12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm

Nguồn: USS Panay sunk by Japanese, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, trong trận Nam Kinh thuộc Chiến tranh Trung – Nhật, pháo hạm Panay của Mỹ đã bị máy bay tiêm kích Nhật Bản tấn công và đánh chìm trong vùng biển của Trung Quốc.

Con tàu Mỹ, vốn trung lập trong xung đột Trung – Nhật, đang hộ tống tàu sơ tán người Mỹ và ba xà lan Standard Oil rời khỏi Nam Kinh, thủ đô đang bị chiến tranh tàn phá của Trung Quốc, nằm trên sông Dương Tử. Sau khi Panay bị đánh chìm, tàu cứu hộ Nhật Bản có trang bị súng máy đã đưa những người sống sót đến tập trung trên bờ sông Dương Tử. Continue reading “12/12/1937: Tàu USS Panay bị Nhật đánh chìm”

Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 06/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại giao ‘chiến lang’ của Trung Quốc đang trên đà tấn công.

Thứ Năm tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng ông sẽ có các biện pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc xoay quanh luật an ninh quốc gia mới cho Hồng Kông. Hôm sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngay lập tức đáp trả.

“Trung Quốc kiên quyết phản đối can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc,” ông nói. Ông thậm chí thêm nhạc nền hùng hồn vào video buổi họp báo đăng trên Twitter, như thể để thổi bùng lòng tự tôn dân tộc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/06/20): Nguồn gốc tâm lý ‘ngoại giao chiến lang’”

28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại

Nguồn: Burma Road is reopened, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một phần của “Đường Miến Điện” (Burma Road) – đoạn đường dài 717 dặm chạy từ Lashio, Myanmar đến Côn Minh, Trung Quốc, đã được quân Đồng minh mở cửa trở lại để tiếp tục cung cấp tiếp viện cho Trung Quốc.

Năm 1937, chiến tranh Trung -Nhật nổ ra. Khi ấy, do bị người Nhật chiếm đóng bờ biển, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một tuyến đường để đưa các hàng tiếp viện quan trọng từ bên ngoài vào nội địa, tránh được vòng vây của Nhật Bản. Con đường được hoàn thành vào năm 1939, và kể từ đó, hàng hóa đến Trung Quốc qua hai chặng: đường biển đến Rangoon, và sau đó là đường tàu hỏa đến Lashio. Tuy nhiên, vào tháng 04/1942, khi Nhật Bản chiếm được phần lớn Miến Điện, tuyến đường từ Lashio sang Trung Quốc bị đóng cửa, và dòng tiếp viện bị cắt. Continue reading “28/01/1945 : ‘Đường Miến Điện’ được mở cửa trở lại”

13/12/1937: Thảm sát Nam Kinh

Nanking_bodies_1937

Nguồn:The Rape of Nanking,” History.com (truy cập ngày 12/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1937–45), Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, đã rơi vào tay các lực lượng đế quốc Nhật, và chính phủ Trung Quốc phải chạy đến Hán Khẩu, nằm sâu trong đất liền dọc theo sông Dương Tử.

Để phá vỡ tinh thần kháng chiến của người dân Trung Quốc, tướng Nhật Matsui Iwane đã ra lệnh phá hủy Nam Kinh. Phần lớn thành phố đã bị thiêu rụi, và quân đội Nhật Bản đã tiến hành một chiến dịch bao gồm nhiều hành động tàn bạo đối với dân thường. Continue reading “13/12/1937: Thảm sát Nam Kinh”

30/03/1940: Thành lập chính quyền bù nhìn Nam Kinh

Nankin03

Nguồn:Japanese set up puppet regime at Nanking,” History.com (truy cập ngày 29/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 30 tháng 3 năm 1940, Đế quốc Nhật Bản thiết lập chính quyền của họ ở Nam Kinh, cố đô của Trung Hoa Dân Quốc.

Năm 1937, Nhật Bản dựng lên một cái cớ cho cuộc chiến chống lại Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch (tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc đã tấn công quân đội Nhật Bản khi đang hành quân trên cái gọi là vùng “tự trị” của Trung Quốc) và xâm chiếm Đông Bắc Trung Quốc, ném bom Thượng Hải và thành lập một nhà nước mới mang tên Mãn Châu quốc. Continue reading “30/03/1940: Thành lập chính quyền bù nhìn Nam Kinh”