25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên

Nguồn: Formal commission is established on the League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Paris, các đại biểu tham dự hội nghị hòa bình đã chính thức phê chuẩn việc thành lập Ủy ban về Hội Quốc Liên.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson nhất quyết đòi làm chủ tịch ủy ban này – đối với ông, việc thành lập Hội Quốc Liên rõ ràng là trung tâm của các cuộc đàm phán hòa bình. Ông được Thủ tướng Anh David Lloyd George ủng hộ. Dù Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau tỏ ra hoài nghi hơn, tin rằng hòa bình với Đức mới là mục tiêu quan trọng, nhưng ông đã đồng ý với những người đồng cấp từ Mỹ và Anh, để Pháp không bị xem là trở ngại cho việc hình thành Hội Quốc Liên. Ban đầu, uỷ ban đầu bao gồm hai đại diện từ mỗi quốc gia trong nhóm Ngũ Cường – Pháp, Đế quốc Anh, Ý, Nhật Bản, và Mỹ. Sau đó, khi các quốc gia nhỏ hơn như Bỉ phản đối, nhóm này đã được quyền đề cử thêm đại diện, đầu tiên là 5 và cuối cùng là 9. Continue reading “25/01/1919: Thành lập Uỷ ban về Hội Quốc Liên”

13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ

Nguồn: League of Nations recognizes perpetual Swiss neutrality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên – tổ chức quốc tế được thành lập tại hội nghị hòa bình Versailles sau Thế chiến I – đã chính thức công nhận tình trạng trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ vẫn là một liên minh lỏng lẻo của các cộng đồng nói tiếng Đức, Pháp và Ý mãi cho đến năm 1798, khi người Pháp, dưới thời Napoléon Bonaparte, chinh phục và thống nhất đất nước với tên gọi Cộng hòa Helvetic, sau đó áp đặt một hiến pháp được thực thi bởi quân Pháp đang chiếm đóng. Luôn vấp phải sự căm phẫn của người dân Thụy Sĩ, sự chiếm đóng của Pháp đã kết thúc vào năm 1803, khi Napoléon đồng ý với một hiến pháp mới được Thụy Sĩ phê chuẩn và ra lệnh rút quân về nước. Hội nghị Vienna năm 1815 – sự kiện xác lập các đường biên giới của Châu Âu cho đến khi Thế chiến I bùng nổ gần một thế kỷ sau – đã công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ. Continue reading “13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ”

02/10/1919: Tổng thống Wilson bị đột quỵ

Nguồn: U.S President Woodrow Wilson suffers massive stroke, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, tại Nhà Trắng ở Washington, D.C., Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã bị một cơn đột quỵ nặng khiến ông liệt nửa người bên trái, đồng thời buộc phải chấm dứt sự nghiệp tổng thống của mình.

Tại thời điểm bị đột quỵ, Wilson đang dồn toàn bộ sức lực trong giai đoạn cuối cùng nhằm giành được sự ủng hộ của công chúng đối với Hiệp ước Versailles và tầm nhìn hợp tác quốc tế của nó – qua Hội Quốc Liên – sau khi chứng kiến hậu quả tàn khốc của Thế chiến I. Continue reading “02/10/1919: Tổng thống Wilson bị đột quỵ”

03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson embarks on tour to promote League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, Tổng thống Woodrow Wilson bắt đầu chuyến công du khắp nước Mỹ nhằm thúc đẩy sự ủng hộ việc Mỹ trở thành thành viên Hội Quốc Liên, một tổ chức quốc tế mà ông hy vọng sẽ giúp giải quyết các xung đột quốc tế và ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu khác như cuộc chiến mà họ vừa trải qua – Thế chiến I. Chuyến đi đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Wilson.

Thế chiến I, nổ ra vào năm 1914, là minh chứng rõ ràng cho Wilson thấy mối quan hệ khó tránh khỏi giữa ổn định quốc tế và an ninh quốc gia của Mỹ. Tháng 01/1919, tại Hội nghị Hòa bình Paris – sự kiện chính thức kết thúc Thế chiến I, Wilson kêu gọi các nhà lãnh đạo từ Pháp, Anh và Ý cùng nhiều quốc gia khác soạn thảo Công ước Hội Quốc Liên. Wilson hy vọng một tổ chức như vậy sẽ giúp các nước hòa giải xung đột trước khi chiến tranh bùng phát. Continue reading “03/09/1919: Wilson bắt đầu chuyến đi quảng bá cho Hội Quốc Liên”

19/08/1919: Wilson vận động Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước Versailles

Nguồn: President Wilson appears before the Senate Foreign Relations Committee, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1919, trong một động thái khác với thông lệ, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã xuất hiện trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để tranh luận nhằm ủng hộ việc phê chuẩn Hiệp ước Versailles, hòa ước chấm dứt Thế chiến I.

Trước đó, vào ngày 08 tháng 07, Wilson đã trở về từ Paris, Pháp, nơi các điều khoản của hiệp ước đã được thảo luận trong sáu tháng đầy căng thẳng. Hai ngày sau, ông đến trước Thượng viện Hoa Kỳ để trình bày Hiệp ước Versailles, bao gồm cả hiệp ước về Hội Quốc Liên (League of Nations), tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế mà Wilson đã hình dung trong bài phát biểu nổi tiếng “Mười Bốn Điểm” (Four Fourteen Points) của ông năm 1918 và đã đấu tranh rất kiên quyết ủng hộ nó ở Paris. “Liệu các ngài có dám từ chối nó?”, ông hỏi các thượng nghị sĩ, “và làm tan nát trái tim của cả thế giới không?” Continue reading “19/08/1919: Wilson vận động Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước Versailles”

14/02/1919: Trình dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: Wilson presents draft covenant for League of Nations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, trong một phiên họp toàn thể của hội nghị hòa bình Versailles, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã trình bày dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên do một uỷ ban liên hiệp được thành lập hai tuần trước đó chuẩn bị.

Ủy ban được thành lập vào ngày 25/01 và có cuộc họp đầu tiên vào ngày 04/02, đã làm được điều bất khả thi khi đặt ra các nguyên lý cụ thể cho tầm nhìn đầy tham vọng nhưng rất đỗi mơ hồ của Wilson về một tổ chức quốc tế nhằm giải quyết xung đột trong tương lai giữa các quốc gia và giữ gìn hòa bình thế giới. Ngay từ đầu, ủy ban này đã bao gồm hai đại diện của mỗi quốc gia thuộc Nhóm Năm Siêu Cường (Big Five, gồm Anh, Pháp, Ý, Nhật và Mỹ); sau đó bổ sung thêm chín đại diện từ các nước khác có mặt tại hội nghị hòa bình. Continue reading “14/02/1919: Trình dự thảo Hiệp ước thành lập Hội Quốc Liên”

10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên

Nguồn: League of Nations instituted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên chính thức ra đời khi Hiệp ước Thành lập Hội Quốc Liên (Covenant of the League of Nations), được 42 quốc gia phê chuẩn vào năm 1919, có hiệu lực.

Năm 1914, một vụ ám sát chính trị ở Sarajevo đã khởi đầu chuỗi sự kiện dẫn đến sự bùng nổ của cuộc chiến tốn kém nhất từng xảy ra cho đến lúc đó. Khi ngày càng có nhiều thanh niên phải ra chiến trường, xuống chiến hào, nhiều nhân vật có ảnh hưởng ở Mỹ và Anh bắt đầu kêu gọi thành lập một cơ quan quốc tế nhằm duy trì hòa bình thế giới sau chiến tranh. Tổng thống Woodrow Wilson đã trở thành người ủng hộ công khai  ý tưởng này, và vào năm 1918, ông đã đưa ra một bản phác thảo về tổ chức quốc tế này trong Chương trình 14 điểm nhằm chấm dứt chiến tranh. Continue reading “10/01/1920: Thành lập Hội Quốc Liên”

03/02/1924: Woodrow Wilson qua đời

Nguồn: Woodrow Wilson dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ thứ 28, đã qua đời tại Washington, D.C., ở tuổi 67.

Năm 1912, Wilson, đại diện Đảng Dân chủ, Thống đốc bang New Jersey, đã được bầu làm Tổng thống sau chiến thắng áp đảo trước William Howard Taft, Tổng thống đương nhiệm kiêm ứng viên Đảng Cộng hòa, và ứng viên Đảng Cấp tiến Theodore Roosevelt. Tiêu điểm trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Wilson là việc Thế chiến I bùng nổ và những nỗ lực của ông nhằm tìm kiếm một kết thúc hòa bình cho cuộc xung đột, đồng thời duy trì sự trung lập của nước Mỹ. Năm 1916, ông tái đắc cử sau chiến thắng sít sao trước Charles Evans Hughes, ứng viên Đảng Cộng hòa. Continue reading “03/02/1924: Woodrow Wilson qua đời”

14/12/1939: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên

Soviet-finnish-nonaggression-pact-1932

Nguồn:USSR expelled from the League of Nations,” History.com (truy cập ngày 13/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1939, Hội Quốc Liên, tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tế được thành lập sau khi Thế chiến I chấm dứt, đã trục xuất Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết để đáp trả việc nước này xâm lược Phần Lan ngày 30 tháng 11 trước đó.

Mặc dù Hội Quốc Liên chủ yếu là đứa con tinh thần của Tổng thống Woodrow Wilson, Hoa Kỳ, dẫu sẽ có ghế trong Hội đồng Điều hành, đã không tham gia tổ chức này. Phái theo chủ nghĩa biệt lập ở Thượng viện – không hài lòng trước sự can thiệp của Mỹ trong Thế chiến I, cuộc chiến mà họ cho là nội chiến của châu Âu hơn là một cuộc thế chiến thật sự – đã ngăn cản sự tham gia của Mỹ. Continue reading “14/12/1939: Liên Xô bị trục xuất khỏi Hội Quốc Liên”