Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực

Nguồn: Minxin Pei, “Xi Jinping and the Paradox of Power,” Foreign Affairs, 21/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thất bại của Mao tiết lộ cho chúng ta biết điều gì về hệ quả của việc tập trung quyền lực?

Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã giành chiến thắng toàn diện tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào giữa tháng 10. Như được kỳ vọng, ông đã giành được nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba chưa từng có tiền lệ, ngoài ra còn tìm cách lấp đầy Bộ Chính trị và Ban Thường vụ bằng những người trung thành với mình. Trong một màn phô trương quyền lực chính trị, ông buộc hai đối thủ hàng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Uông Dương phải nghỉ hưu, dù cả hai đều chưa đến tuổi nghỉ hưu không chính thức là 68. Ngôi sao trẻ đang lên, Hồ Xuân Hoa, Ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm và là người được cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bảo trợ, cũng đã bị phế truất thẳng thừng ngay phút cuối. Continue reading “Tập Cận Bình và nghịch lý quyền lực”

27/11/1746: Ngày sinh R. R. Livingston

Nguồn: R.R. Livingston, future Founding Father known as “The Chancellor,” is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1746, Robert R. (hay R.R.) Livingston – người sau này được gọi là “Ngài Thủ hiến” (Chancellor) – đã chào đời. Ông là người con đầu tiên trong số chín người con của Thẩm phán Robert Livingston và bà Margaret Beekman Livingston, đều sinh tại tư gia ở Clermont, trên sông Hudson, ngoại ô New York.

Dòng họ Livingston là chủ sở hữu của nhiều khu đất rộng lớn ở Thung lũng Hudson và nỗ lực của họ nhằm cho thuê đất với các quy định khắt khe đã khiến những người thuê đất nổi dậy vào năm 1766, theo đó những người nông dân thuê đất đe dọa sẽ giết chủ nhân của Trang viên Livingston, Robert Livingston (họ hàng của R.R.) và phá hủy những ngôi nhà sang trọng của ông. Quân đội Anh đã đến đàn áp cuộc nổi dậy, cứu gia đình Livingston. Continue reading “27/11/1746: Ngày sinh R. R. Livingston”

26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm

Nguồn: Air Force helicopter pilot rescues Special Forces team, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, khi trở về căn cứ từ một nhiệm vụ khác, Trung úy Không quân số 1 James P. Fleming và bốn phi công trực thăng Bell UH-1F khác đã nhận được một tin nhắn khẩn cấp từ một đội trực thuộc Lực lượng Đặc nhiệm của Quân đội Mỹ đang bị hỏa lực của đối phương chặn lại. Continue reading “26/11/1968: James P. Fleming giải cứu nhóm Lực lượng Đặc nhiệm”

Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên:

Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1 (Minh Tuyên Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng [17/1-14/2/1428], quân Minh đã về nước, vua bèn thâu tóm cả nước, lấy năm này làm năm đại định.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 54b.

Nhà Vua ra lệnh các quan tại trung ương bàn định pháp lệnh cai trị quân dân; các tướng hiệu trị quân theo pháp luật; các lộ tại địa phương tra xét dân tình không để cho tàn dư quân Minh lọt lưới: Continue reading “Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi”

Chuyển động Quốc Phòng (18/11 – 24/11/2022)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (18/11 – 24/11/2022)”

Tại sao máy bay yểm trợ tầm gần đã hết thời?

Nguồn: “Has the Ukraine war killed off the ground-attack aircraft?’’, The Economist, 1/11/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Các máy bay phản lực hỗ trợ tầm gần của Nga không phát huy được tác dụng.

Sức mạnh không quân truyền thống ít được chú ý trong cuộc xung đột ở Ukraine, bị làm lu mờ bởi máy bay không người lái kamikaze và tên lửa hành trình mà cả hai bên sử dụng. Khi lực lượng không quân Nga tăng cường hoạt động bên trong không phận Ukraine vào tháng 9, tổn thất của lực lượng này đã tăng mạnh. Các máy bay yểm trợ tầm gần (CAS) có hiệu quả đặc biệt kém, đặt ra câu hỏi về tương lai của những máy bay này và triển vọng viện trợ các máy bay phản lực tương tự của Mỹ cho Ukraine. Continue reading “Tại sao máy bay yểm trợ tầm gần đã hết thời?”

24/11/1863: Trận Núi Lookout trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Lookout Mountain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, quân Liên minh miền Bắc đã chiếm được Núi Lookout ở phía tây nam Chattanooga, Tennessee, khi họ bắt đầu phá vỡ vòng vây của quân miền Nam đang bao vây thành phố. Trong “trận chiến trên những đám mây” (battle above the clouds), quân Liên minh miền Bắc đã vượt qua các sườn núi nằm ở ngoại vi Chattanooga. Continue reading “24/11/1863: Trận Núi Lookout trong Nội chiến Mỹ”

Thế giới hôm nay: 24/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đòn tấn công liên tiếp của Nga vào cơ sở hạ tầng Ukraine đã gây ra mất điện trên diện rộng và buộc các quan chức phải ngắt ba nhà máy điện hạt nhân khỏi lưới điện quốc gia như một biện pháp phòng ngừa. Theo thị trưởng Lviv, thành phố này đang “không có ánh sáng” và bị “gián đoạn” nguồn cung cấp nước. Tên lửa cũng đã giết chết ba người ở thủ đô Kiev. Ngoài ra Moldova, nước nằm giáp Ukraine về phía Tây, cũng bị mất điện trên hơn một nửa đất nước, theo chính phủ nước này.

Tòa Tối cao Anh quyết định quốc hội Scotland không có quyền thông qua luật kêu gọi trưng cầu dân ý về độc lập mà chưa có sự chấp thuận của chính phủ Anh. Lập luận của thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon là kết quả trưng cầu dân ý năm 2014, trong đó người Scotland từ chối độc lập, đã lỗi thời. Nhưng chính phủ Anh ở Westminster không muốn tổ chức trưng cầu dân ý. Bà Sturgeon tweet rằng một đạo luật như vậy “tạo cơ sở” cho độc lập. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/11/2022”

Putin chỉ có thể thắng ở Ukraine nếu Trump trở lại nắm quyền?

Nguồn: Kann Putin diesen Krieg noch gewinnen? – „Nur wenn Trump wieder an die Macht kommt“”, WELT, 20/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

François Heisbourg cho rằng việc Nga liệu có thua trong cuộc chiến ở Ukraine hay không phụ thuộc chủ yếu vào Hoa Kỳ. Nhà địa chiến lược nổi tiếng thế giới là người am hiểu sâu sắc về các chi tiết của việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã tiên đoán về các diễn biến tiếp theo của cuộc chiến này.

François Heisbourg, 73 tuổi, là cố vấn tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) và Quỹ Paris về Nghiên cứu Chiến lược (FRS), và được coi là một trong những nhà địa chiến lược nổi bật nhất trên thế giới. Ông từ lâu đã đóng góp cho việc xây dựng học thuyết quốc phòng của Pháp. Không lâu trước khi quân đội Nga xâm lược Ukraine, ông đã xuất bản cuốn sách mới nhất của mình, The Return of War (Sự trở lại của chiến tranh). Continue reading “Putin chỉ có thể thắng ở Ukraine nếu Trump trở lại nắm quyền?”

Thế giới hôm nay: 23/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổ chức Y tế Thế giới nói Ukraine đứng trước một “cuộc khủng hoảng năng lượng tàn khốc” trong mùa đông, đặt ra thử thách nghiêm trọng cho hệ thống y tế của một đất nước vốn đã thiếu nhiên liệu, điện và nước. Khoảng 10 triệu người, tức một phần tư dân số, bị mất điện vì các đợt không kích của Nga đã lấy đi một nửa công suất phát điện của Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã yêu cầu người Ukraine tiết kiệm năng lượng, và dự kiến cắt điện ​​​​cho đến tháng 3. Khi nhiệt độ mùa đông ở Ukraine xuống dưới -20°C (-4°F), chính quyền địa phương nói với người dân ở Kherson, một thành phố mới được giải phóng, rằng họ có thể sẽ được sơ tán đến các khu vực khác.

Ủy ban châu Âu đề xuất áp giá trần đối với khí đốt tự nhiên được bán ở EU. Ở mức 275 euro (283 đô la) mỗi megawatt giờ cho các hợp đồng trước một tháng trên sàn giao dịch tiêu chuẩn, sẽ giúp ngăn giá tăng cao. Các bộ trưởng năng lượng EU sẽ thảo luận về đề xuất này vào thứ Năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/11/2022”

Con đường đưa Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực sẽ đi qua Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s path to greater power goes through Taiwan,” Nikkei Asia, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã không hé lộ cho Joe Biden về con đường trở thành ‘lãnh tụ trọn đời’ của mình.

Kể từ cuối tháng 10, nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Đài Loan đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch sơ tán trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Cuộc tranh luận tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa bế mạc là phần lớn nguyên nhân dẫn đến xu hướng này.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là nhà lãnh đạo tối cao, nhưng bóng ma chiến tranh vẫn còn lởn vởn đâu đó. Continue reading “Con đường đưa Tập Cận Bình lên đỉnh cao quyền lực sẽ đi qua Đài Loan”

22/11/1783: John Hanson qua đời

Nguồn: John Hanson, so-called first president, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, John Hanson, chủ tịch đầu tiên của Quốc hội Lục địa theo Các Điều khoản Hợp bang, đã qua đời tại quê nhà Maryland. Hanson đôi khi được gọi là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, nhưng đây là một cách gọi sai, vì chức vụ tổng thống không tồn tại như một vị trí hành pháp tách biệt với Quốc hội cho đến khi Hiến pháp Liên bang được phê chuẩn vào năm 1789.

Hanson là con trai của hai nông dân ở Hạt Charles, Maryland. Gia đình ông đã sống ở Maryland suốt ba thế hệ, kể từ khi ông nội của ông – người mà ông được đặt tên theo – di cư từ Anh sang. Ở tuổi 25, John kết hôn với Jane Contee 16 tuổi ở Maryland. Cả hai đã có một cuộc hôn nhân lâu dài và có với nhau 9 người con, 5 người sống sót đến tuổi trưởng thành, nhưng cậu con trai Peter đã thiệt mạng khi làm lính Lục địa tại Pháo đài Washington, New York, vào tháng 11/1776. Continue reading “22/11/1783: John Hanson qua đời”

Thế giới hôm nay: 22/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bob Iger quay lại làm CEO của Disney chưa đầy một năm sau khi rời công ty. Iger, từng điều hành Disney từ năm 2005 đến 2020, sẽ thay thế Bob Chapek, người chỉ trụ được chưa đầy ba năm. Giá cổ phiếu của Disney giảm mạnh trong năm nay khi các nhà đầu tư lo ngại về bước lấn sân tốn kém của công ty vào mảng phát trực tuyến. Được biết quý vừa qua mảng này đã khiến công ty lỗ 1,5 tỷ đô. Trong nhiệm kỳ trước, ông Iger được ghi nhận là người đã đưa Disney trở thành một trong những gã khổng lồ nội dung-và-công nghệ đáng gờm nhất trên thế giới.

Bắc Kinh yêu cầu 3,5 triệu cư dân của quận đông dân nhất ở nhà từ thứ Hai nhằm ngăn bùng dịch covid-19. Thủ đô của Trung Quốc báo cáo gần 1.000 ca nhiễm mới vào thứ Hai, một ngày sau khi lần đầu tiên ghi nhận có tử vong kể từ tháng 5. Một số nơi ở thành phố Quảng Châu phía nam cũng bị phong tỏa. Chính phủ gần đây đã nới lỏng một số quy định kiểm dịch covid. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/11/2022”

Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên

Nguồn: Stephen M. Walt, “Deaths in Poland Are a Warning for Everyone,” Foreign Policy, 17/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vụ mảnh vỡ tên lửa của Ukraine rơi ở Ba Lan là một lời nhắc nhở rằng chiến tranh luôn có thể vô tình leo thang.

Nếu bạn nghĩ rằng rủi ro leo thang trong cuộc chiến ở Ukraine là không đáng kể, thì cái chết bi thảm của hai công dân Ba Lan gây ra bởi một tai nạn tên lửa phòng không của Ukraine hôm thứ Ba (ngày 15/11/2022) sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Một cuộc chiến lớn đang diễn ra ở Ukraine, và ngay cả khi các bên đều hết sức cẩn thận, thì những cuộc chiến lớn vẫn cực kỳ lộn xộn, đầy bất trắc, và đầy những hậu quả không lường trước được. Vũ khí gặp trục trặc, các chỉ huy trên chiến trường không phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh, và “sương mù chiến tranh” khiến bạn khó nhận ra kẻ thù đang làm gì và dễ hiểu sai ý định của họ. Continue reading “Vụ tên lửa rơi ở Ba Lan là lời cảnh báo cho tất cả các bên”

Thế giới hôm nay: 21/11/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA cho biết nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia của Ukraine đã bị pháo kích vào thứ Bảy và Chủ nhật, đồng thời cảnh báo các cuộc tấn công như vậy sẽ gây ra thảm họa hạt nhân. Nhà máy này nằm trong lãnh thổ do Nga kiểm soát, và hai bên đã đổ lỗi cho nhau. Rafael Grossi, người đứng đầu IAEA, cảnh báo “bất cứ ai đứng sau việc này” rằng “các anh đang đùa với lửa.”

Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo sẵn sàng gặp Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh về an ninh khu vực ở Campuchia trong tuần này. Cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng Mỹ Austin Lloyd và người đồng cấp của ông, Nguỵ Phượng Hoà, sẽ là cuộc đàm phán quân sự cấp cao đầu tiên kể từ khi Trung Quốc dừng các kênh liên lạc quân sự để phản đối chuyến thăm Đài Loan của chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hồi tháng 8. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/11/2022”

Putin đang ngày càng giống Stalin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, Putin’s Stalin Phase, Foreign Affairs, 08/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Nga đang bị cô lập, hoang tưởng, và ngày càng giống với nhà độc tài thời Xô-viết.

Chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin càng trở nên khắc nghiệt và đàn áp hơn, thì trong mắt người dân Nga bình thường, chế độ Joseph Stalin sẽ càng thành công. Trong vòng 5 năm tính đến năm 2021, số lượng người Nga đồng ý rằng “Stalin là một nhà lãnh đạo vĩ đại” đã tăng gấp đôi từ 28% lên 56%, theo các cuộc thăm dò do Trung tâm Levada độc lập thực hiện. So với cùng kỳ, số người không đồng ý với tuyên bố đó đã giảm từ 23% xuống 14%. Kể từ năm 2015, Stalin đã được tán dương trong các ngày lễ quốc gia, và các cuộc thảo luận về sự đàn áp của ông phần lớn đã bị ngăn chặn. Sự quan tâm đối với nhà độc tài Liên Xô đôi khi còn được thể hiện theo kiểu ông đang cạnh tranh với Putin. Tuy nhiên, nói đúng hơn thì ông chỉ đơn giản là một người giúp đỡ từ quá khứ xa xôi, trấn an Tổng thống Nga đương nhiệm rằng ông đang đi đúng hướng. Continue reading “Putin đang ngày càng giống Stalin”

20/11/1820: Tàu Mỹ bị cá nhà táng đâm chìm

Nguồn: American vessel sunk by sperm whale, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, Essex, một tàu săn cá voi Mỹ ở Nantucket, Massachusetts, đã bị một con cá nhà táng nặng 80 tấn tấn công ở vị trí cách bờ biển phía tây Nam Mỹ 2.000 dặm.

Con tàu nặng 238 tấn Essex khi đó đang trong chuyến săn cá nhà táng để lấy dầu và xương, thì một con cá nhà táng tức giận đã bất ngờ húc vào con tàu hai lần và làm nó lật úp. 20 thành viên thủy thủ đoàn đã lên 3 chiếc thuyền trốn thoát, nhưng chỉ 5 người trong số họ sống sót sau cuộc hành trình kéo dài 83 ngày đầy cam go tới vùng biển ven biển Nam Mỹ, nơi họ được các tàu khác cứu. Continue reading “20/11/1820: Tàu Mỹ bị cá nhà táng đâm chìm”

Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ

Nguồn: Von Martin van Creveld, “Es wird Verhandlungen geben – aber anders, als wir denken”, WELT, 18/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Volodymyr Zelensky vẫn khước từ mọi cuộc nói chuyện với Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể có đàm phán giữa Ukraine và Nga, nhà sử học quân sự Martin van Creveld nói. Theo ông có bốn điều có thể xảy ra.

Về lý thuyết, chiến tranh kết thúc khi một phe tham chiến bị đánh bại, không còn sức chiến đấu, và kẻ chiến thắng có thể làm theo ý mình. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các cuộc chiến tranh đều không có kết cục như vậy. Khi một cuộc chiến sắp kết thúc và không còn nhiều nghi ngờ về kết cuộc của nó, kẻ thua cuộc sẽ nỗ lực để đạt được những điều kiện tốt nhất có thể, trong khi kẻ chiến thắng cũng muốn tiết kiệm sức lực, chi phí và xương máu. Một khả năng khác là xuất hiện tình trạng bế tắc, buộc cả hai bên phải cân nhắc, xem liệu mục tiêu của họ có thực sự đạt được hay không, và tìm kiếm một lối thoát. Continue reading “Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ”

Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?

Nguồn: Why Ukraine’s Orthodox churches are at loggerheads”, The Economist, 21/10/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Không phải đức tin, chính trị mới là yếu tố chia rẽ hai dòng giáo hội.

Cuối tháng 7, một người đàn ông lớn tuổi mặc áo chùng đen đã hung hăng lao vào Cha Anatoliy Dudko khi ông đang đọc lời nguyện cho một người lính vừa hi sinh gần thành phố Vinnytsia (miền trung Ukraine). Người đàn ông gắng sức giật lấy cây thập tự mà Dudko đang mang, trước khi đánh Cha bằng chính cây thánh giá của mình. Cả hai đều là những linh mục Chính thống giáo nhưng đến từ hai giáo hội khác nhau: Dudko theo Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (Orthodox Church of Ukraine – OCU), trong khi người tấn công ông theo Giáo hội Chính thống Ukraine (Ukrainian Orthodox Church – UOC). Chưa kể đến hai cái tên từa tựa nhau, hai giáo hội có chung gần như mọi nghi thức và tín ngưỡng nhưng đối nghịch nhau bởi một mối thù chung. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine càng làm cho mối hiềm khích càng sâu sắc hơn. Vì sao như thế? Continue reading “Tại sao các giáo hội Chính thống giáo Ukraine hiềm khích với nhau?”

19/11/2003: Michael Jackson nhận lệnh bắt giam

Nguồn: An arrest warrant is issued for Michael Jackson, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tin đồn đã luôn bủa vây Michael Jackson kể từ khi ông bị cáo buộc có hành vi tình dục sai trái với một đứa trẻ vị thành niên trong một vụ kiện dân sự năm 1993, vốn sau đó đã được dàn xếp ngoài tòa án. 10 năm sau, vào ngày 19/11/2003, Jackson tiếp tục đối mặt với các cáo buộc hình sự có tính chất tương tự khi chính thức nhận lệnh bắt giữ vì tội lạm dụng tình dục trẻ em. Dù hai năm sau đó ông đã được tuyên trắng án trong tất cả các tội danh bị đưa ra xét xử, Ông hoàng nhạc pop đã phải chịu nhiều tổn thất về danh tiếng và tài sản vì những cáo buộc ngày 19/11/2003. Continue reading “19/11/2003: Michael Jackson nhận lệnh bắt giam”