Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

7.  ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Không quên tâm nguyện ban đầu thì mới có thể thành công. Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết chí theo đuổi sự nghiệp vĩ đại muôn đời của dân tộc Trung Hoa, trăm năm là lúc phong nhã hào hoa rất mực. Một trăm năm qua, Đảng đã nộp cho nhân dân, cho lịch sử một lời giải bài thi rất xuất sắc. Giờ đây Đảng đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc lại bước lên con đường mới đi dự cuộc thi thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai. Thời đại là người ra đề thi, chúng ta là người trả bài thi, nhân dân là ban giám khảo. Chúng ta nhất định phải thi thật giỏi, thể hiện khí thế mới, hành động mới trong thời đại mới, hành trình mới. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

5. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRĂM NĂM PHẤN ĐẤU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Một trăm năm nay, Đảng không ngừng thực thi sứ mạng tâm nguyện ban đầu, đoàn kết dẫn dắt các dân tộc trong cả nước vẽ nên cuộn tranh đẹp trong lịch sử phát triển loài người, sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa hiện lên viễn cảnh tươi sáng chưa từng có.

(1) Một trăm năm phấn đấu của Đảng đã thay đổi tận gốc tiền đồ vận mệnh của nhân dân Trung Quốc. Từ sau thời kỳ cận đại, nhân dân Trung Quốc chịu sự đè nén áp bức của ba trái núi lớn [đế quốc nước ngoài, phong kiến, tư bản quan liêu], bị các cường quốc phương Tây xỉ nhục gọi là “Bệnh nhân châu Á”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(12) Trên mặt kiên trì “Một nước hai chế độ” và thúc đẩy thống nhất Tổ quốc

Sau khi Hồng Kông và Macao trở về Tổ quốc, tái nhập hệ thống quản trị quốc gia, đi lên con đường rộng lớn bù đắp lẫn nhau với nội địa Tổ quốc về ưu thế phát triển chung, cùng phát triển, việc thực hiện “Một nước hai chế độ” đã giành được thành công được cả thế giới công nhận. Đồng thời, trong một thời gian, dưới tác động của nhiều nhân tố phức tạp bên trong và bên ngoài, các hoạt động “chống Trung Quốc hỗn loạn ở Hồng Kông” diễn ra rầm rộ, và tình hình Hồng Kông đã có lúc xuất hiện cục diện nghiêm trọng. Trung ương Đảng nhấn mạnh cần quán triệt phương châm “Một nước hai chế độ” toàn diện chính xác và kiên định không đổi, kiên trì và hoàn thiện hệ thống chế độ “Một nước hai chế độ”, kiên trì dựa luật pháp mà quản trị Hồng Kông và Macao, duy trì trật tự hiến chế của Đặc khu hành chính do Hiến pháp và Luật cơ bản xác định, thực hiện quyền quản trị toàn diện của chính quyền trung ương đối với Đặc khu hành chính, kiên định thực hiện “Người yêu nước quản trị Hồng Kông” và “Người yêu nước quản trị Ma Cao”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(9) Trên mặt xây dựng văn minh sinh thái

Sau cải cách mở cửa, Đảng ngày càng coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, việc xây dựng văn minh sinh thái vẫn còn là một điểm yếu rõ ràng, các vấn đề như thắt chặt ràng buộc về môi trường tài nguyên, suy thoái hệ sinh thái ngày càng trở nên nổi bật, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường và hủy hoại sinh thái đang có xu thế phát triển ở mức cao đã trở thành nỗi đau đối với đất nước và đời sống người dân. Nếu không nắm vững công tác xoay chuyển xu thế tình trạng môi trường sinh thái ngày càng xấu đi thì sẽ phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(7) Trên mặt xây dựng văn hóa 

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì hai tay nắm vững cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, ngưng tụ sức mạnh dân tộc. Đồng thời, các xu hướng tư tưởng sai lầm như tôn thờ tiền bạc, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa hư vô lịch sử đã thường xuyên xuất hiện, dư luận trên mạng có nhiều hiện tượng rối loạn, một số cán bộ lãnh đạo có lập trường chính trị mơ hồ, thiếu tinh thần đấu tranh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tư tưởng của mọi người và tới dư luận xã hội. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(4) Trên mặt cải cách mở cửa sâu rộng toàn diện  

Sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba Trung ương Đảng khóa 11, công cuộc cải cách mở cửa của nước ta đã trải qua một chặng đường vẻ vang, giành được những thành tựu cả thế giới dõi theo. Cùng với sự phát triển của thực tiễn, một số vấn đề về cơ chế thể chế ở tầng sâu và những rào cản đối với việc củng cố lợi ích ngày càng trở nên rõ ràng, công cuộc cải cách đã bước vào thời kỳ công kiên và đi vào chiều sâu. Trung ương Đảng nhận thức sâu sắc rằng thực tiễn phát triển mãi mãi không có giới hạn, giải phóng tư tưởng mãi mãi không có giới hạn, cải cách mở cửa cũng mãi mãi không có giới hạn, cải cách chỉ có thì tiếp diễn chứ không có thì hoàn thành [“thì” tức “tense” trong động từ tiếng Anh] , không có lối thoát cho trì trệ và thoái lui, phải thúc đẩy đi sâu cải cách một cách toàn diện với dũng khí và trí tuệ chính trị lớn hơn nữa, dám gặm khúc xương cứng, dám dấn thân vào vùng thác ghềnh hiểm trở, nêu bật xây dựng chế độ, chú trọng tính liên quan và tính phù hợp của cải cách, sử dụng vũ khí thực sự để đẩy mạnh cải cách, và loại bỏ một cách hiệu quả mọi tệ nạn của thể chế cơ chế các mặt. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(2) Trên mặt quản lý Đảng một cách toàn diện nghiêm minh

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì yêu cầu Đảng phải quản lý Đảng, phải điều hành Đảng nghiêm ngặt, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng để đạt được những kết quả rõ rệt. Đồng thời, do một thời gian xuất hiện vấn đề quản lý Đảng lỏng lẻo, kém nghiêm minh, một số đảng viên, cán bộ xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin chính trị, tác phong chọn người dùng người ở một số địa phương, ban ngành tỏ ra không đúng đắn, tệ nạn hình thức chủ nghĩa, quan liêu, hưởng lạc, xa hoa lãng phí tràn lan khắp nơi, phổ biến tồn tại tư tưởng đặc quyền và hiện tượng đặc quyền. Đặc biệt là có hiện tượng chỉ chọn người thân, bài xích người không cùng phe cánh, có hiện tượng kéo bè kết cánh, có hiện tượng vu cáo nặc danh, tung tin đồn nhảm, có hiện tượng mua chuộc lòng người và lôi kéo phiếu bầu, có hiện tượng hứa hẹn cho chức tước, ban phát bổng lộc, có hiện tượng cố chấp không nghe lời người khác, ngoài mặt ủng hộ, trong lòng chống đối, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2Phần 3; Phần 4

4. MỞ RA THỜI ĐẠI MỚI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc tiến sang một thời đại mới. Nhiệm vụ chính mà Đảng phải đối mặt là thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm đầu tiên, bắt đầu thực hiện một hành trình mới để thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai, tiếp tục tiến tới mục tiêu hùng vĩ là thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân đã nắm vững tổng thể tình hình toàn bộ chiến lược phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và những thay đổi to lớn chưa từng có trên thế giới trong một thế kỷ qua,  nhấn mạnh thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là kế thừa quá khứ, gợi mở tương lai, nối nghiệp tiền nhân, mở đường tương lai, tiếp tục giành lấy thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong điều kiện lịch sử mới, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2; Phần 3

III. TIẾN HÀNH CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, Đảng đứng trước nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục tìm ra con đường đúng đắn để Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, làm cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo, trở nên giàu có càng sớm càng tốt, và cung cấp các bảo đảm thể chế đầy sức sống mới và các điều kiện vật chất phát triển nhanh chóng để thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi kết thúc “Đại Cách mạng Văn hóa”, vào lúc Đảng và Nhà nước đứng trước thời điểm lịch sử quan trọng về phuong hướng, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng chỉ có thực hành cải cách mở cửa mới là lối thoát duy nhất, nếu không thì công cuộc hiện đại hóa và sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ bị chôn vùi. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

II. HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÚC TIẾN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa dân chủ mới lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xúc tiến xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt tiền đề chính trị căn bản và nền móng chế độ cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng hàng loạt thử thách gay gắt về chính trị, kinh tế, quân sự, quét sạch các lực lượng vũ trang còn lại của bọn phản động Quốc Dân Đảng và bọn thổ phỉ, hòa bình giải phóng Tây Tạng, thực hiện hoàn toàn thống nhất đại lục Tổ quốc; bình ổn giá cả, thống nhất công tác tài chính kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách dân chủ trên các mặt trong xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng về quyền lợi, trấn áp bọn phản cách mạng, triển khai các phong trào “Tam phản” và  “Ngũ phản”, gột rửa sạch mọi vết tích bẩn thỉu do xã hội cũ để lại, làm cho bộ mặt xã hội sáng sủa, mới mẻ. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1

I. CÁCH MẠNG DÂN CHỦ MỚI GIÀNH THẮNG LỢI VĨ ĐẠI

Trong thời kỳ cách mạng dân chủ mới, những nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng phải đối mặt là chống đế quốc, phong kiến ​​và chủ nghĩa tư bản quan liêu, đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng nhân dân, tạo điều kiện xã hội cơ bản cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Dân tộc Trung Hoa là một dân tộc lâu đời và vĩ đại trên thế giới, đã sáng tạo ra một nền văn minh sán lạn kéo dài hơn 5000 năm và có những đóng góp không thể phai mờ cho sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại. Sau cuộc Chiến tranh Thuốc phiện năm 1840, do sự xâm lược của các cường quốc phương Tây và sự thối nát của chế độ thống trị phong kiến, Trung Quốc dần dần trở thành một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, đất nước bị sỉ nhục, nhân dân khốn khổ, nền văn minh bị mai một, dân tộc Trung Hoa phải gánh chịu những tai họa chưa từng có. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P2)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về các thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử phấn đấu trăm năm của Đảng” do Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XIX thông qua ngày 11/11/2021 là một văn kiện quan trọng trong đời sống chính trị của TQ, đang được dư luận Việt Nam và thế giới quan tâm. Đây là Nghi quyết thứ ba của ĐCSTQ về các vấn đề lịch sử trong 100 năm qua kể từ ngày thành lập Đảng (1/7/1921). Trước đó, vào năm 1945, Hội nghị toàn thể lần thứ bảy Trung ương ĐCSTQ khóa VI đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử”, năm 1981 Hội nghị toàn thể lần thứ sáu Trung ương ĐCSTQ khóa XI lại thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng từ khi thành lập nước”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P1)”

Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Nguồn: Cai Xia on why China’s one-party system holds back the country”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã “hoàn thành một quá trình công nghiệp hóa”, tạo ra cả tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự hào tuyên bố như vậy trong một “nghị quyết lịch sử” được thông qua vào ngày 11 tháng 11. Đảng tuyên bố rằng họ đang “tiên phong mở một con đường độc đáo của Trung Quốc để tiến tới hiện đại hóa, tạo ra một mô hình mới cho sự tiến bộ của con người”.

Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc thực sự ấn tượng, nhưng mọi người trên khắp thế giới không nên bị đánh lừa bởi hình dáng bên ngoài của nó. Thực tế là xã hội Trung Quốc rất mong manh vì chế độ độc tài độc đảng của nước này, và việc áp dụng các thực hành dân chủ sẽ giúp làm cho đất nước vững mạnh hơn. Continue reading “Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc”

Cờ Đảng theo chân công dân Trung Quốc ra nước ngoài

Nguồn: “As Chinese citizens head overseas, the party does likewise”, The Economist, 23/6/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Khi Trung Quốc vươn tầm ảnh hưởng ra khắp nơi trên thế giới thì tại những nơi nó đi qua đều để lại dấu ấn của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy vậy, điều này không phải lúc nào cũng được thể hiện một cách công khai.

“Sự mở rộng của Đảng là không có biên giới”. Với tuyên bố đó, các công ty Trung Quốc được khuyến khích thành lập chi bộ ở nước ngoài. Một khẩu hiệu khác là “Dự án được triển khai ở quốc gia nào thì nơi đó sẽ có tổ chức của Đảng”. Việc Trung Quốc trỗi dậy đã giúp ảnh hưởng của Đảng Cộng sản vượt ra khỏi biên giới nước này. Khi công dân Trung Quốc đi nước ngoài để học tập và làm việc thì các chi bộ cũng theo đó mà lan rộng. Continue reading “Cờ Đảng theo chân công dân Trung Quốc ra nước ngoài”

Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình

Nguồn: “China’s methods of surveillance: They’re always looking at you”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các Đảng viên tham gia vào việc giám sát dân thường và giám sát lẫn nhau như thế nào?

Năm 2018, Tập Cận Bình đến thăm một trong những công trình kiến trúc hoành tráng vừa được xây dựng ở Thượng Hải, tòa nhà kính trông khá thấp và đồ sộ được sử dụng chủ yếu để làm trung tâm triển lãm. Một phần không gian bên trong do chính quyền quận quản lý được dùng với mục đích hoàn toàn khác. Các hình ảnh thu được từ những chiếc camera lắp trên đường phố đang được chiếu trực tiếp qua một màn hình lớn treo trên tường. Với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo, hệ thống có thể giúp các cán bộ trong phòng điều khiển phát hiện những việc rất nhỏ như một người thợ xây đang không đội mũ bảo hiểm hoặc là có quá nhiều người đang cùng thuê một căn hộ. Họ đặt biệt danh cho hệ thống này là “Đại não”. Continue reading “Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình”

Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: “Trying to heal the party’s wounds”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Khi Tập Cận Bình tiếp quản, Đảng đang trong tình trạng bị chia rẽ bởi đấu đá nội bộ. Ở thời điểm hiện tại, thứ ông Tập muốn chính là không ai trong Đảng có thể thách thức vị thế của ông.

Chỉ vài ngày sau khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã cho triệu tập phiên họp “học tập tập thể – 集体学习” của Bộ Chính trị. Bên trong tòa nhà cổ thuộc quần thể Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở Đảng, lướt nhìn các ủy viên tham dự (gồm 22 nam và 2 nữ), ông Tập khó có thể thấy thoải mái. Hầu hết họ có được vị trí ngày hôm nay không phải do sự hẫu thuẫn của ông Tập, mà là từ người tiền nhiệm của ông. Đảng đã bị suy yếu sau cuộc đấu đá quyền lực khốc liệt. Vậy có thể đặt niềm tin vào ai đây? Bên ngoài bức tường cao kia, xã hội Trung Quốc đang thay đổi chóng mặt, một tầng lớp trung lưu đông đảo đang nổi lên và một cuộc cách mạng thông tin đang bùng nổ từ sự ra đời của Internet. Có thể đặt niềm tin vào công chúng không? Continue reading “Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?”

Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: China’s Communist Party at 100: the secret of its longevity”, The Economist, 26/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 7, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình. Đảng luôn tự gọi mình là “vĩ đại, vinh quang và đúng đắn”. Và khi bắt đầu thế kỷ thứ hai, đảng có lý do chính đáng để tự hào. Đảng không chỉ tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà phê bình; mà thậm chí còn tỏ ra ngày càng mạnh hơn. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nhiều chuyên gia đã nghĩ rằng Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ theo. Để biết họ đã nhận định sai như thế nào, hãy xem việc Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 13 tháng 6 vừa qua rằng không chỉ Mỹ mâu thuẫn với Trung Quốc, mà phần lớn thế giới nghi ngờ “liệu ​​các nền dân chủ có thể cạnh tranh [được với Trung Quốc] hay không ”.

Một đảng đã cai trị Trung Quốc trong 72 năm mà không có sự trao quyền của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế đã nắm giữ quyền lực ở Moskva lâu hơn một chút, tương tự là Đảng Lao động ở Triều Tiên. Nhưng không có chế độ độc tài nào khác có thể chuyển mình từ một chế độ đói kém như Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến khiến những con đường và hệ thống đường sắt sắt ọp ẹp của Mỹ phải xấu hổ. Những người cộng sản Trung Quốc đã trở thành những nhà độc tài thành công nhất thế giới. Continue reading “Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coming Crisis of China’s One-Party Regime”, Project Syndicate, 20/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 10 năm nay, để đánh dấu 70 năm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhằm ca ngợi thành tích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ năm 1949. Nhưng bất chấp sự tự tin và lạc quan rõ ràng của ông Tập, các thành viên trên dưới của  Đảng ngày càng lo lắng cho triển vọng tương lai của chế độ – với những lý do chính đáng.

Vào năm 2012, khi Tập lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ, ông đã hứa rằng Đảng sẽ cố gắng mang lại những thành công vĩ đại trước thềm hai lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới, đó là ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 1921 và ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhưng một sự suy giảm kinh tế dai dẳng và căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ có thể sẽ làm xáo trộn tâm trạng của ĐCSTQ trong lễ kỷ niệm năm 2021. Và chế độ độc đảng thậm chí có thể không tồn tại được cho đến năm 2049. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc”

Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?

Biên dịch: Nguyên Hải

Tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu số 8 năm 2011 có đăng bài của ông Cao Khải, nguyên Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu thuộc Ủy ban công tác pháp chế Quốc hội Trung Quốc, viết về nội dung liên quan trong Hiến pháp 1982, giúp mọi người hiểu rõ lý lẽ tại sao Hiến pháp 1982 không giữ lại điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ].

Đầu tiên bài báo giúp bạn đọc nhận thức một vấn đề là phải làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với Nhà nước. Trước đây người Trung Quốc chưa nhận thức rõ vấn đề đó, vì thế cách đặt vấn đề trong Hiến pháp 1982 khác hẳn trong Hiến pháp cũ. Cho tới nay [năm 2010], nhiều người cũng vẫn còn chưa hiểu rõ tính chất quan trọng của sự khác biệt này. Ngược lại, một số người có tác phong chuyên chế độc đoán sau khi giành được quyền lực trong các phong trào chính trị, qua đó trở thành cán bộ lãnh đạo thì vẫn chưa chịu tiếp thu cách đặt vấn đề [về sự lãnh đạo của Đảng] trong Hiến pháp 1982, thậm chí còn sử dụng và truyền bá những từ ngữ sai lầm trong Hiến pháp cũ để cho các “âm hồn tư tưởng cực tả” thời xưa tiếp tục lan truyền. Continue reading “Vì sao Hiến pháp TQ bỏ điều nói về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử dụng Hiến pháp để củng cố địa vị hợp pháp của chính đảng cầm quyền luôn luôn là “phong vũ biểu” của nền chính trị chính đảng ở Trung Quốc kể từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911), dù là Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch hay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Mao Trạch Đông.

Sau khi đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, QDĐ lên cầm quyền, đưa ra lý luận “Nhà nước của Đảng” (Đảng Quốc), dùng Hiến pháp xác lập mô hình “Đảng trị”, tức “Dùng Đảng để cai trị đất nước”. ĐCSTQ, lúc đó đang hoạt động bí mật, đã kịch liệt phản đối mô hình này. Mãi đến năm 1936 và 1946, QDĐ mới tuyên bố “Trả lại chính quyền cho dân”, và Hiến pháp mới không trực tiếp đề cập địa vị pháp lý của đảng cầm quyền nữa. Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc”