Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tưởng Giới Thạch,[1] còn gọi Tưởng Trung Chính, là người đứng đầu Chính phủ Quốc dân Trung Quốc thời kỳ 1928-1949, từng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật trong 8 năm 1937-1945, khi ra Đài Loan lại làm Tổng thống chính quyền đảo này cho tới ngày qua đời ở Đài Bắc (5/4/1975).

Tưởng cũng là nhân vật gây tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tuy mạng Bách Độ (Baidu) của Bắc Kinh đánh giá Tưởng là lãnh tụ dân tộc, là vĩ nhân trong lịch sử cận-hiện đại Trung Quốc nhưng nhiều người đại lục vẫn đánh giá rất xấu về Tưởng. Vậy thực chất con người Tưởng Giới Thạch như thế nào? Continue reading “Công khai 55 tập nhật ký của Tưởng Giới Thạch”

Triệu Đà với công cuộc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam

Tác giả: Vũ Thế Khôi

Trong giới Hán học Trung Quốc và Việt Nam khá phổ biến ý kiến khẳng định rằng ngay từ cuối đời Tần (cuối thế kỷ thứ III TCN) chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam (1). Căn cứ duy nhất của họ là đoạn ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên: “Năm 33 (tức 214 TCN, – V.T.K.) Tần Thuỷ Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành các quận Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người đi đày đến đấy canh giữ”(2). Cũng dựa vào đoạn ghi chép đó, PGS Trần Nghĩa (Viện nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng những người bị đi đày này “… nghiễm nhiên trở thành những sứ giả chở chữ Hán và tiếng Hán tới phương Nam” (3). Continue reading “Triệu Đà với công cuộc truyền bá chữ Hán vào Việt Nam”

Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc

Nguồn: Andrew Preston, “The rise and fall of great powers“,  The Globe and Mail, 29/12/2017.

Biên dịch: Văn Cường

Các phỏng đoán hiện nay nhìn chung đều cho rằng vị thế của Mỹ sẽ ngày càng suy giảm còn Trung Quốc tiếp tục nổi lên trở thành siêu cường số một thế giới. Nhưng cuộc soán ngôi này sẽ diễn ra như thế nào là câu hỏi không dễ trả lời và cũng khó xảy ra trên thực tế.

Khi thế giới ngày càng chia rẽ về vấn đề Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm những việc mà một người ở vị trí của ông cần phải làm: phô trương sức mạnh cơ bắp của nước Mỹ. Vào tháng 10/2017, ông đã ra lệnh triển khai 3 nhóm tàu sân bay đến vùng Tây Thái Bình Dương, đặt dưới sự chỉ huy của Hạm đội 7 đóng quân tại Nhật Bản. Đây là hạm đội hùng mạnh gấp nhiều lần so với hải quân của các nước khác. Một lần nữa, quân đội Mỹ lại giữ vai trò đội quân bảo vệ thế giới để trấn an các nước trong khu vực rằng mọi hành động hung hăng sẽ bị kiểm soát và khu vực xung quanh họ vẫn an toàn.  Continue reading “Mỹ, Trung và sự hưng thịnh, suy vong của các cường quốc”

Hoàng đế Đỏ Tập Cận Bình

Nguồn: Roderick MacFarquahr,  “The Red Emperor”, The New York Review of Books, 18/01/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Mùa thu rồi, đại hội lần thứ 19 đảng Cộng sản Trung Quốc là bằng chứng chứng tỏ trong năm năm làm tổng bí thư đảng, ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã trở thành lãnh tụ có quyền lực nhất Trung Quốc sau khi ông Mao Trạch Đông (Mao Zedong) chết năm 1976. Đa số các nhà quan sát, cả người Trung Quốc lẫn nước ngoài đã biết chuyện này, họ chỉ thoáng ngạc nhiên về cung cách mà nó thể hiện công khai tại đại hội: trong việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo mới và suy tôn một hệ tư tưởng mới mang tên ông Tập. Continue reading “Hoàng đế Đỏ Tập Cận Bình”

‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “China’s Soft and Sharp Power”, Project Syndicate, 04/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc gia tăng quyền lực mềm nhưng gần đây nước này đã vấp phải một làn sóng phản ứng ở các quốc gia dân chủ. Một báo cáo mới của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ lập luận rằng chúng ta cần suy nghĩ lại về quyền lực mềm bởi vì nội hàm khái niệm vốn được sử dụng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh dường như không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại nữa.

Bản báo cáo gọi các ảnh hưởng mang tính chuyên chế được cảm nhận khắp thế giới này là “quyền lực sắc nhọn” (sharp power). Một bài viết trang bìa gần đây của tờ The Economist định nghĩa “quyền lực sắc nhọn” là việc dựa vào “lật đổ, bắt nạt và áp lực, những yếu tố kết hợp nhau để khiến các quốc gia phải tự kiểm duyệt hành vi của mình”. Trong khi quyền lực mềm sử dụng sức hấp dẫn của văn hóa và các giá trị để nâng cao sức mạnh quốc gia, quyền lực sắc nhọn giúp các chế độ chuyên chế cưỡng ép hành vi của người dân trong nước và thao túng công luận ở nước ngoài. Continue reading “‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc”

Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh

 

Nguồn: Graham Allison, “China vs. America”, Foreign Affairs, Sept-Oct 2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi người Mỹ  tỉnh ngộ trước một Trung Quốc đang trỗi dậy và giờ đây đang đối địch với Mỹ trên mọi đấu trường, nhiều người đã tự trấn an bằng niềm tin rằng khi Trung Quốc trở nên giàu có hơn, hùng mạnh hơn thì nước này sẽ đi theo dấu chân của Đức, Nhật và nhiều nước khác từng trải qua những cuộc chuyển hóa sâu sắc và nổi lên thành những nền dân chủ tự do tiên tiến. Theo cách nhìn này, một hỗn hợp kỳ diệu của toàn cầu hóa, chủ nghĩa tiêu dùng dựa trên thị trường và sự hội nhập vào một trật tự thế giới dựa trên luật lệ cuối cùng sẽ đưa Trung Quốc trở thành một nền dân chủ ở trong nước và phát triển thành cái mà cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ Robert Zoellick có lần gọi là “một cổ đông có trách nhiệm” ở nước ngoài. Continue reading “Trung Quốc đối đầu Mỹ: Quản lý xung đột kế tiếp giữa các nền văn minh”

Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “Why China Won’t Rescue North Korea, Foreign Affairs, January/February 2018.

Biên dịch: Văn Cường

Giới chức Mỹ từ lâu đã thừa nhận công thức mà Mao Trạch Đông đưa ra đối với quan hệ Trung-Triều: Hai nước tựa như “môi và răng”. Trung Quốc là đối tác cung cấp năng lượng, lương thực chủ chốt và là thị trường trung gian để Triều Tiên duy trì kết nối giao thương với bên ngoài. Đó là lý do mà nhiều nhiệm kỳ chính phủ Mỹ luôn tìm cách thúc ép Trung Quốc thể hiện vai trò lớn hơn nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump cũng đi theo lôgích này, vừa kêu gọi sự trợ giúp từ Trung Quốc, đồng thời đe dọa trừng phạt nếu Bắc Kinh không hành động quyết liệt hơn. Cũng theo cách tiếp cận này, giới hoạch định chính sách Mỹ từng nhận định nếu Triều Tiên sụp đổ hoặc bị kéo vào cuộc chiến với Mỹ, Trung Quốc sẽ ra tay trợ giúp, không để Bình Nhưỡng tan rã, thậm chí sẽ cho triển khai lực lượng quân sự ở dọc tuyến biên giới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn vào Trung Quốc. Continue reading “Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên”

Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ

Nguồn: Euan Graham,What the Philippines and Australia can learn from Vietnam about living with China”, The Interpreter, 05/10/2016.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mặc dù còn quá sớm để nhận định, nhưng Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte ngày càng tỏ rõ ý định đảo ngược chính sách Biển Đông mạnh bạo và xu hướng thân Mỹ của người tiền nhiệm để  nghiêng về phía Trung Quốc.

Khuynh hướng quay ngoắt 180 độ trong lập trường của Philippines trong mối quan hệ với các cường quốc cho thấy nhiều yếu tố. Một là sự vắng mặt của một truyền thống chiến lược. Điều này thể hiện rõ ràng trong ưu tiên của ông Duterte đối với những thách thức trong nước so với an ninh bên ngoài, thậm chí kể cả khi đó là vấn đề liên quan tới sự xâm lấn chiến lược của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, một hành động vi phạm pháp luật đã bị phán quyết trọng tài The Hague cảnh báo rõ ràng. Hai là sự quan tâm quá mức của Philippines dành cho Mỹ, đồng minh quân sự của Manila. Việc này có hiệu ứng “bóp méo” thực tế, dù đó là theo lập trường ủng hộ hay phản đối liên minh. Continue reading “Philippines và Úc nên học cách Việt Nam ứng phó với TQ”

Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hà Nội vào ngày 12-13/11/2017 sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Theo một nghĩa nào đó, chuyến thăm là một sự kiện quan trọng vì đó là chuyến thăm thứ hai của ông Tập tới Hà Nội trong vòng 2 năm. Hồi tháng 11/2015, khi ông Tập tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam trong vai trò lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, quan hệ song phương mới chỉ phục hồi sau sự kiện khủng hoảng giàn khoan tháng 5/2014 vốn đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong vòng hai thập niên. Ít nhất là trên bề mặt, chuyến thăm năm 2017 dường như giúp củng cố xu hướng tăng cường quan hệ song phương. Tuy nhiên, bối cảnh chiến lược và các động lực của quan hệ song phương đã có những thay đổi quan trọng trong vòng 2 năm qua khiến cho việc đánh giá tầm quan trọng thực sự của chuyến thăm đối với quan hệ song phương cũng như bối cảnh chiến lược khu vực trở nên khó khăn hơn. Continue reading “Kéo và đẩy: Quan hệ Việt-Trung nhìn từ chuyến thăm của CT Tập Cận Bình”

Trung Quốc che giấu quá khứ

Nguồn: Orville Schell, “China’s Cover-Up”, Foreign Affairs, Jan/Feb 2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Khi đảng Cộng sản viết lại lịch sử

Cuộc “cách mạng thường trực” của lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã hủy diệt hàng chục triệu sinh mạng. Từ thắng lợi của phe cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa năm 1949, xuyên qua những biến động, nạn đói và những biến cố đổ máu trong các thời kỳ Đại Nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa cho đến khi Mao chết năm 1976, đảng Cộng sản Trung Quốc đã xúi các bộ phận của xã hội đánh nhau với các bộ phận khác trong nhiều đợt bùng nổ cuộc đấu tranh giai cấp tàn bạo. Khi làn sóng man rợ này tiếp làn sóng man rợ khác quét qua đất nước Trung Hoa, hàng triệu người đã bị giết chết, hàng triệu người khác bị đưa vào các trại “cải tạo qua lao động” và bị tiêu diệt. Continue reading “Trung Quốc che giấu quá khứ”

Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc

Nguồn: Anne-Marie Brady, “Resisting China’s magic weapon”, Lowy Institute, 27/09/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bộ phim kinh điển thời Chiến tranh Lạnh Invasion of the Body Snatchers, người ngoài hành tinh lặng lẽ xâm lăng trái đất bằng cách nhân bản thân thể của mỗi người mà họ gặp phải. Kết quả là “những bản sao” (pod people) hình thành đặc điểm thân thể, trí nhớ và tính cách của những con người mà họ thay thế. Vào thời đó, bộ phim được ngầm hiểu như câu chuyện ngụ ngôn cho các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị. Điều này phản ánh nỗi lo sợ hiện hữu lúc ấy về tính dễ bị tổn thương của các xã hội dân chủ, cởi mở trước các ảnh hưởng nước ngoài vốn làm suy yếu chủ quyền và nền chính trị của họ. Continue reading “Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc”

Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập

Nguồn: David Lampton, “Balancing US–China interests in the Trump–Xi era”,
East Asia Forum, 10/12/2017

Người dịch: Huỳnh Hoa

Từ năm 1945 đến 2016, Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự và hệ tư tưởng để xây dựng các thiết chế, các liên minh và các chế độ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tránh né một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc. Để làm được như vậy, Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng sự trỗi dậy của một “chòm sao” các cường quốc mới; trong đó đáng chú ý có Trung Quốc – quốc gia mà giờ đây Hoa Kỳ phải thương lượng. Nếu Hoa Kỳ muốn lợi ích của mình được đáp ứng, Washington phải giành được sự hợp tác của Bắc Kinh hơn là thúc ép họ. Continue reading “Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập”

Tập Cận Bình sợ điều gì?

Nguồn: Andrew J. Nathan, “What Is Xi Jinping Afraid Of?” Foreign Affairs, 08/12/2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Chế độ của Trung Quốc bất an hơn vẻ bề ngoài

Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) sợ điều gì? Trong mấy năm trước khi diễn ra đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10 vừa qua, chính phủ của ông Tập đã siết chặt sự kiểm soát các luật sư, học giả, người hoạt động xã hội dân sự và trí thức công. Chính phủ Trung Quốc cũng gia tăng quản lý báo chí truyền thông trong lúc nâng cao mức độ tuyên truyền về sự xuất sắc của sự lãnh đạo của ông Tập và đòi hỏi các đảng viên và cán bộ nhà nước phải trung thành nhiều hơn nữa. Chiến dịch chống tham nhũng đã tiếp tục nhổ bật gốc nhiều quan chức cao cấp, những người tỏ ra không đủ trung thành cá nhân với ông Tập. Continue reading “Tập Cận Bình sợ điều gì?”

Vương Hỗ Ninh: Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc

Nguồn: Ryan Mitchell, “China’s Crown Theorist”, Foreign Affairs, 04/12/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Ngày 25/10/2017 khi bảy người mặc âu phục đen bước lên sân khấu đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh để ra mắt các thành viên ủy ban thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có một khuôn mặt gây ngạc nhiên. Đó là Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) – một lý thuyết gia lâu năm của đảng, một cựu giáo sư về chính trị quốc tế trường đại học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải. Ít người dự đoán được ông Vương sẽ thăng tiến tới tầng cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng bây giờ, vị học giả có thời ẩn dật, có tiếng trầm lặng và thận trọng, sẽ có uy quyền về ý thức hệ chỉ sau chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Vương Hỗ Ninh: Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc”

Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!

Tác giả: Hồ Anh Hải

Bài viết “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế” của một nhà báo Trung Quốc đi thăm Việt Nam về đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 28/11/2017 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ trong dư luận nước này.

Ở cuối bài báo trên, Thời báo Hoàn Cầu đã cho hiển thị hơn hai chục trong số hơn 2000 bình luận của bạn đọc Trung Quốc nói về bài báo đó. Hầu như toàn bộ các bình luận đều nói xấu, đả kích Việt Nam. Đọc những bình luận ấy, người ta thật khó tin rằng các công dân của một đất nước văn hiến 5.000 năm lại có thể trắng trợn chửi bới Việt Nam bằng những lời lẽ vô văn hóa với tâm địa độc ác khủng khiếp như vậy, chỉ hai tuần sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình vừa nói những lời tốt đẹp về tình hữu nghị Trung-Việt trong chuyến thăm Việt Nam hồi giữa tháng. Continue reading “Thật khó tin! Dân một nước văn hiến 5000 năm lại có thể chửi VN bằng những lời vô văn hóa như vậy!”

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘Quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế”. Nội dung bài báo như sau:

Phòng bị – khi mở bản đồ vùng này, tôi bỗng phát hiện…

Trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán [nguyên văn Hán phong] từng một thời có danh hiệu đẹp là “Trung Hoa nhỏ”, và ở thời nay, việc xây dựng và cải cách chính trị, kinh tế và chế độ xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, thể hiện ở tính chất giống nhau về mô hình. Thế nhưng đất nước núi liền núi sông liền sông với Trung Quốc này lại có tình cảm cực kỳ phức tạp với Trung Quốc: có phòng bị nhưng không thể không ở gần; có ấm ức [ủy khúc] nhưng từ đáy lòng lại có sự hâm mộ và hướng tới [Trung Quốc]. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng | Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

Giải mã khái niệm ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ của TQ

Nguồn: Nadège Rolland, “Eurasian Integration “a la Chinese”: Deciphering Beijing’s Vision for the Region as a “Community of Common Destiny”“, The Asan Forum, 05/06/2017

Biên dịch: Trần Quang

Tầm nhìn của Bắc Kinh về một phiên bản thế kỷ 21 của Con đường tơ lụa cổ đại đã được tiết lộ trong hai bài phát biểu của Tập Cận Bình, một bài ở Astana và bài thứ hai ở Jakarta, vào cuối năm 2013. Không phải ngẫu nhiên mà chỉ cách một tháng sau hai bài phát biểu trên, Kazakhstan và Indonesia đã được chọn là địa điểm chính thức bắt đầu ý tưởng “vành đai” trên bộ và “con đường” trên biển, đúng hơn họ được lựa chọn như những biểu tượng của sự tiếp cận được tiếp tục lại của Trung Quốc đến cả nước láng giềng lục địa lẫn nước láng giềng biển. Chủ nghĩa tượng trưng rõ ràng cũng hiện diện trong chủ đề Con đường tơ lụa do ban lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn cho điều hiện nay đã trở thành khái niệm chính sách đối ngoại mang tính xác định của kỷ nguyên Tập Cận Bình. Cho tới tháng 3/2015, tất cả các yếu tố chủ chốt cho điều sẽ chính thức trở thành “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) và từ đó sẽ được lặp lại trong các bài phát biểu chính thức và chương trình truyền hình hoa mỹ của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc, vốn đã được trình bày trong các bài phát biểu của Tập Cận Bình vào năm 2013. Các yếu tố này bao gồm tầm nhìn của ông về một lục địa Á-Âu được liên kết với nhau bởi “5 kết nối” (sự phối hợp chính sách, kết nối cơ sở hạ tầng, thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính và các trao đổi giữa nhân dân với nhân dân), bị ràng buộc bởi “Tinh thần Con đường tơ lụa”, và nỗ lực xây dựng một “cộng đồng chung vận mệnh”. Continue reading “Giải mã khái niệm ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ của TQ”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 12 đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm VN cấp nhà nước. Đây là sự kiện lớn trong mối quan hệ hai đảng hai nước TQ-VN. Dư luận VN nói chung chú ý tới việc đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tập Cận Bình sau Đại hội XIX ĐCSTQ và cho rằng điều đó thể hiện TQ coi trọng VN.

Vì tại Đà Nẵng vừa có tổ chức hội nghị APEC, rất nhiều nhà lãnh đạo các nước tới dự, Tổng thống Mỹ Trump chính thức thăm VN từ ngày 11 đến ngày 12. Thời gian nguyên thủ TQ và Mỹ thăm VN khéo trùng hợp nhau, sự thực này đã tăng cường quan điểm của nước ngoài cho rằng VN đang triển khai “cân bằng ngoại giao” giữa các nước lớn. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc”

Vì sao người Trung Quốc thích Trump?

Nguồn: Hoàn cầu Thời báoBiên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chiều Thứ Tư [08/11/2017] Tổng thống Trump và bà Melania xuất hiện tại Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Tiếp đó là một loạt những hoạt động thu xếp dày công đón tiếp họ. Từ lâu Trump đã là ngôi sao sáng trên chính trường toàn cầu, cũng là một trong các nhà lãnh đạo chính trị được chú ý nhất trên mạng Internet Trung Quốc (TQ). Nhìn chung công chúng TQ rất thích Trump, đã hình thành về đại thể ấn tượng tích cực đối với ông.

Cần nói rằng quá trình này xảy ra không dễ, bởi lẽ cách nhìn lúc mới đầu của người TQ đối với Trump hoàn toàn bị truyền thông Mỹ dẫn dắt. Sự miêu tả nhảm nhí của truyền thông Mỹ về Trump đã ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận TQ. Cho tới khi Trump thắng cử, công chúng TQ mới chợt hiểu rằng thì ra truyền thông Mỹ và phương Tây đã lừa dối chúng ta. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Trump?”