Lý thuyết quan hệ quốc tế (International relations theories)

international-relations_0

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Lý thuyết quan hệ quốc tế (LTQHQT) là một tập hợp các góc nhìn, cách tiếp cận, mô hình, cũng như những cách lý giải về các hiện tượng diễn ra trong nền chính trị thế giới.

Chia sẻ những đặc tính một lý thuyết khoa học phải có, các học giả của bộ môn quan hệ quốc tế đề cập đến ba phạm trù chính khi bàn về LTQHQT. Một là bản thể luận (ontology), hai là nhận thức luận (epistemology) và ba là phương pháp luận (methodology). Trong khi bản thể luận bàn về những gì trong thế giới khách quan mà con người có thể nhận thức được (thế giới quan), nhận thức luận tập trung vào phương thức mà con người nhận thức thế giới, hay nói cách khác là phương thức mà qua đó tri thức được tạo ra. Còn phương pháp luận đề cập đến các phương thức tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng độ đúng sai của lý thuyết đó. Continue reading “Lý thuyết quan hệ quốc tế (International relations theories)”

Công nghệ có cản trở sự hội tụ giữa các nền kinh tế?

technology

Nguồn: Kemal Dervis, “Will technology kill convergence?”, Project Syndicate, 15/10/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong các cuộc họp thường niên vào tuần trước của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tại Lima (Peru), một vấn đề nổi lên trong các buổi thảo luận chính là sự giảm tốc của các nền kinh tế mới nổi. Nếu như sau khủng hoảng tài chính năm 2008, những nền kinh tế mới nổi được tung hô là động lực mới của kinh tế thế giới thì giờ đây chúng lại trở thành lực cản đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhiều người tranh luận rằng kỷ nguyên bùng nổ tăng trưởng và những nỗ lực của các nền kinh tế mới nổi nhằm bắt kịp mức thu nhập của các quốc gia tiên tiến đã kết thúc. Vậy những quan điểm bi quan này có đúng?

Hẳn có lý do để lo lắng, bắt đầu từ Trung Quốc. Sau nhiều thập niên tăng trưởng ở mức gần hai con số, kinh tế Trung Quốc dường như đang trải qua đợt sụt giảm nghiêm trọng mà nhiều người cho rằng, thực tế còn tệ hơn cả những gì các số liệu chính thức đưa ra. Continue reading “Công nghệ có cản trở sự hội tụ giữa các nền kinh tế?”

Chiến dịch Mincemeat là gì?

2015-11-06-01

Nguồn: “What was Operation Mincemeat?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong Thế Chiến II, tình báo Anh đã thực hiện được một trong những điệp vụ thời chiến thành công nhất trong lịch sử: Chiến dịch Mincemeat. Tháng 4 năm 1943, người ta tìm thấy một thi thể đang phân hủy ngoài bờ biển Huelva, phía nam Tây Ban Nha. Theo giấy tờ tùy thân tìm được, thi thể này là của Thiếu tá William Martin thuộc Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh, cổ tay được buộc với một chiếc cặp đựng tài liệu. Khi tình báo Đức Quốc xã biết đến chiếc cặp của viên sĩ quan tử nạn (cũng như biết đến những nỗ lực nhằm lấy lại chiếc cặp của người Anh), họ đã tìm mọi cách để lấy được nó. Mặc dù chính thức thì Tây Ban Nha là nước trung lập trong cuộc chiến, phần lớn quân đội của họ lại ủng hộ Đức, và phía Quốc xã đã tìm được một sĩ quan Tây Ban Nha ở Madrid chịu hỗ trợ. Continue reading “Chiến dịch Mincemeat là gì?”

Nước Nga: Từ ghi nhớ tới chối bỏ quá khứ toàn trị

perm 36

Nguồn: Robert Skidelsky, “From Memory to Denial in Russia”, Project Syndicate, 20/10/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trải nghiệm buồn nhất của tôi tại nước Nga là chuyến thăm vào năm 1998 đến Perm-36 – trại lao động cưỡng bức thời Stalin duy nhất còn được bảo tồn. Tôi đến Perm, một thành phố nằm ở dãy Ural để tham gia một hội nghị chuyên đề của Trường Nghiên cứu Chính trị Moskva. Được thành lập bởi người phụ nữ tài năng Lena Nemirovskaya, mục đích của trường là giới thiệu nền dân chủ, chế độ tự trị và chủ nghĩa tư bản đến những thanh niên Nga thời hậu cộng sản.

Vào một ngày tháng Ba lạnh giá, tôi cùng vài người bạn đến tham quan trại Perm-36. Được xây dựng vào giai đoạn đầu những năm 1940 theo kiểu một trại lao động “bình thường”, đến năm 1972, Perm-36 được cải tạo thành trại tập trung dành cho tù chính trị. Continue reading “Nước Nga: Từ ghi nhớ tới chối bỏ quá khứ toàn trị”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (05/11/2015)

USS Lassen arrives at Fleet Base East, Garden Island Sydney, for her first Port visit of her Australian tour. Title: USS Lassen arrives at Fleet Base East Deep Caption: USS Lassen arrived at Fleet Base East, Garden Island Sydney, for her first Port visit of her Australian tour. USS Lassen is a US Navy Arleigh Burke Class destroyer, this class is the basis of an evolved design option being developed by Gibbs & Cox Inc with the Air Warfare Destroyer (AWD) Alliance.

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Có lẽ phản ứng thú vị và đáng chú ý nhất của Trung Quốc trước sự kiện Mỹ đưa tàu chiến USS Lassen tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo là việc toàn bộ vụ việc đã được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng vào chương trình tin tức giờ vàng lúc 7 giờ tối. Andrew Chubb, một nghiên cứu sinh về quan hệ quốc tế tại Đại học Tây Úc đã có những bình luận đáng chú ý xung quanh nội dung này. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (05/11/2015)”

Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?

2015-11-03-02-1

Nguồn: “Were they always called World War I and World War II?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không phải ngay từ đầu hai cuộc chiến tranh thế giới đã được gọi là “Thế Chiến I” (World War I) và “Thế Chiến II” (World War II), hay “Chiến tranh Thế giới thứ Nhất” và “Chiến tranh Thế giới thứ Hai”, song rất khó xác định chính xác thời điểm mà những tên gọi này xuất hiện. Rõ ràng là trong Thế Chiến I, không ai biết rằng sẽ có một cuộc xung đột toàn cầu thứ hai diễn ra sau cuộc chiến thứ nhất, vì vậy không cần thiết phải xác định thứ tự cho cuộc chiến. Ban đầu các tờ báo ở Mỹ gọi đây là “Chiến tranh Châu Âu” (European War), nhưng sau đó đã đổi thành “Chiến tranh Thế giới” (World War) khi Mỹ chính thức tham chiến năm 1917. Trong khi đó ở bên kia Đại Tây Dương, người Anh sử dụng tên gọi “cuộc Đại Chiến” (the Great War) cho đến những năm 1940 – ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý là khi Winston Churchill sử dụng tên gọi “Chiến tranh Thế giới” trong cuốn hồi ký “Cuộc Khủng hoảng Thế giới” của ông xuất bản năm 1927. Continue reading “Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?”

Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên

1227522713

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Trước đây sách báo các nước đưa ra những tư liệu khác nhau, thậm chí trái ngược về cuộc chiến tranh Triều Tiên. Đầu thập kỷ 1990, Nga công bố các bài phỏng vấn một số nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỵ nạn tại Liên Xô cũ và giải mật nhiều tài liệu lưu trữ, trong đó có thư, điện Stalin trao đổi với Kim Nhật Thành và Mao Trạch Đông. Tháng 6/1994, Tổng thống Yeltsin trao cho Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam 215 bộ hồ sơ của Liên Xô cũ liên quan đến chiến tranh Triều Tiên; Hàn Quốc dịch, xuất bản thành sách “Trích yếu các văn kiện chiến tranh Triều Tiên” (có cả bản tiếng Anh). Cuối thập kỷ 1980, Trung Quốc công bố nhiều tài liệu liên quan. Giới sử học thế giới đã tổ chức 2 hội thảo quốc tế về Chiến tranh Lạnh (Washington 12/1995 và Hongkong 1/1996). Nhờ đó nhiều bí ẩn của cuộc chiến này đã được làm sáng tỏ.

Stalin cho rằng bán đảo Triều Tiên có tầm chiến lược quan trọng, nếu Nam Triều Tiên được giải phóng thì phạm vi thế lực của Liên Xô sẽ mở rộng tới sát Nhật Bản, đối thủ kỳ cựu đáng gờm nhất của Nga từ cuối thế kỷ 19. Tuy vậy, Liên Xô không muốn đụng độ với Mỹ; vì thế dù Kim Nhật Thành nhiều lần đề nghị giúp “thống nhất đất nước” nhưng Stalin chỉ tăng viện trợ quân sự cho Bắc Triều Tiên mà thôi. Continue reading “Vai trò của Stalin trong Chiến tranh Triều Tiên”

04/11/1956: Liên Xô đàn áp Cách mạng Hungary

Stalin's_Boots

Nguồn:Soviets put brutal end to Hungarian revolution,” History.com (truy cập ngày 03/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1956, một cuộc nổi dậy tự phát nổ ra trên cả nước từ 12 ngày trước đó (23 tháng 10) tại Hungary đã bị những đoàn xe tăng và quân đội Liên Xô nghiền nát một cách tàn bạo. Hàng ngàn người đã thiệt mạng và bị thương, và gần 250 nghìn người Hungary đã trốn chạy khỏi nước này.

Những vấn đề ở Hungary bắt đầu phát sinh từ tháng 10 năm 1956, khi hàng ngàn người biểu tình xuống đường yêu cầu một hệ thống chính trị dân chủ hơn và giải thoát khỏi sự áp bức của Liên Xô. Để đáp lại, Đảng Cộng sản đã chỉ định Imre Nagy, cựu thủ tướng Hungary từng bị khai trừ khỏi Đảng do những lời chỉ trích của ông về các chính sách theo kiểu chủ nghĩa Stalin, làm thủ tướng mới. Continue reading “04/11/1956: Liên Xô đàn áp Cách mạng Hungary”

Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?

2015-11-03-1

Nguồn: “What is the Magna Carta?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi những người dân thuộc địa Bắc Mỹ nổi dậy chống lại hoàng gia Anh hàng trăm năm, các quý tộc ở Anh đã soạn thảo Đại Hiến Chương (Magna Carta) để hạn chế quyền lực của vị vua bạo ngược của chính họ – Vua John. Dù Đại Hiến Chương, được ký năm 1215, chủ yếu chỉ đảm bảo quyền tự do cho giới quý tộc nước Anh, song những câu chữ của văn kiện này đã bảo vệ quy trình tư pháp và ngăn cấm quyền quân chủ tuyệt đối, dẫn đường cho những nguyên tắc căn bản của hệ thống thông luật trong các bản hiến pháp tồn tại trên thế giới trong suốt 800 năm qua. Đại Hiến Chương đã chấm dứt quyền lực tuyết đối của các bậc quân vương nước Anh và yêu cầu họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Continue reading “Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?”

Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 

viettrung

Nguồn: Xiaoming Zhang, “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”, The China Quarterly, Vol. 184 (12/2005), pp. 851-874.

Biên dịch: Thời Đại Mới

Lời người dịch: Thấm thoát đã hơn 30 năm từ ngày cuộc chiến Việt-Trung nổ ra năm 1979, và mặc dù cả hai nước đều cho là mình đã thắng, số lượng tài liệu được Trung Quốc và Việt Nam công bố về cuộc chiến tranh này vẫn còn rất ít. Bài viết dưới đây của một học giả gốc người Trung Quốc (hiện giảng dạy tại trường Cao Đẳng Không Chiến (Air War College) thuộc Bộ Không Quân Mỹ) được đăng vào năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế có uy tín xuất bản tại Anh, là một công trình học thuật đáng chú ý về cuộc chiến tranh này. Để giữ sự trung thực so với nguyên bản, người dịch đã cố gắng truyền đạt cách diễn tả của tác giả. Khi đọc bài này, nhiều độc giả Việt Nam có thể sẽ cho rằng một số nhận xét của tác giả là rất chủ quan và nhiều vấn đề là khá nhạy cảm. Tuy nhiên bài viết này, ở mức độ nào đó, cung cấp nhiều thông tin đã được kiểm chứng và có giá trị sử liệu. Hy vọng bài viết này cũng tạo nên một sự thôi thúc để Trung Quốc, và đặc biệt là chính quyền Việt Nam, cung cấp thêm nhiều thông tin và bằng chứng để các nhà sử học cũng như thế hệ tương lai có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu này. Continue reading “Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 “

03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng

hideki_tojo

Nguồn:The order is given: Bomb Pearl Harbor,” History.com (truy cập ngày 02/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã nhận được Lệnh tối mật số 1: Trong thời gian 34 ngày (đến mùng 7 tháng 12), căn cứ quân sự Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ trên quần đảo Hawaii sẽ bị đánh bom, cùng với bán đảo Mã Lai, Đông Ấn Hà Lan (thuộc địa của Hà Lan, nay là Indonesia), và Philippines.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Đông Dương năm 1940 và gây nguy cơ đe dọa tiềm ẩn lên Philippines (được Hoa Kỳ bảo hộ), cùng với việc Nhật Bản chiếm được căn cứ hải quân ở Cam Ranh vốn chỉ cách Manila 800 dặm (tương đương 1.300 cây số theo đường chim bay). Continue reading “03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng”

Tư duy kinh tế học nữ quyền

20151024_blp902

Nguồn: The thinking behind feminist economics”, The Economist, 24/09/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kinh tế học, ngành nghiên cứu của các chuyên gia chính sách, những nhà bình luận, và kể cả tạp chí The Economist này, là nhằm cung cấp một cách nhìn nhận khách quan về thế giới. Nhưng một vài người bày tỏ quan ngại rằng nó chưa đạt được điều đó.

Những người ủng hộ kinh tế học nữ quyền cho rằng, xét về cả phương pháp lẫn trọng tâm, kinh tế học vẫn là ngành mà nam giới thực sự chiếm ưu thế. Điều này không chỉ do nữ giới chỉ chiếm thiểu số trong ngành: năm 2014 chỉ 12% số giáo sư kinh tế Mỹ là nữ, và cho đến nay mới chỉ có duy nhất một nữ chủ nhân giải thưởng Nobel về kinh tế (bà Elinor Ostrom, trong ảnh). Có lẽ quan trọng hơn, họ lo ngại rằng do đặt ra những câu hỏi sai lầm, kinh tế học còn làm tăng thêm bất bình đẳng giới thay vì giúp giải quyết nó. Vậy các nhà kinh tế học nữ quyền muốn thay đổi điều đó bằng cách nào? Continue reading “Tư duy kinh tế học nữ quyền”

8 điều có thể bạn chưa biết về bộ cổ luật Hammurabi

dioriet-stella-hammurabi-E

Nguồn:8 Things You May Not Know About Hammurabi’s Code“, History.com, 17/12/2013.

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Gần 2000 năm trước Công Nguyên, Hoàng đế thứ 6 của Babylon là Hammurabi đã ban hành một đạo luật gồm 282 điều luật, thiết lập nên những tiêu chuẩn về đạo đức và công lý cho đế chế của mình ở vùng Lưỡng Hà. Được khắc trên một cột đá diorite cao khoảng 7,5 feet (2,4 m), những điều luật quy định hầu hết mọi vấn đề từ quyền sở hữu, hành vi phạm tội cho đến chế độ nô lệ và ly hôn, cũng như đưa ra những hình phạt tàn bạo đối với những ai làm trái. Bộ luật “tiền Kinh thánh” nổi tiếng này được xem là đã giúp đưa cuộc sống của người Babylon thời Hammurabi vào khuôn khổ, nhưng không dừng lại ở đó, sức ảnh hưởng của nó đã lan tỏa khắp thế giới cổ đại trong suốt hơn một thiên niên kỷ. Sau đây là những sự thật lịch sử thú vị đằng sau Bộ luật quan trọng nhất nhì thời cổ đại này. Continue reading “8 điều có thể bạn chưa biết về bộ cổ luật Hammurabi”

Sự chấm dứt bá quyền kinh tế của nước Đức

130115121522-germany-economy-01152013-monster

Ngun: Daniel Gros, “The End of German Hegemony,” Project Syndicate, 15/10/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Cán cân quyền lực nội tại của châu Âu đang có sự dịch chuyển mà không mấy ai chú ý. Vị trí áp đảo của Đức, vốn dường như trở nên tuyệt đối kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đang dần suy yếu, tạo nên những hệ quả sâu rộng đối với Liên minh Châu Âu.

Tất nhiên, từ góc độ sức mạnh mềm, chỉ riêng việc nhiều người tin Đức là một quốc gia hùng mạnh đã đủ để củng cố tư thế chiến lược cũng như địa vị của quốc gia này. Tuy nhiên, họ sẽ sớm bắt đầu nhận ra rằng yếu tố chính dẫn đến niềm tin đó – rằng nền kinh tế Đức đã tiếp tục tăng trưởng trong khi những nền kinh tế khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) phải trải qua một cơn suy thoái kéo dài – chỉ là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, điều sẽ sớm kết thúc. Continue reading “Sự chấm dứt bá quyền kinh tế của nước Đức”

02/11/1963: Ngô Đình Diệm bị sát hại trong đảo chính

diem-nhu

Nguồn:Diem murdered during coup,” History.com (truy cập ngày 01/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm cùng em trai là Ngô Đình Nhu đã bị sát hại trong một cuộc đảo chính của các tướng lĩnh bất đồng chính kiến trong quân đội miền Nam Việt Nam. Sau cuộc đảo chính này, Hội đồng Quân nhân Cách mạng miền Nam do Dương Văn Minh đứng đầu lên nắm quyền. Continue reading “02/11/1963: Ngô Đình Diệm bị sát hại trong đảo chính”

Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?

20151017_BLP514

Nguồn: Why America does not take in more Syrian refugees?The Economist, 18/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo Liên Hợp Quốc, hơn 12 triệu người Syria đã buộc phải rời mái ấm của họ do cuộc nội chiến ở đất nước này. Trong số đó, hơn 7,5 triệu người phải di chuyển chỗ ở trong chính Syria, thường là tới những vùng mà các tổ chức cứu trợ không thể tiếp cận được. Hơn 4 triệu người đã phải chạy ra nước ngoài, hầu hết là các nước láng giềng. Khoảng 1,9 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ, 1,1 triệu người ở Li-băng và 650.000 người ở Jordan. Hàng trăm ngàn người đã tìm cách tị nạn ở châu Âu. Nếu như ban đầu Đức chào đón hàng chục ngàn người mới đến thì giờ đây đất nước này đang ngày càng miễn cưỡng tiếp nhận thêm. Đến cuối năm nay, đất nước này ước tính sẽ có khoảng 1,5 triệu người đến lánh nạn, đa phần là người Syria. Trong khi đó, Mỹ – với diện tích rộng gấp 26 lần và dân số đông gấp 4 lần nước Đức – mới chỉ tiếp nhận 1.500 người Syria kể từ khi cuộc nội chiến tại đất nước này nổ ra. Tại sao con số này lại thấp đến vậy? Continue reading “Vì sao Mỹ không tiếp nhận thêm người tị nạn từ Syria?”

Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự

20151003_LDP002_0

Nguồn:Putin dares, Obama dithers“, The Economist, 03/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mối nguy hiểm của việc Nga can thiệp ở Syria và sự dè chừng của Mỹ tại Afghanistan.

Nếu chỉ nghe những lời từ phía tổng thống Vladimir Putin thì Nga đã trở thành lãnh đạo cuộc chiến toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trái lại, Barack Obama dường như ngày càng tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo mà Mỹ đã chiến đấu hơn một thập niên qua. Vào ngày 30 tháng 9, các máy bay phản lực Nga bắt đầu tiếp sức cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Nga đang thiết lập một mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo với Iraq và Iran. Giáo hội Chính thống giáo Nga thì đang nói về một cuộc thánh chiến. Lời tuyên bố chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) của Putin cho đến giờ vẫn còn đáng nghi ngờ. Bằng chứng của việc Nga ném bom trong ngày đầu tiên là việc nước này đã tấn công các lực lượng nổi loạn Sunni khác, bao gồm một số do Mỹ hậu thuẫn. Ngay cả khi Trung Đông là một sân khấu chính trị thì Nga vẫn đang thể hiện động thái táo bạo nhất của đất nước này tại đây, vốn từ trước đến nay là địa bàn của Mỹ, kể từ khi Liên Xô bị hất cẳng khỏi khu vực này vào thập niên 1970. Continue reading “Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự”

Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung

a41f726b0559176eeb5556

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Sino-American Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lý do phát triển bền vững đã làm cho hai nước rơi vào một “bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (codependency trap) kinh điển, gây cản trở cho những thay đổi trong quy tắc giao thiệp giữa hai bên. Những triệu chứng của chứng bệnh âm ỉ này đã thể hiện rõ trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Chuyến đi đã không thu được nhiều kết quả, và con đường phía trước vẫn còn khá chông gai.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1970 khi Mỹ lúc bấy giờ đang phải đương đầu với nạn lạm phát đi kèm tăng trưởng trì trệ, cùng lúc với việc nền kinh tế Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn theo sau cuộc Cách mạng Văn hoá. Continue reading “Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung”

01/11/1993: Liên minh châu Âu ra đời

P0000510219

Nguồn:European Union goes into effect,” History.com (truy cập ngày 31/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1993, Hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực, chính thức thành lập nên Liên minh châu Âu (EU). Hiệp ước này được soạn thảo vào năm 1991 bởi các đại biểu tại cuộc họp của Cộng đồng châu Âu ở Maastricht, Hà Lan, và được ký vào năm 1992.

Hiệp ước Maastricht kêu gọi thành lập một nghị viện châu Âu mạnh hơn, một ngân hàng trung ương châu Âu, và những chính sách sách đối ngoại và an ninh tập thể. Hiệp ước này cũng đặt nền móng cho việc thành lập một đồng tiền chung châu Âu, sau này được gọi là đồng “euro.” Continue reading “01/11/1993: Liên minh châu Âu ra đời”

Sự thật về ảnh hưởng của Israel tại Mỹ

aipac

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “AIPAC in Decline”, Project Syndicate, 9/10/2015. 

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sức mạnh trong vận động hành lang của Ủy ban liên lạc với xã hội Israel của Mỹ (The American Israel Public Affairs Committee – AIPAC) tại Hoa Kỳ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc AIPAC được cho là có khả năng kiểm soát các quyết định chính sách của Hoa Kỳ là một truyền thuyết kiểu “làng Potemkin”,[1] được đồn thổi bởi cả những người bạn và kẻ thù. Thực tế, vì Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu nên ảnh hưởng của AIPAC mới bị đe dọa như bây giờ – mặc dù bản thân ông sẽ không gặp phải vấn đề gì.

Những tuyên bố về quyền lực ngầm của AIPAC đã từ lâu định hình các phân tích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ví dụ, Steve Walt và John Mearsheimer, trong bài luận nổi tiếng của mình có tựa đề “Nhóm vận động hành lang Israel” (The Israel Lobby) khẳng định rằng chính AIPAC đã tạo ra cuộc chiến tranh Iraq. Continue reading “Sự thật về ảnh hưởng của Israel tại Mỹ”