Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Phan Xuân Dũng

Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị trình Quốc hội dự thảo luật liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu (TTTTC) vào tháng 10 này. TTTTC, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đề xuất và được các quốc gia thành viên G7 thông qua vào năm 2021, yêu cầu các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 750 triệu euro (800 triệu USD) phải nộp mức thuế tối thiểu là 15% trên tổng lợi nhuận của họ. Biện pháp này, sẽ có hiệu lực từ năm tới, là nhằm giảm bớt sự cạnh tranh về thuế giữa các quốc gia và ngăn các công ty đa quốc gia trốn thuế bằng cách chuyển lợi nhuận sang những nơi có mức thuế thấp. Đến nay, đã có 142 quốc gia, bao gồm Việt Nam, bày tỏ ủng hộ đối với TTTTC. Continue reading “Thuế tối thiểu toàn cầu: Lợi hay hại cho kinh tế Việt Nam?”

Quảng Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả Hải Nam tạp trước [海南雜著] Thái Đình Lan rời Quảng Ngãi tới Quảng Nam; tại đây tình cờ có cuộc hội ngộ thú vị. Thái Đình Lan sau này là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo Bành Hồ, Đài Loan; lúc đến tỉnh thành Quảng Nam được diện kiến vị Tiến sĩ khai khoa Nam Kỳ Lục tỉnh, Phan Thanh Giản. Cụ Phan bấy giờ giữ chức Tuần vũ Nam Ngãi. Hai danh sĩ có dịp xướng họa thơ văn. Xin theo dõi cuộc gặp mặt qua phần dịch dưới đây [Chữ trong ngoặc [] là của người dịch; chữ trong ngoặc () của tác giả]: Continue reading “Quảng Nam-Đà Nẵng gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thái Đình Lan, người đảo Bành Hồ, Đài Loan, đậu Tiến sĩ năm Đạo Quang thứ 25 [1845], là vị Tiến sĩ duy nhất của đảo này. Thời còn là sinh viên, sau khi dự kỳ thi tại tỉnh Phúc Kiến, vào ngày mồng 2 tháng 10 năm Ất Mùi Đạo Quang thứ 15 [21/11/1835], ông cùng em trai là Đình Dương, từ đảo Kim Môn đi thuyền về thăm mẹ tại Bành Hồ. Trên thuyền, vào canh ba [11 giờ đêm đến 1 giờ sáng] đêm hôm đó gió bão nổi lên, chẳng mấy chốc cuồng phong càng mạnh, thuyền chao đảo, sóng xô đâm xuống biển, nên phải chặt gãy cột buồm để thuyền khỏi vỡ. Trải mấy ngày trời, lênh đênh trên biển cả, không biết vị trí nơi đâu “xô về đông, hay dạt tới phương đoài”. Rồi một đêm bổng gió tắt, mưa tạnh, biển êm trở lại, chờ đến sáng thấy thuyền đánh cá đi qua, gọi lại hỏi, thất vọng không hiểu tiếng, nhưng có người trên thuyền viết hai chữ “An Nam”, dùng đốt ngón tay tính, thì hôm đó là ngày 11 tháng 10 [30/11/1835]. Nơi này gần đồn Thái Cần, tại cửa sông Trà Bồng, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Qua trình báo của thuyền đánh cá, hai ngày sau quan Thủ ngự đồn đích thân đến kiểm tra. Continue reading “Tỉnh Quảng Ngãi gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân Trung Quốc”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thảng Giêng năm Hồng Đức thứ 2 [21/1-19/2/1471], tức Minh thành Hóa năm thứ 7, đại quân sắp vào đất giặc, Vua cho tập thủy chiến tại cửa biển Thuận Hóa và vẽ bản đồ Chiêm Thành dâng lên. Ngày mồng 6, bắt sống viên quan Chiêm Thành giữ cửa ải Cu Đê, Đà Nẵng. Bấy giờ theo truyền thống nhà Vua ngự giá ra cõi ngoài; các Tù trưởng dân tộc thiểu số và Sứ thần Ai Lao đến cống. Vua soạn sách lược bình Chiêm, cho dịch ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi; chuẩn bị thóc luộc chín có thể để lâu, dùng cung cấp quân lương lâu ngày: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)”

Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Tác giả: Hùng Nguyễn

Ngày 13/7/2023, chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã công bố bản chiến lược toàn diện đối với Trung Quốc. Bên cạnh những chủ đề lớn giữa hai nước thì chiến lược đã nêu đậm nét quan điểm của chính phủ Đức với vấn đề Biển Đông. Trong bản chiến lược có 15 lần nhắc đến cụm từ châu Á – Thái Bình Dương và 3 lần nhắc trực tiếp đến Biển Đông với những góc độ có thể giúp Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng với cường quốc quân sự này. Continue reading “Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng năm Quang Thuận thứ 9 [25/1-23/2/1468], tức Minh Thành Hóa năm thứ 4, vua ra sắc chỉ cho những quan chức tại nơi nước độc xa xôi, nếu làm việc tốt, hết hạn 6 năm được thuyên chuyển về nơi đất lành; nếu bê trễ sẽ bị bổ đến miền biên cương xa xôi thêm 6 năm nữa, mới được cứu xét:

Mùa xuân, tháng Giêng, ra sắc chỉ rằng: Những quan viên nhậm chức nơi nước độc chốn biên cương xa xôi, người nào biết cách nuôi vỗ dân, đốc thúc không phiền nhiễu dân mà vẫn thu đủ thuế, đủ hạn 6 năm thì cho chuyển về nơi đất lành. Nếu ai kiếm cớ đau ốm né tránh, nộp thuế thiếu nhiều, thì phải bổ đi miền biên cương xa, đủ 6 năm nữa mới được quyết định lại. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 45a. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P4)”

Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây ra nhiều phản ứng mạnh ở Việt Nam. Đầu tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim “Barbie” do Warner Bros sản xuất vì có hình ảnh được cho là mô tả đường chín đoạn. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng IME Entertainment, một công ty Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức sô diễn của nhóm Blackpink tại Hà Nội vào cuối tháng này, đã đưa vào trang web của mình một bản đồ thể hiện đường chín đoạn. Do đó, các nhà chức trách Việt Nam hiện đang điều tra vấn đề này, trong khi nhiều cư dân mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay buổi biểu diễn. Trước phản ứng dữ dội, IME Entertainment đã nhanh chóng đóng cửa trang web của mình và CEO của công ty đã đưa ra lời xin lỗi tới công chúng Việt Nam. Continue reading “Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 27 tháng giêng năm Quang Thuận thứ 8 [3/3/1467] (Minh Thành Hóa năm thứ 3), nhà Vua đến bái yết Lam Kinh. Ngày 29 [5/3/1467] hành cung Vua đóng tại điện An Lạc. Ngày mồng một tháng 2 [6/3/1467] có nhật thực, làm lễ tế văn miếu. Ngày mồng 8 [13/3/1467] sai bọn Thượng thư bộ Hộ Trần Phong khám đất tại Lam Sơn, để cấp cho các công thần:

Ngày 27, vua bắt đầu đến Lam Kinh bái yết lăng Lam Kinh. Ngày 29, ngự giá đóng tại hành điện An Bạc. Ban phép tập trận đồ. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P3)”

Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm

Nguồn: 韩国联手越南开发稀土,意欲何为?韩媒炒“降低对华依赖”,Thời báo Hoàn Cầu, 26/06/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 26/6, Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đăng bài viết của Trương Tĩnh, phóng viên tại Hàn Quốc của báo này dưới tiêu đề “Hàn Quốc bắt tay Việt Nam khai thác đất hiếm nhằm mục đích gì? Truyền thông Hàn Quốc làm rùm beng vấn đề “Để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc”. Nguyên văn bài báo như sau.

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã kết thúc bằng việc “củng cố quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước và mở ra một kỷ nguyên hợp tác hướng tới tương lai mới” — báo Korea Herald ngày 25/6 bình luận. Continue reading “Trung Quốc bình luận việc Hàn Quốc liên kết Việt Nam khai thác đất hiếm”

Những thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, người viết từng tham khảo các bộ sử như Nguyên sử, Tục Tư Trị Thông Giám của Tất Nguyên, An Nam Chí Lược của Lê Trắc, Đại Việt Sử Kỳ Toàn ThưKhâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Về sử liệu, các bộ sử có thể bổ sung cho nhau; duy về thời điểm lịch sử thì bộ An Nam Chí Lược ghi rất cẩn trọng, phần lớn ghi đầy đủ cả ngày, tháng, năm. Kỹ hơn nữa khi ghi ngày, soạn giả Lê Trắc ghi cả ngày theo số đếm, và cả ngày Can Chi. Continue reading “Những thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông”

Khủng hoảng mới tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc, TBT Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Bắc Kinh (1/11/2022). Tuyên bố Chung hai nước khẳng định sẽ “xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển… kiểm soát tốt các bất đồng trên biển…không hành động làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp”. Nhiều người hy vọng ngoại giao cây tre mềm dẻo của Hà Nội sẽ làm cho quan hệ Việt-Trung ổn định, để có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ.

Nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông. Từ ngày 7/5, họ đã cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 với nhiều tàu hộ tống tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần bãi Tư Chính, gây ra khủng hoảng mới tại Biển Đông. Trung Quốc muốn lợi dụng khoảng trống quyền lực để triển khai “âm mưu mới”, bất chấp Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA 2016). Continue reading “Khủng hoảng mới tại Biển Đông?”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngày 17 tháng Giêng năm Quang Thuận năm thứ 5 [23/2/1464], Vua Anh Tông nhà Minh mất; 5 hôm sau vào ngày 28/2/1464 Vua Hiến Tông lên ngôi:

Mùa xuân, tháng Giêng, ngày 17, vua Anh Tông nhà Minh băng. Ngày 22, Thái tử Kiến Nhu lên ngôi, đổi niên hiệu là Thành Hóa. Đó là Hiến Tông.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 15a.

Tháng 2 [8/3-6/4/1464], Vua Lê Thánh Tông trở về Thanh Hóa bái yết lăng tẩm. Ban sắc khen Thượng thư bộ Hình Lê Cảnh Huy đã đưa lời nói thẳng; khuyến khích nên xét kỹ những vụ án oan uổng, để xứng với chức vụ: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P2)”

Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Trường hợp Nhật BảnTriều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc

Tiến trình bỏ chữ Hán ở Việt Nam chỉ bắt đầu sau khi nước ta dùng chữ Hán làm chữ viết chính thức đã được hơn 2000 năm, tức muộn hơn so với Nhật và Triều Tiên/ Hàn Quốc, nhưng kết quả cuối cùng lại triệt để thực hiện được mục tiêu bỏ chữ Hán, tức “Thoát Hán” về ngôn ngữ.

Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính nước ta vào nước Nam Việt, sau đó chính quyền nhà Triệu bắt đầu dạy dân ta học tiếng nói và chữ viết của người Trung Quốc. Trước đó người Việt Nam chỉ có ngôn ngữ nói, chưa hề có ngôn ngữ viết. Chữ Hán là thứ chữ viết đầu tiên mà người Việt tiếp xúc; tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhận thức được tính chất vô cùng quan trọng của phát minh này, và nảy ra ý tưởng tìm cách mượn chữ Hán về dùng. Muốn vậy, họ đã sáng tạo “cách đọc Hán-Việt” đối với chữ Hán: đặt cho mỗi chữ Hán một tên tiếng Việt gọi là “từ Hán-Việt”, qua đó thực hiện đọc chữ Hán bằng tiếng mẹ đẻ của mình mà không đọc bằng tiếng Trung Quốc. Như vậy, người Việt Nam chỉ học chữ Hán mà không học tiếng Hán, qua đó mượn được chữ Hán về dùng mà vẫn nói tiếng mẹ đẻ của mình, nhờ thế dân tộc ta không bị văn hoá Hán đồng hoá. Continue reading “Nhìn lại xu hướng bỏ chữ Hán ở Đông Á: Trường hợp Việt Nam”

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Quang Thuận thứ 2 [12/3-10/4/1461], Vua Thánh Tông về Thanh Hóa, bái yết lăng tẩm:

Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết sơn lăng.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 12, trang 7a.

Vào tháng 8 năm ngoái, Vua Anh Tông nhà Minh sai sứ bộ Duẫn Mân sang phong Lạng Sơn Vương Nghi Dân. Tháng 2 năm nay đến Quảng Tây, thì biết tin Nghi Dân cướp ngôi đã bị người trong nước lật đổ; rồi đưa Lê Hạo, tức Vua Thánh Tông, lên ngôi. Sau khi nghe Duẫn Mân tâu, Vua Minh quyết định cho sứ bộ trở về kinh: Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P1)”

Biden kỳ vọng vào đột phá trong quan hệ với Việt Nam

Nguồn: Derek Grossman, “Biden Hopes for Vietnam Breakthrough,” Foreign Policy, 09/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington và Hà Nội đang xích lại gần nhau hơn, nhưng đó là một quá trình phức tạp.

Trong buổi lễ đón Tết Nguyên Đán năm 2011 được tổ chức tại Washington, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ khi đó là Lê Công Phụng đã khiến cử tọa ngạc nhiên khi tuyên bố rằng hai nước sẽ nâng quan hệ lên mức “đối tác chiến lược.” Tất nhiên, các cụm từ mô tả quan hệ đối tác thường rất mơ hồ. Nhưng từ những gì chúng ta biết về ngoại giao Việt Nam, định nghĩa của Hà Nội về quan hệ đối tác chiến lược không chỉ là những từ ngữ sáo rỗng, mà còn biểu hiện những lợi ích chiến lược cụ thể, hai bên cùng có lợi, và mang tính dài hạn. Continue reading “Biden kỳ vọng vào đột phá trong quan hệ với Việt Nam”

Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong năm Canh Thìn, tức Minh Thiên Thuận thứ 4 [1460] nước ta có 2 niên hiệu. Lạng Sơn Vương Nghi Dân cướp ngôi vào ngày mồng 3 tháng 10 năm trước [28/10/1459]; năm sau tiếp tục niên hiệu Thiên Hưng năm thứ 2, cho đến ngày mồng 6 tháng 6 [24/6/1460] thì bị lật đổ. Sau đó Vua Lê Thánh Tông lên ngôi, với niên hiệu Quang Thuận năm thứ nhất.

Vào tháng 2 [22/2-22/3/1460], Nghi Dân làm cuộc cải tổ hành chánh, đặt ra 6 bộ, 6 khoa; trước kia chỉ có 2 bộ, nay đặt 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công: Continue reading “Lê Nghi Dân bị phế truất, Lê Thánh Tông lên ngôi”

Đông Nam Á ngỡ ngàng trước sự đổi thay của nông thôn Việt Nam

Tác giả: Chu Khôi

Thời gian gần đây, báo chí và nhiều kênh truyền thông, mạng xã hội ở các nước Đông Nam Á đã có nhiều bài viết, video ngợi ca sự thay đổi vượt bậc của nông thôn Việt Nam. Phần lớn đều cho rằng vùng nông thôn Việt Nam đang giàu đẹp và hiện đại hơn nhiều so với nông thôn ở Thái Lan, Philippine, Indonesia…

Giữa năm 2022, Báo điện tử Bangkok New của Thái Lan đăng bài viết “Chính quyền địa phương ở Việt Nam liệu có đang tiến bộ hơn ở Thái Lan”. Bài báo đã phân tích những nguyên nhân tại sao Thái Lan có nền kinh tế tổng thể mạnh hơn Việt Nam, GDP cao hơn Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người cũng cao gần gấp đôi, nhưng các vùng nông thôn lại nghèo và kém phát triển, bị nông thôn Việt Nam bỏ xa. Tác giả cho rằng, đây là một nghịch lý mà người Thái khó tin, nhưng lại là sự thật. Continue reading “Đông Nam Á ngỡ ngàng trước sự đổi thay của nông thôn Việt Nam”

Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm ngoái Thái Hòa thứ 7 [1449], tại Chiêm Thành, Ma Ha Quí Do giành ngôi của người anh là Ma Ha Quí Lai, nên bị vua Lê Nhân Tông nước ta gửi thư trách. Vốn ôm lòng oán hận, lại muốn tránh tội cướp ngôi; Quí Do mạo tên là Quí Lai, sai sứ sang nhà Minh tố cáo Đại Việt mấy lần xâm hại, bắt người nước này kể cả nam lẫn nữ đến 33.500. Trong chiếu thư gửi Vua Lê Nhân Tông vào năm nay, tức Thái Hòa thứ 8 [1450], Vua nhà Minh nêu việc này lên, để phản đối: Continue reading “Lê Nghi Dân sát hại, tiếm ngôi vua Lê Nhân Tông”

Ông Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu”

Tác giả: Phạm Cao Phong

Những câu chuyện về thời thơ ấu ông Ngô Đình Quỳnh kể cho tôi mang âm hưởng trầm buồn.

Câu chuyện thời thơ ấu của ông làm tôi không cười nổi. Lần đầu đến trường ở Paris, giờ ra chơi, ông trố mắt nhìn những bạn cùng lớp:

-Khi đám bạn tổ chức trò ‘cút bắt’ thì tôi ngớ cả người, trò gì vậy ? Tôi như một một nhà bác học ngây người khám phá cuộc sống sinh hoạt của những chú kiến!

-Lần đầu thấy tuyết rơi, tôi ngạc nhiên lắm, tại sao lại có một đất nước như vậy!

Continue reading “Ông Ngô Đình Quỳnh: “Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu””

Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2 năm Thái Hòa thứ 6 [3/1448], Đèo Mạnh Vượng, tri châu Phục Lễ vùng Lai Châu có tội. Triều đình bắt Mạnh Vượng tự tử, rồi trao chức Chiêu thảo sứ cho em Vượng:

Tháng 2, Tư không châu Phục Lễ Đèo Mạnh Vượng có tội, cho tự tử. Sai nhập nội tư mã Lê Ê đem 5.000 quân hộ tống người em thứ của Mạnh Vượng, cho làm chiêu thảo sứ tri châu Phục Lễ, thay trông coi dân chúng của Mạnh Vượng và tịch thu gia sản của Mạnh Vượng. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lê Nhân Tông (P2)”