Liệu NATO có thể cô lập Trung Quốc và Nga ở Bắc Cực?

Nguồn: Matthew P. Funaiole và Aidan Powers-Riggs, “Can NATO Ice Out China and Russia in the Arctic?”, Foreign Policy, 28/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Một hiệp ước mới đặt mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các đối tác NATO và các đối thủ của họ trong việc sản xuất tàu phá băng.

Bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng 7 tại Washington, một liên minh công nghiệp mới đã âm thầm ra đời. Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Canada và Phần Lan đã công bố Nỗ lực Hợp tác Tàu phá băng, hay còn gọi là Hiệp ước ICE, một thỏa thuận ba bên về sản xuất tàu phá băng vùng Bắc cực. Thỏa thuận này nhằm mục đích tận dụng chuyên môn công nghệ và năng lực sản xuất của ba quốc gia Bắc Cực này để xây dựng một đội tàu phá băng hiện đại cho các quốc gia NATO và các đối tác toàn cầu. Continue reading “Liệu NATO có thể cô lập Trung Quốc và Nga ở Bắc Cực?”

Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?

Nguồn: How viable is Arctic shipping?”, The Economist, 18/01/2024

Biên dịch: Phan Nguyên

Các tuyến vận tải biển đang chịu áp lực. Bảy trong số mười công ty vận tải biển lớn nhất thế giới đã đình chỉ các hải trình qua Biển Đỏ, nơi Houthi, một nhóm phiến quân Yemen, đang tấn công các tàu chở hàng. Kết quả, có ít tàu hơn sử dụng Kênh đào Suez, lối tắt nối Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải. Khối lượng thương mại đi qua Kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã giảm 30% kể từ tháng 11, sau khi hạn hán nghiêm trọng tấn công các hồ chứa, khiến mực nước hạ thấp. Theo số liệu từ Freightos, một sàn giao dịch vận chuyển hàng hóa trực tuyến, mức phí giao ngay cho việc gửi một container 40 feet từ Trung Quốc đến Bắc Âu đã tăng 283% kể từ đầu tháng 12. Continue reading “Các tuyến vận tải biển qua Bắc Cực khả thi tới đâu?”

28/09/2018: Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan

Nguồn: Arctic shipping lane opens due to ice melt; cargo ship completes the journey, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2018, tàu chở hàng Venta Maersk cập cảng St. Petersburg, Nga, hơn một tháng sau khi khởi hành từ Vladivostok ở bờ bên kia đất nước. Chuyến đi thành công xuyên qua vùng Bắc Cực của Nga (Russian Arctic) là một bước ngoặt đối với ngành vận tải biển quốc tế, đồng thời là một lời nhắc nhở nghiêm túc về mức độ tan chảy của các chỏm băng trên Trái Đất. Continue reading “28/09/2018: Tuyến vận chuyển Bắc Cực được mở do băng tan”

03/05/1952: Joseph Fletcher trở thành phi công đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực

Nguồn: Joseph Fletcher lands first aircraft on the North Pole, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, chiếc máy bay C-47 của Không quân Mỹ, đã được cải tiến để có thể trượt trên tuyết, do Trung tá Joseph O. Fletcher đến từ bang Oklahoma và Trung tá William P. Benedict đến từ bang California cầm lái, đã trở thành chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực. Một lúc sau, Fletcher leo ra khỏi máy bay và đi bộ đến Điểm Cực Bắc chính xác theo tọa độ địa lý, ông có lẽ là người đầu tiên trong lịch sử làm việc này. Continue reading “03/05/1952: Joseph Fletcher trở thành phi công đầu tiên hạ cánh tại Bắc Cực”

Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?

Nguồn: Who owns the Northwest Passage?The Economist, 22/05/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã làm Canada nóng mặt hồi đầu tháng này khi ông nói trong một bài phát biểu tại Phần Lan rằng yêu sách của Canada đối với Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) là “bất hợp pháp”. Ông đã có mặt ở đó để tham dự phiên họp của Hội đồng Bắc Cực, một cơ quan được thành lập bởi tám quốc gia xung quanh Bắc Băng Dương để giải quyết những bất đồng và tranh chấp liên quan đến khu vực địa cực này. Nhưng nếu Canada không sở hữu Hành lang Tây Bắc (xem bản đồ), vậy thì là quốc gia nào? Continue reading “Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?”

Tuyến đường biển phía Bắc là gì?

Nguồn: What is the Northern Sea Route?, The Economist, 24/09/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23 tháng 08 năm 2018, tàu Venta Maersk rời cảng Vladivostok ở Viễn Đông của Nga trong một hành trình rất quan trọng. Đi qua Biển Đông Siberia và Biển Laptev, dự kiến đến St Petersburg vào ngày 27 tháng 09, Venta đang đi theo một hải trình đánh dấu sự phát triển mới nhất trong giao thông hàng hải ở các vùng biển phía bắc này. Con tàu được gia cố đặc biệt này là tàu container đầu tiên trên thế giới thực hiện hành trình xuyên qua khu vực Bắc Cực của Nga. Chuyến đi chỉ là một thử nghiệm. Mục đích của nó là thu thập dữ liệu và xác định xem liệu tuyến đường này có khả thi hay không, chứ không nhằm thực sự tìm kiếm một giải pháp thương mại thay thế cho các tuyến đường vận tải biển hiện tại của Maersk. Nhưng các chuyên gia cũng xem xét chuyến thám hiểm này từ góc độ sự quan tâm quốc tế ngày càng tăng đối với Bắc Cực. Continue reading “Tuyến đường biển phía Bắc là gì?”

03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực

Nguồn: Nautilus travels under North Pole, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào này năm 1958, tàu ngầm hạt nhân Nautilus của Mỹ đã hoàn thành chuyến đi dưới biển đầu tiên đến Bắc Cực. Là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới, tàu Nautilus hạ ngầm tại Point Barrow, Alaska, và di chuyển gần 1.000 dặm dưới chỏm băng Bắc Cực để đi đến tâm của Bắc Cực. Sau đó, nó tiếp tục di chuyển đến Iceland, mở ra một tuyến đường mới và ngắn hơn từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương và Châu Âu.

Tàu USS Nautilus được xây dựng dưới sự chỉ huy của Tướng Hải quân Mỹ Hyman G. Rickover, một kỹ sư lỗi lạc sinh ra ở Nga, người tham gia chương trình nguyên tử của Mỹ vào năm 1946. Năm 1947, ông được giao phụ trách chương trình phát triển tàu thuyền dùng năng lượng hạt nhân của hải quân và bắt đầu xây dựng một tàu ngầm nguyên tử. Continue reading “03/08/1958: Tàu ngầm hạt nhân Nautilus đi xuyên Bắc Cực”