16/03/1985: Nhà báo người Mỹ Terry Anderson bị bắt cóc

Nguồn: American journalist Terry Anderson kidnapped, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, tại Beirut, Lebanon, các chiến binh Hồi giáo đã bắt cóc nhà báo người Mỹ Terry Anderson và đưa ông đến vùng ngoại ô phía nam của thành phố bị chiến tranh tàn phá, nơi những con tin phương Tây khác đang bị giam giữ trong các ngục tối nằm rải rác dưới những tòa nhà đổ nát. Trước khi bị bắt cóc, Anderson đã đưa tin về Nội chiến Lebanon cho hãng Associated Press (AP) và cũng từng là trưởng văn phòng AP tại Beirut. Continue reading “16/03/1985: Nhà báo người Mỹ Terry Anderson bị bắt cóc”

Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?

Nguồn: Yanis Varoufakis, “Donald Trump’s economic masterplan”,  UnHerd, 12/02/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Trump đang lên kế hoạch cho một “cú sốc” đối nghịch lại “Cú sốc Nixon”.

Trước những động thái về mặt kinh tế của Trump, những nhà phê bình với quan điểm chính trị ôn hoà vừa tuyệt vọng vừa hy vọng rằng cơn sốt thuế quan của Trump sẽ sớm hạ nhiệt. Họ cho rằng, Trump sẽ tiếp tục khoa trương cho đến khi thực tế phơi bày ra sự thiếu cơ sở trong lập luận kinh tế của ông. Nhưng một điều mà họ không nhận ra: Nỗi ám ảnh của Trump với thuế quan lại chính là một phần trong một kế hoạch kinh tế toàn cầu dù tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng lại có nền tảng vững chắc. Continue reading “Tại sao chiến tranh thuế quan của Trump không điên rồ như nhiều người nghĩ?”

15/03/2019: Hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand bị tấn công

Nguồn: Christchurch, New Zealand mosque attacks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 2019, một tay súng đã tấn công hai nhà thờ Hồi giáo khác nhau ở Christchurch, New Zealand trong Lễ Cầu nguyện Ngày Thứ Sáu, giết chết 51 người, làm bị thương 40 người khác, và gây tổn thương sâu sắc cho một quốc gia mà đến thời điểm đó vẫn tin rằng mình an toàn trước những tai họa của bạo lực súng đạn và chủ nghĩa khủng bố cực hữu. Đó là một trong những ngày đen tối và chết chóc nhất trong lịch sử New Zealand. Continue reading “15/03/2019: Hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch, New Zealand bị tấn công”

Trung Quốc sẵn sàng đối đầu trong cuộc chiến thương mại

Nguồn: James Palmer, “China Leans Into Trade War”,  Foreign Policy, 11/03/2025

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Các quan chức ở Bắc Kinh có thể sẵn sàng chiến đấu đến cùng, nhưng liệu công chúng Trung Quốc có như vậy?

Tiêu điểm tuần này: Bắc Kinh gia tăng giọng điệu cứng rắn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ; Quốc hội Trung Quốc kết thúc kỳ họp Lưỡng hội thường niên; Chính phủ Trung Quốc ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm tập trung vào công nghệ và đổi mới. Continue reading “Trung Quốc sẵn sàng đối đầu trong cuộc chiến thương mại”

Thế giới hôm nay: 14/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vladimir Putin cho biết Nga đồng ý với “ý tưởng” chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nhưng gợi ý rằng đàm phán nên “loại bỏ các nguyên nhân cơ bản” của cuộc xung đột. Ông Putin cho biết ông sẽ ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày, một đề xuất đã được Mỹ và Ukraine thống nhất, nhưng nói thêm là vẫn còn “những điểm cần xem xét.” Dự kiến ông Putin sẽ gặp đặc phái viên của Donald Trump, Steve Witkoff, tại Moscow vào thứ Năm.

Chỉ số S&P 500 của Mỹ chính thức rơi vào vùng điều chỉnh, giảm 10% so với mức cao kỷ lục hồi tháng 2. Chỉ số này đã giảm 1,4% vào thứ Năm, sau khi Donald Trump đe dọa áp thuế 200% đối với rượu nhập khẩu từ các nước EU. Thị trường tài chính đang hoảng loạn trước chính sách bảo hộ thương mại thất thường của ông Trump và viễn cảnh giảm tăng trưởng kinh tế. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/03/2025”

Những thách thức cốt tử trong việc tái thiết Trung Đông

Nguồn: Maha Yahya, “The Fatal Flaw of the New Middle East,” Foreign Affairs, 17/2/2025.

Biên dịch: Nguyễn Kế Thùy Linh

Trong 15 năm qua, Trung Đông đã bị tàn phá bởi chiến tranh, sự hủy diệt và làn sóng di cư ồ ạt. Hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng khi các cuộc xung đột bùng nổ ở Gaza, Li-băng, Libya, Sudan, Syria và Yemen. Hàng triệu người khác buộc phải rời bỏ nhà cửa. Bạo lực đã đẩy lùi những tiến bộ về giáo dục, y tế và kinh tế, đồng thời tàn phá nhà cửa, trường học, bệnh viện, đường xá, đường sắt và mạng lưới điện. Đặc biệt, cuộc chiến ở Gaza đã gây ra hậu quả khốc liệt, đẩy các chỉ số kinh tế – xã hội của khu vực này trở về mức của năm 1955. Ngân hàng Thế giới và các tổ chức Liên Hợp Quốc ước tính rằng việc tái thiết Trung Đông và cung cấp đủ viện trợ nhân đạo sẽ tiêu tốn từ 350 đến 650 tỷ USD. Riêng Gaza cần ít nhất 40 đến 50 tỷ USD, theo nghiên cứu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. Continue reading “Những thách thức cốt tử trong việc tái thiết Trung Đông”

13/03/1865: Hợp bang miền Nam chấp thuận lính người Mỹ gốc Phi

Nguồn: Confederacy approves Black soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, khi lực lượng nòng cốt của họ phải vật lộn để chống trả quân đội Liên minh miền Bắc có quân số áp đảo, Hợp bang miền Nam, trong một biện pháp tuyệt vọng, đã miễn cưỡng chấp thuận việc sử dụng binh lính người Mỹ gốc Phi.

Tình hình trở nên ảm đạm đối với phe Hợp bang vào mùa xuân năm 1865. Quân miền Bắc đã chiếm được những vùng đất rộng lớn ở miền Nam, khi quân đội của Tướng William T. Sherman càn quét khắp các bang Carolina, trong lúc Tướng Robert E. Lee tìm đủ mọi cách để bảo vệ thủ đô Hợp bang là Richmond, Virginia, trước lực lượng ngày càng mạnh của Tướng Ulysses S. Grant. Continue reading “13/03/1865: Hợp bang miền Nam chấp thuận lính người Mỹ gốc Phi”

Thế giới hôm nay: 13/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tỷ lệ lạm phát theo năm của Mỹ giảm xuống còn 2,8% vào tháng 2, thấp hơn mức dự báo 2,9%. Tỷ lệ lạm phát cơ bản (không tính giá thực phẩm và năng lượng biến động mạnh) là 3,1%. Những số liệu này khiến thị trường kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể mạnh tay cắt giảm lãi suất hơn. Song dữ liệu được thu thập trước khi hầu hết các mức thuế quan mới của Donald Trump được áp dụng, do đó áp lực giá cả có thể sẽ còn tăng lên.

Vladimir Putin đã đến thăm binh sĩ Nga tại Kursk, một khu vực biên giới do Ukraine chiếm giữ. Chuyến đi này — lần đầu tiên kể từ cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine vào mùa hè năm ngoái — diễn ra không lâu sau khi Ukraine chấp nhận về mặt nguyên tắc đề xuất ngừng bắn 30 ngày do Mỹ đưa ra. Hôm thứ Tư, ông Trump cho biết các quan chức Mỹ đang “trên đường tới Nga” để thảo luận về kế hoạch này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/03/2025”

Tác động từ sự trở lại của chính trị bộ lạc dưới thời Tổng thống Trump

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Chủ nghĩa bộ lạc chính trị, đề cao bản sắc và lòng trung thành trong chính sách đối ngoại, đã trở lại trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Lập trường mới của Mỹ báo hiệu một tương lai bất định cho trật tự thế giới.

Ngay cả khi Tổng thống Donald Trump đã quay trở lại Nhà Trắng với những tiền lệ trong nhiệm kỳ đầu, vẫn còn rất nhiều băn khoăn về hướng đi mới của chính sách đối ngoại Mỹ. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đã khiến cả nước Mỹ và cả thế giới bàng hoàng trước những quyết định cấp tiến, được cho là ưu tiên lợi ích nước Mỹ hơn là duy trì trật tự quốc tế dựa trên nguyên tắc hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Giờ đây, khi ông Trump trở lại, một số dấu hiệu cho thấy tư duy “bộ lạc” – ưu tiên bản sắc và lòng trung thành– đang được đẩy mạnh thêm lần nữa, làm khơi dậy lo ngại về một thế giới do Mỹ dẫn dắt theo hướng khó đoán. Continue reading “Tác động từ sự trở lại của chính trị bộ lạc dưới thời Tổng thống Trump”

Giới hạn của một thỏa thuận Mỹ-Trung

Nguồn: Brendan Kelly và Michael Hirson, “The Limits of a U.S.-China Deal,” Foreign Affairs, 07/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngay cả khi Trump muốn có một thỏa thuận lớn với Trung Quốc, thì nền kinh tế của hai bên vẫn sẽ tiếp tục xa cách nhau.

Trong những tuần đầu tiên sau khi trở lại Phòng Bầu dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp dụng cách tiếp cận đối nghịch nhau trong các giao dịch của mình với Trung Quốc, khiến thị trường tài chính Mỹ, các công ty đa quốc gia và các nhà lãnh đạo Trung Quốc rơi vào tình trạng lấp lửng. Trump đã áp dụng mức tăng thuế quan 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa sẽ tăng thuế thêm nữa. Những động thái này sẽ làm tăng mức thuế quan trung bình của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc thêm 20 điểm phần trăm chỉ trong vòng hai tháng, cao hơn nhiều so với mức tăng 12% trong cuộc thương chiến Mỹ-Trung hồi nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Tuy nhiên, Trump cũng đã cố tình ca ngợi mối quan hệ bền chặt của mình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; ban hành một sắc lệnh hành pháp cực kỳ bất thường để cho phép công ty ByteDance do Trung Quốc sở hữu tạm hoãn việc thực thi một đạo luật sẽ cấm ứng dụng phổ biến của công ty này, TikTok; và liên tục nhắc đến một thỏa thuận thương mại mới với Bắc Kinh. Continue reading “Giới hạn của một thỏa thuận Mỹ-Trung”

Quan hệ Mỹ-Nga-Trung được cải thiện tác động thế nào đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Nguồn: Derek Grossman, “How U.S.-Russia-China Ties Would Impact the Indo-Pacific,” Foreign Policy, 06/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc các đồng minh của Mỹ lo lắng, các quốc gia khác sẽ hoan nghênh một quan hệ tốt đẹp hơn giữa các cường quốc.

Dường như quan hệ giữa Mỹ và các đối thủ cường quốc là Nga và Trung Quốc sắp được cải thiện. Chính quyền Trump đang đàm phán trực tiếp với Điện Kremlin nhằm chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine, và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và hai bên thậm chí có thể thiết lập lại toàn bộ quan hệ song phương. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Nga-Trung được cải thiện tác động thế nào đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?”

Thế giới hôm nay: 12/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine cho biết họ đã “sẵn sàng” chấp nhận đề xuất của Mỹ về một lệnh ngừng bắn 30 ngày với Nga. Sau các cuộc đàm phán tại Ả Rập Saudi, Mỹ cũng tuyên bố sẽ “ngay lập tức” nối lại viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Lệnh tạm dừng chiến sự sẽ có hiệu lực nếu Nga đồng ý — một quyết định mà theo ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio là “phụ thuộc vào họ.”

Nhà Trắng tuyên bố mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu từ Canada và tất cả các đối tác thương mại khác từ thứ Tư. Trước đó vào thứ Ba, ông Trump hứa sẽ tăng gấp đôi mức thuế với Canada lên 50%, nhằm đáp trả lời đe dọa của thủ hiến bang Ontario, Doug Ford, về việc phụ thu 25% đối với điện xuất khẩu sang Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/03/2025”

Đạo luật CHIPS không thể giải quyết vấn đề của ngành chất bán dẫn Mỹ

Nguồn: Dư Bằng Côn, 余鹏鲲:特朗普和美国,只能“成功”一个, Sina Finance, 08/03/2025.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 4/3 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ D. Trump đã có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội kể từ khi tái nhậm chức. Ông kêu gọi bãi bỏ “Đạo luật CHIPS” nằm trong Đạo luật CHIPS và Khoa học được thông qua trong nhiệm kỳ của Biden, đồng thời yêu cầu Quốc hội hủy bỏ việc tài trợ cho đạo luật này.

“Đạo luật CHIPS” là dự luật được cả hai đảng của Mỹ thông qua vào năm 2022, nhằm mục đích tăng cường việc sản xuất, nghiên cứu và cung ứng chất bán dẫn của Mỹ thông qua trợ cấp. Continue reading “Đạo luật CHIPS không thể giải quyết vấn đề của ngành chất bán dẫn Mỹ”

11/03/2004: Đánh bom tàu ​​hỏa ở Madrid

Nguồn: Terrorists bomb trains in Madrid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2004, 193 người đã thiệt mạng và gần 2.000 người khác bị thương khi 10 quả bom phát nổ trên bốn chuyến tàu tại ba nhà ga ở khu vực Madrid trong giờ cao điểm đông đúc vào buổi sáng. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng những quả bom này đã được kích nổ bằng điện thoại di động. Các cuộc tấn công – được cho là gây thương vong dân sự nhiều nhất trên đất châu Âu kể từ vụ đánh bom máy bay Lockerbie năm 1988 – ban đầu bị nghi là do nhóm phiến quân ly khai xứ Basque ETA thực hiện. Tuy nhiên, giả thuyết này đã sớm được chứng minh là không chính xác khi loạt bằng chứng chỉ ra một nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan có liên hệ lỏng lẻo với al-Qaeda, nhưng được cho là hoạt động dưới danh nghĩa của tổ chức này. Continue reading “11/03/2004: Đánh bom tàu ​​hỏa ở Madrid”

Thế giới hôm nay: 11/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các chỉ số chứng khoán Phố Wall lao dốc vào thứ Hai sau khi Donald Trump không loại trừ khả năng Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong năm nay. S&P 500 giảm 2,7%, trong khi NASDAQ giảm 4% (cổ phiếu Tesla đặc biệt lao dốc) và Dow Jones giảm 2,1%, tương đương 890 điểm. Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News phát sóng hôm Chủ nhật, ông Trump bảo vệ chính sách kinh tế của mình và cho biết chính quyền có thể tăng một số loại thuế quan.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio xác nhận USAID, cơ quan viện trợ chính của Mỹ, sẽ hủy bỏ hơn 80% các chương trình của mình. Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ quản lý các hợp đồng còn lại. Ông Rubio cảm ơn DOGE, đơn vị đang cắt giảm mạnh lực lượng lao động liên bang, vì “cuộc cải cách lịch sử đã quá hạn từ lâu.” Sự sụp đổ của USAID sẽ khiến nhiều chương trình cứu trợ quan trọng bị đình chỉ, bao gồm điều trị HIV, lao, và các bệnh khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/03/2025”

Tập ưu tiên ‘an ninh chế độ’ hơn giải quyết tình trạng hỗn loạn kinh tế

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping prioritizes ‘regime security’ over fighting economic turmoil,” Nikkei Asia, 06/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc khai mạc, Tập đang hướng đến việc kéo dài thời gian nắm quyền sau năm 2027.

Khi kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, khai mạc tại Bắc Kinh vào thứ Tư ngày 05/03/2025, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào các chính sách tiềm năng để giải quyết tình trạng kinh tế suy yếu.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo quốc gia hiểu rõ rằng cơn đau đang hành hạ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới khó có thể sớm được chữa lành, đặc biệt là khi “an ninh chế độ” dường như là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Continue reading “Tập ưu tiên ‘an ninh chế độ’ hơn giải quyết tình trạng hỗn loạn kinh tế”

Thế giới hôm nay: 10/03/2025

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, tuyên bố ông “hoàn toàn cam kết” với các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Mỹ tại Ả Rập Saudi vào tuần tới nhằm chấm dứt chiến tranh. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sẽ dẫn đầu phái đoàn Mỹ. Trước đó, không kích của Nga vào Ukraine đã khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, theo giới chức Ukraine. Tổng thống Latvia, Edgars Rinkevics, cho rằng một số quốc gia châu Âu nên áp dụng chế độ nghĩa vụ quân sự để đối phó Nga.

Nhà lãnh đạo mới của Syria, Ahmed al-Sharaa, kêu gọi hòa bình và “đoàn kết dân tộc” sau nhiều ngày xung đột bạo lực giữa lực lượng an ninh và những người ủng hộ cựu tổng thống Bashar al-Assad. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria cho biết hơn 1.000 người đã thiệt mạng, bao gồm khoảng 700 thường dân Alawite bị lực lượng thân chính phủ hành quyết tại vùng ven biển — thành trì của ông Assad. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/03/2025”

Mối đe dọa thực sự từ AI Trung Quốc

Nguồn: Jared Dunnmon, “The Real Threat of Chinese AI,” Foreign Affairs, 28/02/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Mỹ cần dẫn đầu cuộc đua nguồn mở?

Chỉ trong vòng hai tháng kể từ khi một công ty Trung Quốc ít người biết đến –  DeepSeek – phát hành một mô hình AI nguồn mở mới mạnh mẽ, bước đột phá này đã bắt đầu làm thay đổi thị trường AI toàn cầu. DeepSeek-V3, tên gọi của mô hình ngôn ngữ mở lớn (LLM) của công ty, tự hào có hiệu suất sánh ngang với các mô hình từ các phòng thí nghiệm hàng đầu của Mỹ, chẳng hạn như ChatGPT của OpenAI, Claude của Anthropic, và Llama của Meta – nhưng chỉ tốn một phần chi phí cực nhỏ. Điều này đã cho phép các nhà phát triển và người dùng trên toàn thế giới tiếp cận AI tiên tiến với chi phí tối thiểu. Vào tháng 1, công ty đã phát hành mô hình thứ hai, DeepSeek-R1, sở hữu các khả năng tương tự như mô hình o1 tiên tiến của OpenAI với mức giá chỉ bằng 5%. Kết quả là, DeepSeek đã trở thành mối đe dọa đối với vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI, mở đường cho Trung Quốc giành được vị thế thống trị toàn cầu, bất chấp những nỗ lực của Washington nhằm hạn chế quyền tiếp cận của Bắc Kinh đối với các công nghệ AI tiên tiến. Continue reading “Mối đe dọa thực sự từ AI Trung Quốc”

09/03/1942: Hà Lan đầu hàng Nhật ở Java

Nguồn: Dutch surrender on Java, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, lực lượng Hà Lan đã đầu hàng Nhật Bản ở Java sau hai tháng giao tranh.

Java, một hòn đảo thuộc Indonesia ngày nay, nằm ở phía đông nam Malaysia và Sumatra, phía nam Borneo và phía tây Bali. Người Hà Lan đã đặt chân đến đây từ năm 1596, sau đó thành lập và vận hành Công ty Đông Ấn Hà Lan, một công ty thương mại có trụ sở tại Batavia (ngày nay là Jakarta), vào năm 1619. Công ty Đông Ấn Hà Lan bắt đầu khẳng định quyền kiểm soát ngày càng lớn đối với các vương quốc Hồi giáo ở Đông Ấn, biến chúng thành những nước chư hầu, với những người nông dân trồng lúa, đường, hạt tiêu, và cà phê cho chính phủ Hà Lan. Tuy nhiên, công ty đã bị giải thể vào năm 1799 vì nợ nần và tham nhũng, và chính phủ Hà Lan đã trực tiếp kiểm soát Đông Ấn. Continue reading “09/03/1942: Hà Lan đầu hàng Nhật ở Java”

Ảo tưởng kinh tế của Trump đã bắt đầu gây tổn hại cho Hoa Kỳ

Nguồn: Donald Trump’s economic delusions are already hurting America”, The Economist, 06/003/2025

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong bài phát biểu trước Quốc hội vào ngày 4 tháng 3, Tổng thống Donald Trump đã vẽ nên một bức tranh tuyệt vời. Giấc mơ Mỹ, ông tuyên bố, đang trở thành hiện thực hơn bao giờ hết. Thuế quan của ông sẽ bảo vệ việc làm, khiến nước Mỹ giàu có hơn nữa và bảo vệ chính linh hồn nước Mỹ. Thật không may, trong thế giới thực, mọi thứ lại khác. Các nhà đầu tư, người tiêu dùng và các công ty cho thấy những dấu hiệu đầu tiên về sự chán nản với tầm nhìn của Trump. Với chủ nghĩa bảo hộ hung hăng và thất thường của mình, Trump đang đùa với lửa. Continue reading “Ảo tưởng kinh tế của Trump đã bắt đầu gây tổn hại cho Hoa Kỳ”