Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin plus Trump spell trouble for European security,” Financial Times, 06/01/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tái vũ trang của Đức đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu.

Một cuộc khủng hoảng an ninh đang diễn ra ở châu Âu. Hai yếu tố nguy hiểm có thể kết hợp vào năm 2025. Mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và sự thờ ơ ngày càng tăng từ nước Mỹ của Donald Trump.

Các nước châu Âu cần khẩn trương ứng phó với sự kết hợp địa chính trị đáng báo động này bằng cách xây dựng hệ thống phòng thủ của riêng mình. Và để thực hiện nhiệm vụ này, điều quan trọng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, cuối cùng phải thực hiện lời hứa của Thủ tướng Olaf Scholz về việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Continue reading “Putin và Trump đang gây rắc rối cho an ninh châu Âu”

Netanyahu và Erdoğan đang cạnh tranh để lãnh đạo Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Netanyahu and Erdoğan compete to be the Middle East’s strongman,” Financial Times, 16/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bắt đầu có động thái tận dụng sự sụp đổ của chế độ Assad ở Syria.

“Chỉ còn lại hai chúng tôi trong số các nhà lãnh đạo. Hiện tại, chỉ có tôi và Vladimir Putin.” Đó là phát biểu có phần mạnh bạo của Recep Tayyip Erdoğan vào tuần trước.

Tập Cận Bình và Donald Trump có thể tranh cãi về thứ hạng toàn cầu của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ở cấp độ khu vực, Erdoğan hoàn toàn có thể khẳng định mình là một trong hai nhà lãnh đạo cứng rắn đang định hình lại Trung Đông. Đối thủ đáng ghét của ông, Benjamin Netanyahu của Israel, là người còn lại. Continue reading “Netanyahu và Erdoğan đang cạnh tranh để lãnh đạo Trung Đông”

Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria

Nguồn: Gideon Rachman, “The west should not succumb to cynical regret over Syria,” Financial Times, 09/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhiều chuyện vẫn có thể diễn ra không như mong đợi, nhưng sự sụp đổ của một trong những nhà độc tài tàn bạo nhất thế giới là điều đáng hoan nghênh.

“Assad phải ra đi,” Barack Obama đã nói như vậy vào năm 2013. Hơn một thập kỷ sau, nhà độc tài Syria đã thực sự ra đi. Nhưng tâm trạng chung ở Mỹ và châu Âu là cảnh giác hơn là ăn mừng.

Lịch sử gần đây ở Trung Đông cho chúng ta lý do chính đáng để thận trọng. Việc lật đổ các nhà độc tài khác, như Saddam Hussein ở Iraq và Muammer Gaddafi ở Libya, đã dẫn đến bạo lực hỗn loạn thay vì hòa bình và ổn định. Việc lực lượng đánh bại Assad, Hayat Tahrir al-Sham (HTS), bị Mỹ, Liên Hiệp Quốc, và nhiều nước châu Âu phân loại là một nhóm khủng bố càng làm tăng thêm nỗi sợ. Ký ức về sự trỗi dậy của ISIS ở Syria và Iraq năm 2014 cũng vẫn còn rất mới. Continue reading “Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria”

Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn

Nguồn: Gideon Rachman, “Trump and the lure of strongman leadership,” Financial Times, 07/11/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống đắc cử đã thay đổi căn bản các chuẩn mực và ý thức hệ của nền chính trị Mỹ.

Donald Trump sẽ đi vào lịch sử như một vị tổng thống thực sự làm nên lịch sử. Đó không phải là một phán đoán đạo đức, nhưng đơn giản là sự thừa nhận về quy mô thành tựu của ông trong việc tái thiết hoàn toàn nền chính trị Mỹ. Continue reading “Trump và sự hấp dẫn của phong cách lãnh đạo cứng rắn”

Sẽ rất nguy hiểm nếu đánh giá thấp Triều Tiên

Nguồn: Gideon Rachman, “The west underestimates North Korea at its peril,” Financial Times, 28/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự can thiệp của Kim Jong Un vào cuộc chiến Ukraine phản ánh một bước ngoặt nguy hiểm trong cách Bình Nhưỡng nhìn nhận thế giới.

“Bước đầu tiên dẫn đến chiến tranh thế giới.” Đó là cách Volodymyr Zelenskyy mô tả sự xuất hiện của quân đội Triều Tiên trên tuyến đầu của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Suốt nhiều tháng, các quan chức an ninh phương Tây đã cảnh báo về sự hợp tác ngày càng tăng giữa một “trục đối thủ,” bao gồm Nga, Triều Tiên, Iran, và Trung Quốc. Và cho đến nay, sự ủng hộ của Triều Tiên đối với Nga là bằng chứng rõ ràng nhất về hành động của trục này. Continue reading “Sẽ rất nguy hiểm nếu đánh giá thấp Triều Tiên”

Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Israel dreams of a new order in the Middle East,” Financial Times, 29/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng việc leo thang xung đột sẽ chỉ dẫn đến hỗn loạn khu vực.

Vụ ám sát Hassan Nasrallah đã diễn ra chỉ vài ngày trước lễ kỷ niệm một năm ngày Hamas tấn công Israel vào ngày 07/10. Với việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah ở Lebanon, chính phủ Israel hy vọng rằng họ cuối cùng đã nắm được thế chủ động trong cuộc chiến với kẻ thù khu vực. Continue reading “Israel đang mơ về một trật tự mới ở Trung Đông”

Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine

Nguồn: Gideon Rachman, “Germany, political extremism and the risks to Ukraine,” Financial Times, 23/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự chia rẽ chính trị ở Cộng hòa Liên bang Đức đe dọa sự thống nhất của phương Tây và sự ủng hộ dành cho Kyiv.

Tác động tiềm tàng của Donald Trump đối với cuộc chiến ở Ukraine và liên minh phương Tây đã được hiểu rõ. Nhưng những gì xảy ra ở Đức có thể cũng quan trọng không kém.

Đức là nước viện trợ lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ, và còn là thành viên chủ chốt trong cả EU và NATO. Nhưng các đảng dân túy có thiện cảm với Nga lại đang nổi lên ở Đức. Continue reading “Chủ nghĩa cực đoan chính trị ở Đức và những rủi ro đối với Ukraine”

Ảnh hưởng địa chính trị gây tranh cãi của Elon Musk

Nguồn: Gideon Rachman, “Elon Musk is an unguided geopolitical missile,” Financial Times, 02/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù ảnh hưởng của Musk đang lan rộng từ Ukraine đến Trung Quốc, ông ta vẫn thiếu khả năng định hình luật pháp.

Các doanh nghiệp lớn và tỷ phú thường tránh xa các tranh cãi chính trị. Nếu họ sử dụng quyền lực, họ thích làm điều đó trong bóng tối hơn.

Nhưng Elon Musk thì khác. Trong những tuần gần đây, ông đã lên tiếng ủng hộ Donald Trump và thực hiện một cuộc phỏng vấn nhẹ nhàng với cựu tổng thống trên X, nền tảng mạng xã hội mà ông sở hữu. Musk cũng đang tham gia vào một cuộc đấu khẩu công khai gay gắt với Tòa án Tối cao Brazil, những người đã ra lệnh cấm X vào tuần trước. Ông còn tuyên bố rằng nội chiến là điều không thể tránh khỏi ở Anh, và phản ứng về vụ bắt giữ Pavel Durov, nhà sáng lập Telegram, tại Pháp bằng cách viết rằng: “Góc nhìn: Bây giờ là năm 2030 ở châu Âu và bạn đang bị xử tử vì thích một hình meme.” Continue reading “Ảnh hưởng địa chính trị gây tranh cãi của Elon Musk”

Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine has crossed Moscow’s and Washington’s red lines,” Financial Times, 26/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Zelenskyy sẵn sàng bỏ qua lời đe dọa hạt nhân của Nga, nhưng chính quyền Biden vẫn cảnh giác với việc leo thang chiến tranh.

Bằng cuộc tấn công vào Kursk, Ukraine không chỉ vượt qua biên giới Nga mà còn vượt qua cả những lằn ranh đỏ được Washington đặt ra.

Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine, Mỹ đã liên tục nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ và tồn tại như một quốc gia có chủ quyền. Bất kỳ gợi ý nào cho rằng cuộc chiến có thể diễn ra trên đất Nga đều bị xem là nguy hiểm. Continue reading “Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington”

Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France and Britain are changing places,” Financial Times, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Châu Âu dường như đang không có người lãnh đạo trong lúc các mối đe dọa toàn cầu gia tăng.

Anh và Pháp đang ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bập bênh chính trị. Ba ngày sau khi người Anh bầu ra một chính phủ trung dung, thực dụng, với đa số phiếu lớn, người Pháp đã đưa ra một lựa chọn hoàn toàn trái ngược. Cuộc bầu cử cơ quan lập pháp hôm Chủ nhật 30/06 đã tạo ra một quốc hội bế tắc, với cả phe cực hữu và cực tả đều giành được ưu thế. Continue reading “Pháp và Anh đang đổi chỗ cho nhau trong chính trị châu Âu”

Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do

Nguồn: Gideon Rachman, “Le Pen, Trump and liberal panic,” Financial Times, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ phải tranh đấu lâu dài khi lực lượng dân tộc dân túy trỗi dậy ở cả Mỹ và Châu Âu.

Tôi đã có mặt tại đại sứ quán Pháp ở London vào ngày 7 tháng 5 năm 2017, ngày mà Emmanuel Macron lần đầu tiên đắc cử tổng thống. Khi màn hình hiện lên tin tức về chiến thắng quyết định của ông trước Marine Le Pen, các vị khách có mặt đã vui vẻ reo hò. Continue reading “Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do”

Pháp có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France could trigger the next euro crisis,” Financial Times, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thâm hụt ngân sách tăng vọt và cuộc đối đầu với Brussels và Berlin là công thức dẫn đến rắc rối.

Cuối tháng 4, Emmanuel Macron cảnh báo “Châu Âu của chúng ta cũng chỉ là một con người, nó có thể chết.” Không một ai biết rằng chỉ vài tuần sau, Tổng thống Pháp sẽ bắt đầu chứng minh quan điểm của mình bằng cách kêu gọi một cuộc bầu cử sớm, với nguy cơ đẩy toàn bộ EU vào một cuộc khủng hoảng ‘chết người’? Continue reading “Pháp có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Âu”

Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng

Nguồn: Gideon Rachman, “Russia’s nuclear threats are losing their power,” Financial Times, 03/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh phương Tây đang tăng cường hỗ trợ Ukraine theo cách không thể tưởng tượng được khi chiến tranh bắt đầu.

Nga một lần nữa lại đem vũ khí hạt nhân của mình ra để đe dọa người khác. Tuần trước, Vladimir Putin đã cảnh báo các nước NATO không được cho phép Ukraine sử dụng đạn dược của phương Tây để tấn công Nga. Nhà lãnh đạo Nga cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” và nói rằng các đồng minh của Ukraine nên nhớ đến “lãnh thổ nhỏ bé” và “dân số dày đặc” của nhiều nước châu Âu. Continue reading “Lời đe dọa tấn công hạt nhân của Nga đang mất đi sức nặng”

Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài

Nguồn: Gideon Rachman, “The relationship between Xi and Putin is built to last,” Financial Times, 20/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc đối đầu với kẻ thù chung – Mỹ – sẽ ngăn căng thẳng giữa Trung Quốc và Nga bùng phát.

Trên hết, danh tiếng “thiên tài ngoại giao” của Henry Kissinger đã được xây dựng dựa trên một thành tựu: việc Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau vào đầu những năm 1970.

Được đàm phán trong bí mật và sau đó được công bố khiến cả thế giới phải sửng sốt, việc Mỹ mở cửa quan hệ với Trung Quốc đã thay đổi hoàn toàn động lực của Chiến tranh Lạnh. Liên Xô đột nhiên trông bị cô lập hơn nhiều. Continue reading “Quan hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài”

Tập đang thăm dò các rạn nứt ở EU và NATO

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi is probing for cracks in the EU and Nato,” Financial Times, 06/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch ngoại giao quyến rũ của Trung Quốc ở châu Âu chứa đựng ẩn ý đe dọa và nhiều khả năng sẽ thất bại.

Ai là người đã lập kế hoạch chuyến đi của Tập Cận Bình? Nếu bạn tiến hành chuyến đi đầu tiên đến châu Âu sau gần 5 năm, thì một hành trình bao gồm Pháp, Serbia và Hungary nghe có vẻ hơi kỳ lạ.

Nhưng nếu xét từ góc nhìn của Bắc Kinh, ba điểm dừng được nhà lãnh đạo Trung Quốc lựa chọn hoàn toàn hợp lý. Vì các lý do chiến lược và kinh tế, Trung Quốc rất muốn phá vỡ sự đoàn kết của cả NATO và EU. Mỗi quốc gia trong số ba quốc gia mà Tập đến thăm đều được xem là tác nhân tiềm năng dẫn đến những rạn nứt ở phương Tây. Continue reading “Tập đang thăm dò các rạn nứt ở EU và NATO”

Nhật Bản có thể là nơi trú ẩn rủi ro Trung Quốc trong bao lâu?

Nguồn: Gideon Rachman, “How long can Japan remain a haven from China?,” Financial Times, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con người, tiền bạc, và thương mại đang hướng tới Nhật Bản nhưng cơ hội ngắn hạn có thể trở thành vấn đề dài hạn.

Trung Đông đang chìm trong biển lửa. Châu Âu đang có chiến tranh. Còn Mỹ thì đang hỗn loạn. May mắn thay, tôi đang ở Nhật Bản, nơi mà mùa hoa anh đào đang kết thúc một cách nhẹ nhàng.

Rõ ràng, có một số người xem Nhật Bản là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ khó khăn. Jack Ma, tỷ phú sáng lập Alibaba, đã chuyển đến Nhật sau khi không còn được ủng hộ ở quê nhà Trung Quốc. Ngay sau khi đến Tokyo, tôi cũng vô tình đi ngang qua Roman Abramovich – nhà tài phiệt Nga đang dính nhiều lệnh trừng phạt – trên một con phố nhỏ ở Omotesando, một khu mua sắm thời trang. (Chỉ là thoáng qua thôi, nhưng nét mặt bơ phờ, râu ria rậm rạp ấy rất khó nhầm lẫn.) Continue reading “Nhật Bản có thể là nơi trú ẩn rủi ro Trung Quốc trong bao lâu?”

Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine is the front line of a much larger conflict,” Financial Times, 21/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và các đồng minh coi Nga, Trung Quốc, Iran, và Triều Tiên là trục đối thủ

Sau nhiều tháng tranh cãi và do dự, Hạ viện Mỹ cuối cùng cũng chịu hành động. Cuộc bỏ phiếu ở Washington nhằm cung cấp khoản viện trợ quân sự mới trị giá 61 tỷ đô la cho Ukraine có thể là một bước ngoặt trong cuộc chiến với Nga. Chí ít, nó sẽ giúp Ukraine có thể tiếp tục chiến đấu. Continue reading “Ukraine là tiền tuyến của một cuộc xung đột lớn hơn nhiều”

Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc

Nguồn: Gideon Rachman, “Japan doubles down on the US alliance as China looms,” Financial Times, 08/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tokyo và Washington đều quyết tâm ngăn chặn Bắc Kinh thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Fumio Kishida vốn thiếu sức hút và không được yêu thích ở quê nhà, nhưng khi Thủ tướng Nhật tới thăm Washington trong tuần này, ông sẽ được chào đón như một người hùng.

Sự ủng hộ mà chính quyền Biden dành cho Kishida vượt xa những hỗ trợ thông thường đối với một đồng minh thân cận. Dưới thời Kishida, Nhật Bản đã thực hiện một số thay đổi quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại và an ninh kể từ Thế chiến II. Những thay đổi này được thúc đẩy bởi quyết tâm của người Nhật trong việc ngăn chặn một Trung Quốc chuyên chế thống trị Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Continue reading “Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc”

Putin đang đợi Washington rơi vào rối loạn hậu bầu cử

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin is waiting for Washington to go silent,” Financial Times, 01/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Nga nhìn thấy cơ hội tái lập phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu.

Khi Bức tường Berlin sụp đổ, Vladimir Putin đang ở Đông Đức, làm việc cho KGB.

Trong cuốn hồi ký First Person (Người thứ nhất), xuất bản năm 2000, Putin nhớ lại việc yêu cầu một đơn vị Hồng Quân đóng gần đó đến bảo vệ trụ sở KGB ở Dresden. Câu trả lời mà ông nhận được đã khiến ông bị sốc: “Chúng tôi không thể làm gì nếu không có lệnh từ Moscow. Và Moscow đang im lặng.” Putin sau đó nói: “Khi ấy, tôi có cảm giác rằng đất nước này không còn tồn tại nữa. Rằng nó đã biến mất.” Continue reading “Putin đang đợi Washington rơi vào rối loạn hậu bầu cử”

Ukraine, Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc

Nguồn: Gideon Rachman, “Ukraine, Gaza and the rise of identity geopolitics,” Financial Times, 25/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lương tâm toàn cầu chuyển động theo những cách thức bí ẩn.

Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột ở Gaza, một video TikTok của John Kirby đã được lan truyền rộng rãi. Ở phần đầu tiên, người phát ngôn Nhà Trắng tỏ ra điềm tĩnh khi mô tả thương vong của dân thường ở Gaza là một phần của thực tế chiến tranh “tàn bạo và xấu xí.” Còn trong phần thứ hai, ông lại nghẹn ngào khi mô tả nỗi kinh hoàng của mình trước cái chết của thường dân ở Ukraine.

Đối với những người chỉ trích chính quyền Biden, video đó đã tóm tắt thứ tiêu chuẩn kép của nước Mỹ. Nhưng toàn bộ cuộc tranh luận về cách đối xử với Ukraine và Gaza đã bỏ qua một quan điểm rộng hơn về lòng trắc ẩn có chọn lọc. Những bi kịch ở Ukraine, Gaza và Israel đều được chú ý nhiều hơn các cuộc chiến và thảm hoạ nhân đạo ở những nơi khác trên thế giới. Continue reading “Ukraine, Gaza, và sự trỗi dậy của địa chính trị bản sắc”