Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông

hongkongprotest

Nguồn: Gina Anne Tam, “Tongue – Tied in Hong Kong: The Fight for Two Systems and Two Languages”, Foreign Affairs, 03/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012, Lương Chấn Anh nhậm chức Đặc khu trưởng Hồng Kông sau một chiến dịch gây tranh cãi. Nhờ quy chế “một quốc gia, hai chế độ” đặc thù của Hồng Kông được dàn xếp với Trung Quốc đại lục, ông đã đắc cử vào chức vụ cao nhất của lãnh thổ này không phải bằng một cuộc bỏ phiếu bởi người dân Hồng Kông mà bằng một hội đồng bầu cử gồm 1.200 thành viên được xem là một bè đảng có các ràng buộc kinh tế và chính trị với Bắc Kinh. Những người chỉ trích Lương Chấn Anh trên mạng đặt biệt danh cho ông là “ông 689”, chỉ số phiếu thực tế ông nhận được từ nhóm người thân Bắc Kinh so với 3,5 triệu cử tri được đăng ký của thành phố.

Bài phát biểu nhậm chức của ông Lương, được trình bày bằng tiếng Quan Thoại – ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đại lục – chỉ gióng thêm một cảnh báo nữa cho thành phố này. Đó là lần đầu tiên kể từ khi Hồng Kông được người Anh trao trả vào năm 1997, một Đặc khu trưởng không phát biểu bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ chính của thành phố nơi ông đắc cử làm đại diện. Điều này càng củng cố một niềm tin đang lớn dần ở Hồng Kông rằng ông chẳng khác gì một con rối của Đảng Cộng sản. Continue reading “Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông”

Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc

chinadecline

Nguồn: Minxin Pei, “The West’s Decline Would Hurt China”, Project Syndicate, 31/07/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đang có một khoảng thời gian tưng bừng để tung hê những bất cập của các nền dân chủ phương Tây. Từ cuộc trưng cầu dân ý của Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) tới việc đề cử chính thức Donald Trump làm ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đó là chưa kể tới những cuộc tấn công khủng bố ngày càng thường xuyên, họ có rất nhiều bằng chứng. Nhưng sự thật là sự suy thoái của phương Tây không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thuận lợi.

Niềm hy vọng dĩ nhiên là những khó khăn của các nền dân chủ khắp thế giới hiện tại có thể giúp gia tăng uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mô tả cuộc bỏ phiếu Brexit là sự phản ánh những điểm yếu của các nền dân chủ phương Tây. Continue reading “Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc”

Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc

jihuynpark

Nguồn: Ji-hyun Park, “Surviving Human Trafficking in China”, Project Syndicate, 18/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền với chính người dân của họ đã không còn là bí mật. Nhưng việc họ lạm dụng phụ nữ Triều Tiên – những người trốn chạy sang Trung Quốc để mong thoát khỏi vi phạm nhân quyền ở nước mình – thì vẫn còn bị che giấu. Tuy nhiên, tôi biết được sự thật, bởi chính tôi là một trong những người phụ nữ đó.

Kể từ khi xảy ra nạn đói lớn ở Triều Tiên hồi những năm 1990, buôn bán người Triều Tiên, đặc biệt là phụ nữ, vào Trung Quốc đã trở thành một ngành kinh doanh lớn. Những phụ nữ ấy, vốn phải chứng kiến người thân trong gia đình mình chết đói, đã buộc phải theo chân bọn môi giới để vượt biên, với mong muốn kiếm tiền chu cấp cho con cái. Nhưng hiếm có ai trong số họ tìm được cơ hội mà họ muốn, thay vào đó, họ phải chịu thêm nhiều khổ đau khi bị bán làm vợ cho đàn ông Trung Quốc. Continue reading “Hành trình thoát khỏi thảm kịch buôn người ở Trung Quốc”

Nhận diện “Đảng trị”

ccp

Tác giả: Vu Nhất Phu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngay từ năm 1941, Đặng Tiểu Bình đã nghiêm túc phê bình thuyết “Dĩ Đảng trị quốc” [dùng Đảng để cai trị đất nước; sau đây gọi tắt là “Đảng trị”]. Cuối thập niên 1970, khi tổng kết bài học đau xót của “Cách mạng Văn hóa”, ông đề xuất phải cải cách chế độ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giải quyết vấn đề Đảng – chính quyền không tách nhau, Đảng làm thay chính quyền. Phát biểu trong chuyến “Nam tuần” cuối cùng, ông nói rõ hơn: “Vẫn cứ phải dựa vào pháp chế, làm pháp chế thì tin cậy hơn.” Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XV đưa ra phương châm “Dựa pháp luật trị quốc” [Pháp trị], phản ánh ý nguyện của Đặng. Thế nhưng giờ đây âm hồn thuyết “Đảng trị” vẫn còn lảng vảng chưa tan. Bởi vậy, khảo sát sơ qua về nguồn gốc, diễn biến và tác hại của thuyết “Đảng trị” là một việc có ý nghĩa hiện thực. Continue reading “Nhận diện “Đảng trị””

“Vì sao người Trung Quốc ngu thế?”

chinapeople

Tác giả: Li Ming (Triết gia Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Nhiều người cho rằng văn minh Trung Hoa có đóng góp quá nhỏ bé (xét về số dân) vào thành tựu của văn minh nhân loại, về khoa học tự nhiên cũng như khoc học xã hội. Tìm ra căn nguyên của tình trạng này là một vấn đề có tầm quan trọng đối với Trung Quốc, từng được một vài học giả phương Tây, hoặc phương Tây gốc Hoa bàn luận, nhưng dường như giới học giả Trung Quốc lại thiếu quan tâm vấn đề này, có lẽ vì họ không muốn nói tới các mặt tiêu cực của thể chế chính trị-văn hóa nước họ. Trong tình hình đó, cuốn “Vì sao người Trung Quốc ngu thế?” của triết gia Li Ming (Lê Minh, xuất bản 2003) thu hút được sự chú ý của dư luận. Dưới đây là bài nói của Li Ming tại ĐH Bắc Kinh về sách trên. Bài gồm 6 phần: 1) Vì sao người Trung Quốc là một dân tộc “vô học”?  2) Vì sao sự ngu dốt của người Trung Quốc là kết quả tất nhiên của sự lựa chọn không ngừng xuất phát từ lợi ích tự thân của kẻ thống trị các đời trước; 3) Vì sao người phương Tây trong xã hội cận đại lại trở nên thông minh? 4) Nghi ngờ về sự “thông minh” của người phương Tây trong thế kỷ 21; 5) Tình trạng ngu dốt và thông minh hiện nay của người Trung Quốc; 6) Sau thế kỷ 21, người Trung Quốc nên trở nên thông minh như thế nào? Dưới đây xin giới thiệu phần đầu. Continue reading ““Vì sao người Trung Quốc ngu thế?””

Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông

china-nationalism1

Nguồn: Richard Bernstein, “China: The people’s fury”, The New York Review of Books, 01/08/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một điều mà chúng ta có thể thấy thường ngày trên các phương tiện truyền thông chính thức và mạng xã hội của Trung Quốc là một loạt những phát ngôn bài Mỹ, nhưng ít khi nào mà mức độ giận dữ lại cao đến vậy như trong những ngày qua. Đã có những lời kêu gọi của người dân Trung Quốc trên các mạng xã hội nhằm tẩy chay KFC, Starbucks, và iPhone 7, những cáo buộc rằng Mỹ khơi mào một cuộc chiến mới chống Trung Quốc, và lời đe dọa rằng Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ, sẽ bị biến thành một tỉnh của Trung Quốc. Tất cả những điều này là nhằm phản ứng lại phán quyết chống Trung Quốc của một Tòa trọng tài về Luật biển ở La Haye, vốn khẳng định rằng Trung Quốc đã có các hành động bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế khi theo đuổi những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Ban trọng tài năm thành viên, được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, hay còn gọi là UNCLOS, đã được Philippines yêu cầu làm trọng tài trong tranh chấp với Trung Quốc. Tòa trọng tài tuyên bố rằng việc Trung Quốc ngăn cấm ngư dân Philippines tiếp cận khu vực, xây dựng 7 đảo nhân tạo, và những tổn hại họ đã gây ra với các rặng san hô và các loài động vật quý hiếm là những hành động vi phạm luật pháp. Continue reading “Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông”

Đằng sau làn sóng Trung Quốc mua doanh nghiệp Đức

A robot arm of German industrial robot maker Kuka is pictured at the company's stand in Hanover

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Theo một tài liệu nghiên cứu mới đây của Công ty tư vấn E&Y thì bức tranh về việc người Trung Quốc mua hoặc tham gia cổ đông vào các doanh nghiệp Đức nghiêm trọng hơn hình dung của nhiều người.

Năm 2016 người Trung Quốc chi 111 tỷ đô la để mua các doanh nghiệp của Mỹ và Châu Âu. Từ tháng một đến tháng sáu năm nay họ đã mua hoặc tham gia 27 doanh nghiệp Đức, trong khi cả năm ngoái chỉ là 39. Năm 2015 họ chi 526 triệu đô la, sáu tháng đầu năm nay đã lên đến 10,8 tỷ đô la. Continue reading “Đằng sau làn sóng Trung Quốc mua doanh nghiệp Đức”

Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông

ximao

Nguồn: Keyu Jin, “Xi Jinping is No Mao Zedong”, Project Syndicate, 04/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần như cả thế giới đều đang quan sát Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nhiều quan ngại. Ông Tập không chỉ tái tập trung quyền lực vào tay của chính quyền trung ương; mà nhiều người còn tin rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông thực chất chính là một cuộc thanh trừng chính trị. Họ lo rằng Tập đang xây dựng một sự “súng bái cá nhân”, giống như những gì Mao Trạch Đông đã tạo nên, và cũng là điều thúc đẩy sự bùng nổ Cách mạng Văn hóa.

Tuy nhiên, sự thật lại khác xa điều chúng ta nghĩ. Dù đúng là ở một mức độ nào đó, Tập đang tập trung quyền lực, nhưng động cơ của ông là mong muốn giúp Trung Quốc mạnh lên – cả về chính phủ lẫn kinh tế. Để thành công, ông sẽ phải đưa một bộ máy quan liêu – vốn đã phần nào vượt khỏi tầm kiểm soát – trở lại trật tự. Continue reading “Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông”

Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh

ROYAL China 122252

Nguồn: Nina Khrusheva, “The Queen’s Chinese Guests from Hell”, Project Syndicate, 17/05/2016

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Paul McCartney đã hát vào gần nửa thế kỷ trước rằng: “Nữ hoàng là một quý bà xinh đẹp, nhưng cô ấy không có nhiều điều để nói”. Giờ đây, ở tuổi 90, Nữ hoàng Elizabeth II bỗng nhiên dường như quyết tâm chứng minh lời hát trên là không đúng.

Tại một bữa tiệc vườn mùa xuân ở sân Cung điện Buckingham – với sự sắp đặt cầu kỳ nhất có thể có – Nữ hoàng Anh gần đây đã không hài lòng với phái đoàn tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến London trong chuyến thăm nhà nước năm 2015 của ông. Trong một cuộc đối thoại được ghi âm với chỉ huy Sở cảnh sát thủ đô, Lucy D’Orsi, Nữ hoàng đã gọi các quan chức Trung Quốc là “rất thô lỗ,” và bày tỏ sự cảm thông với “sự xui xẻo” của D’Orsi khi phải làm việc với họ. Continue reading “Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh”

Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản

Yanhuang

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/7/2016, tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu ở Trung Quốc (TQ) bất ngờ tự tuyên bố đình bản. Tin này đang làm dư luận TQ và quốc tế xôn xao bàn tán.

Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu, báo in và báo điện tử, sau đây viết tắt VHXT) là một tạp chí rất nổi tiếng ở TQ, chủ yếu vì từ ngày ra đời (1991) tới nay luôn luôn đăng những bài nhằm thức tỉnh người TQ suy nghĩ về các sai lầm trong quá khứ của Đảng Cộng sản TQ, chủ yếu dưới hình thức hồi ký, ghi chép, bình luận các vấn đề lịch sử “nhạy cảm” từng bị quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước TQ đánh giá sai lầm, lâu nay dư luận phổ biến nghi ngờ quan điểm đó nhưng rất ít người dám nói ra sự thật và phê phán một cách có lý trí. Continue reading “Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản”

Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc

china_2394768b

Nguồn: Peter Mattis, “Man or machine: Seeking truth in Chinese politics“, War on the Rock, 07/07/2016

Biên dịch: Văn Cường

Không thể hiểu hoàn toàn chính sách của Trung Quốc khi không nhắc đến con người và quá trình qua đó nó được tạo ra. Nếu Washington có ý muốn định hình sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi đó các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần phải hiểu được hệ thống đó hoạt động ra sao.

Việc theo dõi Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực kể từ khi ông trở thành Chủ tịch vào năm 2012 đã thúc đẩy nhiều nhà quan sát về Trung Quốc đi đến những quan điểm quá khích về các hoạt động chính trị và công tác hoạch định chính sách của Trung Quốc. Một mặt, một số nhà phân tích lập luận Tập Cận Bình đã sử dụng các sách lược theo chủ nghĩa Mao để tạo dựng một sự sùng bái cá nhân và quay trở lại chế độ cai trị độc đoán. Mặt khác, một số nhà phân tích đưa ra lý lẽ rằng Tập Cận Bình phần lớn không thích hợp ngoài việc ông được ủy nhiệm để hoàn thành những tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Continue reading “Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc”

Tập Cận Bình có thể cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ

xi10y

Nguồn: Xi Jinping tipped to outstay 10-year term”, AFP, 09/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Theo các nhà phân tích, dù đã là lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc trong nhiều thập niên qua, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ tìm cách kéo dài nhiệm kỳ của mình ra hơn 10 năm, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đầu tiên làm như vậy kể từ thời Đặng Tiểu Bình.

Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền đã nhóm họp tại cuộc họp bí mật thường niên ở khu nghỉ mát Bắc Đới Hà (Beidaihe) trên bờ biển phía Bắc Trung Quốc, nơi các cuộc thảo luận của họ dự kiến sẽ tập trung vào vấn đề thành phần của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực trong nhiệm kỳ tiếp theo. Continue reading “Tập Cận Bình có thể cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ”

Những kẻ thao túng kí ức ở Trung Quốc

chinahist

Nguồn: Ian Johnson, “China’s memory manipulators”, The Guardian, 08/06/2016

Biên dịch: Đoàn Khương Duy

Giới cai trị của đất nước này không chỉ bưng bít lịch sử, họ còn tái tạo lịch sử nhằm phục vụ thời hiện tại. Họ biết rằng, trong một nhà nước cộng sản, sự thay đổi thường bắt đầu xảy ra khi quá khứ bị thách thức.

Khi tôi lần đầu đến Trung Quốc năm 1984, bạn đồng học ngoại quốc và tôi tại trường Đại học Bắc Kinh thường chơi một trò cùng với cuốn sách hướng dẫn cũ. Có nhan đề Nagel’s Encyclopaedia Guide: China (Hướng dẫn toàn thư của Nagel: Trung Quốc), được xuất bản lần đầu năm 1968 tại Thuỵ Sĩ và có nhiều mô tả về các địa điểm văn hoá quan trọng được giới ngoại giao và học giả Pháp ghé thăm. Điều mấu chốt đối với chúng tôi là họ đã tập hợp thông tin hồi thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Nói cách khác, những thông tin này ở thời điểm ngay trước khi Mao phát động cuộc Cách mạng Văn hoá huỷ hoại hàng vạn nơi thờ phụng và địa điểm lịch sử ở khắp Trung Quốc. Chúng tôi tra một nơi ở Bắc Kinh và cưỡi xe đi để xem còn lại những gì. Continue reading “Những kẻ thao túng kí ức ở Trung Quốc”

Tiến tới một Trung Quốc pháp trị

china-ruleoflaw

Tác giả: Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Trung ương 4 (TW4) khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua “Quyết định về một số vấn đề lớn trong việc đẩy mạnh toàn diện dùng pháp luật trị quốc”. Đây là một sự kiện lớn có ý nghĩa sâu xa. “Quyết định” này được mọi người nhiệt tình quan tâm.

Từ Cách mạng Tân Hợi trở đi, người Trung Quốc theo đuổi chế độ xã hội dân chủ không có nền chuyên chế của vua chúa. Nhưng trải qua vô số cuộc đấu tranh và thất bại, lý tưởng tốt đẹp chưa bao giờ được để ý chăm sóc trên mảnh đất khô cằn này. Năm 1949 mới viết chữ “Cộng hòa” vào tên nước mình. Thế nhưng gánh nặng lịch sử trầm trọng mấy nghìn năm vẫn cố chấp quấy rầy chúng ta, chẳng những chưa thực hiện được nhà nước pháp trị mà ngược lại từng có thời rơi vào vực thẳm đáng sợ bất chấp đạo trời phép nước. Continue reading “Tiến tới một Trung Quốc pháp trị”

Tập Cận Bình ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên

cnyl

Nguồn: CCP scales back Communist Youth League”, Financial Times, 03/08/2016

Biên dịch: Phan Nguyên

Động thái diễn ra trong bối cảnh có những tin đồn về sự rạn nứt và tranh giành quyền lực giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thu hẹp Đoàn Thanh niên của mình, trong một đòn giáng mạnh vào một phe nhóm trong bộ máy hành chính mà trong đó Thủ tướng Lý Khắc Cường là một thành viên.

Việc ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc vốn có 87 triệu đoàn viên và có ảnh hưởng lớn nhất dưới thời cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, là một chiến thắng nữa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã củng cố quyền lực trong đảng và quân đội kể từ khi ông nhậm chức hơn ba năm trước. Continue reading “Tập Cận Bình ‘nhổ bớt nanh vuốt’ của Đoàn Thanh niên”

Nhìn lại Trung Quốc thời kỳ hậu Thiên An Môn

dcstq

Nguồn: Minxin Pei, “Surviving Tiananmen”, Project Syndicate, 03/06/2014.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có thể thật khó tưởng tượng, nhưng 25 năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần như bị lật đổ bởi một phong trào dân chủ. Điều đó đã không xảy ra nhờ vào thần kinh thép của Đặng Tiểu Bình, nhà cố lãnh đạo tối cao và đoàn xe tăng của Quân đội Giải phóng Nhân dân được đưa ra để thi hành thiết quân luật và đàn áp cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn, với cái giá là hàng trăm mạng người, nhằm tránh sự sụp đổ của chế độ.

Nhân dịp 25 năm thảm sát Thiên An Môn (6/6/1989-6/6/2014), hai câu hỏi được đặt ra: Làm cách nào Đảng cộng sản đã tồn tại trong một phần tư thế kỷ qua, và liệu nó có thể tiếp tục thêm 25 năm nữa không? Continue reading “Nhìn lại Trung Quốc thời kỳ hậu Thiên An Môn”

Bài học của Singapore cho Trung Quốc và Tập Cận Bình

denglee

Nguồn: Michael Spence, “President Xi’s Singapore Lessons”, Project Syndicate, 19/11/2012

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiện nay, Trung Quốc đang ở vào một thời điểm hệ trọng, giống như giai đoạn năm 1978, khi chính sách cải cách thị trường được Đặng Tiểu Bình khởi động đã mở cửa nền kinh tế Trung Quốc với thế giới – và giai đoạn những năm đầu thập niên 1990, khi mà chuyến “Nam tuần” của Đặng Tiểu Bình đã tái khẳng định con đường phát triển của Trung Quốc.

Trong suốt giai đoạn này, những kinh nghiệm và bài học từ các quốc gia khác là rất quan trọng. Đặng Tiểu Bình được cho là đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi một chuyến thăm trước đó đến Singapore, nơi đã đạt được tăng trưởng nhanh chóng và thịnh vượng nhiều thập niên trước đó. Nắm bắt được thành công và hạn chế của các quốc gia đang phát triển đã luôn, và tiếp tục, là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của Trung Quốc đối với việc xây dựng chiến lược phát triển. Continue reading “Bài học của Singapore cho Trung Quốc và Tập Cận Bình”

Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm

Globe and China Flag for background

Nguồn: Mark Beeson, “China’s achieving hegemony is easier said than done”, East Asia Forum, 13/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phần lớn chúng ta chưa hề biết đến một thế giới nơi nước Mỹ không phải là cường quốc thống trị. Giờ đây mọi thứ đang bắt đầu trở nên tương đối khác. Không chỉ vì phần lớn nền kinh tế toàn cầu bị mắc kẹt trong một đợt suy thoái kéo dài, mà còn vì xuất hiện một mô hình phát triển kinh tế thay thế, dường như thành công hơn, dựa trên mẫu hình được gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh”.[1] Chính thực tế này, cùng với thành tích ấn tượng của nền kinh tế Trung Quốc cho đến nay, là điều đã dẫn đến kết luận đó, như Martin Jacques quả quyết, rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ ‘thống trị thế giới’. Continue reading “Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm”

Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?

South_China_Sea_Claims

Tác giả: Lý Lệnh Hoa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/07/2016, ông Tô Cách, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc có viết trên Thời báo Hoàn Cầu bài báo với tựa “Trung Quốc mới là nước tuân theo pháp luật ở Nam Hải”  [Việt Nam gọi là Biển Đông]. Đọc bài này, tôi cảm thấy nó có nội dung tương tự, giống hệt như bài báo đã đăng của ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc.

Cả hai vị Giám đốc này đều thiếu sự hiểu biết toàn diện tinh thần và lời văn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [UNCLOS], thiếu nhận thức đúng đắn về sự nhất thể hóa kinh tế toàn cầu và sự cộng đồng hóa vận mệnh loài người thời nay. Nếu nghiêm chỉnh học tập Công ước thì hai vị sẽ hiểu rằng giữa Phán quyết của Tòa Trọng tài về Nam Hải và các điều khoản của Công ước không hề có mâu thuẫn và xung khắc, mà nội dung hai văn bản này thông suốt với nhau. Continue reading “Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?”

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông

aseanchina

Nguồn: Chin Tong Liew & Wing Thye Woo, “A new playbook for China and ASEAN”, Project Syndicate, 15/07/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết của Tòa Trọng tài tại La Haye (Hà Lan) chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một thời điểm mang tính bước ngoặt đối với luật pháp quốc tế và là một cảnh báo rõ ràng đối với Trung Quốc về sự lấn lướt chiến lược của nước này ở Đông Nam Á. Trung Quốc nói rằng sẽ không công nhận phán quyết của Tòa, nhưng điều đó không có nghĩa là nước này không thấy bất an bởi phán quyết này.

Câu hỏi bây giờ là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào. Liệu nước này sẽ thay đổi cách hành xử thường là hung hăng trong khu vực, hay sẽ tiếp tục nhìn Biển Đông chủ yếu qua lăng kính của cạnh tranh Trung – Mỹ? Nếu Trung Quốc cho rằng một Hoa Kỳ kiệt sức vì chiến tranh và không thích rủi ro sẽ tránh né xung đột, nước này có thể dễ dàng áp đặt những yêu sách ở Biển Đông bằng vũ lực. Continue reading “Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông”