09/05/1997: Cựu tù binh chiến tranh được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam

 

_66535562_51432310

Nguồn:Former POW is ambassador to Vietnam,” History.com (truy cập ngày 08/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1997, 22 năm và 10 ngày sau khi Sài Gòn sụp đổ, cựu Dân biểu Florida Douglas “Pete” Peterson trở thành đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ ở Việt Nam sau khi Graham Martin được di tản khỏi đất nước này cuối tháng 4 năm 1975 bằng trực thăng. Peterson là phi công của Không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và từng bị giam giữ trong 6 năm rưỡi ở Hỏa Lò sau khi máy bay của ông bị bắn rơi gần Hà Nội năm 1966. Ba mươi mốt năm sau đó, Peterson trở lại Hà Nội với một nhiệm vụ mới, trình quốc thư lên chính quyền cộng sản ở thủ đô Việt Nam vào ngày mùng 9 tháng 5 năm 1997.

Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với kẻ thù cũ là Mỹ từ năm 1994, khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại trong suốt 19 năm đối với Việt Nam, với lý do là chính quyền cộng sản của Việt Nam đã hợp tác trong việc xác định vị trí của 2.238 lính Mỹ được coi là mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Continue reading “09/05/1997: Cựu tù binh chiến tranh được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam”

Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật

20150506143021-88ba089f-66e2-41f1-8e6a-823fef87b3a5-w640-r1-s-cx6-cy14-cw88

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần từ 26/4-3/5/2015. Ông Abe không chỉ là Quốc khách, được Nhà trắng đón tiếp với nghi thức trọng thể nhất dành cho một nguyên thủ nước ngoài, mà còn là vị Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đọc diễn văn trước hai viện của Quốc hội Mỹ.

Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm hơn cả là việc Mỹ, Nhật công bố bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật với những sửa đối sâu rộng được đánh giá là “có tính lịch sử”, “chưa từng có”, và là một diễn biến an ninh, quốc phòng quan trọng bậc nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết hồi năm 1973. Continue reading “Tác động của bản Định hướng sửa đổi hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật”

Anthony Eden – Thủ tướng thất bại về đối ngoại

p02g6y80

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Eden (1897-1977) là một chính khách người Anh thuộc Đảng Bảo thủ, ba lần đảm nhiệm chức vụ ngoại trưởng Anh và trở thành thủ tướng năm 1955. Nhiệm kỳ thủ tướng của ông bị phủ bóng bởi Cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez. Ông từ chức sau hơn 18 tháng nắm quyền.

Anthony Eden sinh ngày 12 tháng 6 năm 1897 tại Hạt Durham. Ông là con trai của một nam tước và được hưởng một nền giáo dục quý tộc điển hình thời vua Edward tại trường trung học Eton và Đại học Oxford. Sau những thành tích quân sự xuất sắc trong Thế chiến thứ nhất, ông trở thành thành viên nghị viện đại diện cho Warwick và Leamington năm 1923. Năm 1935, ông đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng ở độ tuổi còn rất trẻ – 38. Dù vậy, để phản đối chính sách thỏa hiệp với Đức của thủ tướng Neville Chamberlain, ông từ chức ba năm sau đó. Continue reading “Anthony Eden – Thủ tướng thất bại về đối ngoại”

Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?

68531406

Nguồn:Why the United States and Cuba are cosying up”, The Economist, 08/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngoài đôi cái bắt tay vội vàng, đã chẳng có một cuộc tiếp xúc thực sự nào giữa một tổng thống đương nhiệm của Mỹ với các nhà lãnh đạo Cuba trong hơn nửa thế kỷ qua. Vì vậy cuộc họp được dự kiến giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở Panama City vào các ngày 10-11 tháng 4 được xem là một sự kiện lịch sử, đặc biệt là nếu hai bên trao đổi những điều có ý nghĩa.

Với cả hai ông, sự xích lại gần nhau này là một canh bạc. Các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hòa hẳn sẽ chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận hồi tháng 12 của ông Obama với ông Castro về “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao, cùng nỗ lực của ông Obama nhằm gở bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 54 năm. Fidel Castro, vị cựu lãnh đạo Cuba, cũng có vẻ không hài lòng với chính sách của ông em Raul của mình. Hơn nữa, ba vòng đàm phán ngoại giao giữa hai nước kể từ tháng 12 vẫn chưa vượt qua được nhiều thập kỷ mất lòng tin. Vì sao hai nhà lãnh đạo lại mong muốn chôn vùi những bất đồng đến vậy? Continue reading “Vì sao quan hệ Hoa Kỳ – Cuba nồng ấm lên?”

08/05/1945: Ngày chiến thắng ở châu Âu

History-puff0_2169869b

Nguồn:Victory in Europe,” History.com (truy cập ngày 07/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã kỷ niệm Ngày chiến thắng ở châu Âu. Các thành phố của hai nước, cũng như các thành phố bị chiếm đóng trước đó ở châu Âu, đã giương cờ và biểu ngữ, hân hoan chào mừng sự thất bại của bộ máy chiến tranh của Đức Quốc xã.

Ngày mùng 8 tháng 5 là ngày mà quân đội Đức trên khắp châu Âu cuối cùng cũng phải đầu hàng: Ở Praha, Đức đầu hàng trước quân đội Liên Xô, sau khi Liên Xô đã mất hơn tám ngàn binh sĩ của họ ở đây, và con số của người Đức còn nhiều hơn thế nữa; ở Copenhagen và Oslo; ở Karlshorst, gần Berlin; ở miền Bắc Latvia; ở đảo Sark nằm trong Eo biển Anh (Eo biển Măng-sơ) – sự đầu hàng của người Đức được hiện thực hóa bằng một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn. Nhiều văn kiện đầu hàng khác cũng được ký tại Berlin và Đông Đức. Continue reading “08/05/1945: Ngày chiến thắng ở châu Âu”

AIIB: Viên ngọc trai đầu trong chuỗi chiến lược phối hợp của Trung Quốc

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Tháng 9/2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du đến Indonesia đã nhấn mạnh một “cộng đồng Trung Quốc – ASEAN khắng khít với vận mệnh chung”, cùng với đó đề xuất một “quan hệ đối tác hàng hải” trong nỗ lực nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.

Đây là khởi điểm về mặt ý tưởng cho việc Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (tức là Một vành đai kinh tế con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21) tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh với trọng tâm là kết nối một vùng không gian địa lý xuyên qua Âu-Á. Continue reading “AIIB: Viên ngọc trai đầu trong chuỗi chiến lược phối hợp của Trung Quốc”

Eleanor – Nữ hoàng quyền lực của Pháp và Anh

eleanorqueen-splsh

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Eleanor (c.1122-1204) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thời kỳ Trung cổ. Xuất thân là nữ công tước xứ Aquitaine, bà được phong là hoàng hậu Pháp và sau đó là nữ hoàng Anh.

Eleanor là con gái cả của William, công tước thứ 10 của Aquitaine. Ngày sinh chính xác của bà không được ghi chép lại. Bà lớn lên tại một trong những triều đình Châu Âu giàu văn hóa nhất và được thừa hưởng một nền giáo dục toàn diện. Về sau bà trở thành người bảo trợ quan trọng cho các nhà thơ và nhà văn. Continue reading “Eleanor – Nữ hoàng quyền lực của Pháp và Anh”

Thế nào mới được coi là diệt chủng?

4066366_orig

Nguồn: “The Economist explains: What counts as a genocide?”, The Economist, 23/4/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đúng một trăm năm trước, vào ngày 24/4/1915, chính quyền đế chế Ottoman đã vây bắt hàng loạt các nhà trí thức Armenia ở Istanbul, đa số họ đều đã bị giết hại ngay sau đó. Những gì đã diễn ra về sau vẫn còn là chủ đề tranh cãi gay gắt. Theo phiên bản (lịch sử) chính thức do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, có khoảng 500.000 người Armenia đã chết, trong đó một số người chết khi chiến đấu trong lực lượng xâm lược của Nga chống lại đế chế Ottoman, trong khi cái chết của một số khác lại là do hậu quả phụ đáng tiếc của việc trục xuất [người Armenia] khỏi đế chế Ottoman, điều dễ hiểu nếu đặt vào bối cảnh lịch sử cụ thể lúc đó. Continue reading “Thế nào mới được coi là diệt chủng?”

07/05/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ

182

Nguồn:French defeated at Dien Bien Phu,” History.com (truy cập ngày 06/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954, ở Tây Bắc Việt Nam, các lực lượng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã đánh bại thành trì của Pháp ở Điện Biên Phủ sau 57 ngày bao vây. Chiến thắng của Việt Minh ở Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc ảnh hưởng của thực dân Pháp ở Đông Dương và mở đường cho sự chia cắt Việt Nam dọc theo vĩ tuyến 17 tại Hội nghị Genève.

Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, ít lâu sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện trong Thế chiến II, nhà lãnh đạo cộng sản Hồ Chí Minh đã tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với hi vọng ngăn chặn người Pháp tái chiếm thuộc địa cũ của họ. Năm 1946, Hồ Chí Minh miễn cưỡng chấp nhận một đề nghị của Pháp, theo đó Việt Nam được tồn tại như một nhà nước tự trị trong khối Liên hiệp Pháp, nhưng chiến tranh đã nổ ra khi người Pháp cố gắng thiết lập lại chế độ thực dân ở Đông Dương. Bắt đầu từ năm 1949, Việt Minh đã tiến hành chiến tranh du kích ngày một hiệu quả để chống lại Pháp với sự hỗ trợ quân sự và kinh tế từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập. Pháp nhận được nhiều viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ. Continue reading “07/05/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt

Nguồn: Paul Scharre, “Commanding the Swarm”, War on the Rocks23/3/2015.

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh | Kỳ 4: Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt

Ngày nay, các phương tiện không người lái chủ yếu đều được kết nối từ xa, với chỉ một người thực hiện các thao tác điều khiển. Tuy nhiên, điều này sẽ thay đổi trong tương lai. Các phương tiện này sẽ ngày càng được tích hợp các chức năng tự hành nhiều hơn, với con người đóng vai trò chỉ huy ở mức độ nhiệm vụ. Điều này cho phép một cá nhân có khả năng điều khiển cùng lúc nhiều phương tiện, dẫn tới hỏa lực tác chiến lớn hơn trong khi nguồn nhân lực không thay đổi. Tuy nhiên, các bầy đàn số lượng lớn sẽ đòi hỏi sự chuyển đổi lớn hơn rất nhiều trong mô hình chỉ huy và kiểm soát. Continue reading “Ra lệnh cho các bầy đàn rô-bốt”

Dwight Eisenhower – Vị tướng trở thành tổng thống Hoa Kỳ

1000509261001_2041163265001_Dwight-Eisenhower-Leading-America

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Eisenhower (1890-1969) là Tư lệnh tối cao của quân Đồng minh tại Châu Âu trong Thế chiến thứ hai, và là tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ.

Dwight David Eisenhower, có biệt danh là “Ike”, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1890 tại Denison, Texas và lớn lên tại tiểu bang Kansas.

Eisenhower tốt nghiệp Học viện Quân sự tại West Point năm 1915. Ông phục vụ trong quân đội trong suốt hai thập niên 1920 và 1930, và làm nhiệm vụ tại Philippines trong những năm cuối thập niên 1930. Continue reading “Dwight Eisenhower – Vị tướng trở thành tổng thống Hoa Kỳ”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

06/05/1992: Gorbachev đánh giá lại Chiến tranh Lạnh

Nguồn:Gorbachev reviews the Cold War,” History.com (truy cập ngày 05/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1992, trong một sự kiện đậm chất biểu tượng, cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đánh giá lại Chiến tranh Lạnh trong một bài phát biểu tại trường Westminster College ở Fulton, Missouri – nơi Winston Churchill đưa ra bài phát biểu “Bức màn sắt” 46 năm trước đó. Xen lẫn những lời ca ngợi dành cho sự chấm dứt của Chiến tranh Lanh là những chỉ trích sắc bén nhằm vào chính sách Mỹ.

Năm 1946, Winston Churchill, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, đã phát biểu tại trường Westminster College và đặt ra một vấn đề mà nhiều sử gia sau này đã coi là màn mở đầu cho Chiến tranh Lạnh. Tuyên bố rằng một “bức màn sắt” đã phủ trên khắp Đông Âu, Churchill kêu gọi cả Vương quốc Anh lẫn Mỹ kiềm chế sự xâm lược của Liên Xô. 46 năm sau đó, Liên Xô đã sụp đổ và Mikhail Gorbachev, người từ chức Tổng thống Liên Xô từ tháng 12 năm 1991, đứng trên cùng một khuôn viên trường đại học để đánh giá lại cuộc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “06/05/1992: Gorbachev đánh giá lại Chiến tranh Lạnh”

Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?

0007f675-642

Nguồn: Kemal Derviş, “Can Trade Agreements Stop Currency Manipulation?Project Syndicate, 17/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể phủ nhận rằng giữa thương mại và tỉ giá hối đoái có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là các hiệp định thương mại quốc tế nên bao gồm các quy định điều chỉnh các chính sách quốc gia có ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ hay không?

Một số nhà kinh tế chắc hẳn đã nghĩ vậy. Chẳng hạn như Simon Johnson gần đây đã lập luận rằng các thỏa thuận siêu khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên được sử dụng để ngăn cản các nước can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn tỉ giá hối đoái tăng cao; Fred Bergsten cũng đưa ra một lập luận tương tự. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tiếp tục lập luận rằng nên tách biệt các vấn đề kinh tế vĩ mô với các cuộc đàm phán thương mại. Continue reading “Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?”

Edward III – Vị vua khởi đầu Chiến tranh trăm năm

King-Edward-III-humberpike

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Edward III (1312-1377) là vua của nước Anh trong 50 năm. Triều đại của ông chứng kiến khởi đầu của cuộc Chiến tranh trăm năm với Pháp.  

Edward sinh ngày 13 tháng 11 năm 1312 khoảng gần Windsor, là con trai của Vua Edward II và Isabella của Pháp, tuy vậy có rất ít thông tin về tuổi thơ của ông. Năm 1327, Edward lên ngôi sau khi vua cha bị phế truất bởi hoàng hậu và người tình của bà, Roger Mortimer. Một năm sau đó, Edward kết hôn với Philippa của Hainault – sau này họ có đến 13 người con. Isabella và Roger cùng nhiếp chính thay Edward cho đến năm 1330, khi ông cho hành hình Mortimer và lưu đày mẹ của mình. Continue reading “Edward III – Vị vua khởi đầu Chiến tranh trăm năm”

Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?

130525225704-chinese-dream-tease-story-top

Nguồn: Youwei, “The End of Reform in China: Authoritarian Adaptation Hits a Wall,” Foreign Affairs, May/June 2015 Issue.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ lúc bắt đầu công cuộc cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền cộng sản ở Trung Quốc đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa cho sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi là “sự thích nghi của chế độ chuyên chế” (“authoritarian adaptation”) – tức việc sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, điều đó có nghĩa là cải cách nông nghiệp và cởi trói cho kinh tế tư nhân. Dưới thời Giang Trạch Dân, đó là việc nền kinh tế Trung Quốc chính thức tiếp cận một nền kinh tế thị trường, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dưới thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là cải cách an sinh xã hội. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình – nhưng họ có thể sẽ phải thất vọng. Continue reading “Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?”

05/05/1955: Tây Đức giành chủ quyền toàn vẹn

berlin-wall

Nguồn:Allies end occupation of West Germany,” History.com (truy cập ngày 04/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1955, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) trở thành một quốc gia có chủ quyền khi Mỹ, Pháp, và Anh chấm dứt sự chiếm đóng quân sự của họ vốn bắt đầu từ năm 1945. Với động thái này, Tây Đức có quyền tái vũ trang và trở thành một thành viên đầy đủ của liên minh phương Tây chống lại Liên Xô.

Năm 1945, Mỹ, Anh, và Pháp đã giành quyền chiếm đóng phần lãnh thổ phía Tây của Đức (cũng như nửa Tây của Berlin, nằm ở miền Đông nước Đức). Liên Xô chiếm đóng Đông Đức và nửa Đông Berlin. Khi những căng thẳng Chiến tranh Lạnh bắt đầu gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và Liên Xô, tình hình ngày càng trở nên rõ ràng rằng Đức sẽ không được thống nhất. Continue reading “05/05/1955: Tây Đức giành chủ quyền toàn vẹn”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quan hệ Hoa Kỳ – Nhật Bản đã có bước đột phá hết sức quan trọng, thể hiện rõ qua bản định hướng hợp tác quốc phòng sửa đổi được công bố ngày 27 tháng 4 tại Washington. Tokyo sẽ thể hiện một hình ảnh chủ động hơn trong hợp tác quốc phòng với Washington, thậm chí sẽ cùng chia sẻ gánh nặng về tài chính, nhân lực với quân đội Hoa Kỳ. Không dừng lại đó, điều khiến nhiều chuyên gia khu vực và thế giới chú ý và phân tích rất nhiều là những hỗ trợ quốc phòng giữa hai bên sẽ không còn bị giới hạn bởi khu vực địa lý và nhiệm vụ. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong trường hợp bị tấn công không chỉ trên lãnh thổ Nhật Bản mà còn ở nhiều khu vực khác. Cụ thể, trong việc đối phó lại chiến lược “chống xâm nhập/chống tiếp cận” (A2/AD) của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ về mặt tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), chỉ huy và kiểm soát (C2) trên không, chống tàu ngầm và tác chiến đổ bộ. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (5/5/2015)”

Karl Dönitz – Tổng thống cuối cùng của Đức Quốc xã

karl-doenitz-large

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 3/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Dönitz (1891-1980) là một sĩ quan hải quân và là người sáng lập hạm đội tàu ngầm U-boat của Đức trong Thế chiến thứ hai. Ông cũng kế nhiệm Hitler làm Tổng thống Đức trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến.

Karl Dönitz sinh ngày 16 tháng 9 năm 1891 gần Berlin và gia nhập Hải quân Đế quốc Đức năm 1911. Khi Adolf Hitler lên nắm quyền, Dönitz được giao xây dựng một hạm đội tàu ngầm U-boat mới, do ông từng là sĩ quan tàu ngầm trong Thế chiến thứ nhất. Ông được chỉ định là chỉ huy hạm đội và đã biến những chiếc tàu ngầm này thành một mối đe dọa thực sự cho nước Anh trong những năm đầu Thế chiến thứ hai. Đầu năm 1941, dưới sự chỉ huy của Dönitz, các tàu ngầm U-boat dàn quân theo đội hình “bầy sói”, có nghĩa là từng tốp tàu đi tuần tra theo hàng dài. Khi một tốp phát hiện thấy dấu hiệu của tàu hộ tống phe Đồng minh, các tốp khác sẽ cùng bao vây tấn công tàu hộ tống đó do áp đảo về số lượng. Continue reading “Karl Dönitz – Tổng thống cuối cùng của Đức Quốc xã”

Thách thức từ sự suy thoái của Nga

economist-Putin-cover

Nguồn: Joseph S. Nye , “The Challenge of Russia’s Decline,” Project Syndicate, 14/04/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi châu Âu đang còn tranh cãi xem liệu có nên duy trì các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga hay không, chính sách xâm lược của Điện Kremlin đối với Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Nga đang ở trong cơn suy thoái dài hạn, nhưng nó vẫn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế đối với trật tự quốc tế ở châu Âu và xa hơn nữa. Quả thực, sự suy thoái của Nga có thể khiến nó thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Chắc chắn, những gì đang xảy ra ở Ukraine là sự xâm lược của Nga. Trò giả vờ của Tổng thống Vladimir Putin rằng quân đội Nga đã không tham gia vào cuộc chiến mới đây đã bị bại lộ khi một binh sĩ Nga ở Donetsk xác nhận với Đài BBC Nga ngữ rằng họ đang đóng vai trò quyết định trong những bước tiến của quân nổi loạn. Anh ta thuật lại rằng các sĩ quan Nga đã trực tiếp chỉ huy các hoạt động quân sự lớn ở miền Đông Ukraine, trong đó có cuộc bao vây và chiếm giữ trung tâm giao thông quan trọng của thành phố Debaltseve hồi tháng 2. Continue reading “Thách thức từ sự suy thoái của Nga”