Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu

Nguồn: Gideon Rachman, “Erdoğan is an infuriating but indispensable ally”, Financial Times, 04/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang ‘tống tiền’ các thành viên khác của NATO, nhưng ông ta cũng có những điểm yếu của riêng mình.

Tại sao không loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO? Điều đó nghe như một ý tưởng tuyệt vời – nhất là khi chúng ta đã uống vài ly sau cuộc hội nghị thượng đỉnh.

Không nghi ngờ gì, Recep Tayyip Erdoğan là một đồng minh khó chịu. Sau khi từ bỏ việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vào tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức tạo ra vấn đề mới – bóng gió rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không phê chuẩn thỏa thuận, trừ khi Thụy Điển đồng ý dẫn độ 73 người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là khủng bố. Continue reading “Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu”

Thế lưỡng nan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Ukraine

Nguồn: “Türkei und Russland: Erdogans Ukraine-Dilemma”, WELT, 29/01/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Trong vấn đề Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ đứng về phía NATO. Thổ cảnh báo về nguy cơ một cuộc xâm lược của Nga, cung cấp vũ khí cho Kiev và kiểm soát lối vào duy nhất tới Biển Đen. Nhưng nếu xảy ra chiến tranh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rơi vào tình thế khó xử. Moscow có trong tay những đòn bẩy mạnh mẽ để đáp trả Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ muốn đứng ra làm trung gian hòa giải giữa hai nước. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuần trước đã nói :”Chúng tôi hy vọng sẽ đưa được hại vị này (Vladimir) Putin và (Volodymyr) Zelensky gặp nhau càng sớm càng tốt”. Cả Ukraine và Nga đều có phản ứng tích cực về khả năng hòa giải của Thổ Nhĩ Kỳ, theo các phương tiện truyền thông và trích dẫn lời giới chức ngoại giao. Continue reading “Thế lưỡng nan của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Ukraine”

Thế giới hôm nay: 13/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Pedro Sánchez, thủ tướng thuộc Đảng Xã hội của Tây Ban Nha, đã đạt được thỏa thuận với Podemos, một đảng cực tả, để thành lập chính phủ liên minh đầu tiên của nước này kể từ khi trở lại chế độ dân chủ. Ông Sánchez đã kêu gọi một cuộc bầu cử với hy vọng giành được đa số trong nghị viện, song thay vào đó lại mất ghế. Hai đảng Xã hội và Podemos vẫn còn thiếu 21 ghế đã có đa số, và do đó sẽ cần hỗ trợ từ các đảng vùng miền.

Một cuộc không kích của lực lượng vũ trang Israel đã giết chết một thủ lĩnh của Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine, một nhóm chiến binh ở Dải Gaza, và vợ của ông này. Israel tuyên bố Baha Abu al-Ata chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công khủng bố vào Israel và có ý định tiến hành nhiều cuộc khủng bố hơn nữa. Hàng chục tên lửa đã được bắn từ Gaza vào miền nam Israel để trả thù cho vụ ám sát. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/11/2019”

Thế giới hôm nay: 17/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Elizabeth Warren bắt đầu cảm thấy sức nóng từ các đối thủ Dân chủ trong cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp giữa các ứng viên. Bà Warren, cùng với Joe Biden, là người có khả năng cao nhất nhận được đề cử của đảng Dân chủ vào năm 2020, đã bị tấn công về kế hoạch áp dụng “Y tế cho Tất cả” của bà. Các đối thủ ít có khả năng hơn, như Amy Klobuchar, nói bà Warren không giải thích chính xác nguồn tiền sẽ đến từ đâu.

Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về vấn đề cạnh tranh, đã yêu cầu Broadcom, một nhà sản xuất chip, tạm dừng các thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất TV và modem trong khi nhà chức trách EU điều tra xem liệu công ty Mỹ có cản trở các đối thủ một cách không công bằng hay không. Các biện pháp tạm thời là nhằm mục đích ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh trong các cuộc điều tra kéo dài. Bà Vestager cũng cho biết bà sẵn sàng sử dụng các biện pháp như vậy thường xuyên hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/10/2019”

Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút

Nguồn: How the killing of Jamal Khashoggi affects Turkish-Saudi relations“, The Economist, 01/11/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Muhammad bin Salman, thái tử Ảrập Xêút, cho biết vào ngày 24/10 rằng không ai có thể chia rẽ vương quốc của ông và Thổ Nhĩ Kỳ, đã có các đồn đoán cho rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý bảo vệ ông khỏi bất kỳ cáo buộc nào liên quan đến vụ ám sát Jamal Khashoggi, một nhà báo Ảrập Xêút. Những gì xảy ra sau đó cho thấy điều ngược lại. Vài ngày sau phát biểu của vị thái tử, một số hãng tin báo cáo rằng các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cho giám đốc CIA, Gina Haspel, nghe bản thu âm những khoảnh khắc cuối cùng của Khashoggi. Ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu dẫn độ 18 người bị nghi ngờ tra tấn và giết hại Khashoggi bên trong lãnh sự quán của Ảrập Xêút vào ngày 02/10. Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 31/10, công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách vụ việc nói rằng Khashoggi đã bị giết ngay khi ông vào lãnh sự quán, và xác của ông đã bị cắt nhỏ và tiêu hủy. Ảrập Xêút muốn mọi việc chìm xuồng. Erdogan dường như muốn điều ngược lại. Điều này sẽ diễn ra ra sao và động cơ của các bên là gì? Continue reading “Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút”

Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?

Nguồn:Why Turkey and Greece cannot reconcile”, The Economist, 14/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai nước không còn đối đầu nhau như trước đây, nhưng việc lập lại quan hệ hữu nghị thì dường như bất khả.

Tuần vừa qua, ông Recep Tayyip Erdogan đã thực hiện chuyến thăm đầu tiên bởi một tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới Hy Lạp trong hơn sáu thập niên. Ông Erdogan đã đến thăm người đồng nhiệm phía Hy Lạp, tổng thống Prokopis Pavlopoulos; thủ tướng Alexis Tsipras; và các đại diện của cộng đồng Hồi giáo hùng mạnh gồm 130.000 người của quốc gia này tại Tây Thrace. Các thảo luận tập trung vào số lượng người di cư và tị nạn; một hiệp định đã tồn tại 94 năm xác định biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; và tiến trình hòa bình bị đình trệ ở đảo Síp, vốn bị chia rẽ giữa chính quyền thân Hy Lạp ở phía nam được công nhận bởi quốc tế và Cộng hòa Síp ly khai thân Thổ Nhĩ kỳ ở phía bắc, chỉ được công nhận bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyến thăm đã mang lại hy vọng cho việc cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng bị ngăn cách bởi biển Aegean, một đường biên giới đất liền dài 200 km, và một loạt những hiềm khích xưa cũ. Nhưng liệu đó có phải là một bước đột phá? Continue reading “Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp không thể hòa giải?”