Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?

Nguồn: Jason Furman,“Tech Giants and Social Media Need Smart Regulation”, WSJ, 09/12/2020.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Nền kinh tế số nên có một bộ quy tắc ứng xử để nâng cao tính cạnh tranh đồng thời khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.

Những vụ kiện chống độc quyền nhắm vào Google và gần đây nhất nhắm vào Facebook là bước đi đáng hoan nghênh của chính phủ Mỹ nhằm lấy lại quyền lực của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở các vụ kiện là chưa đủ. Chúng sẽ chỉ trở thành những cuộc chiến pháp lý dài lê thê và khả năng cao là chẳng thay đổi được nhiều các hành vi kìm hãm sự cạnh tranh. Chính phủ Anh mới đây đã thông báo thành lập một cơ quan quản lý mới với tên gọi Đơn vị quản lý thị trường kỹ thuật số (Digital Markets Unit) với nhiệm vụ thực thi bộ quy tắc ứng xử trong nền kinh tế số. Hoa Kỳ có thể làm theo cách này của Anh bên cạnh việc theo đuổi các vụ kiện. Continue reading “Làm thế nào để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ?”

Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu

Nguồn: The New York Times & ProPublica, 07/2020  

Lược dịch: Thôi Thanh Minh

Trong phần lớn lịch sử nhân loại, con người đã sống trong một khoảng dao động nhiệt độ rất hẹp, tại những nơi mà khí hậu cho phép sản xuất dư thừa thức ăn. Nhưng khi hành tinh chúng ta ấm dần, vành đai sống đột ngột bị dịch chuyển về phía Bắc. Theo một nghiên cứu tiên phong gần đây trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Hoa Kỳ), nhiệt độ Trái Đất trong 50 tới có thể sẽ tăng với mức độ lớn hơn cả 6000 năm trước cộng lại. Những vùng cực nóng, giống như sa mạc Sahara, hiện chiếm ít hơn 1% diện tích đất của hành tinh, đến năm 2070 sẽ chiếm đến 1/5 diện tích và có thể sẽ đẩy 1/3 dân số bấy giờ ra ngoài vùng khí hậu thích hợp mà con người đã phát triển trong hàng ngàn năm. Nhiều người sẽ cố trụ lại, chịu đựng cái nóng, cái đói và hỗn loạn chính trị, nhưng những người khác sẽ buộc phải bước đi. Một nghiên cứu năm 2017 của Science Advances cho thấy rằng đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng đến mức ở nhiều nơi, trong đó bao gồm một số vùng của Ấn Độ và Đông Trung Quốc, chỉ ra ngoài trong một vài giờ thôi cũng khiến cả những người khoẻ mạnh nhất phải tử vong. Continue reading “Cuộc đại di cư vì biến đổi khí hậu”

Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tiếng Việt kỳ diệu

Hai dân tộc Kinh Việt Nam và Hán Trung Quốc (TQ) có nhiều điểm giống và khác nhau. Trong 1000 năm Bắc thuộc, nước ta bị Hán hóa toàn diện, các khác biệt bị xói mòn rất nhiều, kể cả về huyết thống. May sao tổ tiên ta vẫn giữ được một khác biệt căn bản nhất – ngôn ngữ. Giữ được thế cũng là nhờ tiếng Việt tiềm ẩn những tính năng kỳ diệu, chẳng hạn ngữ âm cực kỳ phong phú, có thể ghi âm hầu như mọi ngữ âm ngoại ngữ.

Sau 1.000 năm bị Hán hóa, ngôn ngữ Việt chấp nhận chữ Hán nhưng cấm cửa tiếng Hán. Tổ tiên ta đã nghĩ ra cách đọc chữ Hán bằng tiếng Việt (gọi là từ Hán-Việt) mà không đọc bằng tiếng Hán, tức Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán, biến thành chữ của mình, gọi là chữ Nho với ý nghĩa “Chữ của người có học”. Chữ Nho chính là chữ Hán đượcphiên âm ra tiếng Việt, vì thế dễ học hơn. Tổ tiên ta có thể dùng chữ Nho bút đàm giao dịch với quan chức chính quyền chiếm đóng, đạt được yêu cầu bắt dân ta học chữ của chúng. Rốt cuộc người Việt có chữ để ghi chép và giao tiếp nhưng vẫn đời đời nói tiếng mẹ đẻ, không ai nói tiếng Hán. Mưu toan Hán hóa ngôn ngữ hoàn toàn thất bại. Continue reading “Tại sao Việt Nam cải cách thành công chữ viết, Trung Quốc thì không?”

Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?

Nguồn:Why the Philippines is the only country where divorce is illegal”, The Economist, 13/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Phải lùi một bước để tiến hai bước”, đó là nhận định của luật sư Jesus Falcis đối với phán quyết của Tòa án Tối cao nhằm bác bỏ, dựa trên lý do thủ tục, một đơn kiến nghị của ông vào năm 2015, trong đó thách thức một bộ luật quy định rằng hôn nhân chỉ được phép xảy ra giữa nam và nữ. Ông Falcis vẫn thấy có hi vọng khi các thẩm phán đã không tìm thấy bất kì điều khoản rõ ràng nào trong Hiến pháp ngăn cấm hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng nỗ lực để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ mất nhiều thập niên như ở những quốc gia phát triển.

So với mặt bằng chung của các quốc gia thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, pháp luật Philippines vô cùng bảo thủ về mặt xã hội. Ngoại trừ Toà thánh Vatican, Philippines là quốc gia duy nhất không cho phép ly hôn (riêng người Hồi giáo có quyền ly hôn). Hủy hôn là cách duy nhất để kết thúc cuộc hôn nhân mà không phải chờ đến chết nhưng đây là một biện pháp chỉ áp dụng trong một số trường hợp hạn chế với chi phí lớn. Continue reading “Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?”

Bắc Âu trở nên ưu việt nhờ giáo dục toàn dân như thế nào?

Nguồn: David Brooks, “This Is How Scandinavia Got Great“, New York Times, 13/02/2020.

Biên dịch: Lê Lam

Hầu như tất cả mọi người đều ngưỡng mộ mô hình Bắc Âu. Các nước Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan có năng suất kinh tế cao, công bằng xã hội cao, niềm tin xã hội cao và mức độ hạnh phúc cá nhân cao.

Những người cấp tiến nói vì họ có chế độ phúc lợi hào phóng. Những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng các quốc gia này đạt điểm cao về gần như mọi phương diện của thị trường mở cửa tự do. Những người hạn chế nhập cư lưu ý rằng cho đến gần đây, họ là những xã hội thuần khiết về dân tộc. Continue reading “Bắc Âu trở nên ưu việt nhờ giáo dục toàn dân như thế nào?”

Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?

Tác giả: Katriina Pajari | Biên dịch: Việt Xuân

Khi nói về Trung Quốc, điều thường lặp lại trong các câu là: tăng cường kiểm duyệt và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi hành động để cổ vũ các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa. Đó là tinh thần yêu nước, sự hài hòa và cư xử lịch sự.

Vì sao Trung Quốc quan tâm đến vấn đề đó? Bởi vì trong nước có khoảng trống giá trị, Jyrki Kallio, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện các vấn đề quốc tế nói. Trong thực tiễn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính trị tư bản đã vượt xa lý tưởng xã hội chủ nghĩa đến mức mọi người không còn biết phải tin cái gì nữa. Continue reading “Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?”

Ba câu chuyện hiền tài

Tác giả: Hồ Anh Hải

Lời giới thiệu: Nhân dịp một bậc hiền tài là nhà giáo-nhà văn Phạm Toàn, vị “Thuyền trưởng” của Nhóm Cánh Buồm[1] vừa ra đi hôm 26/6/2019, chúng tôi đăng lại bài dưới đây của Hồ Anh Hải (có bổ sung).

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia -từ lâu chúng ta đã quá quen thuộc với câu nói này vì nó được các nhà lãnh đạo và báo chí ta luôn nhắc tới. Nhưng ai là hiền tài của nước ta? Họ có được coi là “nguyên khí của quốc gia” không ? Ở ta và ở nước ngoài, hiền tài được đối xử như thế nào?

Xin kể ba chuyện dưới đây. Continue reading “Ba câu chuyện hiền tài”

Nhà văn Diêm Liên Khoa: Sách cấm có phải là sách hay?

Tác giả: Diêm Liên Khoa (Trung Quốc)* | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tôi đi đến đâu cũng được người ta giới thiệu là nhà văn Trung Quốc bị tranh cãi nhiều nhất, có nhiều tác phẩm bị cấm xuất bản nhất. Những lúc ấy tôi chỉ có thể im lặng, chẳng cảm thấy vinh dự lại cũng chẳng cảm thấy có gì không vui, mà chỉ có thể coi lời giới thiệu ấy là một thứ lễ nghi không thích hợp.

Diêm Liên Khoa được giới nhà văn Trung Quốc đánh giá là một trong các nhà văn có hy vọng nhất được trao giải Nobel Văn sau Mạc Ngôn. Bạn đọc Trung Quốc coi ông là “Đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường”. Bài dưới đây do Diêm Liên Khoa ủy quyền cho chuyên mục “Duyệt độc” trên mạng Văn hóa Đằng Tấn công bố, nội dung được chỉnh lý từ diễn từ Diêm Liên Khoa đọc tại trường Đại học Duke (Mỹ) ngày 29/03/2013, và được đưa vào bộ sách mới chưa xuất bản của Diêm Liên Khoa “Xả hơi trong im lặng”. Continue reading “Nhà văn Diêm Liên Khoa: Sách cấm có phải là sách hay?”

Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho tới nay vẫn còn có người cho rằng nước Mỹ chỉ chú trọng phát triển khoa học tự nhiên và kỹ thuật (viết tắt KHKT) mà coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn (KHXHNV). Một số học giả Trung Quốc (TQ) nói văn hóa Mỹ và phương Tây chỉ nhấn mạnh cách làm việc mà coi nhẹ luân lý đạo đức, chỉ có văn hóa Trung Hoa (nhất là Nho học) nhấn mạnh luân lý đạo đức, chú ý trau dồi cách tu dưỡng làm người. Sách Nghiên cứu chiến lược xuất bản năm 2003 của nhà chiến lược học nổi tiếng TQ Nữu Tiên Chung viết đại ý: Continue reading “Tầm quan trọng của khoa học xã hội-nhân văn tại Mỹ”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P4)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

4. Đại học hàng đầu thích những sinh viên như thế nào?

Trong số ngót 23 nghìn học sinh ưu tú trên toàn thế giới nộp đơn xin vào Đại học Harvard năm 2007, chỉ có 2.058 người từ 79 nước trúng tuyển. Đây là tỷ lệ trúng tuyển kỷ lục lịch sử, chỉ có khoảng 9% người gặp may. Vậy Đại học hàng đầu thực sự cần tuyển chọn những học sinh như thế nào?

Phát huy năng lực tính sáng tạo và tính tập thể 

Trong số 2058 người gặp may nói trên, có một học sinh chưa đầy 18 tuổi, tên là Ngô Sinh Vĩ,[1] được dư luận hết sức quan tâm. Anh đỗ thủ khoa tốt nghiệp cấp III (trong số thí sinh xin vào Harvard có khoảng 3.000 thủ khoa như vậy); và đạt 2380 điểm thành tích thi toàn quốc Mỹ (tức thi SAT, hàng năm có 7 dịp thi, điểm số cao nhất là 2400), – nhưng trong số thí sinh cũng có không ít người đạt 2400 điểm SAT. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P4)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P3)

 

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

3. Đại học hàng đầu cần chú trọng những gì?

Giáo dục đại học phải đào tạo công dân tốt 

Vì sao nước Mỹ là siêu cường quốc? Trước hết Mỹ là một nước lớn về giáo dục, hơn nữa là cường quốc giáo dục. Tỷ lệ học sinh nhập học giáo dục cao đẳng Mỹ hiện nay đã vượt trên 90%.

Trung Quốc chúng ta cũng là một nước lớn giáo dục; tỷ lệ học sinh nhập học giáo dục cao đẳng đã từ 1,4% năm 1978 tăng lên 23% hiện nay; tổng số sinh viên đã vượt quá 20 triệu, thứ nhất thế giới về số lượng sinh viên, nhưng chúng ta vẫn chưa phải là một cường quốc giáo dục. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P3)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

2. Nội dung của văn hóa đại học

Thế nào là văn hoá Đại học? 

Trường Đại học không chỉ là tồn tại vật chất khách quan mà còn là một dạng tồn tại văn hoá và tinh thần. Tồn tại vật chất của Đại học rất đơn giản: thiết bị, dụng cụ, trường sở v.v… Thế nhưng Đại học sở dĩ gọi là Đại học, mấu chốt là tồn tại văn hoá và tồn tại tinh thần của nó.

Văn hoá Đại học là văn hoá tìm kiếm chân lý, là văn hoá nghiêm chỉnh coi trọng thực tế, là văn hoá theo đuổi sự tìm kiếm lý tưởng và hoài bão của đời người, là văn hoá tôn thờ tự do học thuật, văn hoá đề xướng lý luận gắn với thực tế, văn hoá tôn thờ đạo đức, văn hoá bao dung, là dạng văn hoá có tinh thần phê phán quyết liệt. Văn hoá Đại học thể hiện một tính chung, cốt lõi và linh hồn của nó thì thể hiện ở tinh thần Đại học. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P2)”

Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P1)

Tác giả: Dương Phúc Gia (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dương Phúc Gia (Yang Fujia, 1936-), tốt nghiệp Đại học Phục Đán (Thượng Hải), nhà vật lý nổi tiếng, Viện sĩ Viện Khoa học Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hội KHKT Trung Quốc, Chủ tịch Hội KHKT Thượng Hải (1992-1996), Giám đốc Viện Nghiên cứu hạt nhân nguyên tử Thượng Hải thuộc Viện KH Trung Quốc (1987-2001). Năm 1984 được bình chọn là chuyên gia có cống hiến kiệt xuất cấp nhà nước. Năm 1991 được bầu là Viện sĩ Viện KH Trung Quốc, Viện sĩ Viện KH thế giới thứ ba. Từ 1998 được mời làm GS danh dự Đại học Vanderbilt (Mỹ), Ông cũng là Tiến sĩ KH danh dự Đại học Sōka (Nhật), Tiến sĩ Nhân văn danh dự Đại học bang New York, Tiến sĩ danh dự Đại học Hong Kong, Đại học Nottingham (Anh), và Đại học Connecticut (Mỹ). Dương Phúc Gia từng là Hiệu trưởng Đại học Phục Đán (1993-1998), từ 1996 là Ủy viên chấp hành Hội Hiệu trưởng các trường Đại học trên thế giới. Continue reading “Thế nào là Đại học hàng đầu thế giới? (P1)”

Văn học đương đại Trung Quốc là “rác rưởi”?

Tác giả:  Nguyễn Hải Hoành

Văn học đương đại Trung Quốc (VHĐĐTQ)[1] có lượng tác giả, tác phẩm và người đọc lớn nhất thế giới và đang phát triển nhanh, đồng thời tồn tại khá nhiều vấn đề. Hiện nay chính người TQ cũng chưa có một đánh giá tổng quan về nền văn học của họ. Vì vậy tìm hiểu VHĐĐTQ qua con mắt một nhà Hán học người nước ngoài có thể là điều bổ ích.

Cuối năm 2006, văn đàn TQ bỗng dậy sóng sau khi Báo Buổi sáng Trùng Khánh ngày 11/12 đăng bài Nhà Hán học người Đức nói VHĐĐTQ là rác rưởi. Nhà Hán học ấy tên là Wolfgang Kubin (trong hình).[2] Continue reading “Văn học đương đại Trung Quốc là “rác rưởi”?”

Giới tính và chủ nghĩa dân túy

Nguồn: Daniel Gros, “Sex and Populism”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tốc độ dân nhập cư đến châu Âu đang giảm đáng kể từ khi một số lượng lớn dòng người đổ về đây vào năm 2015. Thế nhưng nhập cư tiếp tục chi phối các cuộc thảo luận chính trị trên toàn EU. Điều này cho thấy là tình cảm dân túy chống nhập cư không hẳn chỉ xuất phát từ những tuyên bố  cho rằng giới chính trị gia dòng chính không bảo vệ được biên giới châu Âu.

Sự sụt giảm những người nhập cư mới bắt đầu trước khi những chính trị gia chống nhập cư lên nắm quyền ở Italia hay sức ép về nhập cư suýt lật đổ liên minh cầm quyền ở Đức. Kết quả này phần lớn nhờ những nỗ lực của EU, gồm thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn người Syria vượt qua đây để vào Hy Lạp, hợp tác với các lực lượng dân quân ở Lybia và gây sức ép mạnh mẽ nên những quốc gia thuộc vùng Sahara nằm trên hướng di cư phải đóng cửa biên giới. Nhờ những biện pháp này, trên thực tế châu Âu đã trở thành một cứ điểm chống nhập cư. Continue reading “Giới tính và chủ nghĩa dân túy”

Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ

Nguồn: Ian Buruma, “Gun Nation”, Project Syndicate, 07/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảo vệ quyền được mua súng trường bán tự động hoặc mang súng theo người của công dân Mỹ cũng tương tự như việc chối bỏ trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu. Các tranh cãi về lý lẽ không phải là vấn đề ở đây. Có bao nhiêu học sinh bị bắn hay bằng chứng khoa học gì về ảnh hưởng của khí thải carbon đi nữa đều không quan trọng, người ta sẽ không thay đổi thứ niềm tin đã xác định bản ngã của họ.

Theo đó, càng nhiều người theo khuynh hướng tự do từ New York hay San Francisco, hoặc Houston, đòi hỏi cần có các phương thức kiểm soát việc bán vũ khí cho dân thường, thì những người ủng hộ quyền sở hữu vũ khí sát thương lại càng đáp trả mạnh mẽ. Họ thường hành động như vậy với niềm tin tương tự như của các tín đồ tôn giáo, cảm nhận như thể đấng tối cao của họ bị xúc phạm. Continue reading “Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ”

Cách tiếp cận sáng tạo của Senegal đối với nạn mại dâm

Nguồn: Senegal’s innovative approach to prostitution, The Economist, 14/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tỷ lệ nhiễm HIV của Senegal thậm chí còn thấp hơn cả Washington, DC

Bạo lực đối với phụ nữ, luật chống mại dâm và các hệ thống chăm sóc y tế kém đều khiến cho châu Phi cận Sahara trở thành một khu vực tồi tệ đối với các công nhân tình dục. Bị hình sự hóa bởi nhiều quốc gia châu Phi và bị lợi dụng bởi các quan chức tham nhũng, nhiều phụ nữ đã bị ép buộc đi vào thế giới tội phạm có tổ chức. Tệ hơn nữa, họ đã luôn đứng đầu trên chiến tuyến của đại dịch AIDS đang diễn ra trên lục địa này. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã phát hiện ra rằng ở 16 nước châu Phi, trung bình có 37% số công nhân tình dục bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, một nước châu Phi đã làm những việc khác biệt. Senegal là nơi duy nhất ở Châu Phi mà các công nhân tình dục được nhà nước quản lý. Thẻ nhận dạng xác nhận những phụ nữ nào là công nhân tình dục và cho phép họ tiếp cận với một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao cao su và các sáng kiến ​​giáo dục miễn phí. Tại sao quốc gia Tây Phi nhỏ bé này lại khác biệt đến vậy? Continue reading “Cách tiếp cận sáng tạo của Senegal đối với nạn mại dâm”

Nga được gì khi đăng cai World Cup?

Nguồn: Andrew Zimbalist, “Why host the World Cup?”, Project Syndicate, 20/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bạn sẽ tin tưởng ai hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thị trưởng Chicago Rahm Emanuel? Trong khi Putin đang say sưa với sự chú ý mà nước Nga đang nhận được với tư cách là chủ nhà World Cup 2018, Emanuel đã thông báo cho Liên đoàn bóng đá Mỹ và FIFA rằng Chicago sẽ không hứng thú với việc làm thành phố đăng cai sự kiện này khi nó được tổ chức ở Bắc Mỹ vào năm 2026. Canada và Mexico sẽ tổ chức mười trận đấu mỗi nước, và Hoa Kỳ sẽ tổ chức 60 trận còn lại. Vậy tại sao thành phố lớn thứ ba của Hoa Kỳ lại bỏ qua cơ hội này?

Để hiểu được ý nghĩa của việc tổ chức một sự kiện thể thao toàn cầu, hãy nghĩ về việc chính phủ Putin phải chi 51-70 tỷ USD để tổ chức Thế vận hội Mùa Đông 2014 tại Sochi và dự kiến ​​chi ít nhất 14 tỷ USD để tổ chức World Cup hiện tại. Ngân sách của Nga bỏ tiền chi cho việc xây dựng bảy sân vận động mới – bao gồm một sân ở St. Petersburg trị giá khoảng 1,7 tỷ đô la – và cải tạo năm địa điểm khác. Và đây là chưa tính đến chi phí bổ sung cho các cơ sở luyện tập, chỗ ở, cơ sở hạ tầng mở rộng và an ninh. Continue reading “Nga được gì khi đăng cai World Cup?”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)

Tác giả: Trần Bích San

Hệ Thống Giáo Dục Cao Đẳng Và Đại Học Pháp-Việt Khác Biệt Giữa Trường Cao Đẳng Và Đại Học

Hệ thống giáo dục Pháp-Việt (Enseignement Franco-Indigène) áp dụng ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã rập khuôn theo chế độ và tổ chức giáo dục của Pháp nhưng được điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với thực tế ở Đông Dương và chủ yếu là để đạt mục đích khai thác thuộc địa. Vì thế, học chế áp dụng tại Đông Dương cho bậc học cao nhất, hình thức tương tự như ở Pháp (lúc đầu không có thực chất, sau đuợc cải tiến vì lý do chính trị), gồm có hai loại trường là cao đẳng và đại học:

Trường Cao Đẳng (École Supérieure): là loại trường chuyên nghiệp, nhập học phải hội đủ điều kiện văn bằng đòi hỏi và qua một kỳ thi tuyển (concours). Trúng tuyển được cấp học bổng ăn học suốt học trình. Tốt nghiệp phải làm việc cho chính quyền (trong lãnh vực chuyên nghiệp do trường đào tạo) một thời gian ấn định (1), nếu không, theo nguyên tắc, phải bồi thường tiền học bổng. Các trường cao đẳng, đào tạo các chuyên viên có nghề nghiệp nhất định như bác sĩ, kỹ sư, công chức, giáo sư…, chương trình học có qui củ và kỷ luật chặt chẽ. Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P2)”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)

Tác giả: Trần Bích San

Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ.  Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp.

Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp (1).  Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)”