thay vào đó, các cử tri đã trao một chiến thắng chấn động cho các ứng cử viên ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử cấp quận vào ngày 24 tháng 11. Thông điệp rất đơn giản: bất chấp tình trạng hỗn loạn gần đây, người dân Hồng Kông rất ghét chính quyền của họ và những người ủng hộ ở Bắc Kinh. Kết quả bầu cử là một sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho chiến dịch của những người biểu tình đòi quyền tự do chính trị. Continue reading “Hồng Kông đi về đâu sau cuộc bầu cử cấp quận gây chấn động?”

Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?

Nguồn: Anthony V Rinna, “Containing China through the South Korea–US alliance”, East Asia Forum, 21/11/2019.

Biên dịch: Trần Hùng

Washington dường như đang sử dụng liên minh Mỹ – Hàn để thúc đẩy mục tiêu kiềm chế Trung Quốc, như là một phần của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương mở và tự do. Nhưng việc Mỹ cố gắng lôi kéo Hàn Quốc vào cuộc cạnh tranh chiến lược với Bắc Kinh cuối cùng sẽ có nguy cơ đẩy đối tác của mình ra xa, ngay cả khi cả Washington và Seoul đều khẳng định rằng liên minh vẫn ‘vững như bàn thạch’.

Động thái này diễn ra vào thời điểm liên minh Mỹ – Hàn đang trải qua một giai đoạn căng thẳng chưa từng thấy trong gần 20 năm qua. Căng thẳng này xuất phát từ đòi hỏi tài chính cắt cổ mà Nhà Trắng đưa ra nhằm duy trì Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng như từ áp lực của Mỹ đối với Hàn Quốc nhằm buộc nước này không rút khỏi hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo GSOMIA với Nhật Bản. Continue reading “Kiềm chế Trung Quốc thông qua liên minh Mỹ – Hàn?”

Thế giới bối rối trước sự tàn bạo của Trung Quốc ở Tân Cương

Nguồn: Few Chinese officials are blushing at a damning leak about Xinjiang”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc trong tuần này đối mặt với các bằng chứng tài liệu rò rỉ cho thấy họ đã xây dựng một nhà nước cảnh sát rộng lớn và tàn bạo ở vùng Tân Cương xa xôi. Trong một sự cố rò rỉ bất thường các tài liệu nội bộ chính thức của Trung Quốc, tờ New York Times đã đăng tải những bài phát biểu bí mật của Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi người Hồi giáo bị nhiễm “virut” của chủ nghĩa cực đoan chấp nhận trải qua “một giai đoạn điều trị can thiệp đau đớn”. Vụ rò rỉ cho thấy một bộ máy quan liêu máu lạnh khi Trung Quốc, bắt đầu từ năm 2017, đã bắt giữ hàng trăm ngàn người Hồi giáo, hầu hết trong số họ là người thiểu số Duy Ngô Nhĩ, và nhốt họ mà không qua xét xử trong các trại cải tạo vì những hành vi thể hiện sự mộ đạo bình thường, từ để râu dài đến cầu nguyện bên ngoài các nhà thờ do nhà nước kiểm soát. Các văn bản hướng dẫn đàn áp bao gồm lời lẽ được sử dụng để nói với những người con có cha mẹ bị bắt giam: “Hãy trân trọng cơ hội được giáo dục miễn phí mà đảng và chính phủ đã mang lại để xóa bỏ các suy nghĩ sai lầm”. Continue reading “Thế giới bối rối trước sự tàn bạo của Trung Quốc ở Tân Cương”

Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình

Nguồn: China’s unruly periphery resents the Communist Party’s heavy hand”, The Economist, 21/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cách đây vài ngày, hàng trăm thanh niên, bao gồm một số thiếu niên, đã biến khuôn viên có màu gạch đỏ của Đại học Bách khoa Hồng Kông thành một pháo đài. Mặc đồ đen, đeo mặt nạ đen, hầu hết họ vẫn giữ vững tinh thần kháng cự khi bị bao vây. Cảnh sát bắn đạn cao su và phun nước nhuộm màu xanh vào họ. Những người cố thủ trong khuôn viên sử dụng chai thủy tinh đổ đầy nhiên liệu và gắn kèm ngòi cháy để chế tạo bom xăng. Nhiều người đã hoan hô thông tin nói rằng một mũi tên bắn bởi một trong những cung thủ của họ đã trúng vào chân một cảnh sát. Sau hơn năm tháng bất ổn bởi biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông, rủi ro đang lên tới mức nguy hiểm chết người. Continue reading “Vùng ngoại vi bất ổn đang chống lại bàn tay sắt của Tập Cận Bình”

Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông

Lời giới thiệu: Trong sự kiện tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu liên quan xâm phạm phi pháp các vùng biển của Việt Nam trong thời gian từ ngày 02/07/2019 đến ngày 24/10/2019, Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam Nguyễn Bá Sơn đã gửi hai thư ngỏ tới Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc Hoàng Tiến (Huang Jin) để phản đối các vi phạm của Trung Quốc cũng như trao đổi về các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Bức thư đầu tiên đề ngày 24/08/2019, bức thư thứ hai đề ngày 29/10/2019, trong đó bức thư thứ hai là nhằm hồi đáp một thư ngỏ phản hồi từ Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Trung Quốc đề ngày 19/09/2019. Nhận thấy đây là một tài liệu hữu ích đối với các nhà nghiên cứu về sự kiện trên cũng như tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ba bức thư trên để bạn đọc tham khảo. Continue reading “Trao đổi giữa chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông”

Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông

Nguồn: Minxin Pei, “China’s Risky Endgame in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù sự leo thang bạo lực nhanh chóng ở Hồng Kông đã đủ đáng sợ, nhưng mọi thứ có thể vẫn còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Thông cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa kết thúc của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch thắt chặt sự kìm kẹp của mình đối với thuộc địa cũ của Anh bằng bất cứ giá nào. Ông Tập nên chuẩn bị để gánh chịu những phí tổn khổng lồ.

Thông cáo bao gồm hai cam kết đáng lo ngại. Đầu tiên, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ “điều khiển và kiểm soát” (guanzhi) Hồng Kông (và Ma Cao) bằng cách “sử dụng tất cả các quyền lực được trao theo hiến pháp và Luật Cơ bản”, bản tiểu hiến pháp xác định tình trạng của Hồng Kông. Thứ hai, Trung Quốc sẽ xây dựng và cải thiện một hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại cả hai đặc khu hành chính. Continue reading “Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông”

Mỹ – Trung nên vượt qua chiến tranh thương mại như thế nào?

Nguồn: Dani Rodrik, “How to Get Past the US-China Trade War”, Project Syndicate, 07/11/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đặt ra những thách thức chính trị và chiến lược quan trọng đối với trật tự toàn cầu hiện nay. Sự xuất hiện của một siêu cường mới ở châu Á chắc chắn tạo ra những căng thẳng địa chính trị mà một số người đã cảnh báo cuối cùng có thể dẫn đến xung đột quân sự. Ngay cả khi không xảy ra chiến tranh, sự cứng rắn của chế độ chính trị Trung Quốc, trong bối cảnh có những cáo buộc đáng tin cậy về vô số vi phạm nhân quyền, đã đặt ra những câu hỏi khó cho phương Tây.

Rồi đến khía cạnh kinh tế. Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại hàng đầu thế giới, và các mặt hàng chế tạo xuất khẩu ngày càng tinh vi của nó thống trị thị trường toàn cầu. Mặc dù vai trò kinh tế quốc tế của Trung Quốc khó có khả năng được cách ly khỏi xung đột chính trị, nhưng phương Tây cũng không thể ngừng giao thương với Trung Quốc. Continue reading “Mỹ – Trung nên vượt qua chiến tranh thương mại như thế nào?”

Mâu thuẫn đối nội và đối ngoại trong cách cai trị của Tập Cận Bình

Nguồn: Communists are fascinated by contradictions. China faces a big one”, The Economist, 31/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu dựa vào kinh nghiệm quá khứ, sự cởi mở của Trung Quốc với thế giới sẽ được ca tụng rất nhiều trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ hai tại Thượng Hải vào ngày 5 tháng 11. Phát biểu khai mạc tại hội chợ lần đầu tiên hồi năm ngoái, ông Tập đã mô tả Trung Quốc như là người ủng hộ thương mại tự do và hợp tác cùng có lợi. Sự cởi mở mang lại tiến bộ trong khi đóng cửa dẫn đến sự lạc hậu, ông tuyên bố. Thành thạo khi nói thứ ngôn ngữ toàn cầu hóa, những từ bóng bẩy khoa trương thường được sử dụng tại các cuộc hội nghị của các nhà lãnh đạo thế giới, các tỷ phú và giám đốc điều hành, ông Tập tuyên bố rằng chia sẻ những thành quả của sự đổi mới “trong ngôi làng toàn cầu kết nối của chúng ta” là một điều tự nhiên. Continue reading “Mâu thuẫn đối nội và đối ngoại trong cách cai trị của Tập Cận Bình”

Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?

Tác giả: Trương Quang Nhuệ (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịch: Đường 9 Đoạn (Nine-dotted line), tức Đường Chữ U (U-shape line) hoặc Đường Lưỡi Bò là đường ranh giới biển do Trung Quốc đưa ra nhằm chiếm 80% diện tích Biển Đông, điểm cực Nam đến vĩ độ 4. Tham vọng ấy quá lớn, quá vô lý và trắng trợn nên đã bị dư luận Đông Nam Á và toàn thế giới phản đối. Đường này có chỗ lấn vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của một số nước Đông Nam Á, khiến cho không còn tồn tại vùng biển quốc tế trên Biển Đông nữa, do đó cản trở các tuyến hàng hải quốc tế. TQ rất lúng túng vì không đưa ra được bằng chứng lịch sử và tính pháp lý của Đường 9 Đoạn. Trong khi chính quyền Việt Nam từ thế kỷ 17 đã đưa người ra kiểm soát quần đảo Trường Sa thì TQ mãi đến năm 1946 mới có người ghé qua đây cắm cờ nhận chủ quyền rồi về. Continue reading “Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ Đường 9 Đoạn?”

Bên trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu táo bạo của Trung Quốc

Biên dịch: Thùy Linh| Hiệu đính: Quang Tiệp

Bắc Kinh đang sử dụng phương tiện truyền thông và các khóa đào tạo nhà báo quốc tế để “kể câu chuyện Trung Quốc”. Đây là một phần trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu với quy mô và tham vọng đáng kinh ngạc của nước này.

Khi chọn lọc sơ yếu lý lịch của các ứng viên, đội tuyển dụng cho trung tâm thông tin mới tại London trực thuộc đài phát thanh và truyền hình quốc gia Trung Quốc đã gặp một vấn đề đáng phải ghen tị: rất, rất nhiều ứng viên. Gần 6.000 người đang ứng tuyển chỉ cho 90 công việc “đưa tin từ quan điểm của Trung Quốc”. Thậm chí, một nhiệm vụ đơn giản là đọc qua tập hồ sơ ứng tuyển cũng mất gần hai tháng. Continue reading “Bên trong chiến dịch tuyên truyền toàn cầu táo bạo của Trung Quốc”

Mỹ sẽ loại Trung Quốc khỏi hệ thống đô la toàn cầu?

Nguồn: Paola Subacchi, “Locking China Out of the Dollar System”, Project Syndicate, 21/10/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thỏa thuận “giai đoạn một” được công bố gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được ca ngợi là một bước tiến quan trọng hướng tới một thỏa thuận toàn diện nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn một năm. Nhưng nếu bạn nghĩ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sẵn sàng từ bỏ chính sách đối đầu với Trung Quốc của mình thì hãy nghĩ lại. Trên thực tế, chính quyền Trump đã sẵn sàng tiến hành một cuộc chiến khác, liên quan chặt chẽ tới cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, lần này là về dòng chảy tài chính.

Trong một nền kinh tế thế giới hội nhập cao, thương mại và tài chính là hai mặt của cùng một đồng xu. Các giao dịch thương mại xuyên biên giới phụ thuộc vào hệ thống thanh toán quốc tế hoạt động tốt và một mạng lưới mạnh mẽ các tổ chức tài chính sẵn sàng và có thể phát hành tín dụng. Cơ sở hạ tầng tài chính này đã được xây dựng xung quanh đồng đô la Mỹ – loại tiền tệ quốc tế có tính thanh khoản và khả năng trao đổi cao nhất. Continue reading “Mỹ sẽ loại Trung Quốc khỏi hệ thống đô la toàn cầu?”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày ấy và bây giờ

Nhưng Trung Quốc không phải là Liên Xô. Có một điều là hệ tư tưởng của Liên Xô về bản chất không tương thích với sự chung sống lâu dài với Mỹ. Từ Lenin về sau, các lãnh đạo Liên Xô nhìn thế giới bằng lăng kính có tổng bằng không: dân chủ tư sản và chủ nghĩa tư bản phải thất bại trước chủ nghĩa cộng sản. Có thể tồn tại những liên minh vì tình thế và cả các giai đoạn hòa dịu (détente), song cuối cùng, thể chế cộng sản phải thắng lợi ở mọi nơi để Liên Xô được an toàn. Nhưng ĐCSTQ thì không nghĩ vậy. Tổ chức này mang tính dân tộc nhiều hơn là tính quốc tế. Đảng nhìn nhận Washington như một trở ngại ngăn họ duy trì chế độ và thống trị khu vực, nhưng họ không cho rằng nước Mỹ hay mô hình chính phủ Mỹ phải bị đánh bại để đạt được các mục tiêu ấy. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P2)”

Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)

Nguồn: Odd Arne Westad, “The Source of Chinese Conduct”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng Hai năm 1946, khi Chiến tranh Lạnh còn đang phôi thai, George Kennan, quan chức hàng đầu của Sứ quán Mỹ ở Liên Xô, đã gửi một bức điện dài 5.000 từ trong đó ông lý giải các hành vi của Liên Xô và cách Mỹ nên đối phó. Một năm sau, bản ghi của “Bức điện dài” nổi tiếng của ông được biên tập thành một bài viết cũng đăng trên Foreign Affairs, “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”. Dưới bút danh “X”, Kennan lập luận rằng hệ tư tưởng Mác – Lê-nin của Liên Xô là có thật và chính thế giới quan này, cộng với một cảm thức bất an nặng nề, là động cơ thúc đẩy Liên Xô bành trướng. Song điều này không có nghĩa là không thể tránh khỏi đối đầu trực diện, ông chỉ ra, bởi lẽ “điện Kremlin không hề hối tiếc khi phải nhượng bộ trước thế lực mạnh hơn.” Do đó, điều mà nước Mỹ phải làm nhằm đảm bảo an ninh lâu dài là ngăn chặn mối đe dọa từ Liên Xô. Nếu họ làm vậy, sức mạnh của Liên Xô cuối cùng sẽ suy sụp. Chiến lược ngăn chặn, nói cách khác, vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ. Continue reading “Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc (P1)”

Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống

Tác giả: Minh Hoa

Cuốn “Big Sister, Little Sister, Red Sister” là một câu chuyện đầy cảm thông với số phận của “Tống gia tỷ muội” trong thời kì Trung Quốc đầy biến động.

Trong phần giới thiệu cuốn sách mới Big Sister, Little Sister, Red Sister: Three Women at the Heart of Twentieth-Century China, ra mắt ngày 15/10, tác giả Jung Chang viết rằng ý tưởng ban đầu của cô là viết một cuốn sách về Tôn Trung Sơn. Cô muốn tìm hiểu xem liệu ông có thực sự là một nhà lãnh đạo cách mạng tiên phong của Trung Quốc hay không.

Nhưng những câu chuyện về người vợ của ông, bà Tống Khánh Linh và 2 chị em gái của bà là Tống Ái Linh và Tống Mỹ Linh đã cuốn hút Jung Chang. Và cô quyết định cho ra mắt một cuốn sách về những thăng trầm của 3 chị em gái đầy quyền lực nhà họ Tống. Continue reading “Góc khuất tình ái và quyền lực của ba chị em nhà họ Tống”