Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Politics of National Memory”, Project Syndicate, 19/02/2018

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Warsaw năm 1970, khi Thủ tướng Tây Đức Wilhelm Brandt đột nhiên quỳ xuống trước Đài tưởng niệm cuộc Nổi dậy của người Do Thái chống Đức Quốc xã, Władysław Gomułka – nhà lãnh đạo cộng sản Ba Lan – đã nói thầm “Tượng đài sai lầm!”. Gomułka có lẽ đã muốn tôn vinh những người lính Ba Lan hi sinh trong Thế chiến II. Chính phủ bảo thủ-dân tộc chủ nghĩa hiện thời của Ba Lan, được dẫn dắt bởi Đảng Pháp luật và Công lý (PiS), có lẽ cũng sẽ đồng tình với điều đó.

Trên thực tế, chính phủ PiS đang cố gắng tái định hình hồi ức của Ba Lan về Thế chiến II – và không cần phải thì thầm – với một đạo luật mới nhằm hình sự hóa việc nhắc tới sự đồng lõa của “quốc gia Ba Lan” với tội ác diệt chủng Holocaust. Trong khi người Ba Lan có thể có lý do chính đáng khi cảm thấy bị xúc phạm bởi các cụm từ như “trại thảm sát Ba Lan” – bởi đó là các trại do Đức Quốc xã quản lý nằm trên lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng và nên được gọi theo tên gọi như vậy, nhưng đạo luật đó chẳng khác gì là một nỗ lực nguy hiểm nhằm sử dụng lịch sử như một công cụ chính trị. Continue reading “Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia”

Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?

Nguồn: Joshua Kurlantzick, “The Trumping of Cambodian Democracy”, Project Syndicate, 01/12/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong năm qua, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền tại Campuchia đã gia tăng áp lực đáng kể lên các đối thủ chính trị và xã hội dân sự. Nền dân chủ ở Campuchia luôn có lỗ hổng, và các cuộc bầu cử không hoàn toàn tự do và công bằng. Tuy nhiên, cuộc đàn áp trong thời điểm hiện tại có quy mô lớn hơn, và đáng quan ngại hơn, một phần vì nó được kích hoạt bởi sự thờ ơ của Mỹ đối với tiến trình dân chủ ở Campuchia. Continue reading “Trump ‘tiếp tay’ Hun Sen bóp nghẹt dân chủ Campuchia?”

Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc

Nguồn: Anne-Marie Brady, “Resisting China’s magic weapon”, Lowy Institute, 27/09/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bộ phim kinh điển thời Chiến tranh Lạnh Invasion of the Body Snatchers, người ngoài hành tinh lặng lẽ xâm lăng trái đất bằng cách nhân bản thân thể của mỗi người mà họ gặp phải. Kết quả là “những bản sao” (pod people) hình thành đặc điểm thân thể, trí nhớ và tính cách của những con người mà họ thay thế. Vào thời đó, bộ phim được ngầm hiểu như câu chuyện ngụ ngôn cho các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị. Điều này phản ánh nỗi lo sợ hiện hữu lúc ấy về tính dễ bị tổn thương của các xã hội dân chủ, cởi mở trước các ảnh hưởng nước ngoài vốn làm suy yếu chủ quyền và nền chính trị của họ. Continue reading “Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc”

Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài

Nguồn: Hun Sen’s Cambodia slides into despotism, Financial Times, 07/09/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự bỏ mặc của phương Tây và sự bảo trợ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này.

Trên một trong những số báo cuối cùng của tờ Cambodia Daily xuất hiện một dòng tiêu đề “Hướng đến chế độ độc tài tuyệt đối” và bên dưới là hình ảnh nhà lãnh đạo chính của phe đối lập Campuchia bị bắt trong một cuộc đột kích lúc nửa đêm.

Trong tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã cho đóng cửa tờ báo Anh ngữ độc lập này, vốn bắt đầu xuất bản vào năm 1993, nhằm phản ứng lại việc tờ báo này tường thuật việc chế độ của ông tấn công vào các giá trị tự do của Campuchia. Continue reading “Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài”

Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông

Nguồn: Ishac Diwan, “The Middle East’s Oil-Price Problem”, Project Syndicate, 07/06/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ 2014 đến 2016, thu nhập của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông đã giảm trung bình hơn 1/3 – tương đương 15% GDP – và thặng dư tài khoản vãng lai của các nước này đã chuyển thành thâm hụt ở mức hai con số. Bất chấp việc giá dầu tăng nhẹ gần đây, hầu hết các báo cáo đều cho rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức giá hiện tại trong dài hạn. Nếu như vậy, điều này sẽ tạo ra một cú sốc kinh tế vĩ mô mang tầm lịch sử và thay đổi sâu sắc khu vực Trung Đông.

Hầu hết các nước sản xuất dầu mỏ đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu, vay mượn và rút tiền dự trữ. Tuy nhiên, các nước thâm hụt thương mại lớn, dự trữ ít hoặc nợ cao nếu chưa thì cũng sẽ cảm thấy bị áp lực tài chính ngày càng nặng nề. Giá dầu thấp sẽ ảnh hưởng đến Algeria, Bahrain, Iraq, Iran, Oman và các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh như Libya và Yemen trước khi tác động đến những quốc gia giàu có hơn của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Nhưng sau cùng, số phận kinh tế của từng nước sẽ phụ thuộc vào các lựa chọn mà mỗi nước đưa ra ngày hôm nay. Continue reading “Giá dầu thấp và bài toán cải cách cơ cấu của Trung Đông”

Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga

Nguồn: Robert Skidelsky, “Russia’s Nonprofit Spies”, Project Syndicate, 29/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Không có gì chọc giận dư luận Phương Tây đối với nước Nga ngày nay bằng đạo luật về các cơ sở nước ngoài của nước này. Được ban hành hồi tháng 7 năm 2012, luật này yêu cầu tất cả các tổ chức phi thương mại (NCOs) tham gia vào những hoạt động chính trị (không được định nghĩa cụ thể) phải đăng ký với Bộ Tư pháp là “mang chức năng vận hành của một cơ sở nước ngoài” (foreign agent). Một biện pháp tiếp theo vào năm 2015, Luật Tổ chức Không mong muốn, yêu cầu bất kỳ NCO nào cũng phải tự công khai là “cơ sở nước ngoài”.

Cách gọi như vậy là khác thường và đáng chú ý. Suy cho cùng, những “chức năng của một cơ sở nước ngoài” theo cách hiểu chung sẽ là gì nếu không phải là để phục vụ lợi ích của một cường quốc nước ngoài? Continue reading “Những ‘điệp viên phi lợi nhuận’ của Nga”

Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Laughing in the Dark,” Project Syndicate, 01/03/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Là một cựu công dân Liên Xô, tôi có thể nói với bạn điều này: khi giới nghệ sĩ lên tiếng chống lại một hệ thống chính trị thì đó chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt cho hệ thống chính trị đó. Và khi phát ngôn của họ làm người ta lo lắng thấy rõ thì nhiều khả năng là hệ thống đó có vấn đề.

Trong một nền dân chủ, nghệ thuật có thể đơn thuần là bị bỏ qua. Tất nhiên, người ta có thể trân trọng văn hóa, nhưng đó là lựa chọn của mỗi người chứ không phải là điều cần thiết. Sự thờ ơ (đối với nghệ thuật) là một điều xa xỉ được ban cho những người mà các quyền tự do của họ được bảo vệ tốt. Tuy nhiên, khi các quyền tự do ấy bị đe dọa, nghệ thuật lại trở thành một tuyến phòng thủ quan trọng. Ngày nay, Hoa Kỳ đang học được bài học ấy. Continue reading “Nghệ thuật phản kháng trong thời đại của Trump”

Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây

Nguồn: Robert Skidelsky, “Another Reset with Russia?”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đã bị ngập tràn bởi những câu chuyện truyền thông về tấn công an ninh mạng, bê bối tình dục và nguy cơ tống tiền. Hồ sơ của cựu điệp viên người Anh Christopher Steele về hoạt động của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nga mấy năm trước đây có thể không đáng tin cậy tương tự như tuyên bố Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc ngược lại. Đơn giản là chúng ta không biết sự thực. Duy có điều rõ ràng là những câu chuyện như vậy đã làm phân tán sự chú ý khỏi nhiệm vụ lấp đầy khoảng cách ngoại giao hiện nay giữa Nga và Phương Tây. Continue reading “Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây”

Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau

jap-vietcamranh

Nguồn: Nguyen Manh Hung, “Shared concerns about China bring Vietnam and Japan closer”, East Asia Forum, 02/06/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau ba tuần nhậm chức, vào ngày 22 tháng 04 năm 2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã được dẫn lời nói rằng Nhật Bản là “một trong những đối tác hợp tác quan trọng của Việt Nam”. Tầm quan trọng của quan hệ Việt-Nhật đối với hai bên đã được tăng cường do sự thay đổi cấu trúc quyền lực ở châu Á.

Cơ sở cho sự hợp tác an ninh sâu rộng và ngày càng gia tăng giữa Việt Nam và Nhật Bản chính là mối quan ngại chung về tham vọng bành trước lãnh thổ của Trung Quốc. Sự áp đặt các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam áp dụng chiến lược “cân bằng mềm” chống lại quốc gia này. Chiến lược này dựa trên hai thành phần: một chính sách “ba không”, không căn cứ nước ngoài, không liên minh quân sự, không dùng quan hệ với quốc gia này để chống lại quốc gia khác – nhằm xoa dịu nỗi sợ bị bao vây của Trung Quốc; và phần còn lại là những gì mà Hà Nội gọi là chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa các mối quan hệ” nhằm cân bằng lại áp lực từ Trung Quốc. Continue reading “Quan ngại chung về TQ đẩy Việt-Nhật xích lại gần nhau”

Quản lý khía cạnh chính trị của nguồn nước

1-1

Nguồn:Prince El Hassan bin Talal & Sundeep Waslekar, “Managing the Politics of Water”, Project Syndicate, 17/03/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Ngày Nước Thế giới (hay còn gọi là Ngày Nước sạch Thế giới) được tổ chức vào ngày 22 tháng 3, là cơ hội để nhấn mạnh một chuyện đã trở thành thực tế khắc nghiệt ở nhiều quốc gia: sự sẵn có của nước sạch ngày càng là yếu tố chiến lược mang  tính quyết định trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu. Nếu các nguồn nước sạch không được quản lý với sự quan tâm đặc biệt thì hậu quả có thể rất khủng khiếp.

Vào năm ngoái, Báo cáo Phát triển Nước sạch Thế giới của Liên Hợp Quốc một lần nữa nhấn mạnh sự gia tăng khoảng cách giữa cung và cầu có thể tạo ra xung đột như thế nào. Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đánh giá khủng hoảng nước là mối đe dọa toàn cầu đáng lo ngại nhất, nguy hiểm hơn cả những cuộc tấn công khủng bố hay khủng hoảng tài chính, và có nhiều khả năng xảy ra hơn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và một nghiên cứu của Nhóm Dự báo Chiến lược đã cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý sáng suốt: các quốc gia cùng nhau tham gia vào việc quản lý nguồn tài nguyên nước thì rất ít có khả năng gây chiến (với nhau). Continue reading “Quản lý khía cạnh chính trị của nguồn nước”

Ứng viên Tổng thống Mỹ được lựa chọn như thế nào?

us-election-white-_3471492b

Nguồn:How America’s presidential candidates are chosen”, The Economist, 26/01/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa bầu cử sơ bộ ở Mỹ đã khai mạc vào ngày 1 tháng 2, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Iowa tiến hành các cuộc bỏ phiếu kín (caucus) để bầu cử ứng cử viên tổng thống của đảng họ. New Hampshire tiếp nối với một cuộc sơ bầu cử vào ngày 9 tháng 2 và các cuộc bầu cử sơ bộ ở các bang khác diễn ra sau đó cho đến tháng Sáu. Tại hầu hết các tiểu bang, bầu cử sơ bộ sẽ được tiến hành giống như các cuộc bầu cử bình thường, với những người dân đi bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu hoặc bằng đường bưu điện. Các cuộc bỏ phiếu kín thì phi chính thức hơn, thu hút số lượng cử tri đi bầu nhỏ hơn và bị chi phối bởi các nhà hoạt động của mỗi đảng. Các quy tắc áp dụng cho cả hai loại hình bầu cử này khác nhau tùy vào từng bang và từng đảng. Continue reading “Ứng viên Tổng thống Mỹ được lựa chọn như thế nào?”

Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?

fascism

Nguồn: Robert O. Paxton, “Is Fascism Back?”, Project Syndicate, 07/01/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2015, “chủ nghĩa phát xít” một lần nữa trở thành thuật ngữ chính trị được sử dụng phổ biến nhất. Tất nhiên, sự cám dỗ của việc gắn mác chủ nghĩa phát xít là gần như áp đảo khi chúng ta đối mặt với các cá nhân có lời nói và hành động có phần tương tự như của Hitler và Mussolini. Tại thời điểm này, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau như để miêu tả Donald Trump, phong trào Tiệc Trà (Tea Party), Mặt trận Quốc gia ở Pháp, và các sát thủ Hồi giáo cực đoan. Dù ý muốn gọi nhiều cá nhân là “phát xít” có phần dễ hiểu nhưng điều đó cần bị hạn chế.

Tại thời điểm được hình thành năm 1920 (đầu tiên là ở Ý và sau đó là ở Đức), chủ nghĩa phát xít là một phản ứng bạo lực chống lại chủ nghĩa cá nhân quá mức. Mussolini và Hitler cho rằng Ý bị khinh miệt và Đức bị đánh bại trong Thế chiến I là vì dân chủ và chủ nghĩa cá nhân đã mài mòn sự đoàn kết dân tộc và ý chí của hai nước này. Continue reading “Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?”

Điều gì xảy ra khi đức vua Thái Lan ra đi?

_79526381

Nguồn: Nicholas Farrelly, What happens when the Thai king’s gone?, East Asia Forum, 01/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 2 năm 2005, Đảng Người Thái yêu người Thái (Thai Rak Thai) của ông Thaksin Shinawatra tái đắc cử với đa số phiếu bầu. Nhưng khi ông Thaksin củng cố quyền lực hơn bao giờ hết thì các đối thủ của ông đã trở nên lo lắng. Đảng Dân chủ lo ngại không bao giờ có thể kiểm soát được những đòn bẩy của Chính phủ, khi nhà tỷ phú ngành viễn thông nổi tiếng thẳng thắn đã cơ bản độc quyền hóa sự kiểm soát tiến trình chính trị. Ảnh hưởng của ông đối với các đề bạt trong quân đội và giới quan chức ám chỉ rằng ông sẽ không dừng lại cho đến khi nào tất cả các vị trí chủ chốt được nắm giữ bởi những trợ lý đáng tin cậy của ông.

Trước cuộc đảo chính năm 2006, ông Thaksin bị tấn công bởi một loạt sự chỉ trích dựa trên luân lý đơn thuần. Nhưng Thaksin vẫn còn cảm thấy tự tin. Nhiều người cho rằng các lực lượng vũ trang bị chính trị hóa sâu sắc của Thái Lan đã “quay lại với các doanh trại của mình” mãi mãi. Chúng ta biết rằng nói như thế là quá sớm. Continue reading “Điều gì xảy ra khi đức vua Thái Lan ra đi?”

Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?

AP_obama_putin_ml_141111_16x9_992

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Putin Makes a Bad Ally”, Project Syndicate, 03/12/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Sự can thiệp của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuộc khủng hoảng Syria từng được hoan nghênh bởi một số người, họ gọi đó là thời điểm để Điện Kremlin “bước ra khỏi vùng giá lạnh”. Theo họ, xung đột giữa Nga và Nhà nước Hồi giáo đã dẫn đến liên kết lợi ích quốc gia giữa Nga với các nước phương Tây. Thậm chí vụ bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không giảm bớt niềm tin này.

Thật vậy, trong một cuộc họp báo gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama lại thúc giục Putin tham gia liên minh chống Nhà nước Hồi giáo. Đồng thời, Tổng thống Pháp François Hollande cũng đã lên lịch trình cho chuyến thăm tới Moskva của mình, một nỗ lực để thiết lập một liên minh quốc tế rộng lớn chống lại các lực lượng khủng bố. Continue reading “Tại sao Putin là đồng minh không đáng tin cậy?”

Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?

Old fortress gate with light trails at downtown

Nguồn: Lee Jong Wha, “Is South Korea Turning Japanese?“, Project Syndicate, 17/11/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Thành tích kinh tế gần đây của Hàn Quốc đã gây nhiều thất vọng. Sau 40 năm tăng trưởng đáng kinh ngạc ở mức 7,9% năm, tỉ lệ tăng trưởng bình quân đã giảm còn 4,1% trong giai đoạn 2000-2010 và và giữ mức 3% kể từ năm 2011. Điều này làm nhiều người băn khoăn liệu rằng Hàn Quốc có đang hướng đến tình trạng giảm phát và trì trệ kéo dài, vốn là đặc trưng của cái gọi là những “thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, mà cho đến giờ Nhật mới bắt đầu dần thoát ra.

Sự tương đồng giữa Hàn Quốc ngày nay và Nhật Bản 20 năm trước là không thể phủ nhận. Và trên thực tế, các vấn đề kinh tế của Hàn Quốc ít nhiều cũng thường đi theo con đường của Nhật Bản. Trong trường hợp này, tấm gương Nhật Bản có thể hữu ích với Hàn Quốc, nếu các lãnh đạo của quốc gia này xem đó là bài học về những việc không nên làm. Continue reading “Kinh tế Hàn Quốc có đi vào vết xe đổ Nhật Bản?”

Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?

climate-change

Nguồn: Bill Gates, “Who Will Suffer Most from Climate Change?”, Project Syndicate, 01/9/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cách đây vài năm, Melinda và tôi có đến thăm một nhóm nông dân trồng lúa ở Bihar (Ấn Độ), một trong những vùng dễ gặp lũ lụt nhất cả nước. Tất cả họ đều rất nghèo và phụ thuộc vào lúa gạo – thứ mà họ sản xuất để nuôi sống và chu cấp cho gia đình. Khi những trận mưa kèm gió mùa đến mỗi năm, những con sông sẽ đầy nước, đe dọa làm ngập lụt những nông trại và hủy hoại mùa màng.  Tuy nhiên, họ sẵn sàng đánh cược mọi thứ cho xác suất rằng trang trại của họ sẽ không bị ảnh hưởng. Đó là một canh bạc mà họ thường thua cuộc. Mùa màng thất bát, họ sẽ chạy vào thành phố tìm kiếm những công việc lặt vặt để nuôi gia đình. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng một năm, họ trở nên nghèo hơn lúc họ mới rời khỏi làng quê và sẵn sàng quay lại nghề nông. Continue reading “Ai chịu thiệt hại nặng nề nhất do biến đổi khí hậu?”

Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình

Corbis-U1954083-19

Nguồn: Michael Sheridan, “Deng Xiaoping: A Revolutionary Life by Alexander V Pantsov with Steven I Levine”, The Sunday Times, 21/7/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cái nhìn thẳng thắng đối với Đặng Tiểu Bình cho thấy ông không hề là một người ôn hòa.

Đặng Tiểu Bình là một trong số rất ít người làm thay đổi thế giới. Ông là một gã khổng lồ của thế kỷ 20, nhà cách mạng và nhà cải cách đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Ông cũng là một tên bạo chúa không hề có chút nhân đạo và chịu một phần trách nhiệm đối với cái chết của hàng triệu người. Tính đến nay, đây là cuốn tiểu sử hay nhất viết về ông.

Cả hai tác giả, vốn đều là học giả, đã rất khéo léo chọn cách kể chuyện theo thời gian. Cuốn sách được viết một cách rõ ràng, thẳng thắn, dẫn dắt người đọc đi qua những “gai góc” chủ nghĩa Marx và Trung Hoa học  một cách nhẹ nhàng. Nó được điểm xuyết bởi những giai thoại sống động và ngắn gọn. Đó là một cuốn sách cân bằng và không ngần ngại trình bày sự thật. Continue reading “Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình”

Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ

55a2d22fdf725

Nguồn: Chen-shen J. Yen, “Taiwan gears up for all-female presidential race,” East Asia Forum, 01/07/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Với việc Phó Chủ tịch Lập pháp viện (tức Quốc hội Đài Loan – NHĐ), bà Hồng Tú Trụ (Hung Hsiu-chu), được Ủy ban Thường vụ Quốc Dân Đảng (KMT) xác nhận, các ứng viên của hai đảng chính tranh cử tổng thống Đài Loan năm 2016 đều là nữ, dẫn đến một kết luận hiển nhiên là sẽ có một nữ tổng thống ở Đài Loan vào năm tới.

Ứng cử viên Đảng Dân Tiến (DPP), bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), từng tranh cử vào văn phòng tổng thống năm 2012 nhưng đã để thua đương kim tổng thống Đài Loan, ông Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Lần này, với sự ủng hộ dành cho Quốc Dân Đảng đang ở mức thấp và sinh khí của Đảng Dân Tiến từ sau chiến thắng áp đảo trong các cuộc bầu cử địa phương năm 2014, bà Thái được tin là sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Continue reading “Đài Loan chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống toàn nữ”