Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?

301115-discours-cop21

Nguồn: Joseph Nye, “Do we want powerful leaders?”, Project Syndicate, 03/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Xu hướng nghiêng về chủ nghĩa chuyên chế lớn hơn dường như đang lan rộng trên toàn thế giới. Vladimir Putin đã sử dụng thành công chủ nghĩa dân tộc để thắt chặt sự kiểm soát của ông đối với nước Nga và dường như rất được lòng dân chúng. Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, chi phối một số lượng ngày càng tăng các ủy ban ra quyết định tối quan trọng. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdorgan, vừa mới thay thủ tướng của ông bằng một người phù hợp hơn nhằm tập trung quyền hành pháp. Và một số nhà bình luận lo ngại rằng nếu Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11, ông ta có thể trở thành một “Mussolini của nước Mỹ”. Continue reading “Các lãnh đạo nên sở hữu bao nhiêu quyền lực?”

Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?

trp

Nguồn: Joseph S. Nye, “How Trump Would Weaken America”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, người gần như sẽ là ứng viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về giá trị của các liên minh của nước này. Quan điểm của ông ta thể hiện một thế giới quan rất “thế kỷ 19”.

Vào thời đó, Mỹ đi theo lời khuyên của George Washington – tránh xa “những liên minh rắc rối” (entangling alliances), và theo đuổi Học thuyết Monroe – chỉ tập trung vào lợi ích của Mỹ ở Tây Bán cầu. Nước Mỹ bấy giờ thiếu vắng một đội quân thường trực lớn (và lực lượng hải quân trong những năm 1870 vẫn còn nhỏ hơn hải quân của Chile). Vì vậy, họ chỉ có vai trò khá nhỏ trong cán cân quyền lực toàn cầu vào thế kỷ 19. Continue reading “Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?”

Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu

EU-Focus

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Danger of a Weak Europe”, Project Syndicate, 06/01/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 1973, sau một giai đoạn nước Mỹ quá bận tâm về Việt Nam và Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã tuyên bố năm đó là “năm của Châu Âu”. Gần đây, sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay tái cân bằng của Mỹ hướng về Châu Á, người Châu Âu đã lo ngại Mỹ sẽ sao nhãng châu lục này. Hiện nay, với cuộc khủng hoảng di dân vẫn còn tiếp diễn, Nga chiếm đóng miền Đông Ukraine và sáp nhập trái phép Crimea, cộng thêm nguy cơ nước Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu, năm 2016 có thể lại trở thành một “năm của Châu Âu” trong chính sách ngoại giao Mỹ.

Cho dù khẩu hiệu là gì, Châu Âu vẫn có những nguồn lực ấn tượng và là một lợi ích thiết yếu đối với Mỹ. Mặc dù nền kinh tế Mỹ lớn gấp bốn lần nền kinh tế Đức, nền kinh tế của 28 nước thành viên EU lại lớn bằng nền kinh tế Mỹ, còn dân số EU là 510 triệu người, khá đông hơn so với số dân 320 triệu của Mỹ. Continue reading “Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu”

#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)

8585345251_3c6d58b922_o-620x372

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Thông tin và quyền lực giữa các quốc gia

Cuộc cách mạng thông tin đang làm cho chính trị thế giới trở nên phức tạp hơn bởi nó tăng cường quyền lực cho các chủ thể phi quốc gia, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực, đồng thời hạn chế khả năng kiểm soát của các chính phủ trung ương. Nó cũng làm thay đổi tương quan quyền lực giữa các quốc gia trên thế giới. Mỹ là nước được lợi nhiều nhất, trong khi rất nhiều quốc gia nghèo hơn bị bỏ lại phía sau. Trong khi một số nước nghèo như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia đã phát triển đáng kể bằng việc gia nhập vào nền kinh tế thông tin, hơn một nửa số người sử dụng internet trên thế giới vào năm 2005 vẫn là người Châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Trong thời đại thông tin, thế giới vẫn bao gồm các nền kinh tế lấy nông nghiệp, công nghiệp hay dịch vụ làm chủ đạo. Những xã hội và chính quyền hậu công nghiệp vốn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời đại thông tin sẽ tiếp tục tồn tại song song và tương tác với những quốc gia ít bị tác động hơn bởi cuộc cách mạng thông tin này. Continue reading “#258 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P3)”

#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)

russia-dismisses-ruling-greenpeace

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Các chủ thể liên quốc gia

Như chúng ta đã thấy, một trong những đặc tính của thời đại thông tin toàn cầu chính là vai trò ngày càng gia tăng của những chủ thể liên quốc gia – những chủ thể không phải là quốc gia hoạt động xuyên biên giới quốc tế (Hình 8.1). Nền chính trị quốc tế truyền thống chỉ bàn về các quốc gia. Chúng ta thường sử dụng các dạng nói ngắn gọn như “Nước Đức muốn vùng Alsace” hay “Pháp e sợ Anh”. Đây là một cách nói đơn giản hóa hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn cổ điển của chính trị quốc tế. Vào thế kỷ 18, các quốc vương sẽ là người đại diện cho một quốc gia. Nếu Frederick Đại đế muốn điều gì đó cho nước Phổ, Frederick sẽ chính là nước Phổ. Vào thế kỷ 19, một tầng lớp tinh hoa lớn hơn kiểm soát các quyết định chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, ngay cả trước khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra, ngoại giao Châu Âu vẫn tương đối bó hẹp trong quan hệ giữa các chính phủ với nhau. Thêm vào đó, trong thời kỳ cổ điển của chính trị quốc tế, chương trình nghị sự bị giới hạn hơn ngày nay rất nhiều. Các vấn đề an ninh quân sự thường là đề tài chủ yếu của các chương trình nghị sự này và thường được quyết định chủ yếu bởi các bộ ngoại giao. Continue reading “#257 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P2)”

#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)

resources_information

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 8), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 233-260.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Quyền lực và cuộc cách mạng thông tin

Một cuộc cách mạng thông tin đang làm biến đổi chính trị quốc tế. Cách đây 4 thế kỷ, Francis Bacon, một nhà triết học-chính trị gia người Anh đã viết rằng tri thức là quyền lực. Vào đầu thế kỷ 21, một phần lớn hơn của dân số thế giới đều đã có thể tiếp cận được loại quyền lực này. Các chính phủ trên thế giới luôn lo lắng về dòng chảy của các nguồn thông tin và việc kiểm soát chúng. Tuy nhiên giai đoạn hiện tại chúng ta đang sống không phải là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử chịu tác động mạnh mẽ của các biến đổi về công nghệ thông tin. Vào thế kỷ 15, việc phát hiện ra kỹ thuật in của Gutenberg, vốn đã tạo điều kiện cho việc in Kinh Thánh và sự truyền bá của Kinh Thánh đến với phần lớn dân chúng Châu Âu lúc bấy giờ, được cho là đóng vai trò quan trọng đối với sự khởi đầu Cải cách Kháng Cách của Giáo hội Công giáo La Mã. Các truyền đơn và ủy ban trao đổi thông tin cũng đã tạo điều kiện giúp Cách mạng Mỹ thành công. Như những người theo chủ nghĩa kiến tạo đã chỉ ra, những thay đổi nhanh chóng trong dòng chảy thông tin có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng về bản sắc và lợi ích. Continue reading “#256 – Cách mạng thông tin, các chủ thể phi quốc gia và sự phân tán quyền lực (P1)”

Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông

mod6

Nguồn: Joseph S. Nye, “Avoiding Conflict in the South China Sea,” Project Syndicate, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chiếc máy bay trinh sát P8-A của Hải quân Hoa Kỳ bay tới gần đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa ở biển Đông mới đây, nó đã tám lần nhận được cảnh báo rời khỏi khu vực từ Hải quân Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là vững như bàn thạch.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đáp lại, “Không nên lầm lẫn về điều này: Mỹ sẽ bay, chạy tàu, và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm trên toàn thế giới.” Vậy có phải là một cuộc xung đột Mỹ – Trung trên biển Đông sắp xảy ra? Continue reading “Mỹ – Trung nên tránh xung đột ở Biển Đông”

Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?

hackers_11151627

Nguồn: Joseph S. Nye, “International Norms in Cyberspace,” Project Syndicate, 11/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng trước, Hà Lan đăng cai tổ chức Hội nghị toàn cầu về không gian mạng năm 2015, quy tụ gần 2.000 quan chức chính phủ, các viện nghiên cứu, các đại diện ngành công nghiệp, và các tổ chức khác. Tôi chủ trì một cuộc tọa đàm về hòa bình và an ninh mạng với nhóm cử tọa gồm một phó chủ tịch của Microsoft và hai bộ trưởng ngoại giao. Hội nghị “nhiều bên tham gia” này là bước mới nhất trong một loạt những nỗ lực để thiết lập quy ước xa lộ thông tin nhằm tránh xung đột trên không gian mạng.

Khả năng sử dụng Internet để tấn công gây hại đã được hình thành vững chắc. Nhiều nhà quan sát tin rằng chính phủ Mỹ và Israel đứng đằng sau một cuộc tấn công mạng trước đó để phá hủy máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân của Iran. Continue reading “Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?”

Thách thức từ sự suy thoái của Nga

economist-Putin-cover

Nguồn: Joseph S. Nye , “The Challenge of Russia’s Decline,” Project Syndicate, 14/04/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi châu Âu đang còn tranh cãi xem liệu có nên duy trì các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga hay không, chính sách xâm lược của Điện Kremlin đối với Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Nga đang ở trong cơn suy thoái dài hạn, nhưng nó vẫn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế đối với trật tự quốc tế ở châu Âu và xa hơn nữa. Quả thực, sự suy thoái của Nga có thể khiến nó thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Chắc chắn, những gì đang xảy ra ở Ukraine là sự xâm lược của Nga. Trò giả vờ của Tổng thống Vladimir Putin rằng quân đội Nga đã không tham gia vào cuộc chiến mới đây đã bị bại lộ khi một binh sĩ Nga ở Donetsk xác nhận với Đài BBC Nga ngữ rằng họ đang đóng vai trò quyết định trong những bước tiến của quân nổi loạn. Anh ta thuật lại rằng các sĩ quan Nga đã trực tiếp chỉ huy các hoạt động quân sự lớn ở miền Đông Ukraine, trong đó có cuộc bao vây và chiếm giữ trung tâm giao thông quan trọng của thành phố Debaltseve hồi tháng 2. Continue reading “Thách thức từ sự suy thoái của Nga”

Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

streeter-leckagetty-imagesafp.si

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự. Continue reading “Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?”

Tương lai của vũ lực và chiến tranh

tank_1640626i

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Future of Force”, Project Syndicate, 05/02/2015

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại hội nghị thường niên gần đây của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được tổ chức ở Davos, tôi đã tham gia cùng một nhóm các nhà lãnh đạo quốc phòng để thảo luận về tương lai của quân đội. Vấn đề mà chúng tôi đề cập có vai trò rất quan trọng: hiện nay quân đội nên chuẩn bị cho loại hình chiến tranh nào?

Các chính phủ sở hữu lượng hồ sơ lưu trữ hết sức nghèo nàn khi chúng ta tìm câu trả trả lời cho câu hỏi này. Chẳng hạn, sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ đã đánh mất những gì nó học được về biện pháp chống quân nổi dậy, để rồi phải tìm hiểu lại vấn đề này với cái giá rất đắt ở Iraq và Afghanistan. Continue reading “Tương lai của vũ lực và chiến tranh”

Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?

130526225309-russia-xi-putin-story-top

Nguồn: Joseph S. Nye, “A New Sino-Russian Alliance?” Project Syndicate, 13/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một số nhà phân tích tin rằng năm 2014 đã mở ra một kỷ nguyên mới của địa chính trị theo phong cách Chiến tranh Lạnh. Cuộc xâm lược Ukraina và sáp nhập Crimea của Tổng thống Nga Vladimir Putin bị đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nặng nề của châu Âu và Hoa Kỳ, làm suy yếu mối quan hệ của Nga với phương Tây và khiến Điện Kremlin mong muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Nga có thể xây dựng một liên minh thực sự với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay không?

Thoạt nhìn, điều đó có vẻ hợp lý. Quả thật, lý thuyết truyền thống về cân bằng quyền lực cho thấy ưu thế vượt trội của Mỹ về các nguồn lực sẽ bị cân bằng lại bởi sự hợp tác Trung – Nga. Continue reading “Có hay không một liên minh Trung – Nga mới?”

Putin và quyền lực mềm của Nga

russia-victory-parade

Nguồn: Joseph Nye, “Putin’s Rules of Attraction“, Project Syndicate, 12/12/2014.

Biên dịch: Phan Việt Hưng | Biên tập: Bùi Thu Thảo

Hành động gây hấn ngầm của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraina vẫn tiếp tục và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cũng vậy. Tuy nhiên nền kinh tế không phải là thứ duy nhất đang bị đe dọa; quyền lực mềm của Nga đang bị suy yếu, với những hậu quả có tiềm năng gây tổn hại tới đất nước.

Một đất nước có thể buộc các nước khác thúc đẩy lợi ích của mình bằng 3 cách chính: thông qua ép buộc, mua chuộc, hay thu hút. Putin đã cố gắng ép buộc và gặp phải các biện pháp trừng phạt ngày càng cứng rắn. Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đối thoại chính của châu Âu với Putin, đã bày tỏ sự thất vọng về chính sách của Nga đối với Ukraine bằng những lời lẽ ngày càng gay gắt. Continue reading “Putin và quyền lực mềm của Nga”

Sức mạnh kinh tế đáng ngờ của Trung Quốc

china_economy_power_plant_a_19643

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngân hàng Thế giới mới đây vừa công bố rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ trong năm nay, tính theo sức mua tương đương (PPP). Nhưng đây vẫn chưa phải là một môt tả mang tính toàn diện về vị thế kinh tế của Trung Quốc trên thế giới.

Dù PPP có thể hữu ích trong việc so sánh sự thịnh vượng của các quốc gia, quy mô dân số lại có ảnh hưởng đáng kể tới chỉ số này. Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ mười trên thế giới tính theo tỷ giá thị trường của đồng đô la Mỹ và đồng ru-pi Ấn Độ, là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới nếu tính theo PPP. Hơn nữa, các nguồn năng lượng, chẳng hạn như chi phí của dầu nhập khẩu hay của động cơ máy bay chiến đấu tiên tiến, được đánh giá tốt hơn theo tỷ giá hối đoái của các đồng tiền dùng để mua chúng. Continue reading “Sức mạnh kinh tế đáng ngờ của Trung Quốc”

#224 – Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau

global connections

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Globalization and Interdependence” (Chapter 7), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 204-232.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh năm 1989, một số nhà quan sát cho rằng vấn đề kinh tế sẽ đóng vai trò trọng tâm hơn trong nền chính trị thế giới. Các mạng lưới phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế mở rộng trên toàn cầu đã tăng nhanh khi chi phí liên lạc và giao thông vận tải giảm xuống, giúp thu hẹp khoảng cách không gian. Vai trò của thị trường cũng đã tăng lên nhờ các công nghệ mới về thông tin và giao thông vận tải cũng như sự thay đổi thái độ đối với vai trò của chính phủ và nhà nước. Gần như một nửa sản xuất công nghiệp hiện nay được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia. Quyết định của các công ty này về việc đặt nhà máy sản xuất ở đâu có tác động mạnh mẽ đối với nền kinh tế và chính trị nội bộ của các các nước. Continue reading “#224 – Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”

#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)

_68998118_68998117

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Luật quốc tế và tổ chức quốc tế

Chủ quyền và không can thiệp là những điều được ghi nhận bởi luật pháp và các tổ chức quốc tế. Người ta đôi khi gặp khó khăn trong việc hiểu được các luật và tổ chức quốc tế vì họ so sánh với bối cảnh trong nước. Tuy nhiên tổ chức quốc tế khác với chính phủ một nước, và luật quốc tế cũng không giống với luật pháp trong nước. Các tổ chức quốc tế không phải là một dạng sơ khai của chính phủ toàn cầu vì hai lý do. Thứ nhất, chủ quyền của các quốc gia thành viên được bảo đảm trong hiến chương của hầu hết các tổ chức quốc tế. Điều 2.7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rằng “Không có điều gì trong bản Hiến chương này sẽ cho phép Liên Hợp Quốc can thiệp vào những vấn đề thuộc thẩm quyền trong nước của một quốc gia.” Nói cách khác, tổ chức này không nhằm thay thế quốc gia-dân tộc. Continue reading “#219 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 2)”

#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)

rabbani20130719084256277

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “Intervention, Institutions, and Regional and Ethnic Conflict” (Chapter 6), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 157-203.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khả năng một cuộc chiến tranh lớn nổ ra không nhiều, nhưng xung đột khu vực và nội chiến vẫn tồn tại dai dẳng và tạo áp lực buộc các quốc gia khác và các thể chế quốc tế phải can thiệp. Trong số 111 cuộc xung đột diễn ra từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến đầu thế kỷ 21, 95 cuộc xung đột là hoàn toàn giữa các lực lượng trong nước (nội chiến) và 9 cuộc xung đột nội bộ khác có sự can thiệp từ bên ngoài. Hơn 80 chủ thể quốc gia đã tham gia, bên cạnh hai tổ chức khu vực và hơn 200 tổ chức phi chính phủ.[1] Continue reading “#218 – Sự can thiệp, các thể chế, xung đột khu vực và sắc tộc (Phần 1)”

Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ

CroppedImage608342-decline-and-fall-of-the-american-empire

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh

Khi những cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ càng gần kề, những câu hỏi về sự vững chắc của các thể chế chính trị và tương lai lãnh đạo toàn cầu của Mỹ càng trở nên nhiều hơn. Trong đó, một số câu hỏi đã lấy sự bế tắc giữa các đảng phái làm bằng chứng cho sự suy yếu của Mỹ. Nhưng tình hình có thật sự xấu như vậy hay không?

Theo nhà khoa học chính trị Sarah Binder, kể từ cuối thế kỷ 19, sự chia rẽ ý thức hệ giữa hai đảng chính trị chính của Mỹ chưa bao giờ lớn như bây giờ. Tuy nhiên, bất chấp sự bế tắc hiện tại, Quốc hội thứ 111 (nhiệm kỳ 3/1/2009 – 3/1/2011 – NBT) đã thông qua một gói kích thích tài khóa lớn, cải cách chăm sóc y tế, điều tiết tài chính, một hiệp ước kiểm soát vũ khí và sửa đổi chính sách của quân đội về tình dục đồng tính. Rõ ràng, hệ thống chính trị Mỹ không thể bị bác bỏ (ngay cả khi sự bế tắc giữa các đảng phái là mang tính chu kỳ). Continue reading “Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ”

Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái

moscow_1375008c

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Nguyễn Hoàng Minh

Nhóm Chiến lược Aspen, một nhóm phi đảng phái gồm những chuyên gia về chính sách đối ngoại mà cựu cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Brent Scowcroft và tôi đồng chủ trì, gần đây đã trăn trở với vấn đề làm thế nào để đối phó lại những hành động của Nga tại Ukraine. Và giờ đây NATO cũng đang phải vật lộn với cùng vấn đề như vậy.

Dù phương Tây phải chống lại thách thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin đối với quy tắc từ sau năm 1945 là không yêu sách đòi lãnh thổ bằng vũ lực, họ không thể hoàn toàn cô lập Nga, một nước có nhiều lợi ích chồng chéo với phương Tây về an ninh hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, Bắc Cực và các vấn đề khu vực như Iran và Afghanistan. Hơn thế nữa, yếu tố địa lý đơn giản mang lại cho Putin lợi thế trong bất kì sự leo thang nào của cuộc xung đột tại Ukraine. Continue reading “Chiến lược đối phó với một nước Nga đang suy thoái”

#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)

Gorbachev_and_Reagan_1988-11

Nguồn: Joseph S. Nye (2007). “The Cold War” (Chapter 5), in Joseph S. Nye, Understanding International Conflicts (New York: Longman), pp. 115-156.[1]

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Understanding International Conflicts

Phần còn lại của Chiến tranh Lạnh

Vào năm 1952, Dwight Eisenhower được bầu làm tổng thống với cam kết đưa ra trong chiến dịch tranh cử là kết thúc chiến tranh Triều Tiên và tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng hòa cho rằng chính sách ngăn chặn là một sự thỏa hiệp hèn nhát đối với chủ nghĩa cộng sản. Chính sách đúng đắn phải là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên trong vòng 6 tháng, thực tế đã cho thấy việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản là quá nguy hiểm vì có thể dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Sau khi Stalin mất năm 1953, các mối quan hệ vốn đóng băng trở nên ấm lên dần dần. Continue reading “#195 – Chiến tranh Lạnh trong lịch sử xung đột thế kỷ 20 (Phần 2)”