Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

II. HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÚC TIẾN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa dân chủ mới lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xúc tiến xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt tiền đề chính trị căn bản và nền móng chế độ cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng hàng loạt thử thách gay gắt về chính trị, kinh tế, quân sự, quét sạch các lực lượng vũ trang còn lại của bọn phản động Quốc Dân Đảng và bọn thổ phỉ, hòa bình giải phóng Tây Tạng, thực hiện hoàn toàn thống nhất đại lục Tổ quốc; bình ổn giá cả, thống nhất công tác tài chính kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách dân chủ trên các mặt trong xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng về quyền lợi, trấn áp bọn phản cách mạng, triển khai các phong trào “Tam phản” và  “Ngũ phản”, gột rửa sạch mọi vết tích bẩn thỉu do xã hội cũ để lại, làm cho bộ mặt xã hội sáng sủa, mới mẻ. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1

I. CÁCH MẠNG DÂN CHỦ MỚI GIÀNH THẮNG LỢI VĨ ĐẠI

Trong thời kỳ cách mạng dân chủ mới, những nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng phải đối mặt là chống đế quốc, phong kiến ​​và chủ nghĩa tư bản quan liêu, đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân, tạo điều kiện xã hội cơ bản cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lâu đời và vĩ đại trên thế giới, đã sáng tạo ra một nền văn minh sán lạn kéo dài hơn 5000 năm và có những đóng góp không thể phai mờ cho sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Sau cuộc Chiến tranh Thuốc phiện năm 1840, do sự xâm lược của các cường quốc phương Tây và sự thối nát của chế độ thống trị phong kiến, Trung Quốc dần dần trở thành một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, đất nước bị sỉ nhục, nhân dân khốn khổ, nền văn minh bị mai một, dân tộc Trung Hoa phải gánh chịu những tai họa chưa từng có. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về các thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử phấn đấu trăm năm của Đảng” do Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XIX thông qua ngày 11/11/2021 là một văn kiện quan trọng trong đời sống chính trị của TQ, đang được dư luận Việt Nam và thế giới quan tâm. Đây là Nghi quyết thứ ba của ĐCSTQ về các vấn đề lịch sử trong 100 năm qua kể từ ngày thành lập Đảng (1/7/1921). Trước đó, vào năm 1945, Hội nghị toàn thể lần thứ bảy Trung ương ĐCSTQ khóa VI đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử”, năm 1981 Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XI lại thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng từ khi thành lập nước”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)”

Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Ngày 30/4/1975, Frank Snepp đứng trên nóc Tòa Đại Sứ Mỹ, thất thần chờ chiếc trực thăng cuối cùng đến bốc ông, đưa ra chiến hạm USS Denver, rời Nam Việt Nam, đất nước ông đã phục vụ hai lần, 1969-1972 và 1972-1975.

Nhà phân tích chính về chiến lược Bắc Việt của CIA trong Cuộc chiến Việt Nam trở về Mỹ nhưng có lẽ chưa bao giờ ‘rời khỏi’ Việt Nam. Giờ đây 78 tuổi, Frank Snepp sống một mình trong một chung cư ở West Los Angeles với con chó nhỏ.

Trong phòng làm việc chứa đầy dấu tích của hai chuyến công tác đã thay đổi cả đời mình, Frank Snepp cho chúng tôi biết ông đang viết một cuốn sách nữa về cuộc chiến VN, và cũng đang làm việc với một hãng phim của Úc về sự tham gia của ông trong cuộc chiến này. Continue reading “Ngày cuối cùng của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam”

Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi chiếm được thành Đa Bang, quân Minh tiến dọc theo bờ sông Hồng xuống phía nam, chiếm nốt thành Đông Đô, tức Hà Nội; quân nhà Hồ rút xuống vùng núi Thiên Kiện tại tỉnh Hà Nam. Tiếp tục, quân Minh chiếm xong các tỉnh thuộc vùng hạ lưu sông Thao, sông Đà, và sông Lô:

Ngày 12 tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [20/1/1407]. Trước hết, quân của quan Tổng binh chinh phạt An Nam Tân thành hầu Trương Phụ tiếp tục tiến dọc sông Phú Lương xuống phía nam, tấn công thành Đông Đô. Giặc bỏ thành chạy, bèn đóng quân tại phía đông nam thành, chiêu tập quan lại và dân, dung nạp kẻ hàng. Số qui thuận có đến cả vạn người; bèn yết bảng thông cáo cho trở về chức nghiệp cũ. Trong ngày Trương Phụ sai người khẩn tâu.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 247). Continue reading “Quân Minh mở rộng xâm lăng miền Bắc Đại Việt”

Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Mặc dù có chút trở ngại do Tổng binh Chu Năng mất vào đầu tháng 10, nhưng Tân thành hầu Trương Phụ lên thay thế, tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch hành quân xâm lăng An Nam của nhà Minh:

Ngày 2 tháng 10 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [12/11/1406]. Chinh thảo An Nam quan Tổng binh Thành quốc công Chu Năng bị bệnh, mất tại Long Châu.[1] Hữu Phó tướng quân Tân thành hầu Trương Phụ thay thế; điều toàn quân tiếp tục tiến và sai người về triều tâu.”  (Minh Thực Lục quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 235) Continue reading “Nhà Minh xuất quân tiến hành xâm lăng An Nam”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Minh Thái Tông xua quân xâm lăng, với dã tâm vĩnh viễn đặt nước ta dưới ách cai trị; nên cử rất nhiều quan lại, như bọn Tham chính Vương Bình đi kèm với đoàn quân Chu Năng; liệu tính chiếm cứ được chỗ nào thì sẵn sàng cai trị chỗ đó:

Ngày 18 tháng 7 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [1/8/1406]. Sai bọn Tham chính Phúc Kiến Vương Bình theo Thành quốc công Chu Năng đến An Nam làm việc. Từ nay, phàm những nhân tài có thể đảm nhiệm được chức vụ được lần lượt sai đi.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 230)

Với nhu cầu đòi hỏi nhiều nhân lực, nhà vua ra lệnh các quan văn võ có tội, cho phép đi theo đoàn viễn chinh để lập công chuộc tội: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Kế hoạch tổng quát”

Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

1. Bộ chỉ huy

Minh Thái Tông là vị vua túc trí đa mưu, tính toán trước mọi đường tiến thoái; nên khi Đô đốc Hoàng Trung triều kiến tâu trình việc quân An Nam giết Trấn Thiên [Thiêm] Bình; sự việc không làm ông ngạc nhiên. Nhà Vua đã đặt sẵn con bài sắp sử dụng làm Tổng binh chinh phạt An Nam là Đô đốc Chu Năng, cho hiện diện trong buổi gặp mặt Hoàng Trung, Năng xin đánh dẹp cho kỳ được:

“Ngày 11 tháng 4 năm Vĩnh Lạc thứ 4 [29/4/1406]. Trấn thủ Đô đốc Thiêm sự bọn Hoàng Trung tâu về việc Hồ Đê nước An Nam giết Trần Thiên Bình. Thiên tử giận dữ bảo Thành quốc công Chu Năng rằng: Continue reading “Quân Minh chuẩn bị xâm lăng: Chỉ huy, lực lượng, lương thực tiếp tế”

Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những trang vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cùng với mặt trận quân sự, chính trị, mặt trận ngoại giao đã có những đóng góp không nhỏ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ và giải quyết vấn đề ta thắng địch thua. Trong mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò quyết định vì là hai đồng minh lớn của Việt Nam. Rất tiếc, lúc đó hai nước lại đang có bất đồng, mâu thuẫn nghiêm trọng, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Với chính sách đối ngoại đúng đắn, với nghệ thuật ngoại giao tài tình, khôn khéo, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ to lớn, hiệu quả về tinh thần cũng như vật chất của cả hai đồng minh cho cuộc kháng chiến. Tìm hiểu cách ứng xử của ngoại giao Việt Nam đối với Liên Xô, Trung Quốc là mục tiêu của bài viết này. Continue reading “Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ”

Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương triệu tập vào năm 1954 chẳng những có các nước lớn như Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, mà cũng có các nước Á Phi như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia. Qua đàm phán, các bên dự họp đã thành công giải quyết được một vấn đề quan trọng liên quan chiến tranh và hoà bình trong quan hệ quốc tế của châu Á. Đây là sự việc chưa từng có trong lịch sử thế giới. Đồng thời đây cũng là hội nghị ngoại giao đa phương có ý nghĩa quan trọng mà nước CHND Trung Hoa sau khi lập quốc lần đầu tiên tham dự. Trước ngày hội nghị họp, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thực hiện một khối lượng lớn công tác chuẩn bị. Sau khi đến Geneva, ông đã triển khai hoạt động ngoại giao nhộn nhịp, có đóng góp lớn vào thành công của hội nghị. Các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đợt hoạt động ngoại giao này là điển hình thành công của chính sách ngoại gia đa phương do Trung Quốc tiến hành. Continue reading “Chu Ân Lai với Hội nghị Geneva về vấn đề Đông Dương 1954 (P1)”

Minh Thái Tông hỏi tội Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Về điều thứ 6 liên quan đến việc Tôn thất nhà Trần là Trần Thiên Bình được Tuyên ủy sứ Lão Qua dẫn đến triều đình Trung Quốc, tố cáo với Minh Thái Tông họ Hồ cướp ngôi:

Ngày 28 tháng 8 năm Vĩnh Lạc thứ 2 [2/10/1404], Quân dân Tuyên ủy sứ Lão Qua Đao Tuyến Ngạt sai sứ hộ tống cháu nội Vương An Nam cũ là Trần Thiên Bình đến triều; tâu rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần”

Trường Đại học Y Đông Dương: Một thập kỉ khởi đầu bấp bênh

Tác giả: Lê Xuân Phán

Lời tòa soạn: Trường Y Hà Nội là một trong những trường đại học ra đời sớm nhất và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, là cái nôi đào tạo ra những bác sĩ đầu ngành nổi tiếng như các ông Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung. Nhưng ít ai biết rằng, dù phát triển y tế là công việc cấp bách để duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy kinh tế nhưng Trường Y Hà Nội lại có một quá khứ nhọc nhằn, có những lúc số y sĩ được đào tạo trong một khóa chưa đầy một bàn tay. Sự phát triển của Trường Y gắn liền với mâu thuẫn giữa mục tiêu chính trị của những nhà cầm quyền và mục đích khoa học của các giảng viên, giữa nền y học phương Tây và phương thức chữa bệnh truyền thống và cả trong bối cảnh chiến tranh ngổn ngang. Tiếp nối chuỗi bài về Đại học Luật Đông Dương, Tia Sáng xin giới thiệu đến với bạn đọc trường Đại học Y Đông Dương với lịch sử đầy thăng trầm của nó. Continue reading “Trường Đại học Y Đông Dương: Một thập kỉ khởi đầu bấp bênh”

Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau năm 1945, trên lãnh thổ Bán đảo Đông Dương hình thành hai nhà nước – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trong vùng lãnh thổ do quân đội Trung Quốc chiếm đóng) và Việt Nam Cộng hòa (trong vùng do Anh và sau đó là Pháp kiểm soát).[i] Ngày 19 tháng 12 năm 1946, xung đột giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp leo thang, trở thành hành động chiến tranh.

Từ đầu những năm 1950, Trung Quốc đã tích cực giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ năm 1953, Liên Xô cũng đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự và vũ khí, đồng thời đào tạo sĩ quan. Về phía Mỹ, do bị phân tâm bởi hành động quân sự ở Triều Tiên nên hồi đó Mỹ không can thiệp vào tình hình Việt Nam. Continue reading “Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ”

Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Tình báo Việt Minh là một “mạng lưới tinh vi”, được “tổ chức chặt chẽ”, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng “theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Quốc”. Một số tài liệu được giải mật của quân đội Pháp trong chiến tranh Đông Dương cho phép nhà sử học Michel Bodin kết luận như trên trong bài nghiên cứu Les services de renseignements Viet Minh (1945-1954) – Các cơ quan tình báo của Việt Minh (1945-1954) đăng trên tạp chí quân sự Guerres Mondiales et Conflits Contemporains – số 191/1998.

Theo các tài liệu của viện lưu trữ Ban Sử Học Lục Quân của Pháp (SHAT), Trung Quốc đã giúp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập một lực lượng quân đội hiện đại và ngay cả trong ngành tình báo cũng đã có sự can thiệp của nước láng giềng sát cạnh phương bắc của Việt Nam. Trong mắt những người lính thuộc Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp, tình báo Việt Minh đã trở thành một vũ khí “rất lợi hại”. Continue reading “Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp”

Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

“Nếu không được Trung Quốc giúp đỡ, Điện Biên Phủ đã không thành”, điều đã được các nhà sử học ghi nhận. Thái độ im lặng của tất cả các bên liên quan trong một thời gian dài về sự trợ giúp đó phản ánh hiềm khích lâu đời trong quan hệ Việt – Trung và bối cảnh địa chính trị của thế kỷ XX.  

Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền năm 1949 đã quyết định giúp đỡ Việt Minh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của Pháp. Đối với Pháp, sự cấu kết giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Việt Minh là một bước ngoặt trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) và giải thích cho căng thẳng trong bang giao giữa Paris với Bắc Kinh. Continue reading “Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trần Canh nói: Chưa giải quyết được vấn đề Đông Nam Á thì chết không nhắm được mắt

Bốn giờ chiều ngày 7/7/1950, Trần Canh đến Khai Viễn. Đoạn đường sắt phía Nam Khai Viễn đã bị dỡ bỏ chưa khôi phục, vì thế không thể đi bằng xe lửa được nữa. Tối hôm ấy, Trần Canh bắt đầu viết nhật ký trên cuốn sổ mới do phu nhân của ông là bà Phó Nhai tặng chồng trước hôm ông lên đường. Trước đây trong mỗi chuyến đi công tác hoặc chiến đấu, Trần Canh đều ngày ngày ghi nhật ký; hết chuyến đi, ông lại giao sổ nhật ký cho bà giữ. Vì thế mỗi lần ông chuẩn bị đi công tác, bà lại tặng ông một cuốn sổ ghi chép mới. Trong thời gian chiến tranh giải phóng, Trần Canh thường xuyên ra trận, cho nên Phó Nhai lưu giữ được nhiều sổ nhật ký của chồng. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 14 và hết)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Binh đoàn 4, Trần Canh [陈赓 Chen Geng, 1903-1961], nhận được điện báo từ Trung ương, ra lệnh cho ông thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp bộ đội Việt Nam tổ chức và thực thi chiến dịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Trong bức điện gửi Trần Canh ngày 18/6/1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài nói của Mao Trạch Đông với đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc (ngày 27/6/1950)

“Thưa các đồng chí, lần này mọi người đi làm cố vấn, đây là một việc lớn và mới. Đây là lần đầu tiên Đảng, Nhà nước và quân đội ta phái một đoàn Cố vấn ra nước ngoài, việc này có ý nghĩa lớn, là vinh dự của chúng ta. Các đồng chí sẽ đi làm một nhiệm vụ rất quan trọng, rất khó khăn. Mong sao mọi người sẽ đạt được thành tích tốt, thu được kinh nghiệm tốt. Sau này, trong quá trình xây dựng đất nước và quân đội, cùng với sự biến đổi tình hình quốc tế, chúng ta có thể còn phái nhiều cố vấn ra nước ngoài, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc và quốc gia bị áp bức. Đây là vấn đề của chủ nghĩa quốc tế, là nghĩa vụ của người cộng sản. Trên thế giới còn có nhiều nước bị áp bức, bị xâm lược, họ đang ở dưới gót sắt của bè lũ đế quốc. Chúng ta không những phải đồng tình với họ mà còn phải giơ hai tay viện trợ họ. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)”

Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Quý Ly: Niên hiệu Thánh Nguyên [1400]; Hán Thương: Niên hiệu Thiệu Thành [1401-1402], Khai Đại [1403-1406].

Vào tháng 2, năm Kiến Tân thứ 3 [25/2-25/3/1400] (Minh Huệ Đế, Kiến Văn năm thứ 2); Hồ Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế; tự xưng là Hoàng đế, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.

Năm Thánh Nguyên thứ 1 [1400], Vua nhà Hồ đặt chức Liêm phóng sứ ở các lộ với nhiệm vụ thanh tra, dò hỏi quan lại kẻ hay người dở, việc lợi hại trong dân gian, để thi hành việc giáng truất hay cất nhắc. Dùng qui chế này làm thể thức lâu dài; do đó các chức Thái thú, Lệnh doãn bị thay đổi thường xuyên. Continue reading “Đại Việt dưới thời Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 9)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ai biết tiếng Việt đều đi Việt Nam làm phiên dịch

Khi Vi Quốc Thanh còn ở Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ và Quyền Tổng Tham mưu trưởng Nhiếp Vinh Trăn đã hai lần gặp ông bàn việc cử ông đi Việt Nam công tác. Riêng Nhiếp Vinh Trăn còn hai lần tiếp kiến Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc sẽ đi Việt Nam.

Trong danh sách Đoàn Cố vấn có tên của Hầu Hàn Giang. Tháng 10 năm 1949, Hầu Hàn Giang đi cùng Lý Ban từ Hải Phòng đến Bắc Kinh, sau đó có xin ở lại Trung Quốc học tập. Được Lý Ban đồng ý, Hầu Hàn Giang vào học tại lớp huấn luyện đảng viên Hoa kiều do Ban Thống nhất Trung ương tổ chức. Tháng 5 năm 1950, Ban này gọi Hầu đi gặp Liên Quán, qua đó Hầu được biết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định lập Đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc đi Việt Nam, nay rất cần người biết tiếng Việt. Vì thế Hầu Hàn Giang được yêu cầu tham gia Đoàn Cố vấn này, làm công tác phiên dịch. Sau đó phía Việt Nam đã làm xong thủ tục chuyển quan hệ tổ chức của Hầu Hàn Giang từ Việt Nam sang Trung Quốc. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 9)”